Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Khả năng tham gia chuỗi giá trị may mặc toàn cầu của doanh nghiệp việt nam trong bối cảnh nền kinh tế số

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (547.95 KB, 20 trang )

Khả năng tham gia chuỗi giá trị may mặc toàn cầu của doanh
nghiệp Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế số
Tóm tắt: Việc tham gia chuỗi giá trị may mặc toàn cầu đã mang lại nhiều cơ hội
phát triển cho doanh nghiệp may mặc Việt Nam. Từ một nước chỉ giới hạn thị trường
xuất khẩu tại Liên Xô (cũ) và các nước Đông Âu, công nghiệp may mặc Việt Nam đã trở
thành ngành xuất khẩu chủ lực, có đóng góp khơng nhỏ vào nguồn thu ngoại tệ cũng như
cho GDP của nền kinh tế. Tuy nhiên, hiệu quả kinh tế từ việc tham gia chuỗi vẫn chưa
tương xứng với vị trí của một quốc gia xuất khẩu hàng may mặc lớn thứ ba trên thế giới.
Lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp Việt Nam nhận được phụ thuộc rất lớn vào hoạt động
mà doanh nghiệp tham gia có giá trị gia tăng cao hay thấp trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Với thực tế hàng may mặc của Việt Nam chủ yếu được xuất khẩu dưới hình thức gia
cơng, lợi ích kinh tế lớn nhất mà doanh nghiệp thu được là phí gia cơng.
Hạn chế về trình độ lao động, cơng nghệ, khơng có mối quan hệ trực tiếp với các
nhãn hàng may mặc cũng như các hãng bán lẻ thời trang thế giới đã gây khó khăn cho
doanh nghiệp Việt Nam trong việc tiếp cận các hoạt động có giá trị gia tăng cao trong
chuỗi giá trị may mặc tồn cầu. Bài viết này sẽ tập trung phân tích thực trạng tham gia
chuỗi giá trị toàn cầu của doanh nghiệp may mặc Việt Nam, đánh giá những tác động
của bối cảnh nền kinh tế số đến khả năng tham gia chuỗi và đưa ra một số gợi ý nhằm
nâng cao khả năng tham gia chuỗi của doanh nghiệp may mặc Việt Nam.
Từ khóa: chuỗi giá trị may mặc tồn cầu, tự động hóa, giá trị gia tăng
CHUỖI GIÁ TRỊ MAY MẶC TỒN CẦU
Phân cơng lao động xã hội ngày càng phức tạp, phạm vi phân công lao động xã hội
càng lớn khiến cho quá trình tạo ra sản phẩm ngày càng chi tiết và trải rộng ra trên không
gian nhiều nền kinh tế. Song song với đó là sức ép cạnh tranh mang tính tồn cầu ngày
càng tăng. Một trong những cách các công ty, doanh nghiệp lựa chọn để tăng khả năng
cạnh tranh đó là tham gia vào q trình tạo ra sức cạnh tranh mang tính hệ thống, có
nghĩa là tham gia vào một hoặc một số hoạt động trong chuỗi giá trị. Kết quả là chuỗi giá
trị của một sản phẩm sẽ được thực hiện trong giới hạn phạm vi một khu vực địa lý cụ thể
(một quốc gia) hoặc có thể trải rộng trên phạm vi nhiều quốc gia và hình thành nên chuỗi
giá trị toàn cầu (Global Value Chain - GVC).



GVC là chuỗi các hoạt động được phân chia thành nhiều hoạt động khác nhau và
được thực hiện ở các nước khác nhau, là tập hợp chuỗi giá trị gia tăng của ngành công
nghiệp được tổ chức hoạt động trên tồn cầu. (Gereffi và Korzeniewicz, 1994). Các hoạt
động chính trong GVC có thể được gọi theo nhiều cách khác nhau như các hoạt động
(cơng đoạn) chính, bao gồm: nghiên cứu phát triển (R&D), thiết kế, sản xuất - lắp ráp,
logistics, phân phối và tiêu thụ. Tại mỗi một công đoạn, giá trị lại được tăng thêm, tuy
nhiên, sự phân bổ giá trị gia tăng (GTGT) tại mỗi công đoạn là không giống nhau. Tùy
thuộc vào khả năng nắm giữ các yếu tố mang giá trị cốt lõi trong chuỗi, hoạt động R&D
và tiêu thụ, bán lẻ là các hoạt động mang lại GTGT lớn nhất, tiếp theo là thiết kế và phân
phối, và hoạt động sản xuất - gia công có giá trị thấp nhất.
Chuỗi giá trị may mặc tồn cầu là tập hợp các hoạt động bắt đầu từ cung ứng đầu
vào, R&D, nhãn hiệu, sản xuất - chế biến cho đến vận chuyển, phân phối, marketing, bán
lẻ với sự tham gia của nhiều chủ thể khác nhau, ở nhiều khu vực địa lý khác nhau. Nói
cách khác, chuỗi giá trị may mặctoàn cầu được chia thành các hoạt động thượng nguồn
với R&D, nhãn hiệu, thiết kế, sản xuất - lắp ráp và các hoạt động hạ nguồn với phân phối,
marketing và bán lẻ/ dịch vụ sau bán hàng. Trong mỗi hoạt động bao gồm nhiều hoạt
động nhỏ với sự tham gia của nhiều chủ thể ở nhiều nước khác nhau.
Có thể mơ hình hóa q trình tham gia chuỗi giá trị may mặc toàn cầu với các hoạt
động cụ thể với sự tham gia của các chủ thể khác nhau, bắt đầu từ hoạt động cung cấp
nguyên liệu thơ cho đến khi đưa sản phẩm hồn chỉnh đến người tiêu dùng cuối cùng như
hình 1.
May mặc là mặt hàng thuộc ngành chế tạo nêncác hoạt động trong GVC có dạng
mạng, bắt đầu là sản xuất - thu mua các yếu tố đầu vào cần thiết trước khi các nhà sản
xuất gia công thành sản phẩm, cuối cùng là phân phối và tiêu thụ. Sản xuất gia công bao
gồm nhiều hoạt động nhỏ với sự tham gia của nhiều chủ thể khác nhau nhưng lại nằm ở
đáy của GVC do giá trị gia tăng tạo ra thấp nhất, lợi ích kinh tế thu được chủ yếu dựa vào
giá nhân công và quy mô sản xuất.
Bên cạnh các chủ thể tham gia trực tiếp vào các hoạt động trong chuỗi, để các hoạt
động trong chuỗi vận hành thông suốt và hiệu quả cịn có vai trị quan trọng của các chủ

thể hỗ trợ, bao gồm: chính phủ, bộ ban ngành, hiệp hội ngành hàng, tổ chức xúc tiến
thương mại…


