Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Tiểu luận ngôn ngữ học đối chiếu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.27 KB, 24 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Q trình tồn cầu hóa đã đem đến những lợi ích quan trọng đối với sự phát
triển kinh tế - xã hội cũng như sự giao lưu văn hóa giữa các quốc gia và vùng
lãnh thổ. Trong bối cảnh nhu cầu giao tiếp xã hội ngày càng lớn, tiếng Anh với
vai trò là ngôn ngữ quốc tế đã trở thành cầu nối để người dân của các nước có
thể biểu đạt được ý nghĩ, mong muốn của mình. Việt Nam cũng khơng nằm
ngồi xu hướng đó. Việc sử dụng tiếng Anh ở Việt Nam đã trở nên phổ biến và
được sử dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày. Chính vì vậy, việc so sánh, đối
chiếu giữa tiếng Việt và các ngôn ngữ khác khơng chỉ mang tính lý thuyết mà
kết quả của q trình nghiên cứu cịn được ứng dụng vào thực tiễn.
Trong hệ thống từ loại của ngôn ngữ, động từ là từ loại thực từ cực kỳ phức
tạp xét trên phương diện ngữ pháp cũng như ngữ nghĩa. Tính phức tạp ấy có
nguồn gốc từ bản chất ngữ nghĩa của từ loại này. Ở bậc khái quát nhất, ý nghĩa
của động từ là ý nghĩa vận động; động từ chỉ ra hành động, trạng thái như một
quá trình của các đối tượng, sự vật, hiện tượng nằm trong phạm trù thực thể có
thể diễn đạt bằng danh từ. Trong hoạt động hành chức, động từ có chức năng
chủ yếu làm vị ngữ trong câu. Đồng thời động từ có khả năng kết hợp rất đa
dạng, phong phú, có thể đảm nhận và chi phối nhiều thành phần cú pháp quan
trọng trong câu. Do đó, đối chiếu đặc điểm ngữ pháp và ngữ nghĩa của từ loại
động từ nói chung trong các ngơn ngữ thuộc loại hình khác nhau là hướng
nghiên cứu thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới và
ở Việt Nam.
Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu của mình, tác giả lựa chọn phân tích
động từ “đi” trong tiếng Việt và tiếng Anh làm đề tài tiểu luận của mình. Bên
cạnh ý nghĩa về mặt lý luận, đề tài cịn có ý nghĩa thực tiễn khi hỗ trợ công tác
giảng dạy tiếng Anh, tiếng Việt cũng như công tác biên dịch, biên soạn giáo
trình và biên soạn từ điển đối chiếu.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1



- Đối tượng nghiên cứu: động từ “đi” trong tiếng Việt và tiếng Anh. Mặc dù
vậy, theo từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê (2012) [5], động từ “đi” bao gồm 18
cách hiểu. Do đó, với giới hạn của bài tiểu luận, tác giả chỉ khảo sát từ “đi” với
nét nghĩa: “Người (hoặc động vật) tự di chuyển bằng những động tác liên tiếp
của chân, lúc nào cũng vừa có chân tựa trên mặt đất, vừa có chân giơ lên đặt tới
chỗ khác”. Với nét nghĩa này, ở tiếng Anh có 2 từ có nghĩa tương ứng là: go,
walk. Tác giả sẽ tìm hiểu từ trên hai phương diện cấu trúc và ngữ nghĩa.
- Phạm vi nghiên cứu: Tiểu luận sẽ tìm hiểu những vấn đề xoay quanh các
giới từ trong hai ngôn ngữ: tiếng Việt và tiếng Anh.
3. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu cơ chế hoạt động của từ “đi” trong tiếng Việt và tiếng Anh, đồng
thời so sánh và đối chiếu sự tương đồng và khác biệt về cấu trúc, ngữ nghĩa ở
từng ngôn ngữ throng việc sử dụng từ này.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp cơ bản và được sử dụng xuyên suốt tiểu luận này là phương
pháp so sánh đối chiếu nhằm tìm ra những điểm chung và những điểm khác biệt
giữa hai ngôn ngữ được đưa vào đối chiếu là tiếng Anh và tiếng Việt… Bên
cạnh đó, tác giả sẽ sử dụng phương pháp thống kê, phân loại trong xử lý nguồn
tư liệu. Ngoài ra, tác giả cũng sử dụng một số phương pháp khác như:
- Phương pháp phân tích miêu tả để nghiên cứu cấu tạo và ý nghĩ của các
thuật ngữ.
Khi phân tích và xử lý tư liệu, tác giả sẽ áp dụng phương pháp phân tích diễn
ngơn xuất phát từ sự hoạt động của các yếu tố ngôn ngữ làm mục tiêu để xem
xét. Ngồi ra, tác giả cịn sử dụng linh hoạt các thủ pháp quan sát, thống kê, hệ
thống hoá, so sánh tương phản để đánh giá và tạo điều kiện thuận lợi cho việc
miêu tả, so sánh, đối chiếu.

2



PHẦN 1: MỘT VÀI VẤN ĐỀ LÍ THUYẾT
1.1. Ngơn ngữ học đối chiếu
1.1.1. Khái niệm ngôn ngữ học đối chiếu
Ngôn ngữ học hiện đại bao gồm nhiều phân ngành với nhiều cách phân chia
khác nhau. Bùi Mạnh Hùng (2008) [3] trong Ngôn ngữ học đối chiếu, cho rằng
một trong những cách phân chia phổ biến nhất là chia ngành khoa học này thành
ba phân ngành lớn: ngôn ngữ học đại cương, ngôn ngữ học miêu tả và ngôn ngữ
học so sánh.
Căn cứ vào đối tượng, mục đích và cách thức so sánh, ngôn ngữ học so sánh
lại được chia thành ba phân ngành: ngôn ngữ học so sánh lịch sử, ngơn ngữ học
so sánh loại hình hay loại hình học và ngôn ngữ học đối chiếu.
Trong ba phân ngành, ngôn ngữ học đối chiếu là phân ngành ngơn ngữ học

