Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Tài liệu Bài thu hoạch Tin Học Đại Cương pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (275.57 KB, 20 trang )

/>working-webcam-ao-khi-chat-292066.html
/>url= />Internet là gì?
Internet là một hệ thống thông tin toàn cầu có thể được
truy nhập công cộng gồm các mạng máy tính được
liên kết với nhau. Hệ thống này truyền thông tin
theo kiểu nối chuyển gói dữ liệu (packet switching)
dựa trên một giao thức liên mạng đã được chuẩn
hóa (giao thức IP). Hệ thống này bao gồm hàng
ngàn mạng máy tính nhỏ hơn của các doanh nghiệp,
của các viện nghiên cứu và các trường đại học, của
người dùng cá nhân, và các chính phủ trên toàn cầu.
Mạng Internet mang lại rất nhiều tiện ích hữu dụng cho người sử dụng, một trong các tiện
ích phổ thông của Internet là hệ thống thư điện tử (email), trò chuyện trực tuyến (chat),
máy truy tìm dữ liệu (search engine), các dịch vụ thương mãi và chuyển ngân, và các dịch
vụ về y tế giáo dục như là chữa bệnh từ xa hoặc tổ chức các lớp học ảo. Chúng cung cấp
một khối lượng thông tin và dịch vụ khổng lồ trên Internet.
Nguồn thông tin khổng lồ kèm theo các dịch vụ tương ứng chính là hệ thống các trang
Web liên kết với nhau và các tài liệu khác trong WWW (World Wide Web). Trái với một số
cách sử dụng thường ngày, Internet và WWW không đồng nghĩa. Internet là một tập hợp
các mạng máy tính kết nối với nhau bằng dây đồng, cáp quang, v.v.; còn WWW, hay Web,
là một tập hợp các tài liệu liên kết với nhau bằng các siêu liên kết (hyperlink) và các địa chỉ
URL, và nó có thể được truy nhập bằng cách sử dụng Internet. Trong tiếng Anh, sự nhầm
lẫn của đa số dân chúng về hai từ này thường được châm biếm bằng những từ như "the
intarweb".
Các cách thức thông thường để truy cập Internet là quay số, băng rộng, không dây, vệ tinh
và qua điện thoại cầm tay.
[sửa] Trình duyệt Web phổ biến nhất
Các chương trình duyệt Web thông dụng ở thời điểm này – năm 2006 – là:
• Internet Explorer có sẵn trong Microsoft Windows, của Microsoft
• Mozilla và Mozilla Firefox của Tập đoàn Mozilla
• Netscape Navigator của Netscape


• Opera của Opera Software
• Safari trong Mac OS X, của Apple Computer
• Maxthon của MySoft Technology
• Avant Browser của Avant Force (Ý).
• Google Chrome của Google
Lịch sử Internet
Khi phát triển World Wide Web, Tim Berners-Lee xài bộ NeXTcube tại CERN và làm nó
thành máy chủ Web đầu tiên
Tiền thân của mạng Internet ngày nay là mạng ARPANET. Cơ quan quản lý dự án nghiên
cứu phát triển ARPA thuộc bộ quốc phòng Mỹ liên kết 4 địa điểm đầu tiên vào tháng 7
năm 1969 bao gồm: Viện nghiên cứu Stanford, Đại học California, Los Angeles, Đại học
Utah và Đại học California, Santa Barbara. Đó chính là mạng liên khu vực (Wide Area
Network - WAN) đầu tiên được xây dựng.
Thuật ngữ "Internet" xuất hiện lần đầu vào khoảng năm 1974. Lúc đó mạng vẫn được gọi
là ARPANET. Năm 1983, giao thức TCP/IP chính thức được coi như một chuẩn đối với
ngành quân sự Mỹ và tất cả các máy tính nối với ARPANET phải sử dụng chuẩn mới này.