NGƯỜI TIÊU DÙNG CUỐI CÙNG
BÁN LẺ
Bán bn

Bán lẻ

Chun dụng

tồn cầu
XUẤT KHẨU
Đại lý

nhãn hiệu

mua hàng

SẢN XUẤT
Nhãn hiệu

Nhà máy may mặc

toàn cầu
PHỤ KIỆN

cắt - may)


Nhà thầu

phụ
Nhà máy dệt
Vải (sợi, dệt)

Trang trí
(cúc, khóa

kéo
Sợi

elastic …)

NGUYÊN
LIỆU THÔ

Xơ tự nhiên

Xơ nhân tạo

chức xúc tiến thương mại)

Marketer

Chủ thể hỗ trợ (chính phủ, bộ ngành liên quan, hiệp hội dệt may, tổ

Nhãn hiệu

(cotton, len, lụa)

(polyester, nylon)
Hình 1: Hoạt động cụ thể trong chuỗi giá trị may mặc toàn cầu
Nguồn: ILO, 2017
THỰC TRẠNG THAM GIA CHUỖI GIÁ TRỊ MAY MẶC TOÀN CẦU CỦA
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
Thời điểm đánh dấu mốc quá trình tham gia chuỗi giá trị may mặc tồn cầu của
doanh nghiệp Việt Nam có sự phát triển vượt bậc là sau khi Hiệp định thương mại Việt
Nam - Hoa Kỳ có hiệu lực. Với ưu đãi về thuế cộng thêm lợi thế về chi phí nhân cơng


thấp, hàng may mặc Việt Nam đã có sức cạnh tranh cao trên thị trường Hoa Kỳ. Đến năm
2017, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu hàng may mặc lớn thứ ba vào thị trường
Hoa Kỳ (sau Trung Quốc và Bangladesh). Cùng với thị trường Hoa Kỳ, thị trường EU,
Nhật Bản cũng mở rộng cho ngành công nghiệp may mặc Việt Nam hội nhập vào nền
kinh tế toàn cầu.

Bảng 1: Tổng quan ngành công nghiệp dệt may Việt Nam năm 2016
Số lượng doanh nghiệp
Số lượng doanh nghiệp tham gia xuất khẩu

6.000
2.500
Tư nhân: 59%

Số lượng doanh nghiệp có trên 50 lao động

FDI: 36,3%
Nhà nước: 2,7%
May mặc: 70%


Số lượng doanh nghiệp theo cơng đoạn sản
xuất

Số lượng lao động
Tuổi trung bình của lao động
Sản phẩm xuất khẩu chủ lực

Sản xuất sợi: 8%
Dệt: 17%
Nhuộm: 4%
Hỗ trợ: 3%
2,5 triệu
28
Áo khốc, áo phơng, quần, áo sơ mi
Nguồn: Đỗ Quỳnh Chi, 2017

Số lượng doanh nghiệp may mặc chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu doanh nghiệp dệt may
ở Việt Nam, ở mức 70%. Hàng may mặc cũng là sản phẩm dệt may xuất khẩu chủ yếu
của Việt Nam. Với lực lượng lao động dồi dào, độ tuổi trung bình ở ngưỡng tốt nhất cho
đặc thù cơng việc của ngành may, Việt Nam trở nên hấp dẫn với các nhà đầu tư may mặc
nước ngồi, trong đó Hàn Quốc, Đài Loan và HongKong là 3 nhà đầu tư lớn nhất; Bình
Dương, Đồng Nai và Tây Ninh là 3 địa phương thu hút số vốn đầu tư nước ngoài vào
ngành may mặc lớn nhất.
Với tổng quan chung của ngành công nghiệp may mặc như trên, thực trạng tham gia
chuỗi giá trị may mặc toàn cầu của doanh nghiệp Việt Nam được phân tích trên các khía
cạnh sau:
Tham gia chủ yếu vào hoạt động sản xuất trong chuỗi giá trị may mặc toàn cầu


Đặt trong khung phân tích chuỗi giá trị may mặc toàn cầu, doanh nghiệp Việt Nam

mới chủ yếu tham gia hoạt động sản xuất thông qua may gia công cho các nhà cung cấp
cấp 1 hoặc đại lý mua hàng (là các chủ thể chịu trách nhiệm trực tiếp với khách hàng
quốc tế là các hãng thời trang) đến từ Hàn Quốc, Đài Loan và HongKong, các hoạt động
còn lại trong chuỗi vẫn nằm ngoài khả năng của doanh nghiệp may mặc Việt Nam.