nhiệm vụ nghiên cứu so sánh hai hoặc nhiều hơn hai ngôn ngữ bất kỳ để xác
định
những điểm giống nhau và khác nhau giữa các ngơn ngữ đó dựa trên quan điểm
đồng đại, khơng tính đến vấn đề các ngơn ngữ được so sánh liệu có quan hệ cội
nguồn hay thuộc cùng một loại cội nguồn hay khơng.
Việc so sánh nói chung thường được thực hiện khi các sự vật hay hiện tượng
được lấy làm đối tượng so sánh nằm trong cùng một phạm trù, nghĩa là thuộc
cùng
một loại. Chẳng hạn, ta có thể so sánh hai cái ghế với nhau vì chúng thuộc cùng
một loại sự vật. Vì vậy, chúng có những điểm chung để so sánh, ví dụ: kích
thước, màu sắc, chất liệu, hình dáng v.v. Loại so sánh này nhằm mục đích tìm ra
những điểm giống nhau và khác nhau giữa các sự vật hay hiện tượng. Kiểu so
sánh này mang tính khách quan nên được dùng làm phương pháp nghiên cứu
chủ đạo trong ngôn ngữ học đối chiếu nói riêng, cũng như trong ngơn ngữ học
so sánh nói chung.


3


Tuy nhiên, người ta cũng có thể so sánh các sự vật hay hiện tượng nhằm
mục
đích chứng minh hay làm nổi rõ một đặc điểm nào đó của sự vật hay hiện tượng.
Trong trường hợp này, các sự vật hay hiện tượng được đem ra so sánh có thể
thuộc
về những loại, những phạm trù khác nhau. Loại so sánh này chủ yếu chú ý đến
điểm
tương đồng giữa các đối tượng so sánh mà ít chú ý đến sự khác biệt giữa chúng.
Ví dụ: F. de Saussure đã so sánh cơ chế ngôn ngữ với bàn cờ.
Nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ bắt đầu từ thời kỳ Phục hưng và được
tìm thấy trong các sách ngữ pháp ở Tây Âu. Đến thế kỷ XIX, các nghiên cứu so
sánh đối chiếu đáng chú ý thuộc các nhà nghiên cứu như Ch.H. Grandgen
(1892), Wilhelm (1894). Có hai kiểu đối chiếu bao gồm đối chiếu định tính và
đối chiếu định lượng:
- Đối chiếu định tính: Là kiểu đối chiếu nhằm tìm ra những đặc điểm (những
điểm giống nhau và khác nhau) giữa các yếu tố ngôn ngữ tương đương của hai
ngôn ngữ.
- Đối chiếu định lượng: Là kiểu đối chiếu nhằm xác định những khác biệt về
số lượng các yếu tố ngôn ngữ xét theo một tiêu chí đối chiếu nào đó. Ví dụ: Đối
chiếu số lượng các từ chỉ màu sắc trong tiếng Việt và tiếng Anh. Kiểu đối chiếu
này giúp xác định những “lỗ hổng” trong cấu trúc của ngôn ngữ này so với ngôn
ngữ khác.
1.1.2. Các nguyên tắc nghiên cứu khi đối chiếu ngôn ngữ
Tùy thuộc vào từng quan điểm khác nhau, các nhà khoa học đưa ra những
nguyên tắc khác nhau khi đối chiếu các ngôn ngữ. Tuy nhiên, có thể tóm gọn
thành năm nguyên tắc cơ bản sau:
- Nguyên tắc thứ nhất: Bảo đảm các phương tiện trong hai ngôn ngữ đối

chiếu phải được miêu tả một cách đầy đủ, chính xác và sâu sắc trước khi tiến
hành đối chiếu để tìm ra những điểm giống nhau và khác nhau giữa chúng.
4


- Nguyên tắc thứ hai: Việc nghiên cứu đối chiếu không thể chỉ chú ý đến các
phương tiện ngôn ngữ một cách tách biệt mà phải đặt trong hệ thống.
- Nguyên tắc thứ ba: Phải xem xét các phương tiện đối chiếu khơng chỉ trong
hệ thống ngơn ngữ mà cịn trong hoạt động giao tiếp.
- Nguyên tắc thứ tư: Phải bảo đảm tính nhất quán trong việc vận dụng các
khái niệm và mơ hình lý thuyết để miêu tả các ngôn ngữ được đối chiếu.
- Nguyên tắc thứ năm: Phải tính đến mức độ gần gũi về loại hình giữa các
ngôn ngữ cần đối chiếu.
1.2. Động từ
1.2.1. Động từ tiếng Anh
* Khái niệm động từ tiếng Anh
Theo từ điển tiếng Anh (Oxford Advanced learner‘s Dictionary) [12]: Động
từ là một từ hoặc một nhóm từ diễn tả một hành động (eat), một sự kiện/ sự việc
(happen) hoặc một trạng thái (exist). Trong Ngữ pháp tiếng Anh Longman [8],
động từ cũng được định nghĩa “là một từ (run) hoặc một cụm từ (run out of) diễn
tả sự tồn tại của một trạng thái (love, seem) hay việc thực hiện một hành động
(take, play)”. Delahunty (1994) [9] đã đưa ra định nghĩa chi tiết hơn về động từ
“động từ là những từ chỉ hành động (kiss, run, walk), sự tiến triển (grow,
change), trải nghiệm (know), hay trạng thái. Chức năng ngữ nghĩa của động từ
là miêu tả một chuyển động, một hành động, sự việc hay trạng thái”. Như vậy,
có thể nói hầu hết các nhà nghiên cứu tiếng Anh đều cho rằng động từ là từ hoặc
nhóm từ chỉ hành động, sự việc hay trạng thái.
* Phân loại động từ tiếng Anh
Từ trước đến nay, động từ trong tiếng Anh đã được nhiều nhà ngôn ngữ
học phân chia theo nhiều cách khác nhau tùy theo quan điểm và mục đích

nghiên cứu. Kudrnácová [11] đã chia động từ từ vựng thành bốn nhóm: trạng
thái (state) như knowing the answer, hoạt động (activities) như running(chạy),
hoàn thành (accomplishment) như running a mile (chạy một dặm) và hành động
đạt được (achievement) như reaching the border (tới được biên giới).
5