Năm 1984, ARPANET được chia ra thành hai phần: phần thứ nhất vẫn được gọi là
ARPANET, dành cho việc nghiên cứu và phát triển; phần thứ hai được gọi là MILNET, là
mạng dùng cho các mục đích quân sự.
Giao thức TCP/IP ngày càng thể hiện rõ các điểm mạnh của nó, quan trọng nhất là khả
năng liên kết các mạng khác với nhau một cách dễ dàng. Chính điều này cùng với các
chính sách mở cửa đã cho phép các mạng dùng cho nghiên cứu và thương mại kết nối được
với ARPANET, thúc đẩy việc tạo ra một siêu mạng (SuperNetwork). Năm 1980,
ARPANET được đánh giá là mạng trụ cột của Internet.
Mốc lịch sử quan trọng của Internet được xác lập vào giữa thập niên 1980 khi tổ chức khoa
học quốc gia Mỹ NSF thành lập mạng liên kết các trung tâm máy tính lớn với nhau gọi là
NSFNET. Nhiều doanh nghiệp đã chuyển từ ARPANET sang NSFNET và do đó sau gần
20 năm hoạt động, ARPANET không còn hiệu quả đã ngừng hoạt động vào khoảng năm
1990.
Sự hình thành mạng xương sống của NSFNET và những mạng vùng khác đã tạo ra một

môi trường thuận lợi cho sự phát triển của Internet. Tới năm 1995, NSFNET thu lại thành
một mạng nghiên cứu còn Internet thì vẫn tiếp tục phát triển.
Với khả năng kết nối mở như vậy, Internet đã trở thành một mạng lớn nhất trên thế giới,
mạng của các mạng, xuất hiện trong mọi lĩnh vực thương mại, chính trị, quân sự, nghiên
cứu, giáo dục, văn hoá, xã hội... Cũng từ đó, các dịch vụ trên Internet không ngừng phát
triển tạo ra cho nhân loại một thời kỳ mới: kỷ nguyên thương mại điện tử trên Internet.
[sửa] Sự xuất hiện của WWW
Năm 1991, Tim Berners Lee ở Trung tâm nghiên cứu nguyên tử châu Âu (CERN) phát
minh ra World Wide Web (WWW) dựa theo một ý tưởng về siêu văn bản được Ted
Nelson đưa ra từ năm 1985. Có thể nói đây là một cuộc cách mạng trên Internet vì người ta
có thể truy cập, trao đổi thông tin một cách dễ dàng.
Năm 1994 là năm kỉ niệm lần thứ 25 ra đời ARPANET, NIST đề nghị thống nhất dùng
giao thức TCP/IP. WWW đã trở thành dịch vụ phổ biến thứ 2 sau dịch vụ FTP. Những
hình ảnh video đầu tiên được truyền đi trên mạng Internet.
[sửa] Các ISP
ISP (Internet Service Provider) là nhà cung cấp dịch vụ Internet. Các ISP phải thuê đường
và cổng của một IAP. Các ISP có quyền kinh doanh thông qua các hợp đồng cung cấp dịch
vụ Internet cho các tổ chức và các cá nhân.
Các loại ISP dùng riêng được quyền cung cấp đầy đủ các dịch vụ Internet. Điều khác nhau
duy nhất giữa ISP và ISP riêng là ko cung cấp dịch vụ Internet vời mục đích kinh doanh.
Người dùng chỉ cần thoả thuận với một ISP hay ISP riêng nào đó về các dịch vụ được sử
dụng và thủ tuc thanh toán được gọi là thuê bao Internet.