Ngoài nước

Đầu vào

R&D

Sản xuất

- Thiết kế
- R&D
- Thương hiệu
Phân phối

Bán lẻ

- Sợi
- May
- Dệt
- Gia công
- Nhuộm
- Hồn tất
Trong nước
Hình 2: Chuỗi giá trị may mặc của Việt Nam
Nguồn: tác giả biên soạn
Sản xuất - xuất khẩu là hoạt động chủ yếu doanh nghiệp Việt Nam trong chuỗi giá trị

may mặc toàn cầu. Với lợi thế về nguồn lao động dồi dào, chi phí thấp, đặc điểm của
hàng may mặc là thâm dụng lao động nên hoạt động gia công sản xuất hàng dệt may là
lợi thế của doanh nghiệp may mặc Việt Nam.
Bảng 2: Sản lượng hàng may mặc do DN Việt Nam sản xuất giai đoạn 2012 - 2017
Đơn vị tính: triệu cái
Năm
2012
2013
2014
2015
2016
2017
Quần áo
3.144,1
3.424,0
3.706,5
4.320,0
4.530,0
4.807,9
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Năng lực sản xuất hàng may mặc của doanh nghiệp Việt Nam tăng mạnh trong giai
đoạn 2012 - 2017. Năm 2016, xuất khẩu 3.903 triệu sản phẩm may mặc (Lê Hồng Thuận,
2017), chiếm 86% tống sản lượng hàng may mặc của cả nước. Chỉ có khoảng 14% hàng
may mặc do doanh nghiệp Việt Nam sản xuất được tiêu thụ nội địa. Điều này có nghĩa là,
thị trường may mặc với gần 100 triệu dân Việt Nam được đánh giá khoảng 4,1 tỷ USD bị


chi phối chủ yếu bởi hàng nhập khẩu tiểu ngạch, hàng nhập khẩu từ các hãng thời trang,
bán lẻ thời trang quốc tế, thậm chí cả hàng gia cơng khơng rõ nguồn gốc.
Khối doanh nghiệp FDI có lợi thế vượt trội so với khối doanh nghiệp trong nước

Ngay cả trong khả năng tham gia hoạt động sản xuất, xuất khẩu - hoạt động doanh
nghiệp Việt Nam có lợi thế nhất trong chuỗi giá trị may mặc tồn cầu thì ưu thế vượt trội
vẫn thuộc về khối doanh nghiệp FDI. Biểu hiện cụ thể, Tập đoàn dệt may Việt Nam
(Vinatex) được đánh giá có quy mơ sản xuất lớn nhưng sản lượng của các cơng ty thuộc
Tập đồn chỉ chiếm khoảng 5% sản lượng sản xuất hàng may mặc của cả nước. Khối
doanh nghiệp trong nước nói chung và thuộc Vinatex nói riêng chiếm 2/3 tổng số doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực may mặc nhưng chủ yếu tham gia hoạt động sản xuất
trong chuỗi giá trị may mặc toàn cầu trong vai trò nhà cung cấp cấp 2 và nhà thầu phụ.
Trong khi đó, khối doanh nghiệp FDI chỉ chiếm tỷ trọng khoảng 25% nhưng đóng góp
76,6% tổng giá trị xuất khẩu hàng may mặc (cao hơn mức trung bình của khối doanh
nghiệp FDI đóng góp vào tổng giá trị xuất khẩu của cả nền kinh tế là 63%), đồng thời,
chiếm gần 70% lượng hàng may mặc sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam (ILO, 2017).
Thực tế này còn được thể hiện qua việc các nhãn hiệu thời trang khi chọn Việt Nam
là địa điểm gia cơng thì doanh nghiệp FDI ln đóng vai trị là nhà cung cấp cấp 1. Chỉ
có một số ít doanh nghiệp may mặc Việt Nam có quy mơ sản xuất lớn, có uy tín trên thị
trường mới được tham gia dưới vai trị nhà cung cấp cấp 1, phần còn lại là nhà cung cấp
cấp 2, 3, nhà thầu phụ.
Bảng 3: Top 10 nhãn hiệu đặt nguồn cung cấp theo số lượng doanh nghiệp gia công
sản xuất tại Việt Nam
Nhãn hiệu
Số lượng nhà cung cấp

Nike
34

Adida
s
32

Levis’

24

Ga

Mang Kohl

p
23

o

s
18

14

Zara Columbia Macy’s
11

11

9

H&
M
8

Nguồn: Đỗ Quỳnh Chi, 2017
Doanh nghiệp Việt Nam có lợi thế sản xuất sản phẩm may mặc thể thao (Nike,
Adidas) nên số lượng nhà cung cấp cao gấp 3 lần so với hàng may mặc thông thường

(Zara, H&M). Tuy nhiên, có sự khác biệt khá lớn giữa nhóm doanh nghiệp trong nước và
nhóm doanh nghiệp FDI trong vai trò là nhà cung cấp cho các khách hàng quốc tế là các
nhãn hiệu thời trang này. Cụ thể, với nhãn hiệu Nike, chỉ có 10/34 nhà cung cấp là doanh
nghiệp trong nước, hay với nhãn hiệu Inditex chỉ có 2/26 nhà cung cấp là doanh nghiệp
trong nước, còn lại là doanh nghiệp FDI (Đỗ Quỳnh Chi, 2017). Các doanh nghiệp FDI
trong lĩnh vực hàng may mặc chủ yếu của Hàn Quốc, Đài Loan, HongKong và Trung
Quốc đóng vai trò nhà cung cấp cấp 1 hoặc đại lý mua hàng cho các nhãn hiệu may mặc


quốc tế. Chỉ có khoảng 10 - 15 doanh nghiệp may mặc lớn của Việt Nam đang thực hiện
vai trò nhà cung cấp cấp 1 như Việt Tiến, Nhà Bè, Phong Phú…(Đỗ Quỳnh Chi, 2017).
Giá trị gia tăng từ các hoạt động trong chuỗi giá trị may mặc toàn cầu đạt thấp