Ngoài ra Frawley [10] phân loại động từ thành bốn loại chính là: hành
động (acts); trạng thái (states); gây khiến (causes) và chuyển động.
Bên cạnh đó, động từ trong tiếng Anh còn được phân loại dựa vào ý nghĩa
bao gồm: động từ thể chất (Physical verbs) mô tả hành động cụ thể của vật chủ,
đó có thể là chuyển động của cơ thể hay sử dụng một vật nào đó gây ra hành
động hoàn chỉnh; động từ trạng thái bao gồm những động từ được bổ sung bởi
các tính từ dùng để chỉ sự tồn tại của một tình huống nào đó và động từ chỉ hoạt
động nhận thức (Mental verbs) bao gồm những từ diễn tả hành động (liên quan
đến nhận thức) như khám phá, hiểu biết hoặc suy nghĩ về một vấn đề nào đó.
Một số nhà nghiên cứu lại có những cách phân loại khác, chẳng hạn như
Randolph Quirk (1976) [13] đã dựa vào tân ngữ (objects) và bổ ngữ của động từ
để chia động từ tiếng Anh thành hai loại: động từ nội hướng (intensive verbs) và
động từ ngoại hướng (extensive verbs).Trong đó, động từ nội hướng được dùng
để mô tả chủ ngữ, nghĩa là chỉ nhấn mạnh và bản thân chúng không mang nhiều
ý nghĩa mà chỉ thể hiện sự kết nối giữa chủ ngữ và bổ ngữ cho chủ ngữ; còn
động từ ngoại hướng được dùng để diễn tả điều chủ ngữ đang làm và khơng có
bổ ngữ cho chủ ngữ.
1.2.2. Động từ tiếng Việt
* Khái niệm động từ tiếng Việt
Trong giới Việt ngữ học, động từ cũng được nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ
đưa ra định nghĩa khác nhau. Theo Từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê (2012)
[5], động từ được định nghĩa là “từ chuyên biểu thị hành động, trạng thái hay
quá trình, thường dùng làm vị ngữ trong câu”.

Nguyễn Kim Thản [7] cho rằng: "Động từ là loại từ biểu thị q trình (sự
hoạt động, động tác, hành vi, biến hóa và trạng thái), trước hết có những đặc
trưng ngữ pháp trái ngược với danh từ, nghĩa là:
- Nó có thể tự do, trực tiếp làm vị ngữ của câu, không cần phải có hệ từ là
làm mơi giới;

6


- Nó khơng thể kết hợp với những từ kiểm nghiệm của danh từ, nghĩa là
không thể đứng sau số từ, lượng từ, các phó danh từ và trước các đại từ chỉ
định".
Đái Xuân Ninh (1978) [4], trong “Hoạt động của từ tiếng Việt”, chỉ ra rằng
về mặt ý nghĩa, động từ biểu thị hoạt động và trạng thái…”. Đinh Văn Đức
(2010) [2], trong Ngữ pháp tiếng Việt cũng đã khẳng định động từ chỉ các hành
động (chạy, đọc), trạng thái (ngủ, thức), các liên hệ dưới dạng tiến trình (yêu,
hiểu) có mối quan hệ với chủ thể và diễn ra trong thời gian và cho rằng ý nghĩa
của động từ trên bậc khái quát nhất là ý nghĩa vận động - động từ chỉ các dạng
vận động khác nhau của tất cả những gì nằm trong phạm trù thực thể (thực thể
về mặt từ loại là khái niệm có thể diễn đạt bằng danh từ). Diệp Quang Ban
(2013) [2, 103], trong Ngữ pháp tiếng Việt, (Tập 1) cho rằng: “Động từ là những
từ biểu thị ý nghĩa khái quát về quá trình. Ý nghĩa quá trình thể hiện trực tiếp
đặc trưng vận động của thực thể. Đó là ý nghĩa hành động. Ý nghĩa trạng thái
được khái quát hóa trong mối liên hệ với vận động của thực thể trong thời gian
và khơng gian”.
Như vậy, có thể thấy hầu hết các nhà nghiên cứu tiếng Việt đều cho rằng
động từ là từ biểu thị hành động, trạng thái và quá trình hay sự tiến triển.
* Phân loại động từ
Với chuyên luận “Động từ trong tiếng Việt” [6], Nguyễn Kim Thản là người
đầu tiên và cũng là người duy nhất cho đến nay có cơng trình nghiên cứu chun

sâu về động từ trong tiếng Việt. Ông áp dụng cách phân loại hai chiều để phân
loại các động từ trong tiếng Việt:
(i) Phân loại theo sự phân phối của các hư từ phục vụ động từ
(ii) Phân loại theo tính chất chi phối của động từ
Theo đó, ơng đã chia động từ tiếng Việt thành 6 nhóm. Tuy nhiên, nhóm
động

7


từ chuyển động không được ông đề cập đến thành nhóm riêng. Đái Xuân Ninh
(1978) [4], trong Hoạt động của từ tiếng Việt, cũng chia động từ thành hai loại là
động từ được xác định và động từ không được xác định.
Diệp Quang Ban (2013) [2,104,109,110] trong Ngữ pháp tiếng Việt, (Tập 1)
đã chia động từ thành hai lớp con: lớp động từ không độc lập và lớp động từ độc
lập.
+ Động từ không độc lập là những động từ về mặt ý nghĩa, chưa biểu thị trọn
vẹn, chưa đầy đủ và khi làm thành phần câu thì thường địi hỏi kết hợp với thực
từ hay tổ hợp thực từ.
+ Động từ độc lập là những động từ biểu thị ý nghĩa q trình (hành động
hoặc trạng thái), có thể nhận thức được tương đối rõ ngay cả khi không có từ
khác đi kèm và có đầy đủ khả năng kết hợp và chức năng cú pháp của động từ .
Đinh Văn Đức [2] rằng “việc phân loại động từ trong các ngơn ngữ nói
chung và trong tiếng Việt nói riêng là một việc phức tạp”. Tuy nhiên ông cũng
phân chúng thành một vài loại cơ bản bao gồm : động từ nội động (không cần bổ
ngữ) và động từ ngoại động (địi hỏi bắt buộc phải có bổ ngữ); động từ tình thái
- ngữ pháp (Động từ trống nghĩa như cần, muốn, phải, có thể …); động từ tổng
hợp (là những động từ có cấu trúc song tiết, trong đó các tiếng một được đặt
đẳng lập như: cày cấy, ca hát, trị truyện hoặc chính phụ như: viết lách, nói năng,
làm lụng,…); và các động từ chuyển động. Ơng cho rằng: “Trong tiếng Việt, các