[sửa] ISP Việt Nam
Internet chính thức xuất hiện năm 1996, khi đó đặt dưới sự quản lý duy nhất của một IPX
là VNPT
Các ISP Việt Nam:
• VNPT
• Tổng Công ty Viễn thông Quân đội - Viettel
• Công ty FPT thuộc bộ khoa học và công nghệ
• NetNam thuộc Viện Công nghệ thông tin - Viện Khoa học và công nghệ Việt Nam

• Công ty Thông tin Viễn thông Điện lực
• Công ty Cổ phần Dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn - SPT
World Wide Web, gọi tắt là Web hoặc WWW, mạng lưới toàn cầu là một không gian
thông tin toàn cầu mà mọi người có thể truy nhập (đọc và viết) qua các máy tính nối với
mạng Internet. Thuật ngữ này thường được hiểu nhầm là từ đồng nghĩa với chính thuật ngữ
Internet. Nhưng Web thực ra chỉ là một trong các dịch vụ chạy trên Internet, chẳng hạn
như dịch vụ thư điện tử. Web được phát minh và đưa vào sử dụng vào khoảng năm 1990,
1991 bởi viện sĩ Viện Hàn lâm Anh Tim Berners-Lee và Robert Cailliau (Bỉ) tại CERN,
Geneva, Switzerland
Các tài liệu trên World Wide Web được lưu trữ trong một hệ thống siêu văn bản
(hypertext), đặt tại các máy tính trong mạng Internet. Người dùng phải sử dụng một
chương trình được gọi là trình duyệt web (web browser) để xem siêu văn bản. Chương
trình này sẽ nhận thông tin (documents) tại ô địa chỉ (address) do người sử dụng yêu cầu
(thông tin trong ô địa chỉ được gọi là tên miền (domain name)), rồi sau đó chương trình sẽ
tự động gửi thông tin đến máy chủ (web server) và hiển thị trên màn hình máy tính của
người xem. Người dùng có thể theo các liên kết siêu văn bản (hyperlink) trên mỗi trang
web để nối với các tài liệu khác hoặc gửi thông tin phản hồi theo máy chủ trong một quá
trình tương tác. Hoạt động truy tìm theo các siêu liên kết thường được gọi là duyệt Web.
Quá trình này cho phép người dùng có thể lướt các trang web để lấy thông tin. Tuy nhiên
độ chính xác và chứng thực của thông tin không được đảm bảo.
Internet là một hệ thống thông tin toàn cầu có thể được truy nhập công cộng gồm các
mạng máy tính được liên kết với nhau. Hệ thống này truyền thông tin theo kiểu nối chuyển
gói dữ liệu (packet switching) dựa trên một giao thức liên mạng đã được chuẩn hóa (giao
thức IP). Hệ thống này bao gồm hàng ngàn mạng máy tính nhỏ hơn của các doanh nghiệp,
của các viện nghiên cứu và các trường đại học, của người dùng cá nhân, và các chính phủ
trên toàn cầu. Chúng cung cấp một khối lượng thông tin và dịch vụ khổng lồ trên Internet.
Mạng Internet mang lại rất nhiều tiện ích hữu dụng cho người sử dụng, một trong các tiện
ích phổ thông của Internet là hệ thống thư điện tử (email), trò chuyện trực tuyến (chat),
máy truy tìm dữ liệu (search engine), các dịch vụ thương mại và chuyển ngân, và các dịch
vụ về y tế giáo dục như là chữa bệnh từ xa hoặc tổ chức các lớp học ảo.

Nguồn thông tin khổng lồ kèm theo các dịch vụ tương ứng chính là hệ thống các trang
Web liên kết với nhau và các tài liệu khác trong WWW (World Wide Web). Trái với một
số cách sử dụng thường ngày, Internet và WWW không đồng nghĩa. Internet là một tập
hợp các mạng máy tính kết nối với nhau bằng dây đồng, cáp quang, v.v..; còn WWW, hay
Web, là một tập hợp các tài liệu liên kết với nhau bằng các siêu liên kết (hyperlink) và các
địa chỉ URL, và nó có thể được truy nhập bằng cách sử dụng Internet.