Hình 3: Tỷ lệ doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc theo hình thức xuất khẩu
Nguồn: Lê Hồng Thuận, 2017
Số lượng doanh nghiệp may mặc tham gia sản xuất dưới hình thức các hợp đồng gia
cơng có giá trị thấp chiếm tỷ lệ lớn nên hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam
tuy tăng mạnh về lượng và giá trị nhưng giá trị gia tăng lại giảm. Nếu trong năm 2006, tỷ
lệ giá trị gia tăng từ hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của doanh nghiệp Việt Nam là
20,3% thì đến năm 2013, tỷ lệ này đã giảm xuống 13,2% (UNIDO, 2015).
Đối với phương thức sản xuất CMT, đơn vị sản xuất chỉ thực hiện cắt may, dựng và
hoàn tất, với nguyên vật liệu và thu mua hàng hóa sau sản xuất do bên đặt hàng thực hiện,
do đó, giá trị gia tăng rất thấp. Thơng thường đơn giá gia công CMT là 25% giá trị xuất
khẩu và lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp gia công chỉ đạt 1 - 3% đơn giá gia
công. Đối với đơn hàng FOB, các doanh nghiệp chịu trách nhiệm nhập khẩu nguyên vật
liệu và sản xuất đơn hàng, doanh nghiệp được hưởng khoảng 30% giá trị xuất khẩu và lợi
nhuận sau thuế đạt khoảng 3 - 5% doanh thu thuần. Đối với đơn hàng ODM, các doanh
nghiệp chịu trách nhiệm thêm khâu thiết kế so với FOB, lợi nhuận sau thuế đạt khoảng 5
- 7%. Như vậy với kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của các doanh nghiệp Việt Nam
là 9,4 tỷ USD năm 2016, giả sử tỷ lệ lợi nhuận sau thuế/doanh thu thuần ở mức trung

bình là 2% (CMT), 4% FOB và 6% (ODM) thì phần lợi nhuận sau thuế các doanh nghiệp
Việt Nam nhận được chỉ là 0,26 tỷ USD (khoảng 3% kim ngạch xuất khẩu) (Lê Hồng
Thuận, 2017).


Hình 4: Giá trị gia tăng của từng hoạt động đối với sản phẩm áo sơ mi nam
Nguồn: Hiệp hội Dệt may Việt Nam
Số liệu về phân bổ GTGT của sản phẩm áo sơ mi nam theo từng hoạt động trong
chuỗi giá trị may mặc tồn cầu ở hình 4 cho thấy, hoạt động mà doanh nghiệp may mặc
Việt Nam tham gia là sản xuất gia cơng - CMT có tỷ lệ giá trị gia tăng thấp thứ hai là 3%
(sản xuất nguyên liệu chiếm 2%). Việc không tham gia vào các hoạt động có giá trị gia
tăng cao trong chuỗi đã khiến cho hiệu quả kinh tế từ tăng trưởng xuất khẩu hàng may
mặc đạt thấp.
Như vậy, ngay cả trong hoạt động được đánh giá là doanh nghiệp Việt Nam có thế
mạnh như hoạt động sản xuất nhưng hiệu quả kinh tế đạt được đối với nền kinh tế còn
thấp. Hơn nữa, với cách thức tham gia hoạt động sản xuất trong chuỗi giá trị may mặc
toàn cầu chủ yếu dưới vai trò nhà cung cấp cấp 2 và nhà thầu phụ, khả năng tham gia
chuỗi của doanh nghiệp may mặc Việt Nam cũng không bền vững. Lợi thế chi phí nhân
cơng thấp có thể bị thay thế khi hàng may mặc có xu hướng chuyển từ thâm dụng lao
động sang thâm dụng công nghệ do ảnh hưởng bởi xu hướng tự động hóa trong dây
chuyền sản xuất khơng địi hỏi tính khác biệt q lớn trong sản phẩm. Mặt khác, việc xuất
hiện các quốc gia có chi phí nhân công thấp hơn, năng suất lao động cao hơn Việt Nam
có thể là lựa chọn tốt hơn cho các nhãn hiệu may mặc quốc tế cũng như các đại lý mua
hàng nước ngồi.
NGÀNH CƠNG NGHIỆP MAY MẶC THẾ GIỚI TRONG BỐI CẢNH NỀN
KINH TẾ SỐ
Xu hướng chuỗi giá trị may mặc toàn cầu xanh
Nhờ việc ứng dụng thành tựu của các cuộc cách mạng khoa học công nghệ, nền kinh
tế nhiều quốc gia đã có những bước phát triển vượt bậc. Tuy nhiên, nền kinh tế nhiều
quốc gia cũng như kinh tế toàn cầu đang phải đối diện với ngày càng nhiều các vấn đề

kinh tế xã hội gây bất ổn cho q trình phát triển kinh tế tồn cầu. Đó là tình trạng ơ
nhiễm mơi trường nghiêm trọng, biến đổi khí hậu ngày càng khó đối phó, những bất công


trong xã hội cũng tăng lên do khoảng cách giầu nghèo có xu hướng nới rộng. Trong bối
cảnh đó, nền kinh tế thế giới chuyển hướng phát triển vì mục tiêu kinh tế xanh, tăng
trưởng xanh.
Kinh tế số trong ngành cơng nghiệp may mặc tồn cầu đặt ra u cầu phát triển cơng
nghệ theo hướng hình thành và phát triển kinh tế xanh, chuỗi giá trị toàn cầu xanh. Các
nhà nghiên cứu đã đưa ra khái niệm về kinh tế xanh với ba đặc điểm chính là nền kinh tế
thân thiện với mơi trường, giảm phát thải khí nhà kính để giảm thiểu biến đổi khí hậu; là
nền kinh tế tăng trưởng theo chiều sâu, hao tốn ít nhiên liệu, tăng cường các ngành công
nghiệp sinh thái, đổi mới công nghệ; và là nền kinh tế tăng trưởng bền vững, xóa đói
giảm nghèo và phát triển cơng bằng xã hội. Theo đó, một nền kinh tế xanh là một nền
kinh tế sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng và tài nguyên thiên nhiên, có mức phát
thải thấp, giảm thiểu những rủi ro về mơi trường và cải thiện tính công bằng xã hội
(Nguyễn Hồng Nhung, 2016).
Đặt trong bối cảnh nền kinh tế xanh, khái niệm chuỗi giá trị toàn cầu xanh cũng được
đưa ra, trong đó bao gồm cả chuỗi giá trị may mặc tồn cầu xanh. Theo đó, chuỗi giá trị
may mặc tồn cầu xanh chính là tập hợp các hoạt động được thực hiện nhằm hướng tới
mục tiêu phát triển nền kinh tế xanh, tăng trưởng bền vững trên toàn cầu.