động từ với ý nghĩa chuyển động hình thành một danh sách dài và đa dạng”. Và
ông cũng phân chia động từ chuyển động thành động từ chỉ các dạng khác nhau
của chuyển động và động từ chuyển động bao hàm cả hướng chuyển động. Theo
cách phân loại của ơng, nhóm động từ chuyển động đa hướng, đối tượng của
luận án nằm trong nhóm động từ chuyển động này.
PHẦN 2: ĐỐI CHIỀU TỪ “ĐI” TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH
2.1. Động từ “đi” trong tiếng Việt
2.1.1. Trên bình diện cấu trúc

8


Khác với tiếng Anh, tiếng Việt không phải là ngôn ngữ biến hình nên động
từ
nói chung và động từ “đi” nói riêng chỉ có một hình thức duy nhất. Trong hoạt
động, động từ “đi” có khả năng kết hợp đa dạng và phong phú. Các khả năng
này có thể được khái quát hóa trong cấu trúc ngữ pháp của một tổ hợp tự do theo
quan hệ chính phụ do động từ làm trung tâm và xung quanh nó quây quần các
thành tố phụ thuộc nhiều kiếu loại khác nhau. Cấu trúc ngữ pháp đó thường
được gọi là cụm động từ (theo Nguyễn Tài Cẩn, Đinh Văn Đức,...).
thành tố phụ
trung tâm
thành tố phụ
(Em bé) cứ
đi xung quanh
mẹ
(Cả tốp) lục tục
đi (theo)
thầy
Quan hệ giữa trung tâm và thành tố phụ là quan hệ chính phụ, phần trung

tâm
khơng thể lược bỏ. Các thành tố phụ ở phần đầu cụm động từ mang tính chất hư
nhiều hơn thực, có chức năng thiên về từ pháp. Các thành tố phụ ở phần cuối
của cụm động từ chủ yếu là các thực từ, đa dạng và phức tạp về kiểu loại, mang
tính chất cú pháp rõ rệt. Trong cấu trúc cụm động từ có các động từ chuyển động
đa hướng làm trung tâm, thành tố phụ có loại di động từ phía trước ra phía sau
trung tâm và ngược lại. Ví dụ:
- (con chó) lúc nào cũng kè kè đi theo Lãm - đi theo kè kè.
- (Loan) lặng lẽ đi ra - đi ra lặng lẽ.
Thành tố phụ trước trong cụm động từ có động từ “đi” làm trung tâm là các
thành tố phụ chỉ tình thái vừa thể hiện ý nghĩa ngữ pháp, vùa mang ý nghĩa tình
thái. Căn cứ vào ý nghĩa ngữ pháp của các từ phụ trong quan hệ với động từ ở
trung tâm có thể chia chúng thành nhiều nhóm. Cụ thể là các nhóm sau đây:
a. Những từ chỉ sự tồn tại của chuyển động và quan hệ của chuyển động với
thời gian: đã, đang, sẽ, còn, từng, sắp. Ví dụ:
- Long cịn đi lang thang.
- Cơ bé đã chạy đến sà vào lòng.
b. Các từ biểu thị sự phủ định: khơng, chẳng, chưa. Ví dụ:

9


- Nếu lúc ấy bà vợ ở trong nhà không chạy kịp ra đỡ thì có lẽ cái vết thương

ngực năm xưa đã đốn ông gục xuống nền nhà.
- Không! Em không đi.
c. Các từ chỉ đặc điểm của chuyển động trong quan hệ với chủ thể: cũng,
vẫn, lại, cứ,...Ví dụ:
- Long cứ đi.
- Long đi qua nhà Mịch mà cứ đi mãi.

d. Các từ với ý nghĩa ngăn cấm, khuyên bảo: đừng, chớ, hãy, phải, cần, nên.
Ví dụ:
- Trời đang mưa to, em đừng đi.
- Đừng đi nữa mình ơi.
e. Nhóm các từ với ý nghĩa mức độ của chuyển động: rất, hơi, khí, quá. Ví
dụ:
- Sao mẹ bỏ con đi lâu quá thế?
- Long đi hơi nhanh, Mịch không theo kịp.
f. Các từ chỉ cách thức của chuyển động: phăng phăng, chầm chậm, lục
tục,...Ví dụ:
- Cả tốp lục tục đi theo.
- Xe đương phăng phăng chạy thì đến gần một chỗ ngoặt (...).
- Lão nhảy xổ đến toan giật súng một lần nữa.
Khả năng kết hợp của các động từ “đi” trong tiếng Việt rất
đa dạng và phong phú. Trước hết, vì khơng chứa đựng nét nghĩa hướng vận
động/
chuyển động trong ý nghĩa của mình nên trong hoạt động ngôn ngữ các động từ
chuyển động đa hướng đều có khả năng kết hợp với tất cả từ chỉ hướng vận
động
như: ra, vào, lên, xuống, sang , qua, lại, tới, đến, về.
Trong hoạt động ngôn ngữ, động từ “đi” có thể kết hợp với nhiều đơn vị từ
vựng khác nhau tạo nên nhiều cụm động từ có giá trị định danh khác nhau.
Ví dụ: đi bách bộ, đi bước nữa, đi cầu, đi đại tiện, đi đem, đi cổng sau, đi đất, đi
đêm lắm có ngày gặp ma, đi đêm về hôm, đi đạo, đi đằng đầu, đi đôi, đi đồng, đi
đời nhà ma, đi đứng, đi đứt, đi đông đi tây, đi rẫy, đi guốc trong bụng, đi hai lần
đò, đi tây, đi tiểu, đi cầu, đi tong, đi tơ, đi tu, đi tua, đi hai hàng, đi hội…
10


2.1.3. Trên bình diện ngữ nghĩa

“Đi” là động từ thuộc nhóm thuộc hoạt động của con người, được sử dụng
rộng rãi trong giao tiếp hàng ngày cũng như trong văn học nghệ thuật. Trong
cuốn Từ điển tiếng Việt của tác giả Hồng Phê [5], từ “đi” có tất cả 11 nghĩa:
(1).