GIỚI THIỆU INTERNET
Internet - cũng được biết với tên gọi Net - là mạng máy tính lớn nhất thế giới, hoặc chính
xác hơn là mạng của các mạng, tức bao gồm nhiều mạng máy tính được nối lại với nhau.
Một số mạng máy tính bao gồm một máy tính trung tâm (còn gọi là máy chủ hay máy phục
vụ) và nhiều máy khác (còn gọi là máy khách hàng hay trạm làm việc) nối vào nó. Các
mạng khác, kể cả Internet, có quy mô lớn hơn, bao gồm nhiều máy chủ và cho phép bất kỳ
một máy tính nào trong mạng có thể kết nối với bất kỳ máy nào khác để trao đổi thông tin
thoải mái với nhau. Một khi đã được kết nối vào Internet, máy tính của bạn sẽ là một trong
số hàng chục triệu thành viên của mạng khổng lồ này.
Mạng của các trường đại học và viện nghiên cứu là những thành viên lâu đời của Internet.
Sự bùng nổ Internet trong vòng hai năm trở lại đây cũng giống như khi TV xuất hiện vào
đầu những năm 50. Số người dùng gia nhập Internet tăng với tốc độ rất nhanh. Theo ước
tính, con số này sẽ là 16 triệu vào cuối năm nay.
Có thể làm được gì với Net?
Về thực chất, Internet là công nghệ thông tin liên lạc mới, nó tác động sâu sắc vào xã hội,
cuộc sống của chúng ta, là một phương tiện cần thiết như điện thoại hay TV, nhưng ở một
mức độ bao quát hơn nhiều. Chẳng hạn, điện thoại chỉ cho phép bạn trao đổi thông tin qua
âm thanh, giọng nói. Với TV thì thông tin bạn nhận được sẽ trực quan hơn. Còn Internet lại
hơi khác. Nó đưa bạn vào một thế giới có tầm nhìn rộng hơn và bạn có thể làm mọi thứ:
viết thư, đọc báo, xem bản tin, giải trí, tra cứu và thậm chí còn có thể thực hiện những phi
vụ làm ăn.
Ngày nay, khi nói về Internet, mọi người thường đề cập đến việc họ có thể làm gì và đã
gặp ai. Khả năng của Internet rất lớn, và chỉ có thể tóm lược một số điểm chính sau đây.
Thư điện tử (E-mail)

Đây là dịch vụ của Internet được sử dụng nhiều nhất. Bạn có thể trao đổi thư (e-mail) với
hàng triệu người khắp thế giới. Người ta sử dụng e-mail vào bất cứ việc gì mà họ có thể
làm với giấy hay điện thoại: bàn công việc, tán gẫu, hỏi thăm, tỏ tình... và cả những chuyện
phi pháp nữa. Danh sách thư điện tử (mailing list) cho phép bạn gia nhập vào những cuộc
bàn luận theo nhóm người có cùng mối quan tâm và gặp gỡ thông qua mạng. Dịch vụ thư
tín (Mail Servers) giúp bạn truy cập những thông tin cần thiết.
World Wide Web
Đây là khái niệm mà người dùng Internet quan tâm nhiều nhất hiện nay. Người ta viết tắt là
WWW hay gọi ngắn gọn là Web. Web là một công cụ, hay đúng hơn là dịch vụ của
Internet. Khác với các dịch vụ trước đây của Net, Web chứa thông tin bao gồm văn bản,
hình ảnh, âm thanh và thậm chí cả video được kết hợp với nhau. Web cho phép bạn có thể
chui vào mọi ngõ ngách trên Net, là những điểm chứa CSDL gọi là Web site. Nhờ có Web,
nên dù không phải là một chuyên gia, bạn vẫn có thể sử dụng Internet. Phần mềm sử dụng
để định hướng Web gọi là bộ duyệt (browser). Hiện nay, bộ duyệt thông dụng nhất là
Navigator của Netscape, tiếp đó là Internet Explorer của Microsoft (kèm theo HĐH
Windows 95).
