Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Số hóa và nền kinh tế số: Xu hướng phát triển của thế giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.76 KB, 8 trang )

Số hóa và nền kinh tế số - xu hướng phát triển của thế giới
TS. Đỗ Thị Thục - BM Kinh tế học
Kinh tế số đang ngày càng trở nên quan trọng với nền kinh tế toàn cầu. Sự chuyển
đổi kinh tế số là yếu tố hàng đầu thúc đẩy tăng trưởng và phát triển của một quốc gia.
Theo đề xuất của Việt Nam tại APEC 2017, cộng đồng quốc tế đã nhiệt liệt hưởng ứng
và cùng nhau cam kết đẩy mạnh phát triển nền kinh tế số trên quy mơ tồn cầu.
1. Kinh tế số là gì
Kinh tế số (đôi khi được gọi là Kinh tế Internet, Kinh tế web, Kinh tế mới) là nền
kinh tế dựa trên các công nghệ kỹ thuật số. Kinh tế kỹ thuật số được đan xen với nền kinh
tế truyền thống tạo ra một miêu tả rõ ràng hơn.
Kinh tế số bao gồm các thị trường dựa trên các công nghệ kỹ thuật số để thuận lợi
cho việc giao dịch, trao đổi hàng hóa và dịch vụ thơng qua thương mại điện tử.
Nền kinh tế số là cách nói ngắn gọn bởi bản chất nó có thể hiểu là nền kinh tế trên
nền tảng kỹ thuật số. Tồn bộ những q trình đó về mặt triết học có thể tập hợp lại trong
ba q trình xử lý chính: Xử lý vật liệu, xử lý năng lượng và xử lý thông tin. Cả ba q
trình đó đan xen vào nhau, cùng nhau phát triển. Trong 3 q trình xử lý trên, xử lý thơng
tin có vai trị quan trọng. Bản chất thơng tin là một khái niệm trừu tượng và số cũng là
khái niệm trừu tượng nên thông tin là lĩnh vực dễ số hóa nhất.
2. Đặc điểm của nền kinh tế số
Thứ nhất, Nền kinh tế gắn chặt với sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt
là công nghệ thông tin (CNTT)
Việc phát triển công nghệ này đã và đang ghi nhận những bước tiến vượt bậc từ việc
tạo ra thông tin (cơ sở dữ liệu), lưu trữ, truyền, thu nhận và sử dụng thông tin dựa trên
những bước tiến vượt bậc về thiết bị điện tử, vi điện tử thành một ngành cơng nghệ độc
lập có giá trị gia tăng cao, triển vọng cũng rất lớn. Thậm chí, nó có thể tạo ra thế giới ảo
“thật hơn cả thật”.
CNTT còn tham gia vào quá trình quản lý và điều khiển việc sản xuất ra sản phẩm,
trở thành bộ phận không thể thiếu trong nền kinh tế tự động hóa và trí tuệ nhân tạo.
Chẳng hạn trong ngành sản xuất ơ tơ, CNTT có thể tham gia vào việc phân tích thị trường
để tìm ra phân khúc thị trường phù hợp có tính cạnh tranh cao và quyết định sản xuất loại
ô tô nào.




