Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Bài tập lớn phát triển kỹ năng cá nhân 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (312.16 KB, 5 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
***

BÀI TẬP LỚN
HỌC PHẦN: PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG CÁ NHÂN 2
CHỦ ĐỀ: Phong cách lãnh đạo là gì? Nêu những đặc điểm, tính chất của
các phong cách lãnh đạo dân chủ, quyền uy và uỷ quyền? Nếu là nhà lãnh
đạo, anh chị sẽ chọn phong các lãnh đạo nào? Vì sao?

SINH VIÊN: TƠ VIỆT DŨNG
NGÀNH HỌC: LUẬT
LỚP: HHTM14C

HÀ NỘI, THÁNG 6/2021

1


BÀI TẬP LỚN
HỌC PHẦN: PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG CÁ NHÂN 2
CHỦ ĐỀ: Phong cách lãnh đạo là gì? Nêu những đặc điểm, tính chất của các
phong cách lãnh đạo dân chủ, quyền uy và uỷ quyền? Nếu là nhà lãnh đạo, anh chị
sẽ chọn phong các lãnh đạo nào? Vì sao?
I. Phong cách lãnh đạo
1. Khái niệm lãnh đạo, người lãnh đạo
- Lãnh đạo: là quá trình tác động đến con người sao cho họ cố gắng một cách tự
nguyện và nhiệt tình phấn đấu để đạt được các mục tiêu của tổ chức.
- Người lãnh đạo: Là người có vai trò to lớn đứng đầu một tổ chức, một tập thể
hay một đội nhóm, có vai trị điều phối và phối hợp các hoạt động của các cá nhân
trong tổ chức đó bằng nhiều cách khác nhau, trong đó bằng sự gây ảnh hưởng tới
mục tiêu chung của tổ chức.


2. Khái niệm phong cách lãnh đạo
- Phong cách của người lãnh đạo rất quan trọng, có sức ảnh hưởng lớn đến sự phát
triển và tồn tại của tổ chức, doanh nghiệp. Vậy, phong cách lãnh đạo là gì?
Phong cách lãnh đạo: chính là hệ thống các dấu hiệu đặc trưng của hoạt động
quản lý của nhà lãnh đạo, được quy định bởi các đặc điểm nhân cách của họ.
Phong cách lãnh đạo của một cá nhân là dạng hành vi của người đó thể hiện các nỗ
lực ảnh hưởng tới hoạt động của những người khác.
Phong cách lãnh đạo là kết quả của mối quan hệ giữa cá nhân và sự kiện, và được
biểu hiện bằng công thức: Phong cách lãnh đạo = Cá tính x Mơi trường.
II. Đặc điểm tính chất của các loại phong cách lãnh đạo
1. Phong cách lãnh đạo dân chủ
* Khái niệm
Lãnh đạo dân chủ, cịn được gọi là lãnh đạo có sự tham gia hay lãnh đạo phân
chia, trong đó các thành viên của nhóm đóng góp nhiều hơn trong q trình đưa ra
ý tưởng. Mặc dù lãnh đạo vẫn là người đưa ra quyết định cuối cùng nhưng mọi
thành viên đều có cơ hội tham gia, trao đổi tự do và thảo luận. Nhà lãnh đạo dân
chủ sẽ có trách nhiệm lắng nghe và lựa chọn ý kiến tối ưu nhất.
* Đặc điểm
- Thu hút nhiều người;
1


- Có sự tham gia ý kiến tập thể;
- Thơng tin hai chiều (theo chiều dọc, giữa cấp trên – cấp dưới).
* Ưu điểm
- Phát huy tính chủ động sáng tạo của nhân viên;
- Làm cho họ hiểu biết và quan tâm gắn bó với cơng việc;
- Khai thác tốt khả năng làm việc của nhân viên. Năng suất cao, kể cả khơng có
mặt của lãnh đạo.
* Nhược điểm

- Lạm quyền, mất kiểm sốt.
* Phạm vi áp dụng
Mơ hình cơng ty lớn, chun mơn hóa cao, ổn định hoạt động;
Nhân viên làm việc theo nề nếp, có tính kỷ luật cao;
Nhà lãnh đạo có khả năng điều hành và kiểm soát tốt.
Lấy ý kiến nhân viên