Hoạt động trong chuỗi giá trị may mặc toàn cầu


Hoạt động trong chuỗi giá trị may mặc tồn cầu

Hình 5: So sánh giá trị gia tăng và mức độ ô nhiễm giữa các hoạt động trong chuỗi
giá trị may mặc toàn cầu
Nguồn: tác giả biên soạn dựa trên UN Environment, RIGVC UIBE, 2017

Chuỗi giá trị may mặc toàn cầu xanh yêu cầu thực hiện các biện pháp liên quan đến
sản phẩm may mặc bao gồm như: hạn chế mức độ formaldehyde quá mức trong hàng dệt
may; thuốc nhuộm Azo dùng trong vải và quần áo; quá nhiều arsen, crôm, đồng, chì, thủy
ngân và niken trong hàng dệt may; nhãn hiệu hoặc nhãn hàng dệt không phù hợp với luật
pháp của nước nhập khẩu; bao bì dệt khơng đáp ứng các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường
hoặc yêu cầu của bao bì xanh; nhà sản xuất khơng đạt được chứng nhận hệ thống chất
lượng ISO9000; nhà sản xuất không nhận được chứng nhận môi trường ISO14000; không
ghi nhãn môi trường trên hàng dệt may.Ngoài ra, riêng EU đang áp dụng quy định “Dấu
chân môi trường trong sản phẩm” (Product Environmental Footprint - PEF) được dựa
trên nghiên cứu về “Vòng đời của sản phẩm” (Product Life Cycle - PLA). Theo đó, hàng
nhập khẩu nói chung và hàng may mặc nhập khẩu nói riêng khi vào thị trường EU sẽ bị
kiểm tra từ mỗi giai đoạn sản xuất cho đến toàn bộ chuỗi cung ứng. Đánh giá của PEF
bao gồm toàn bộ vịng đời của q trình sản xuất, từ việc khai thác và chế biến nguyên
liệu, sản xuất sản phẩm, vận chuyển, bán sản phẩm, sử dụng sản phẩm, bảo trì, tái chế và
cuối cùng là tồn bộ q trình xử lý chất thải sau khi cung cấp. Chỉ sau khi doanh nghiệp
cung cấp dữ liệu đánh giá PEF và với điểm số chỉ số đánh giá trên 70% thì hàng may mặc
mới được phép nhập khẩu vào EU. Có thể nhận thấy, giá trị gia tăng và mức độ ô nhiễm
môi trường giữa các hoạt động trong chuỗi giá trị may mặc tồn cầu có mối quan hệ
ngược chiều nhau. Hoạt động nào có mang lại ít giá trị gia tăng thì lại càng gây ơ nhiễm


môi trường (sản xuất, gia công); ngược lại, hoạt động nào có giá trị gia tăng cao thì lại
thân thiện với môi trường (bán lẻ, R&D). Để thực hiện mục tiêu “xanh” trong chuỗi, khi
thực hiện các hoạt động trong chuỗi giá trị may mặc toàn cầu, nhà sản xuất sẽ phải cân
đối giữa giá trị gia tăng đạt được với mức độ ô nhiễm môi trường do các hoạt động trong
chuỗi gây ra. Việc ứng dụng các phần mềm quản lý được số hóa đã cho phép các quốc gia
dễ dàng kiểm duyệt được yếu tố “xanh” trong một sản phẩm may mặc. Việc hướng tới
mục tiêu “xanh hóa” chuỗi giá trị may mặc toàn cầu sẽ khiến cho ngành công nghiệp may
mặc thế giới phát triển bền vững hơn, tuy nhiên, đây lại là thách thức đối với các doanh
nghiệp sản xuất hàng may mặc đến từ các nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam.

Xu hướng chuỗi giá trị may mặc fast-fashion
Nền kinh tế số với sự phát triển mạnh mẽ của các giao dịch trực tuyến đã khiến cho
thương mại quốc tế tăng trưởng nhanh chóng. Các giao dịch trực tuyến diễn ra một cách
dễ dàng, thuận tiện đã khiến cho khoảng cách về vị trí địa lý giữa các nhà sản xuất, giữa
nhà sản xuất với người tiêu dùng ngày càng thu hẹp lại. Nền kinh tế số đã có tác động lớn
đến việc hình thành chuỗi giá trị may mặc tồn cầu theo xu hướng mới - xu hướng “thời
trang nhanh - fast fashion”.
Chuỗi giá trị may mặc toàn cầu theo xu hướng “fast-fashion” được xem là một tất
yếu đối với một sản phẩm mang tính thời trang cao như hàng may mặc. Xu hướng này
được hình thành từ hai phía, từ phía các hãng thời trang - nhà sản xuất và cả từ phía
người tiêu dùng. Từ phía các hãng thời trang - nhà sản xuất là do mục tiêu tối đa hóa lợi
nhuận, cịn từ phía người tiêu dùng là do nhu cầu muốn thay đổi liên tục nhờ mức sống
đã có nhiều cải thiện.
Xu hướng “fast-fashion” trong chuỗi giá trị may mặc toàn cầu được thể hiện qua việc
nếu như trước đây, hàng may mặc thời trang được chia thành hai mùa “xn/hạ” và
“thu/đơng” thì bắt đầu từ năm 2014, thời trang thế giới chứng kiến 54 “tiểu mùa - micro
seasons” mỗi năm (Cline, 2012). Với mục đích đẩy nhanh cầu tiêu dùng, các hãng thời
trang trên thế giới đã chuyển hướng kinh doanh theo mơ hình cạnh tranh bằng tốc độ và
giá cả, chất lượng thấp với số lượng tiêu thụ lớn thay vì cạnh tranh bằng chất lượng cao
với số lượng tiêu thụ hạn chế.
Đi đầu trong xu hướng này là Zara với tần suất đưa ra thị trường 10.000 mẫu thiết kế
mỗi năm, 2 lần/tuần trên toàn bộ hệ thống 1.670 cửa hàng của Zara trên toàn cầu. Đối thủ
cạnh tranh của Zara là H&M và Forever21 cũng thực hiện đưa ra thị trường hàng loạt các