CNTT cũng cần thiết được tham gia vào việc tính tốn quy hoạch để bố trí cơ sở sản
xuất ở đâu để đáp ứng không những các chỉ tiêu kinh tế mà còn giải quyết tốt các vấn đề
an sinh xã hội và an ninh, quốc phịng.
Trong q trình sản xuất ơ tơ thì CNTT sử dụng những phần mềm chuyên dụng để
thiết kế ra nhiều mẫu ô tô khác nhau và khi cần sản xuất thì chỉ việc chọn ra mẫu thích
hợp. CNTT cịn trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất như xây dựng chương trình cho
quá trình tự động hố sản xuất và điều khiển robot lắp ráp xe. Ngồi ra, CNTT cịn tham
gia vào q trình quản lý DN, tham gia vào logistics và tiêu thụ xe...
CNTT cịn tham gia tích cực vào việc thiết kế ra sản phẩm trong nhiều lĩnh vực khác
nữa. Với sự xuất hiện rất nhiều công cụ hỗ trợ hiện nay, việc thiết kế ra sản phẩm chủ yếu
dựa vào CNTT. Như trong ngành dệt may hiện nay CNTT cho phép ta thiết kế ra các loại
vải có màu sắc và hoa văn khác nhau, có thể thay đổi linh hoạt theo thị hiếu khách hàng.
Các hãng may mặc và trung tâm thiết kế thời trang đang áp dụng các phần mềm chuyên
dụng để thiết kế và thay đổi nhanh chóng các mẫu quần áo cho phù hợp với xu thế thời
trang.
Thậm chí, các nước có nền cơng nghiệp phát triển có thể th địa điểm và nhân cơng
ở các nước kém phát triển hơn để thiết kế các sản phẩm với chi phí thấp hơn ở chính quốc
khi tài liệu thiết kế được đóng gói dưới dạng phần mềm và chuyển đi trong mơi trường
mạng tồn cầu.
CNTT cịn tham gia tích cực vào q trình quản lý và điều khiển việc sản xuất ra sản
phẩm trở thành một yếu tố quan trọng khơng thể thiếu trong q trình phát triển tự động
hóa và trí tuệ nhân tạo.
Thứ hai, được ứng dụng trong mọi lĩnh vực
Như đã nói trên, nền kinh tế số hóa gắn chặt với tự động hóa và trí tuệ nhân tạo, tham
gia vào mọi mặt đời sống của con người như dịch vụ vận chuyển, du lịch, khách sạn... Và
trong thời gian tới sẽ xuất hiện mạnh mẽ các loại hình dịch vụ dựa chủ yếu trên nền tảng
CNTT – xử lý thông tin mà cơ sở vật chất để đảm bảo lại thuộc nhiều chủ sở hữu khác ví
dụ như Grab, Uber...

Nhưng, CNTT tham gia vào nhiều công đoạn để sản xuất ra sản phẩm thì việc đánh
giá hiệu quả tác động của nó cũng phải đánh giá thông qua sản phẩm. Như vậy sản phẩm


của Uber và Grab là dịch vụ vận tải thì mọi tiêu chuẩn đánh giá dịch vụ vận tải đều có thể
áp dụng cho nó chứ khơng phải chỉ là phần CNTT mà nó áp dụng vào.
Ngồi ra có thể đơn cử thêm lĩnh vực tài chính tiền tệ, việc áp dụng CNTT cũng rất
thuận lợi. Đây là lĩnh vực trong tương lai gần được dự báo sẽ chuyển hầu hết cơng việc
cho máy làm, con người chỉ đóng vai trò giám sát và ra quyết sách.
3. Thực trạng phát triển nền kinh tế số ở Việt Nam
Thứ nhất, Phát triển kinh tế số vẫn chưa được quan tâm đúng mức
Nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực phản ánh Chính phủ chưa có chiến lược chuyển
đổi số quốc gia nên các chính sách triển khai cịn thiếu vắng hoặc khơng đồng nhất với
chủ trương lớn. Cụ thể, doanh nghiệp công nghệ thông tin vẫn gặp sự phân biệt giữa
doanh nghiệp nhà nước và tư nhân, rào cản về thủ tục, quy trình, đầu tư... Việc triển khai
cịn lúng túng, rời rạc, không kết nối giữa các bên, chưa huy động nguồn lực tư nhân dẫn
tới gia tăng chi phí vốn đã là bài tốn khó khăn cho chính quyền đơ thị.
Mơi trường chính sách và khung pháp lý hiện hành cịn nhiều điểm gây khó khăn cho
doanh nghiệp mở rộng, phát triển hoạt động kinh doanh. Chính sách thuế với doanh
nghiệp trong nước và nước ngoài ung cấp dịch vụ số tại Việt Nam đang có bất cập.
Trong khi các đơn vị cung cấp dịch vụ qua biên giới như Google, Facebook, Grab...
chỉ phải trả thuế nhà thầu là 5% thì doanh nghiệp Việt Nam cung cấp dịch vụ tương tự
không những phải trả thuế VAT, thuế người dùng mà còn phải trả 25% thuế thu nhập
doanh nghiệp. Điều này dẫn đến tình trạng doanh nghiệp Việt mở cơng ty ở ngoài Việt
Nam để tối ưu thuế.
Các doanh nghiệp cũng nhận thấy chủ trương thúc đẩy giao dịch điện tử không đi
kèm với phát triển hạ tầng số. Trường hợp cụ thể khi doanh nghiệp cung cấp dịch vụ
internet, theo quy định của nhà nước, các khách hàng phải kí và nhận 1 biên lai giấy và
bộ hợp đồng. Chứng từ giấy này thực tế rất ít giá trị sử dụng sau đó nhưng đơn vị cung
ứng dịch vụ phải lưu hàng triệu bản giấy (trong 10 năm) và chi phí thuê kho lưu giấy rất

