Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Tài liệu Đặc điểm Hydrat khí và khả năng tồn tại Hydrat ở Việt Nam ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (398.02 KB, 11 trang )

Trường Đại học Mỏ-Địa Chất
Khoa Dầu Khí
Báo cáo kết quả nghiên cứu công trình
“Sinh viên nghiên cứu khoa học”
Năm 2010
Tên đề tài:“Đặc điểm Hydrat khí và khả năng tồn tại Hydrat
ở Việt Nam “
Giáo viên hướng dẫn:T.S Lê Văn Bình
Sinh viên thực hiện:Trần Văn Trọng
Nguyễn Hùng Quân
Lớp : Địa Chất Dầu Khí K51
Mở đầu
Biển không chỉ đem lại nguồn lợi hải sản, dầu khí. Từ ba thập kỷ qua, nhiều khám
phá đáng kinh ngạc về đáy đại dương thúc đẩy các quốc gia và giới khoa học toàn cầu
lao vào cuộc chinh phục nguồn năng lượng khổng lồ của tương lai đó là hydrat ,nguồn
thay thế nhiên liệu hoá thạch trong tương lai.
Khái niệm ,sự hiểu biết về điều kiện thành tạo cũng như nguồn gốc hydrat khí đã được
biết ở nước ta từ lâu ,song việc điều tra nghiên cứu tiềm năng hydrat vẫn chưa được
quan tâm đúng mức. Đặc biệt trên các vùng biển Việt Nam ,trong công tác tìm kiếm
,thăm dò dầu khí chưa đặt thành “vấn đề “về sự có mặt của tài nguyên hydrat khi.
Biển Việt Nam nằm trong khu vực Biển Đông ,nơi có tiềm năng về tài nguyên dầu khí
và có thể có tiềm năng đáng kể về tài nguyên hydrat khí .Theo các nguôn tin chính thức
thì Trung Quốc đã xúc tiến nghiên cứu , điều tra đánh giá về tiềm năng và bước đầu thu
thập được mẫu hydrat trong khu vực Biển Đông , đây là thách thức lớn đồi với nước
ta ,vì vậy việc nghiên cứu , điều tra cơ bản về tiềm năng hydrat khí ,thăm dò ,khai thác
thu hồi hydrat khí là nhiệm vụ vô cùng quan trọng ,nó tạo nguồn thay thế nhiên liệu hoá
thạch , đồng thời tạo cơ sở vững chắc đảm bảo an toàn năng lượng trong tương
lai,khẳng định chủ quyền quốc gia trên biển của nước ta trong khu vực Biển Đông.
I. Sơ lược về công tác thăm dò ,nghiên cứu hidrat khí ở trên thế giới
và Việt Nam
I.1.Công tác thăm dò ,nghiên cứu hidrat khí của các nước trên thế giới


 Mỹ
-Trữ lượng khí ước tính gấp 1800 lần trữ lượng khí thiên nhiên ở Mỹ .Bộ năng lượng
Mỹ đã phối hợp với tập đàn Dầu mỏ Chevron Texaco Corp đã tìm ra nhiều mỏ khí
metan hydrat ở vịnh Mêhicô.
-Chế tạo thiết bị nghiên cứu quy trình nhiệt động hình thành và phân hủy của hydrat khí
nhằm mục tiêu xây dựng kỹ thuật công nghệ khai thác có hiệu quả
-Năm 1982 bắt đầu các cuộc nghiên cứu cơ bản về hydrat ,đến năm 2000 ban hành
đạo luật đặc biệt đầu tư 47,5 triệu USD trong 5 năm,riêng năm 2001 đầu tư 42 triệu
USD cho nghiên cứu khai thác khí từ hydrat và đặt mục tiêu phát triển thương mại vào
năm 2015.
 Canada
-Thềm lục địa được các công ty Mỹ ,Nhật tham ra đầu tư nghiên cứu thăm dò hydrat
khí
-Nhiều chuyên gia dầu khí đánh giá miền đồng bằng sông Makkenzi(Tây Bắc Canada)
là đối tượng được đầu tư nhiều nhất vế hydrat khí:
+ Năm 1988 tập đoàn khoa học sản xuất Canada khoan giêngs khoan Malik ở đồng
bằng sông Makkenezi đã phát hiện đới phân bố Hydrat khí.
+ Năm 1988 Công ty Imperial phát hiện tích tụ hydrat khí.
+ Kết quả thăm dò của nhiều giếng khoan sâu cho phép xác định ranh giới dưới của
đới băng vĩnh cửu là 640 m .
-Phương án lớn nhất trên thế giới là chương trình hợp tác quốc tế thực hiện tại đòng
bằng sông Mackenzi- Bắc Canada thực hiện theo các giai đoạn:
+ Giai đoạn I:1998-2000 khoan thăm dò giếng nghiên cứu cấu trúc địa chất và đặc điểm
vỉa chứa hydrat thông qua đo địa vật lý giếng khoan .
+ Giai đoạn II:2001-2004 áp dụng các phương pháp tác động lên vỉa chứa hydrat khí và
tổng hợp phân tích kết quả thu được .
+ Giai đoạn III:2005-2007 Khai thác thử bán công nghiệp .
+ Giai đoạn IV: từ mùa đong 2007-2008 kết quả thử cho thấy lưu lượng có thể chấp
thuận cho khai thác.
 Nga

