Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Tài liệu Chăm sóc răng cho bé theo độ tuổi doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.39 KB, 3 trang )

Chăm sóc răng cho bé theo độ tuổi
18.09.2008 07:56
Đánh răng tưởng chừng như công việc hàng ngày hết
sức đơn giản. Nhưng bạn có biết, ở mỗi lứa tuổi cách
đánh răng khác nhau đặc biệt là ở các em nhỏ. Dưới
đây là lời khuyên chăm sóc răng miệng theo lứa tuổi
của các nha sỹ.
1. Từ 0 - 3 tuổi: cha mẹ là người chăm sóc răng miệng cho các bé
Vệ sinh răng miệng bắt đầu từ những tháng đầu tiên sau khi bé chào đời.
Những mảng bám răng xuất hiện ngay khi bé có những chiếc răng sữa đầu tiên.
Chính vì vậy, các bậc phụ huynh nên chăm sóc răng miệng cho con càng sớm
càng tốt. Các chuyên gia khuyên nên dùng một miếng gạc có tẩm nước muối sinh
lý cho mỗi lần vệ sinh răng miệng cho bé. Không nên dùng thuốc đánh răng cho
bé quá sớm vì bé sẽ nuốt vào trong bụng, như vậy không tốt chút nào.
Từ 1 tuổi rưỡi trở đi bé rất thích bắc trước những hành động của bố mẹ và những
người lớn xung quanh bé. Vậy nên, khi bạn đánh răng hãy cho bé đứng cạnh, chỉ
cho bé thấy cách bạn đánh răng và có thể cho bé làm thử. Tuy nhiên bạn cần mua
cho bé loại bàn chải đánh răng có lông bàn chải thật mềm, tay cầm ngắn và kích
thước phù hợp với miệng bé. Bạn có thể tư vấn bàn chải tại các cửa hàng và nên
chọn bàn chải đánh răng dành cho trẻ em.
Không nên sử dụng thuốc đánh răng cho bé khi bé chưa thực sự biết đánh răng.
Chất flor có trong thuốc đánh răng có thể giúp phòng bệnh sâu răng nhưng nếu
bé nuốt phải một lượng lớn flor khi còn bé, nó có thể là nguyên nhân gây ra bệnh
loãng xuơng khi bé đến tuổi trưởng thành. Ngoài ra nó còn gây ra hiện tượng
vang răngvà ảnh hưởng tới men răng. Vậy, chỉ nên cho bé dùng kem đánh răng
để đánh răng khi bé thực sự biết súc miệng và nhổ nước súc miệng ra ngoài. Ở
độ tuổi này, chỉ nên cho bé đánh răng 1 lần trước khi đi ngủ.
4 - 6 tuổi: Bé học đánh răng
Đây là giai đoạn bé bắt đầu đánh răng một mình và đánh răng sau mỗi bữa ăn.
Hãy dạy bé cách cầm bàn chải thật chắc và cách đánh răng vào tận từng ngóc
ngách. Bạn hãy hướng dẫn bé đánh răng đủ “4 phần” của răng bằng cách đánh


nhiều lần răng cửa về phía răng hàm. Tuy nhiên bạn cùng cần nhắc bé khống nên
đánh quá mạnh và đánh vào lợi vì như vậy bé có thể sẽ bị sưng lợi.
Ở độ tuổi này bạn cũng cần chú ý chọn mua bàn chải có kích cỡ phù hợp với tay
và miệng bé. Để giúp bé thích đánh răng, bạn nên chọn đánh răng có hình những
nhân vật hoạt hình bé yêu thích. Loại kem đánh răng dành cho bé thường có hàm
lượng fluo thấp (không vượt quá 45mg flor/100g thuốc đánh răng). Ngoài ra bạn
nên chọn kem đánh răng có mùi vị mà bé yêu thích (dâu, hoa quả ...). Hiện nay
các nhà sản xuất đưa rất nhiều mùi vị vào kem đánh răng để thu hút các bé.
6 - 8 tuổi: Bé bắt đầu đánh răng như người lớn
Bắt đầu từ 6 tuổi con bạn bắt đầu có những chiếc răng vĩnh viễn, do đó bạn cần
theo dõi chặt chẽ gấp 2 lần việc đánh răng của bé để bé không bị sâu răng. Đây là
giai đoạn các em học cách đánh răng “luân phiên”. Điều đó có nghĩa là phải đánh
răng vào tận cùng bên trong, làm đi làm lại động tác này nhiều lần sau đó đánh
răng cửa, đánh từ trên xuống dưới. Cuối cùng là các em đánh sạch mặt bên trong
của răng.
Bạn nên chọn bàn chải mềm, dễ cầm cho các em. Ở giai đoạn này có thể chọn
kem đánh răng có hàm lượng flor cao hơn giai đoạn trước của các em
(>150mg/100g thuốc đánh răng).
Từ 9 tuổi trở lên: Đánh răng như người lớn
9 tuổi, các em đã bước sang gia đoạn sắp trở thành người lớn. Ở giai đoạn này
các em đánh răng và có ý thức bảo vệ răng như người lớn. Bạn cần chọn loại bàn
chải giúp các em đánh răng mà không ảnh hưởng tới lợi hàm trên và hàm dưới.
Khi đánh răng, các em cần để bàn chải nghiêm 45
o
so với răng để không bị ảnh
hưởng tới lợi.
Lông bàn chải mềm luôn là ưu tiên hàng đầu trong chọn mua bàn chải. Và bạn
đừng quên nhắc các con đánh răng sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ.
Trong các giai đoạn chúng tôi liệt kê ở trên, nếu các bậc phụ huynh thấy con mình
có dấu hiệu bệnh lý về răng, cần cho cháu tới khám nha sỹ ngay. Dù răng sữa hay

răng vĩnh viễn đều cần được chăm sóc kịp thời.
(Theo
www.dantri.com.vn
)

×