(Người, động vật) tự di chuyển bằng những động tác liên tiếp của chân,

lúc nào cũng vừa có chân tựa trên mặt đất, vừa có chân giơ lên đặt tới chỗ khác.
VD: đi bộ; chân đi chữ bát…
(2).
(Người) tự di chuyển đến nơi khác, khơng kể bằng cách gì. VD: đi chợ; đi
đến nơi về đến chốn…
(3).
Rời bỏ cuộc đời; chết. VD: cụ ốm nặng, đã đi hôm qua rồi…
(4).
Di chuyển đến chỗ khác, nơi khác để làm một công việc, một nhiệm vụ
nào đó. VD: đi ngủ; đi học; đi làm…
(5).
(Phương tiện vận tải) di chuyển trên một bề mặt. VD: xe đi chậm; cano đi
nhanh hơn thuyền…
(6).
(Dùng phụ sau một động từ khác) từ biểu thị hướng của hoạt động, nhằm
làm khơng cịn ở vị trí cũ nữa. VD: chạy đi một mạch; quay mặt nhìn đi chỗ
khác…
(7).
(Dùng phụ sau một động từ khác) từ biểu thị hoạt động, q trình dẫn đến
kết quả làm khơng cịn nữa, khơng tồn tại nữa. VD: xóa đi một chữ; cắt đi vài
đoạn; việc đó rồi sẽ qua đi…
(8).
(Dùng phụ sau tính từ) từ biểu thị kết quả của một quá trình giảm sút, suy

giảm. VD: tình hình xấu đi; tiếng nhạc nhỏ dần đi…
(9).
(Kết hợp hạn chế) bay, phai, biến mất một cách dần dần. VD: nồi cơm đã
đi hơi; trà đã đi hương, uống nhạt lắm…
(10).
Chuyển vị trí quân cờ để tạo ra thế cờ mới (trong chơi cờ). Vd: đi con
tốt…
(11).
(Kết hợp hạn chế) biểu diễn các động tác võ thuật. VD: đi bài quyền; đi
vài đường kiếm…
(12).
Làm, hoạt động theo một hướng nào đó. VD: đi ngược lại nguyện vọng
chung…
(13).
(Dùng trong tổ hợp đi đến) tiến đến một kết quả nào đó (nói về q trình
suy nghĩ, xem xét hoặc hoạt động). VD: hội nghị thảo luận, đi đến nhất trí; qua
các sự việc, đi đến kết luận…
11


(14).

(Dùng trong tổ hợp đi vào) chuyển giai đoạn, bước vào. VD: đi vào con

đường tội lỗi; công việc đi vào nền nếp…
(15).
Đem đến tặng nhân dịp lễ, tết, hiếu, hỉ. VD: đi một câu đối nhân dịp mừng
thọ…
(16).
Mang vào chân hoặc tay để che giữ. VD: đi găng tay; đi bít tất…

(17).
(Dùng trước với) phù hợp với nhau. VD: ghế thấp q, khơng đi với
bàn…
(18).
(Lối nói kiêng tránh) đi ngoài. VD: đau bụng, đi lỏng…
Về ý nghĩa khái quát, động từ “đi” mang ý nghĩa hoạt động di chuyển, dời
chỗ, nhưng không chứa nét nghĩa hướng hoạt động, di chuyển. Bản thân ý nghĩa
đặc trưng của động từ chuyển động đa hướng sẽ chi phối những hoạt động cú
pháp.
a. Động từ “đi” có thể đảm nhiệm chức năng vị ngữ trong câu. Ví dụ:
- Em đi Sầm Sơn về.
b, Động từ “đi” trong tiếng Việt có thể kết hợp với các thành phần khác tạo
thành cụm động từ và cụm động từ này đảm nhiệm chức năng làm trạng ngữ
trong câu. Ví dụ:
- Đi làm về đến cửa, nghe được câu ấy, chị muốn chui tụt xuống đất, vậy mà
ơng chồng cịn ngốc miệng ra cười.
- Đi được nửa đường, trời bỗng đổ mưa to.
- Khi đi qua điểm đối diện với hàng nước, anh vơ tình nghe được thêm câu
nói của chị hàng.
Trong các ví dụ nêu trên, các cụm từ có động từ đi làm trung tâm (đi làm về
đến cửa, đi được nửa đường, khi đi qua điểm đối diện với hàng nước) đều làm
chức năng trạng ngữ trong câu.
c, Động từ “đi” trong tiếng Việt có thể đảm nhiệm chức năng làm chủ ngữ.
Ví dụ:
- Đi là đúng, vì ở lại sẽ hỏng việc.
- Đi bộ cũng là một thứ rèn luyện thể lực.
2.1.3. Các thành ngữ, tục ngữ có động từ “đi”
+
+
+

+
+

Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau
Chỉ một đường, đi một nẻo
Có đi có lại mới toại lịng nhau
Đi đêm lắm có ngày gặp ma
Đi đến nơi về đến chốn
12


+
+
+
+
+
+
+
+

Đi guốc trong bụng
Đi hỏi già, về nhà hỏi trẻ
Đi một ngày đàng, học một sàng khôn
Đi thưa về gửi
Đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy
Đồng tiền đi liền khúc ruột
Học phải đi đôi với hành
Sai một li đi một dặm

2.2. Động từ “đi” trong tiếng Anh

2.2.1. Trên bình diện cấu trúc
Cũng giống như các động từ thường khác trong tiếng Anh, động từ “go” và
“walk” có thể đảm nhiệm chức năng vị ngữ trong câu. Ví dụ:
- You must go for a doctor (Cơ phải đi tìm một bác sỹ) [Gone with the
wind,752]
- She walked into the sitting room and the two women closed about her
( Nàng bước vào phòng khách và hai người phụ nữ sát lại bên nàng).
Động từ “go” và “walk” trong tiếng Anh có thể là nội động từ hoặc ngoại
động từ. Điều này có nghĩa là chúng có thể có hoặc khơng có bổ ngữ (theo sau).
Khi dùng độc lập khơng có bổ ngữ chúng là nội động từ. Khi có bổ ngữ theo sau
chúng là ngoại động từ.
Các ĐTCĐĐH tiếng Anh là những động từ mang những đặc trưng ngữ pháp
về thời, thể, ngơi, số, thức.Ví dụ:
- Let me go! (Hãy để tôi đi!) - Thức mệnh lệnh
- The doorman was gone, and the door was locked (Người gác đã đi khỏi và
cánh cửa được khóa chặt) - Thì q khứ, ngơi thứ 3 số ít; thể bị động
2.2.2. Trên bình diện ngữ nghĩa
Theo từ điển Oxford [12], động từ go có 36 nghĩa, đây là một trong những
động từ tiếng Anh có nhiều nghĩa nhất. Trong 36 nghĩa, có 9 nghĩa đầu tiên (từ
nghĩa 1 đến nghĩa 9) của động từ go liên quan đến động tác vận động của con
người, nghĩa là có sự tham gia của bộ phận cơ thể người (chân) khi hoạt động. 9
nghĩa biểu vật đầu tiên của động từ go (được biểu thị tương ứng với nghĩa biểu
13