Do có tiềm năng lớn về dầu mỏ và đặc biệt là khí nên Nga không vội vã trong khai
thác khí từ hydrat.
-Theo đánh giá của Viện nghiên cứu khoa học về khí Liên bang Nga ít nhất có 30%
lãnh thổ Nga có điều kiện thuận lợi cho thành tạo hydrat khí.
-Tổng trữ lượng hydrat trên lục địa và thềm lục địa thuộc chủ quyền của Nga ước
đạt 10
15

m
3
.
- Năm 1968 phát hiện mỏ Méhoyakha(Tây Bắc Sibiri):
+ Mỏ có trữ lượng 30 tỷ khối ,đã khai thác được 14 tỷ khối khí(trong đó có 1/3 là từ
hydrat).
+ Là mỏ đầu tiên trên thế giới khai thác khí hidrat mang tính thương mại
+ Bắt đầu khai thác vào năm 1969, tháng 1 năm 1970 khai thác công nghiệp.
-Tháng 3-2000 Nga-Bỉ thu nổ địa chấn độ phân giải cao phát hiên mỏ hdrat siêu lớn
ở trầm tích đáy hồ Baikal-Nga ,đới chứa hydrat nằm dọc theo các đứt gãy sâu ,theo đó
khí di chuyển đến gần đáy hồ.
• Ngoài các nước đã giới thiệu ở trên còn có một một số nước khác cũng đang
thúc đẩy nhanh việc nghiên cứu , thăm dò và khai thác Hydrat khí như: Nhật
Bản, Trung Quốc ,Hàn Quốc,Đức,Ấn Độ ,NaUy.......

I.2.Công tác thăm dò ,nghiên cứu hidrat khí của Vi ệt Nam
Trong phạm vi các vùng biển Việt Nam ,cũng như Biển Đông có tiềm năng dầu khí
lớn .Hơn nữa Biển Đông là một vùng biển nước sâu rộng lớn ,có tiền đề thuận lợi cho
việc thành tạo và tích tụ hydrat khí.Theo đánh giá của Sở Địa chất Hoa Kì(USGS), tiềm
năng hydrat khí của Việt Nam nằm trong nhóm có tiềm năng trung bình của châu
Á,gồm có (theo thứ tự giảm dần):Philippin,Srilanca,Malaysia,Việt Nam,Nhật Bản,Trung
Quốc và Pakistan.Mặc dù khí hydrat đã được phát hiện và nghiên cứ vào năm 1929

của thế kỷ XX,nhưng việc điều tra chỉ được đẩy mạnh từ những năm 1970-1980 trở lại
đây.

Hình4.Điểm hydrat khí trên biển Đông
Dự báo trữ lượng khí hidrat trên toàn thế giới là khoảng 400GtC ở vùng Bắc
cực(MacDonald 1990 không có số liệu vùng Nam cực)và khoảng 10.000-11.000 GtC ở
các đại dương (MacDonald-1990 và Kvenvoldent-1998)
Ở Việt Nam ,thông tin về tài nguyên hydrat khí được nhiều nhà khoa học quan tâm từ
lâu , song chua được chú ý nghiên cứu ,điều tra cơ bản và về tiềm năng khí.Do đó ,việc
điều tra nghiên cứu hydrat để tìm kiếm nguồn tài nguyên –năng lượng mới cho tổ
quốc ,bắt kịp nhũng tiến bộ trong lĩnh vực này so với các nước trên thế giới và trong
khu vực đã trở thành nhiệm vụ cấp bách và quan trọng .Ngoài ra ,nghiên cứu khí hydrat
cũng sẽ giúp việc cảnh báo các sự cố môi trường như:trượt đất ,động đất và sóng thần
trong lãnh hải Việt Nam.
II. Đặc điểm hydrat khí

×