cao (10 năm).
Thứ hai, Việt Nam có cơ hội tạo sự đột phá về kinh tế số
Việt Nam cùng một số nền kinh tế khác như Ấn Độ, Trung Quốc, Brazil, Philippines
được đánh giá là có cơ hội lớn để trở nên nổi bật về kinh tế số trong tương lai. Theo khảo
sát mới đây của Trường Kinh doanh Đại học Harvard (Mỹ), các quốc gia trên thế giới


được phân thành 4 nhóm về sự phát triển kinh tế số. Nhóm "Nổi bật" là các nhóm duy trì
được tốc độ phát triển ở trình độ cao, "Chững lại" là những trường hợp từng phát triển,
song đã mất đà và có nguy cơ tụt hậu. "Đột phá" là nhóm có tiềm năng phát triển mạnh
mẽ, có thể trở nên nổi bật trong tương lai dù hiện tại còn ở mức thấp. Nhóm cuối - "Dè
chừng" chỉ những nước có nhiều cơ hội và thách thức song song, tốc độ tăng trưởng hiện
tại khơng cao.
Các chun gia đánh giá, nhóm quốc gia thuộc nhóm “Đột phá” bao gồm Ấn Độ,
Trung Quốc, Brazil, Việt Nam và Phillipines đang cải thiện mức độ sẵn sàng số của mình
nhanh chóng. Tuy nhiên, vẫn cần một quá trình để những nước này bước sang giai đoạn
phát triển cao hơn. Điều này đồng nghĩa với việc đối mặt với những thách thức như cải
thiện cơ sở vật chất nguồn cung và hỗ trợ cho người tiêu dùng trong nước phát triển nhận
thức cao hơn.
Để tính toán và hiểu rõ hơn về những thay đổi, các nhà nghiên cứu thuộc Trường
Fletcher (Đại học Tufs, Mỹ) đã đưa ra chỉ số Phát triển số (Digital Evolution Index DEI). DEI có thể đánh giá mức độ sẵn sàng cho nền kinh tế số của các quốc gia. Kết quả
đánh giá theo DEI gồm thứ hạng của 50 nước được lựa chọn dựa trên hai tiêu chí: số
người tiêu dùng Internet nhiều nhất trong 3 tỷ người dùng trên thế giới hoặc có triển vọng
tăng số lượng người dùng Internet nhanh chóng. Các nước đang phát triển ở châu Á và
châu Mỹ Latin đang dẫn đầu về tốc độ, phản ánh rõ những thành tựu kinh tế tổng thể của
các quốc gia này. Vốn chủ sở hữu tư nhân và vốn liên doanh đang được theo cách từng đổ
vào cơn sốt tại Thung lũng Silicon trước đây.
Tính riêng trong mùa hè 2014, 3 tỷ USD đã đổ vào lĩnh vực thương mại điện tử ở Ấn
Độ. Tại đây, ngoài các cơng ty tiên phong như Flipkart và Snapdeal, có gần 200 mơ hình
startup thương mại số phát triển nhờ nguồn vốn chủ sở hữu tư nhân và vốn liên doanh.