niệm có cấu trúc như sau: (hoạt động) (dời chỗ) (bằng phương tiện/bằng chân)
(khơng có hướng cụ thể) (khơng cách thức)
Các nghĩa cịn lại của động từ go tuy khơng biểu thị hoạt động liên quan đến
động tác vận động của cơ thể người nhưng trong cấu trúc nghĩa đều tồn tại một
số nét nghĩa chung: nét nghĩa hoạt động và nét nghĩa thay đổi vị trí, trạng thái.

b. Ngữ nghĩa của động từ walk (đi bộ/đi dạo)
Theo từ điển Oxford [12], động từ walk trong từ điển tiếng Anh có 6 nghĩa
khác nhau, trong đó có 4 nghĩa (nghĩa 1- 4) biểu thị hoạt động di chuyển với
cách thức cụ thể bằng chân (của người hoặc động vật). Như vậy, chúng được
biểu thị theo cấu trúc nghĩa biểu niệm như sau: (hoạt động) (dời chỗ) (bằng
chân) (theo cách thức) (khơng có hướng) Hai nghĩa cịn lại của động từ walk
không biểu thị hoạt động di chuyển dời chỗ bằng bộ phận cơ thể người, động vật
mà chỉ biểu hiện sự thay đổi trạng thái của sự vật.
2.2.3. Những thành ngữ tiếng anh có động từ “go”, “walk” với nghĩa là “đi”
+
+
+
+
+

Money make the mare go (có tiền mua tiên cũng được)
Pride goes before a fall (trèo cao ngã đau)
Let not the cobbler go beyond his last (múa rìu qua mắt thợ)
What goes around comes around (Gậy ông đập lưng ông)
Go with the flow (Thuyền đến đầu cầu ắt sẽ thẳng)

+ To try to run before the one can walk (Chưa học bò chớ lo học chạy)

+ Easy come, easy go (Dễ được thì cũng dễ mất)
+ When the going gets tough, the tough get going (chọn khó khăn, đừng
chọn bỏ cuộc)
+ Walk on air (sướng như tiên)
+ Walk on eggshells (đi trên băng mỏng)
2.3. Hoạt động của động từ đi trong tác phẩm văn học tiếng Anh và tiếng
Việt

Trong phạm vi tiểu luận, để tìm hiểu hoạt động của động tư “đi” tiếng Anh
và tiếng Việt trong tác phẩm văn học, tác giả đã khảo sát tác phẩm “Gone with

14


the wind” (Cuốn theo chiều gió) của tác giả Margaret Mitchell, sáng tác năm
1939 và tác phẩm “Giông tố” của nhà văn Vũ Trọng Phụng, sáng tác năm 1936.
Bảng 2.1: Tần số xuất hiện của động từ “đi”, “go”, “walk” so với các
động từ chỉ chuyển động trong tác phẩm văn học tiếng Anh và tiếng Việt
Đi
Tác phẩm
“Giông tố”

Số
lượng
231/35
3

Go
Tỷ lệ

Số
lượng

Walk
Tỷ lệ

Số
lượng


Tỷ lệ

65,44
%

“Gone with the
635/91 69,39
59/915 6,45%
wind”
5
%
Trong tác phẩm Giông tố có 9 động từ chuyển động được tác giả sử dụng:
đi, chạy, bước, nhảy, bay, trèo, bò, leo, bơi, trong đó, động từ “đi” là một trong
ba động từ được sử dụng nhiều (đi, chạy và bước). Các động từ khác ít được sử
dụng.
* Động từ đi xuất hiện trong 231 câu với chức năng ngữ pháp và nội dung ngữ
nghĩa khác nhau. Về phương diện ngữ pháp, đi được sử dụng với chức năng chủ
yếu là làm vị ngữ trong câu. Ví dụ:
- Lão đi như cuồng chân, như con hổ trong cũi sắt. [Giông tố, 162]
- Chúng tôi là lí dịch trong làng cùng ơng ấy đi lên quan đây. [Giông tố, 175]
Với tư cách là động từ vị ngữ trong câu, đi có thể kết hợp với các từ thuộc từ
loại khác nhau trong chức năng bổ ngữ chỉ đối tượng, chỉ địa điểm hoặc chỉ cách
thức. Ví dụ: đi coi đồn điền; đi hái chè; đi thăm mỏ; đi gặt rạ; đi gánh rạ; đi
đánh tổ tơm; đi hầu bóng các đền; đi ngủ; đi tìm ái tình; đi lên xe; đi xuống
thềm ga; đi đị; đi ăn trộm; đi tự tử, đi ngủ với giai; đi lên quan; đi Hà Nội; đi
đủng đỉnh; lử khử đi, đi lang thang, cứ đi, đi mãi,... Tất cả 231 câu có xuất hiện
động từ đi thì hầu hết đi làm chức năng vị ngữ của câu.
Về nội dung ý nghĩa, động từ đi được sử dụng với nhiều nghĩa khác nhau:
+ Trong hầu hết các câu đều với nghĩa gốc: "(Người, động vật) tự di chuyển

bằng những động tác liên tiếp của chân, lúc nào cũng vừa có chân tựa trên mặt
đất, vừa có chân giơ lên đặt tới chỗ khác" [58, 407 - 408]. Ví dụ:
15