phong cách mới, trong khi đó, Topshop cũng giới thiệu 400 kiểu mỗi tuần trên trang web.
Theo đó, thời gian sản xuất một đơn hàng của Zara hay H&M đã thay đổi từ 30 - 45 ngày
sang 10 - 15 ngày (Lê Hồng Thuận, 2017).
Xu hướng “fast-fashion” trong chuỗi giá trị may mặc toàn cầu một mặt cho thấy tốc
độ tăng trưởng nhanh chóng của ngành thời trang, mặt khác cho thấy đây là một cuộc đua

không dành cho những người chơi chậm chạp. Với vai trị gia cơng chủ yếu, đây chính là
một thách thức khơng nhỏ đối với các nhà sản xuất hàng may mặc đến từ các nước đang
và chậm phát triển.
Đi liền với xu hướng “fast-fashion” trong chuỗi giá trị may mặc toàn cầu là xu hướng
tiêu dùng hàng may mặc thông qua các kênh phân phối điện tử ngày càng gia tăng. Với
sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, các phương tiện điện tử ngày càng phát
triển và trở nên phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới. Khoảng cách về trình độ phát
triển, khoảng cách vị trí địa lý dường như bị giảm dần nhờ khả năng truy cập, trao đổi
thơng tin, mua bán hàng hóa rộng khắp tồn cầu. Với đặc điểm là một mặt hàng thời
trang, nhà sản xuất hàng may mặc bắt kịp rất nhanh với xu hướng tiêu dùng mới này, hơn
nữa, họ còn khai thác rất hiệu quả các kênh phân phối điện tử để mở rộng quy mơ tiêu thụ
hàng hóa. Tại thị trường Hoa Kỳ, Nhật Bản và EU có đến 30 - 40% người tiêu dùng
chuyển từ tiêu dùng truyền thống sang mua bán qua mạng amazon; trong khi tại thị
trường Trung Quốc có 24% người tiêu dùng chuyển sang sử dụng Tmall.com (kênh bán
hàng của trang Alibaba) để mua sắm hàng hóa (PWC, 2017).
Gia tăng hoạt động mua sắm online là biểu hiện rõ nét của xu hướng fast-fashion sẽ
tạo ra tốc độ phát triển nhanh chóng của ngành cơng nghiệp thời trang. Một mặt, đây là
tín hiệu phát triển của thương mại toàn cầu; mặt khác, đây lại là biểu hiện về tính thiếu ổn
định của mơi trường xã hội. Với quy mô tiêu thụ tăng mạnh sẽ tạo ra một khu vực thị
trường hàng may mặc “hết mốt”, “lỗi mốt” gây ra sự lãng phí, bất cơng với những khu
vực thị trường có mức tiêu thụ hạn chế.
Xu hướng tự động hóa, giảm sử dụng lao động
Nền kinh tế số đã có tác động rất lớn đến cơng nghệ sử dụng trong công nghiệp may
mặc với những thay đổi tích cực theo hướng tự động hóa, giảm sử dụng lao động, giảm
các chi phí khơng cần thiết trong q trình sản xuất.
Trong hoạt động may, đối với các sản phẩm may mặc mang tính thời trang, có nhiều
chi tiết khó và liên tục thay đổi, quy mơ đơn hàng nhỏ, nhiều kích cỡ khác nhau nên sẽ


khó thực hiện được tự động hóa trong sản xuất. Những khu vực sản xuất hàng hóa mang

tính đại trà với nhiều chi tiết cố định, ít thay đổi thì hồn tồn có khả năng áp dụng
robot, những cơng đoạn địi hỏi tay nghề cơng nhân cao, năng suất phụ thuộc vào cơng
nhân thì có những thiết bị tự động hóa để giảm số lượng cơng nhân, tăng năng suất và ổn
định chất lượng giữa các sản phẩm.
Áp dụng công nghệ thế hệ mới sẽ giúp tăng năng suất lao động và sử dụng ít lao động
hơn nên khoảng cách về chi phí lao động trong một sản phẩm giữa các quốc gia đang phát
triển và phát triển sẽ ngày càng hẹp lại. Bối cảnh này sẽ khiến cho những mặt hàng may
mặc thời trang giá trị cao thông qua tự động hóa thì hồn tồn có thể quay về chính quốc để
sản xuất. Tuy nhiên, điều này khơng có nghĩa là đồng loạt tất cả các mặt hàng may mặc đều
có khả năng dịch chuyển. Trong kết cấu của sản phẩm vẫn có chi phí lao động nên với
những mặt hàng may mặc mang tính đại trà, sản xuất hàng loạt thì chi phí lao động vẫn
đóng vai trị quan trọng và có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nơi sản xuất có chi phí
thấp.
Những tác động cụ thể của công nghệ trong nền kinh tế đến chuỗi giá trị may mặc
toàn cầu như: i) tạo cơ hội thay thế các thao tác mang tính lặp đi lặp lại không yêu cầu kỹ
năng, kinh nghiệm; các công đoạn liên quan đến hóa chất độc hại hoặc dễ gây tai nạn...
bằng robot máy móc cơng nghệ mới; ii) nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản
phẩm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người lao động; iii) nguy cơ đưa hoạt
động sản xuất hàng may mặc về lại nước nhập khẩu sẽ tạo ra sức ép để doanh nghiệp may
mặc tập trung khai thác thị trường nội địa; iv) tạo sức ép để doanh nghiệp may mặc phải
đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng cho người lao động.
Rõ nét nhất là việc sử dụng robot nhằm tự động hóa các cơng đoạn mang tính lặp lại,
không yêu cầu kỹ năng lao động sẽ làm gia tăng nguy cơ mất việc làm, đặc biệt là lao
động có trình độ thấp. Đây chính là thách thức đối với những doanh nghiệp tham gia
chuỗi chủ yếu dựa trên lợi thế về chi phí nhân cơng thấp, điển hình như doanh nghiệp
may mặc của Việt Nam. Nghiên cứu của Chang và cộng sự (2016) cho thấy, dự báo máy
móc cơng nghệ, cụ thể là robot có thể thay thế 65% lao động dệt may của Indonesia, 86%
của Việt Nam, 88% của Campuchia trong một thập niên tới. Dự đoán đến năm 2025,
trung bình tồn cầu về các hoạt động sản xuất do robot thực hiện sẽ tăng từ 10% lên 25%
trong tất cả các ngành.