Đây là điều đang xảy ra ở nơi phần lớn những người bán hàng trực tuyến giao hàng thu
tiền tận nơi (Cash on delivery - COD). Thẻ tín dụng hay PayPal đều ít được sử dụng.
Với dân số gần 100 triệu người, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia
có tốc độ phát triển kinh tế số ở mức khá trong khu vực ASEAN. Ở nước ta đã xuất hiện
xu hướng số hóa ở nhiều lĩnh vực, ngành kinh tế, từ thương mại, thanh toán cho đến giao
thơng, giáo dục, y tế… Ngồi ra, thị trường thương mại điện tử cũng đang phát triển
nhanh và quy mô thị trường quảng cáo trực tuyến của Việt Nam cũng đang có xu hướng


tăng nhanh. Tỷ lệ người dân sử dụng Internet thông qua điện thoại thông minh hiện là vài
chục triệu người và người Việt cũng được xếp vào nhóm những người thích cơng nghệ.
Internet khơng cịn bó hẹp trong nội dung số vì nó đã trở thành một phần thiết yếu
của các ngành thương mại dịch vụ như ngân hàng, giao thông, y tế… Hiện nay, khả năng
tác động của Internet là khoảng 2-3% GDP của Việt Nam và dự báo sẽ tăng đến 40-50%
GDP trong tương lai. Cần một chiến lược về việc chuyển đổi số.
Tại cuộc hội thảo hôm 5-12, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình cho
hay, điều quan trọng là Việt Nam phải sớm có một chiến lược quốc gia về việc chuyển
đổi số nhằm tạo sự thuận lợi cho sự phát triển của nền kinh tế số, hình thành đồng bộ hạ
tầng số quốc gia.
Để phát triển nền kinh tế số, giới chuyên gia cho rằng trước hết Chính phủ cần xây
dựng và cơng bố quy hoạch ngành về ứng dụng công nghệ thông tin. Trên cơ sở đó, sẽ
ban hành các chuẩn trao đổi thông tin giữa các cơ quan, đơn vị để tạo sự liên kết, đồng bộ
trong quá trình đầu tư và phát triển hạ tầng dựa vào ứng dụng công nghệ thông tin.
Các chuyên gia cũng đề xuất việc tăng nhu cầu về tin học hóa của cơ quan cơng
quyền (tạo cầu) thơng qua việc đẩy mạnh chương trình Chính phủ điện tử trong tất cả các
lĩnh vực, bao gồm giao thông, du lịch. Cần xây dựng hạ tầng thanh toán điện tử bằng các
giải pháp hạn chế sử dụng tiền mặt; hỗ trợ sự phát triển của thương mại điện tử, hợp đồng
điện tử, chữ ký số. Điều không kém phần quan trọng là phải có những chính sách ưu đãi
về thuế cho ngành phần mềm, các khu công nghệ cao, các công viên phần mềm.
Liên quan đến nguồn nhân lực, bên cạnh việc thay đổi chương trình đào tạo theo kịp

các xu thế công nghệ mới như Internet kết nối vạn vật (Internet of Things – IoT), trí tuệ
nhân tạo (Artificial Intelligence - AI), cơng nghệ robot... thì cũng rất cần đẩy nhanh việc
xã hội hóa giáo dục công nghệ thông tin bằng việc tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên
tiếp cận lĩnh vực này càng sớm càng tốt.
Sự thiếu hụt nguồn nhân lực công nghệ thông tin được xem là một trong những mối
thách thức lớn đối với sự phát triển của nền kinh tế số của Việt Nam. Theo các bản báo
cáo của Vietnamworks, có gần 15.000 nhân sự trong ngành công nghệ thông tin Việt Nam
được tuyển dụng trong năm 2016; dự báo đến cuối năm 2018, ngành này sẽ thiếu hụt
khoảng 70.000 người và đến năm 2020 sẽ là 500.000 người.