Truy xuất dữ liệu
Nhiều máy tính (server) trên Internet chứa các tập tin mà bạn có thể truy xuất tự do. Đây là
những thư viện catalog, sách, tạp chí, hình ảnh số hoá và vô số phần mềm máy tính, từ trò
chơi đến HĐH. Nói chung, Internet là cả một kho thông tin khổng lồ mà chỉ cần ngồi một
chỗ, bạn có thể với tới.
Nhưng cần lưu ý một điều: thông tin trên Net bạn có thể lấy thoải mái không mất tiền,
nhưng chắc chắn khi nhận được phiếu thanh toán cước điện thoại sau đó, bạn sẽ rút ra
được một điều là ít khi người ta cho không cái gì! Không tin? bạn hãy tiếp tục đọc những
phần tiếp theo.
Nguồn gốc của Internet
Nếu không thích chuyện của quá khứ, bạn hãy bỏ qua mục này.
Tiền thân của Internet là ARPANET, mạng máy tính được xây dựng bởi Bộ Quốc Phòng
Mỹ (DOD) vào năm 1969 vừa để thử nghiệm độ tin cậy của mạng và vừa nhằm kết nối
những cơ sở nghiên cứu với mục đích quân sự, bao gồm một số lượng lớn các trường đại

học, viện nghiên cứu. ARPANET khởi đầu với quy mô nhỏ, nhưng đã nhanh chóng bành
trướng ra khắp nước Mỹ.
Một phần của độ tin cậy mạng thuộc về vấn đề định hướng động (dynamic routing). Nếu
một trong số nhiều liên kết của mạng bị gián đoạn do tấn công từ bên ngoài, lưu thông trên
đoạn đó phải được tự động chuyển sang liên kết khác. Thật may mắn, chưa có sự tấn công
nào xảy ra cả ....
Thành công của ARPANET được nhân lên gấp bội, tất cả các trường đại học đều đăng ký
gia nhập. Tuy nhiên, quy mô lớn của mạng đã gây khó khăn trong vấn đề quản lý. Từ đó,
ARPANET được chia làm hai phần: MILNET là hệ thống mạng dành cho quân sự và
ARPANET mới nhỏ hơn, không thuộc DOD. Tuy nhiên hai mạng vẫn liên kết với nhau
nhờ giải pháp kỹ thuật gọi là IP (Internet Protocol), cho phép thông tin truyền từ mạng này
sang mạng khác khi cần thiết. Tất cả các mạng được nối vào Internet đều sử dụng IP.
Tuy chỉ có hai mạng lúc bấy giờ nhưng IP được thiết kế cho hàng chục nghìn mạng. Một
điều khác thường trong thiết kế của IP là bất kỳ một máy nào trong IP đều có thể liên lạc
được với một máy khác bất kỳ. Điều này có vẻ như là hiển nhiên nhưng bạn nên biết rằng
vào thời điểm đó, trong phần lớn những mạng máy tính, máy đầu cuối (terminal) chỉ có thể
kết nối với máy trung tâm, mà không thể với máy đầu cuối khác.
World Wide Web xuất hiện bởi nhu cầu của các viện và trường đại học và mặc dù các cơ
sở khoa học này vẫn đóng vai trò chủ đạo nhưng Web đã biến thành nơi chứa thông tin
multimedia, giải trí và liên lạc. Tốc độ phát triển của Web nhanh hơn bất kỳ phương tiện
nào có từ trước tới nay.
Internet có thể chống lại sự tấn công
Trong cuộc chiến tranh Vùng Vịnh năm 1991, quân đội Mỹ đã không thành công trong
việc phá hủy hệ thống chỉ huy của quân đội Iraq. Sau đó, mới vỡ lẽ ra là Iraq đã sử dụng
các bộ định hướng (router) mạng có trên thị trường với công nghệ khôi phục và định
hướng chuẩn của Internet. Điều này cho thấy định hướng động thực sự có tác dụng.