LÃNH ĐẠO
Phản hồi

NHÂN
VIÊN

2. Phong cách lãnh đạo quyền uy
* Khái niệm: Là kiểu quản lý mệnh lệnh độc đoán được đặc trưng bằng việc tập
trung mọi quyền lực vào tay một mình người quản lý, người lãnh đạo - quản lý
bằng ý chí của mình, trấn áp ý chí và sáng kiến của mọi thành viên trong tập thể.
Phong cách lãnh đạo này xuất hiện khi các nhà lãnh đạo nói với các nhân viên
chính xác những gì họ muốn các nhân viên làm và làm ra sao mà không kèm theo
bất kỳ lời khuyên hay hướng dẫn nào cả.
* Đặc điểm
- Nhà lãnh đạo nắm bắt thông tin;
- Các quyết định được xây dựng trên cơ sở kinh nghiệm của nhà lãnh đạo;
- Thông tin một chiều (theo chiều dọc giữa cấp trên – cấp dưới).
* Ưu điểm
2


- Dễ kiểm soát. Tạo sự nhất quán trong hoạt động;
- Giải quyết nhanh chóng, tiết kiệm thời gian.

* Nhược điểm
- Khơng phát huy được tính chủ động sáng tạo của nhân viên. Dễ dẫn tới chống đối
bất mãn;
- Không tận dụng được hết năng lực của nhân viên.
* Phạm vi áp dụng
- Tổ chức mới hình thành, chưa đi vào ổn định nề nếp hoạt động;
- Một tổ chức đang trong tình trạng trì trệ, thiếu kỷ luật, tính tự giác của nhân viên;
- Công việc cần giải quyết mang tính cấp bách;
- Trình độ nhân viên thấp, chưa có kinh nghiệm. Cấp trên chưa tin tưởng cấp dưới.

NHÂN VIÊN

LÃNH ĐẠO

3. Phong cách lãnh đạo ủy quyền
* Khái niệm: Với phong cách lãnh đạo này, nhà lãnh đạo sẽ cho phép các nhân viên
được quyền ra quyết định, nhưng nhà lãnh đạo vẫn chịu trách nhiệm đối với những
quyết định được đưa ra.
Phong cách lãnh đạo uỷ thác được sử dụng khi các nhân viên có khả năng phân tích
tình huống và xác định những gì cần làm và làm như thế nào. Bạn không thể ôm
đồm tất cả mọi công việc! Bạn phải đặt ra các thứ tự ưu tiên trong công việc và uỷ
thác một số nhiệm vụ nào đó.
* Đặc điểm
- Nhà lãnh đạo ít tham gia vào hoạt động tập thể
- Nhà lãnh đạo để cấp dưới mình tự quyết định
- Thơng tin chiều ngang (giữa các nhân viên cùng cấp với nhau trong tổ chức)
* Ưu điểm
- Phát huy cao nhất khả năng chủ động, sáng tạo.
- Nhân viên có tính tự chủ cao.
Nhược điểm

- Hiệu quả công việc lệ thuộc vào năng lực của nhân viên.
- Năng suất thấp, người lãnh đạo vắng mặt thường xuyên.
3


* Phạm vi áp dụng
- Cơng việc mang tính độc lập và tự chủ cao. Ví dụ: tổ chức sự kiện, quảng cáo,
truyền thông,

LÃNH
ĐẠO

Truyền đạt ý tưởng

NHÂN
VIÊN

Phản hồi

III. Lựa chọn phong cách lãnh đạo nào? Vì sao?
Từ việc nghiên cứu các dạng phong cách lãnh đạo ta thấy mỗi phong cách
lãnh đạo có những đặc trưng riêng, có những điểm mạnh và những hạn chế riêng.
Khó có thể tìm thấy một phong cách lãnh đạo duy nhất đúng trong mọi hoàn cảnh,
ngay cả đối với phong cách lãnh đạo dân chủ đã được rất nhiều nhà lãnh đạo và
nhân viên đánh giá cao. Điều này cho thấy ta cần biết lựa chọn đúng phong cách đối
với từng hoàn cảnh hay tình huống cụ thể. Việc lựa chọn phong cách lãnh đạo tùy
thuộc vào 3 yếu tố sau:
• Đặc điểm của người lãnh đạo: trình độ, năng lực, sự hiểu biết và tính cách
của người lãnh đạo
• Đặc điểm của nhân viên: trình độ, năng lực, sự hiểu biết về cơng việc và

phẩm chất của nhân viên.
• Đặc điểm của cơng việc cần giải quyết: tính cấp bách, mức độ phức tạp, tầm
quan trọng của công việc.

4



×