Liên quan trực tiếp đến công nghiệp may mặc là việc ứng dụng robot “Sewbot” nhằm
tự động hóa dây chuyền sản xuất áo, giảm số lượng lao động tham gia vào hoạt động sản
xuất. Nhà sản xuất quần áo Trung Quốc - Tianyuan Garments Company, chuyên sản xuất
quần áo cho Adidas và Armani, đã ứng dụng Sewbot tại nhà máy mới nhất của họ ở
Arkansas (Hoa Kỳ), mà không phải tại Trung Quốc. Sewbot có khả năng thực hiện các
nhiệm vụ, bao gồm cắt, may, lắp ráp và may tay áo, kiểm tra chất lượng. Việc sử dụng
sewbot sẽ khiến cho trên mỗi dây chuyền may chỉ cần sử dụng 3-5 người, thay vì 10 cơng
nhân trên dây chuyền may thông thường, nghĩa là số lao động sẽ giảm 50-70%. Nói cách
khác, một người điều khiển robot có thể làm ra số áo mỗi giờ bằng 17 người làm. Việc sử
dụng robot đã làm tăng năng xuất của Tianyuan tại Arkansas. Một dây chuyền may do
con người thực hiện có thể sản xuất được 669 chiếc áo trong 8 giờ, trong khi đó, dây
chuyền may sử dụng sewbot của Tianyuan sản xuất được 1.142 chiếc áo. Điều đó có
nghĩa là nhà sản xuất có thể gia tăng được 71% sản lượng với tổng sản lượng 1,2 triệu
chiếc áo trong một năm (DevicePlus, 2018).
Năng suất tăng khiến cho chi phí sản xuất giảm. Thơng thường, để sản xuất một chiếc
áo khốc denim, chi phí nhân cơng là người Hoa Kỳ ở mức 7,47 USD, nhưng với dây
chuyển sản xuất sử dụng robot thì chi phí này giảm xuống mức 0,33 USD (DevicePlus,
2018). Nếu so với chi phí nhân cơng ở Bangladesh là khoảng 0,22 USD thì vẫn ở mức
cao, tuy nhiên, do sản xuất trên chính thị trường nước tiêu thụ nên nhà sản xuất tiết kiệm
được chi phí vận chuyển. Điều này sẽ khiến nhà sản xuất gia công cho các nhãn hàng
may mặc tiêu thụ trên thị trường Hoa Kỳ sẽ di chuyển nhà máy về lại Hoa Kỳ. Thực tế đã
minh chứng điều này với việc Tianyuan đã vận hành nhà máy mới ở Hoa Kỳ thay vì ở
Trung Quốc, nước vẫn được đánh giá có lợi thế cạnh tranh về chi phí lao động hơn Hoa
Kỳ. Tình huống này hồn tồn có thể xảy ra với trường hợp doanh nghiệp may mặc Việt
Nam khi lợi thế về nhân công giảm dần trong các hoạt động của chuỗi giá trị may mặc
toàn cầu.
MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ VỀ KHẢ NĂNG THAM GIA CHUỖI GIÁ TRỊ
MAY MẶC TOÀN CẦU CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH

NỀN KINH TẾ SỐ
Bối cảnh nền kinh tế số mang lại nhiều cơ hội tham gia chuỗi giá trị may mặc toàn
cầu cho doanh nghiệp Việt Nam, tuy nhiên, những thách thức về việc tự động hóa các
hoạt động trong chuỗi là vấn đề không nhỏ đối với doanh nghiệp may mặc Việt Nam.


Bên cạnh một số khuyến nghị về việc nâng cao nhận thức và cách nhìn nhận về cách thức
tham gia chuỗi giá trị may mặc toàn cầu; tăng thị phần trên thị trường may mặc nội địa,
tác giả tập trung nhiều hơn vào các khuyến nghị chính sau.
Nâng cao trình độ cho người lao động để có thể tham gia sâu hơn vào các hoạt
động có giá trị gia tăng cao trong chuỗi
Trình độ, kỷ luật của người lao động trong các doanh nghiệp may mặc làm ảnh
hưởng đến áp lực cạnh tranh từ nhà cung cấp, từ đó tác động đến khả năng tham gia
chuỗi giá trị may mặc toàn cầu của doanh nghiệp. Lao động trong doanh nghiệp may mặc
Việt Nam đang ở trong tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng lao động được đào tạo, có trình
độ chun môn cao và kỷ luật làm việc tốt.
Nguyên nhân dẫn đến sự thiếu hụt lao động trình độ cao xuất phát từ cả ba phía,
người sử dụng lao động, người lao động và cơ sở đào tạo lao động. Lao động ngành dệt
may chủ yếu là lao động phổ thông, khơng có định hướng phát triển nghề nghiệp lâu dài,
đa số người lao động đều có tâm lý chọn làm công nhân may mặc do không thể làm việc
khác nên người lao động không sẵn sàng đầu tư cho việc nâng cao trình độ. Mặt khác, các
chương trình đào tạo, nâng cao trình độ cho cơng nhân may mặc được nhận xét là cịn
nặng tính lý thuyết, thiếu tính thực hành nên các chương trình đào tạo khơng hấp dẫn
người học. Ngoài ra, giữa doanh nghiệp sử dụng lao động và cơ sở đào tạo chưa hình
thành được mối quan hệ, từ đó khơng tạo nên sự phối hợp để hình thành quan hệ cung
cầu lao động một cách hợp lý.