• World Wide Web xuất hiện bởi nhu cầu của các viện và trường đại học và mặc dù các cơ
sở khoa học này vẫn đóng vai trò chủ đạo nhưng Web đã biến thành nơi chứa thông tin
multimedia, giải trí và liên lạc. Tốc độ phát triển của Web nhanh hơn bất cứ phương tiện
nào có từ trước tới nay.

• Với người dùng Internet, Web có sức hấp dẫn bởi vài lý do. Trước hết, nó cho phép hiển
thị thông tin bạn truy tìm theo chế độ đồ hoạ, hơn hẳn những dòng text buồn tẻ của Internet
"trước đây".
• Web cũng là chỗ của nơi buôn bán. Tiếp thị vẫn còn là từ không mấy dễ chịu trong một
số nơi trên Net, nhưng nó lại là động lực chủ đạo của Web. Người ta mua bán đủ thứ trên
Web, từ phần mềm cho đến cà phê, đồ chơi trẻ em.
• World Wide Web được coi như một xa lộ thông tin tốt nhất. Với những công nghệ tiên
tiến đang được triển khai, chúng ta sẽ có được âm thanh, hình ảnh chất lượng cao từ Web.
• Tuy nhiên, điều đáng nói nhất khi đề cập về Web là khả năng bao trùm rộng lớn của nó.
Chẳng hạn nếu điều kiện tài chính hạn hẹp không cho phép bạn thực hiện một ấn phẩm
mang tính toàn cầu, ví dụ như tạp chí Time, thì Web là giải pháp tốt nhất cho bạn. Trên
Web, thông tin của bạn có thể đến với tất cả mọi người.
• Web server là máy chủ trong đó có chứa thông tin dưới dạng trang Web. Các Web server
được nối với nhau trên Internet, mỗi server có địa chỉ riêng, bắt đầu bằng:
• http://...
Web server còn có tên gọi là Web site - vị trí Web.
• Nào, còn điều gì bạn muốn nói? bạn có thể cho cả thế giới biết.
INTERNET CÓ TỪ ĐÂU VÀ KHI NÀO...?
Những cột mốc quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển Internet
Thập niên 1950
1957
* Liên Xô phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên Sputnik. Hoa Kỳ đáp lại bằng cách thành lập Cơ
quan Dự án Nghiên cứu Cao cấp (Advanced Research Projects Agency - ARPA) thuộc Bộ
quốc phòng Mỹ (DOD) nhằm đưa khoa học và kỹ thuật vào quân đội.
Thập niên 1960
1962
* Paul Baran, RAND: "Mạng truyền thông phân tán" - Mạng chuyển mạch gói (Packet-
switching - PS); không còn một điểm dừng duy nhất nữa.
1965
* ARPA tài trợ nghiên cứu về mạng cộng tác gồm các máy tính chia sẻ theo thời gian. -

TX-2 của MIT Lincoln Lab và Q-32 của hãng System Development Corporation (Santa
Monica, California) được nối trực tiếp với nhau (không dùng chuyển mạch gói).
1967
* Hội nghị ACM về những Nguyên lý Hoạt động - Kế hoạch giới thiệu mạng chuyển mạch
gói. - Tài liệu đầu tiên về ARPANET do Lawrence G. Roberts xuất bản.
* Phòng thí nghiệm Vật lý Quốc gia (NPL) ở Midlesex, Anh phát triển mạng dữ liệu NPL
Data Network do D. W. Davies phụ trách.
1968
* Mạng PS được giới thiệu cho ARPA.
1969
* DOD ủy nhiệm ARPANET nghiên cứu lĩnh vực mạng.