- Đoạn Long với Minh Châu ôm nhau đi ra gác ngồi. [Giơng tố, 450]
- Mục chủ rối rít thúc con em đi mời các quan viên lên cho đủ mặt [Giơng
tố, 451]
+ Đi cịn được sử dụng với nghĩa phái sinh (nghĩa 2) "(Người) tự di chuyển
đến nơi khác khơng kể bằng cách gì". Ví dụ:
- Tạ Đình Hách đi thăm mỏ Quảng Yên. [Giông tố, 180]
- Nếu anh về sớm mà đi ơ tơ có hơn khơng? [Giơng tố, 289]
+ Đi cũng được dùng với nghĩa 4 "Di chuyển đến chỗ khác, nơi khác để làm
một
công việc, một nhiệm vụ nào đó". Ví dụ:
- Em đi bới khoai, đi bẻ ngơ. [Giơng tố, 290]
- Ơng sẽ đi điều đình với người nhà cơ Mịch cho tơi nữa. [Giơng tố, 227]
+ Đi còn được dùng với nghĩa 15 "Ban phát hoặc đem đến tặng nhân dịp lễ,
tết, hiếu hỉ". Ví dụ:
- Thày đi cho con vài xu, lạy thày, thày làm ơn. [Giông tố, 304].
Đối chiếu với 18 nghĩa của động từ đi trong Từ điển tiếng Việt thì thấy rằng
khi hoạt động trong tác phẩm động từ này chỉ được sử dụng nhiều với 4 nghĩa là
nghĩa 1, nghĩa 2, nghĩa 4 và nghĩa 15. Các nghĩa khác của động từ này rất ít
được sử dụng trong tác phẩm Giông tố.
Trong tác phẩm " Gone with the wind " có 8 động từ chuyển động được sử
dụng:

go

(đi), run (chạy), walk (đi bộ/dạo), step (bước), jump (nhảy), fly (bay), climb

(trèo),
creep(bị), trong đó, chỉ có go và walk là hai trong ba động từ được sử dụng
nhiều: nhất.
* Động từ go xuất hiện trong 635 câu với các chức năng ngữ pháp và nội
dung
ngữ nghĩa khác nhau. Về phương diện ngữ pháp, go được sử dụng với chức

16


năng
chủ yếu là làm vị ngữ trong câu. Ví dụ:
- Oh, but, Dolly, we can't go." (Ồ, Dolly, nhưng chúng tôi không thể đi được)
[Gone with the wind, 149]
- I'll go down and get some fresh water and sponge you off. (Để tơi đi xuống
nhà,
kiếm ít nước mát, lau mặt cho cô) [Giông tố, 323]
Với tư cách là động từ vị ngữ trong câu, go có thể kết hợp với các tiểu từ
(particle) để tạo thành các động từ cụm có nghĩa riêng biệt. Tiểu từ có thể là
trạng

từ

hoặc giới từ. Ví dụ:
- But she could not extricate him without disturbing six other wounded men,
so

she

let him go on to the hospital (Nhưng nàng không thể lôi anh ta ra mà không làm

phiền sáu thương binh khác, thành thử nàng phải để họ đưa anh ta đi tiếp đến
bệnh viện) [Gone with the wind, 292]
- This morning he was--well, he was pretty well laced with brandy or he'd
never
have had the strength to go through with it all so well. (Sáng nay, anh ấy... phải,
anh

ấy

đã bổi bổ kha khá bằng rượu brandy nên mới đủ sức qua được cả cuộc thẩm vấn
suôn sẻ như thế) [161 764]
Tất cả 635 câu có xuất hiện động từ go thì hầu hết go làm chức năng vị ngữ
của câu.
Về nội dung ý nghĩa, động từ go được sử dụng với nhiều nghĩa khác nhau:
+ Trong phần lớn các câu, go thường được sử dụng với nghĩa gốc (389/635
câu) (Xem phụ lục V.1): "(Người, động vật) di chuyển hoặc đi từ một vị trí đến
vị

trí

khác" [131, 667]. Với nghĩa này go thường đi với trạng từ hoặc giới từ. Ví dụ:
17


- He went down the steps still laughing. (Chàng đi xuống các bậc thềm, vẫn
tiếp

tục

cười) [Giông tố, 723]

- I have to go now (Tôi phải đi ngay bây giờ thôi) [Gone with the wind,857]
+ Go trong tác phẩm này còn được sử dụng với một số nghĩa khác như các
nghĩa 2, 3, 4, 5, 6, 16, 17, 23, 24, 26, 27, 29, 30, 31. Các nghĩa cịn lại khơng
xuất

hiện.

Đối chiếu với 36 nghĩa của động từ go trong Từ điển tiếng Anh [131] cho thấy
khi hoạt động trong tác phẩm " Gone with the wind " động từ này chỉ được sử
dụng
nhiều với 4 nghĩa là nghĩa 1, nghĩa 2, nghĩa 17 và nghĩa 26. Các nghĩa khác của
động từ này rất ít được sử dụng.
* Động từ walk xuất hiện ở 59 câu trong tác phẩm " Gone with the wind "
với
chức năng ngữ pháp chủ yếu là vị ngữ của câu. Ví dụ:
- He walked out into the dim hall and picked up the hat he had dropped on
the
doorsill (Hắn bước ra phòng khách tối mờ, lượm chiếc nón rơi ở ngạch cửa lên)
[Gone
with the wind, 189]
- She walked quickly into the parlor and shut the door behind her (Nàng
bước
nhanh vào phịng khách nhỏ và đóng cửa lại sau lưng) [Gone with the wind,
499]
Về mặt ý nghĩa, trong tác phẩm " Gone with the wind " động từ walk hầu hết
được sử dụng với nghĩa gốc "Di chuyển hoặc đi đến một nơi bằng cách đặt một
chân trước chân kia trên mặt đất nhưng khơng chạy". Ví dụ:
- I've got five miles to walk (Tôi phải cuốc bộ năm dặm) [Gone with the
wind, 303]
18