Việc chậm cấp giấy phép từ cơ quan quản lý cũng khiến các doanh nghiệp không thể
chủ động triển khai các dịch vụ như kế hoạch đã đề ra. Trước đây, theo các chuyên gia,
giấy phép về cung cấp dịch vụ mạng 4G được cấp cho các nhà mạng hơi chậm so với thế
giới vì dịch vụ này có mặt ở Việt Nam khi đã có hơn 100 mạng di động trên thế giới tham
gia cung cấp nó. Việc cấp giấy phép chậm này ảnh hưởng đến việc cung cấp các dịch vụ
mới ở Việt Nam, làm giảm cơ hội của các doanh nghiệp, ảnh hưởng đến sự nâng cấp chất
lượng và tốc độ của Internet di động cho doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ kinh tế số
đòi hỏi Internet tốc độ cao.
Do đó, ơng Thiều Phương Nam, Tổng giám đốc Qualcomm Việt Nam và Đông
Dương, cho rằng ngay từ bây giờ Chính phủ và các doanh nghiệp cần nghĩ đến việc
chuẩn bị các phương án triển khai dịch vụ 5G (cho phép kết nối Internet nhanh hơn 4G
gấp nhiều lần) để có thể theo kịp xu hướng thế giới (vì nửa đầu năm 2019 sẽ có điện thoại
thơng minh tích hợp 5G). Cơng nghệ 5G sẽ tạo cơ sở hạ tầng tốt cho việc kết nối theo xu
hướng Internet kết nối vạn vật, mở ra cơ hội kinh doanh rất lớn cho các doanh nghiệp
Việt.
4. Giải pháp thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế số ở Việt Nam
Thứ nhất, Cần một tư duy quản lý thơng thống
Các chuyên gia cho rằng mặc dù nền kinh tế số của Việt Nam đang bắt nhịp với xu
hướng chung của thế giới nhưng đến nay nước ta vẫn chưa có cơ chế, chính sách hồn

thiện để điều chỉnh hoạt động của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong lĩnh vực này.
Các doanh nghiệp Internet đã chỉ ra nhiều điểm bất cập trong chính sách quản lý doanh
nghiệp trong lĩnh vực này tại Việt Nam và chính sách hiện nay đang quản họ quá chặt;
trong khi đó, những doanh nghiệp ngồi nước như Google, Facebook… có thể kinh
doanh xun biên giới vào Việt Nam. Điều này đã tạo ra một cuộc cạnh tranh bất bình
đẳng giữa các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài ngay tại thị trường Việt Nam.
Trong lĩnh vực nội dung số trên nền tảng Internet, doanh nghiệp nội địa có tiềm lực
tài chính yếu hơn lại bị quản lý chặt nên gặp nhiều khó khăn hơn những doanh nghiệp
nước ngồi (như Facebook, Google…) khơng bị quản lý bởi chính sách của Việt Nam.
Nền kinh tế của Việt Nam phát triển được như hiện nay là nhờ 20 năm trước nước ta đã
mở cửa cho kết nối Internet. Do đó, trong thời gian tới Chính phủ cần tháo gỡ chính sách