- Nút đầu tiên tại UCLA [Network Measurements Center - SDS SIGMA 7:SEX] và không
lâu sau đó tại [legend = function - system:os]
Viện nghiên cứu Stanford Research Institute (SRI) [NIC-SDS940/Genie]
UCSB [Culler-Fried Interactive Mathematics - IBM 360/75:OS/MVT]
U của Utah [Graphics-DEC PDP-10:Tenex]
-Dùng bộ xử lý thông điệp thông tin (Information Message Processors - IMP)
[minicomputer Honeywell 516 với bộ nhớ 12K) do công ty Bolt Beranek và Newman
(BBN) phát triển.
* Request for Comment (RFC) đầu tiên: "Host Software" của Steve Crocker
Thập niên 1970
1970
* Mạng Store-and-Forward
• Dùng công nghệ thư điện tử và mở rộng nó vào hội nghị
• ALOHAnet do Norman Abrahamson, U of Hawaii (:sk2:) phát triển
• Kết nối với ARPANET vào năm 1972
* Các máy chủ ARPANET bắt đầu dùng giao thức Network Control Protocol (NCP)
1971
* 15 nút (23 máy chủ): UCLA, SRI, UCSB, U of Utah, BBN, MIT, RAND, SDC, Harvard,
Lincoln Lab, Stanford, UIU ©, CWRU, CMU, NASA/Ames

1972
* Hội nghị quốc tế về Truyền thông máy tính với sự trình diễn của mạng ARPANET giữa
40 máy và Terminal Interface Processor (TIP) do Bob Kahn tổ chức.
* InterNetworking Working Group (INWG) ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu thiết lập giao
thức bắt tay (agreed-upon). Chủ tịch: Vinton Cerf.
* Ray Tomlinson của BBN phát minh chương trình e-mail để gửi thông điệp trên mạng
phân tán (:amk:) Chi tiết kỹ thuật Telnet (RFC 318)
1973
* Kết nối quốc tế đầu tiên vào ARPANET: University College of London (Anh) và Royal
Radar Establishment (Na Uy).
* Luận văn tiến sĩ đại học Harvard của Bob Metcalfe phác họa ý tưởng cho Ethernet
(:amk:)
* Bob Kahn đưa ra vấn đề Internet, khởi đầu chương trình nghiên cứu liên mạng tại ARPA.
Vào tháng 3, Vinton Cerf phác thảo cấu trúc gateway trên mặt sau phong bì tại phòng chờ
của một khách sạn ở San Francisco (:vgc:).
* Cerf và Kahn trình bày những ý tưởng cơ bản của Internet tại INWG vào tháng 9 ở U of
Sussex, Brighton, Vương Quốc Anh (:vgc:).
* Chi tiết kỹ thuật File Transfer (RFC 454).
1974
* Vint Cerf và Bob Kahn xuất bản quyển A Protocol for Packet Network
Intercommunication, trình bày thiết kế chi tiết Transmission Control Program (TCP) [IEEE
Trans Comm] (:amk:).
*BBN mở dịch vụ truyền dữ liệu Telenet đầu tiên (phiên bản thương mại của ARPANET)
(:sk2:).
1975
* Điều hành hoạt động Internet được chuyển cho DCA (hiện nay là DISA)
* Phiên bản "Jargon File" đầu tiên của Raphael Finkel tại SAIL
1976
* Nữ hoàng Anh Elizabeth đệ nhất gửi thông điệp bằng e-mail (các mạng khác có e-mail từ
1971 đến 1978, nhưng e-mail 1976 là trịnh trọng nhất và được in ra).

* UUCP (Unix-to-Unix-CoPy) phát triển tại AT&T Bell Labs và được phát hành cùng với
UNIX một năm sau.
1977
* Larry Landweber cho ra đời mạng THEORYNET tại U - Wisconsin cung cấp dịch vụ thư
điện tử cho hơn 100 nhà nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học máy tính (dùng hệ thống thư
điện tử cục bộ và TELENET để truy xuất đến server)
* Chi tiết kỹ thuật về Mail (RFC 733)

×