- Scarlett walked to Melanie's door and opened it a crack, peering into the
sunny
room (Scarlett đi đến của phòng Melanie , mở hé ra một tí và ghé mắt nhịm vào
căn
phòng ngập nắng) [Gone with the wind, 319]
2.4. Những nhận xét ban đầu khi đối chiếu
2.4.1. Điểm giống nhau
- Về cấu trúc: “Đi”, “Go”, “Walk” nổi bật nhất throng vai trò là vị ngữ, kết
hợp với chủ ngữ tạo thành câu hồn chỉnh. Ngồi ra, chúng cịn được dùng với
chức năng chủ ngữ và trạng ngữ của câu nhưng ít được sử dụng hơn.
- Về mặt ngữ nghĩa: tác giả nhận thấy các từ được nghiên cứu hầu như
không xuất hiện đầy đủ các nghĩa ghi trong từ điển mà chủ yếu là nghĩa gốc.
Các nghĩa cịn lại ít xuất hiện hơn hoặc không xuất hiện.
2.4.2. Điểm khác nhau
2.4.2.1. Về mặt cấu trúc
Điểm khác nhau rõ nhất là động từ “đi” trong tiếng Việt có thể kết hợp với
các hư từ, như: đi rồi… Còn động từ trong tiếng Anh thì kết hợp với giới từ là
chủ yếu, như: to go to, to go out, to go along… Ngoài ra ở trong tiếng Việt, động
từ có thể kết hợp với các từ: không, chưa… để nêu lên ý phủ định. Cịn trong
tiếng Anh thì có dạng phủ định nhưng được chia theo trợ động từ: doesn’t, don’t,
didn’t, won’t,…
2.4.2.2. Về mặt ngữ nghĩa
- Ngồi chức năng chính là vị ngữ, “đi” trong tiếng Việt còn đảm nhận vai
trò chủ ngữ, định ngữ, bổ ngữ và trạng ngữ. Còn “go” và “walk” chủ yếu giữ
chức vụ vị ngữ của câu.
- Tiếng Việt khơng có phạm trù số nên từ “đi” vẫn giữ nguyên khi kết hợp
với danh từ số ít hay số nhiều. Cịn tiếng Anh thì động từ khi chia phải kết hợp


19


với danh từ. VD: Tôi đi bộ. Họ đi bộ. Anh ấy đi bộ. I walk. They walk. He
walks.
- Tiếng Việt khơng có phạm trù ngơi, khi thể hiện nghĩa của vai giao tiếp
phải kết hợp với đại từ nhân xưng đi kèm, chứ động từ không chia. Ngôi của
động từ tiếng Anh được thể hiện bằng trợ động từ. VD: Tôi đi, anh đi, chúng ta
đi, họ đi bộ, cô ấy đi bộ… I don’t go, He doesn’t go, They walk, She walks,…
- Trong tiếng Anh, động từ “go” là động từ bất quy tắc, còn “walk” là động
từ có quy tắc. Hai động từ này lần lượt được chia thành “went” và “walked” khi
biểu thị ý nghĩa quá khứ. VD: Lúc tối tôi đã đi rồi. Hôm qua lúc tớ đang đi bộ
thì Hoa đến. She went to school. Tom walked to work.
- Tiếng Việt khơng có phạm trù thức như tiếng Anh nhưng những ý nghĩa
trần thuật, giả định, mệnh lệnh… vẫn được thực hiện nhờ một số hư từ hay ngữ
điệu câu. VD: Đi nhanh lên!
- Phạm trù dạng trong tiếng Việt cũng không rõ như tiếng Anh, còn nhiều
tranh cãi. Xem hai từ: “bị”, “được” có phải là dấu hiệu nhận dạng khơng? VD:
Vì đạt kết quả cao trong kỳ thi, tôi được đi du lịch với gia đình.

20


PHẦN 3: KẾT LUẬN
Qua miêu tả, so sánh, đối chiếu giữa ba động từ: Go và Walk (trong tiếng
Anh) với “Đi” (trong tiếng Việt) một lần nữa ta khẳng định: bên cạnh một số nét
tương đồng về sự phân bố, khả năng kết hợp, chức vụ ngữ pháp và ngữ nghĩa thì
chúng cịn có nhiều điểm khác biệt khá rõ. Điều này hiển nhiên vì tiếng Anh và
tiếng Việt là hai ngơn ngữ hồn tồn khác nhau, khơng có quan hệ họ hàng với
nhau và địa lí cũng ở rất xa nhau. Tiếng Việt khơng có phạm trù ngữ pháp ở

động từ, thậm chí danh từ như các ngơn ngữ biến hình. Đó là sự khác nhau về
loại hình. Tiếng Việt vẫn có thể biểu đạt những ý nghĩa mà các ngơn ngữ biến
hình đã có, nhưng khơng phải bằng phương tiện tình thái mà bằng một số
phương tiện từ vựng, hư từ, ngữ điệu… Việc đối chiếu ở đây mới chỉ là bước
đầu, hơn nữa công việc đối chiếu cịn khá mới mẻ, lạ lẫm nên khơng tránh khỏi
mắc nhiều sai sót. Tuy nhiên qua bài tiểu luận này, ta đã dàn tiếp cận được với
các phương pháp làm đối chiếu, nhất là đối chiếu các ngôn ngữ khác nhau để
hiểu rõ hơn các đặc điểm của tiếng Việt.

21


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Diệp Quang Ban, Hoàng Văn Thung (2013), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb. Giáo
Dục Việt Nam.
2. Đinh Văn Đức (2010), Ngữ pháp tiếng Việt (Từ loại), Nxb. Đại học Quốc Gia,
3.
4.
5.
6.
7.

Hà Nội.
Bùi Mạnh Hùng (2008), Ngôn ngữ nghĩa đối chiếu. Nxb. Giáo dục
Đái Xuân Ninh (1978), Hoạt động của từ tiếng Việt, Nxb. Khoa học Xã hội.
Hoàng Phê (chủ biên, tb 2012), Từ Điển Tiếng Việt. Nxb. Từ Điển Bách Khoa.
Nguyễn Kim Thản (1977), Động từ tiếng Việt, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
Nguyễn Kim Thản (1997), Nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt, Nxb. Giáo dục.
Tiếng Anh


8. Alexander, L.G. (1988), Longman English Grammar. New York: Longman.
9. Delahunty, Gerald, P., James J. (1994), Language, Grammar, and
communication: A course for teachers of English, New York; london: McGrawHill.
10.Frawley, W. (1992), Linguistic semantics. Lawrence Erbbaum associates
publishers. Hove and London.
11.Kudrnáčová, N. (2005), on the semantics of English Verbs of locomotion.
12.OXFORD: Advanced Learner‟s Encyclopedic Dictionary (2015). Oxford
University Press.
Quirk, R. and Greenbaum S. (1976), A university Grammar of English, Longman.

22


23



×