quản lý trong lĩnh vực Internet để doanh nghiệp có thể cạnh tranh cơng bằng với doanh
nghiệp nước ngồi.
Nếu chính sách quản lý khơng cởi mở, khơng đúng thì sẽ làm cho cả doanh nghiệp
trong nước và nền kinh tế của quốc gia bị yếu thế trong cuộc cạnh tranh với doanh nghiệp
nước ngoài và các nền kinh tế trên thế giới.
Thứ hai, Việt Nam cần có chiến lược tầm quốc gia
Các khảo sát cho thấy, mặc dù đã có những văn bản hướng dẫn, nhưng thực tế vẫn
còn nằm rải rác và chưa có một Chiến lược Quốc gia về phát triển kinh tế số. Lĩnh vực
này đặc biệt vì nó diễn ra q nhanh và tác động q lớn nên rất nhiều quốc gia bắt tay
vào xây dựng định hướng và chiến lược phát triển chung, dù trước đây họ chưa có ý
tưởng phát triển kinh tế số. Cùng với nhiều chính sách khác, mới đây Thủ tướng Chính
phủ đã ký ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTg về tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách
mạng công nghiệp 4.0, chú trọng xây dựng nền quản trị thông minh, ưu tiên phát triển
công nghiệp công nghệ số, nông nghiệp thơng minh, du lịch thơng minh, đơ thị thơng
minh…
Điều đó cho thấy, Đảng, Nhà nước và Chính phủ đã có định hướng, nhưng các định
hướng này còn rời rạc trên các văn bản khác nhau và chưa có định hướng, chiến lược

chung Quốc gia.
Do vậy, việc xây dựng, phát triển nền kinh tế số và công nghiệp thông minh nhằm tái
cấu trúc nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao năng
suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh là một nhiệm vụ cấp thiết.
Từ kinh nghiệm xây dựng nền kinh tế số mà Diễn đàn Kinh tế Thế gới (WEF) đã
tham khảo tại Đan Mạch, bà Kelly Ommundsen, Trưởng nhóm cộng đồng, Sáng kiến
Kinh tế số và Hệ thống xã hội WEF khuyến cáo, Việt Nam phát triển kinh tế số không chỉ
dừng lại ở từng cá nhân, quốc gia mà phải đánh giá trên tổng thể vai trò của cả khu vực,
như đánh giá tổng thể xu hướng phát triển kinh tế số của ASEAN như thế nào để đặt Việt
Nam trong bối cảnh chung đó thì mới xây dựng được chiến lược phát triển kinh tế số hiệu
quả.
Tuy nhiên, điều quan trọng để xây dựng chiến lược kinh tế số thành cơng thì Việt
Nam phải kết nối được các Bộ, ngành trong tổng thể hệ thống.
KẾT LUẬN


Kinh tế số được xác định là một trong những trụ cột tất yếu và có vai trị quan trọng
đối với tăng trưởng kinh tế, tạo ra bước đột phá cho mỗi quốc gia trong trong bối cảnh thế
giới đang bước vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Nhiều giải pháp công nghệ trong
các lĩnh vực được ra đời, mang lại những lợi ích to lớn mà các giai đoạn trước khơng có
được. Vì vậy, Việt nam cần đi tắt đón đầu, nắm bắt cơ hội, bắt kịp xu hướng phát triển
nền kinh tế số để tạo động lực cho phát triển kinh tế của quốc gia và khu vực.
Tài liệu tham khảo:
1. OECD (2014) ‘Measuring the Digital Economy: A New Perspective’. OECD Publishing.

/>2. OECD (2017) ‘OECD Digital Economy Outlook 2017’. OECD Publishing, Paris.

/>3. UNCTAD (2017) ‘The New Digital Economy and Development’, United Nations

Conference on Trade and Development,

/>4. Paul Budde (2015) ‘South Korea – Digital Economy’. Paul Budde Communication Pty

Ltd
5. Paul Budde (2017) ‘Singapore – Fixed Broadband Market, Digital Economy and Digital

Media - Statistics and Analyses’. Paul Budde Communication Pty Ltd
6. Paul Budde (2016) ‘China - Digital Economy and Digital Media’. Paul Budde

Communication Pty Ltd
7. baochinhphu.vn



×