Thiếu hụt lao động có kỹ năng


Thiếu sự hợp tác giữa doanh nghiệp với
các cơ sở đào tạo

Cơ sở đào tạo may mặc hạn chế

Mất cân bằng về cung cầu lao động

Hình 6: Mơ hình cây về thiếu hụt lao động có trình độ của DN may mặc Việt Nam
Nguồn: Tác giả biên soạn dựa trên Dang Tan Duc, 2016
Đây chính là ngun nhân dẫn đến tình trạng gần 79% là lao động trong doanh
nghiệp may mặc là lao động phổ thông, 16% là công nhân kỹ thuật, trung cấp nghề, lao
động có trình độ cao với mức trình độ cao đẳng, đại học và trên đại học chỉ chiếm 4,67%
(Hồng Anh, 2016). Kết quả của tình trạng này là năng suất lao động của doanh nghiệp
may mặc thấp, thậm chí cịn tiềm ẩn những nguy cơ phát triển thiếu bền vững, làm giảm
tính lợi thế của lao động.


Hơn nữa, bối cảnh nền kinh tế số cũng như cách mạng công nghiệp 4.0 đã đặt ra
những thách thức về tự động hóa đối với bộ phận lao động giản đơn, ít kỹ năng nên việc
nâng cao trình độ lao động trong các doanh nghiệp may mặc là đặc biệt quan trọng để đối
phó với thách thức này. Ngồi ra, với hiện trạng nhiều quốc gia cũng tham gia chuỗi giá
trị may mặc toàn cầu dựa trên lợi thế về chi phí nhân cơng thấp như Việt Nam
(Bangladesh, Campuchia, Indonesia…), việc giảm áp lực cạnh tranh từ các đối thủ cạnh
tranh mới cũng như hiện tại sẽ phải dựa vào các yếu tố cạnh tranh về chất chứ không phải
về lượng, đó chính là trình độ và kỷ luật của người lao động. Nhiều doanh nghiệp may
mặc lớn hoặc thuộc Vinatex đã có sự đầu tư cho nâng cao trình độ lao động nhằm đáp
ứng nhu cầu sản xuất theo hình thức ODM, tuy nhiên, bộ phận doanh nghiệp vừa và nhỏ
thì vẫn đứng ngồi xu hướng đầu tư này.
Duy trì và nâng cấp vai trị nhà sản xuất, xuất khẩu lớn trong GVC
World Bank & Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2016) đã khuyến nghị cho các ngành kinh tế

nói chung của Việt Nam và doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc nói riêng, đó là “phải
tham gia sâu hơn vào hoạt động chế tác, lắp ráp cuối cùng trong GVC”. Kết quả của việc
tham gia sâu hơn vào công đoạn sản xuất trong GVC là doanh nghiệp may mặc Việt Nam
phải trở thành các nhà cung cấp cấp 1 của chuỗi, tăng tính chủ động cũng như GTGT từ
chuỗi.
Vai trò là nhà xuất khẩu lớn hàng may mặc trong chuỗi giá trị tồn cầu đã góp phần
mang lại nguồn ngoại tệ lớn cho nền kinh tế nhờ phí gia cơng. Theo Tổng cục Thống kê,
năm 2016, tổng phí gia cơng mà các doanh nghiệp Việt Nam thu được từ hoạt động nhận
gia cơng, lắp ráp hàng hóa cho nước ngồi đạt 8,6 tỷ USD. Trong đó, phí gia công của
hàng dệt may chiếm tỷ trọng lớn nhất với số ngoại tệ mang lại cho nền kinh tế là 4,1 tỷ
USD, chiếm 48% tổng phí gia cơng. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực khác như giầy dép
2,7 tỷ USD, chiếm 32% tổng phí gia cơng; lắp ráp điện thoại 268 triệu USD, chiếm 3,1%;
lắp ráp điện tử máy tính 63 triệu USD, chiếm 0,7% và gia cơng hàng hóa khác thu được
1,4 tỷ USD, chiếm 16,2% (Tổng cục Thống kê, 2018).
Chính vì vậy, việc tiếp tục duy trì mối quan hệ với các khách hàng quốc tế, đại lý
mua hàng để thực hiện các đơn hàng lớn, đảm bảo vị trí nhà sản xuất, xuất khẩu hàng
may mặc lớn trong GVC sẽ giúp giải quyết vấn đề việc làm cũng như tăng thu ngoại tệ
cho nền kinh tế. Song song với đó, doanh nghiệp may mặc Việt Nam cần tiếp cận các
hoạt động có GTGT cao hơn trong chuỗi.
Tiếp cận và thiết lập mối quan hệ chiến lược với các khách hàng quốc tế


Việc chủ yếu tham gia hoạt động sản xuất với vai trò nhà thầu phụ hoặc nhà cung cấp
cấp 2, 3 nên doanh nghiệp may mặc Việt Nam khơng có mối quan hệ trực tiếp với khách
hàng quốc tế, hầu hết phải thông qua trung gian là nhà cung cấp cấp 1 và đại lý mua
hàng. Điều này đã làm hạn chế khả năng tham gia các hoạt động có giá trị gia tăng cao
trong chuỗi giá trị may mặc tồn cầu. Hình thức gia cơng là giải pháp mang tính tức thời
giúp doanh nghiệp xâm nhập thị trường nước ngồi, tuy nhiên, nếu khơng tìm cách tiếp
cận dần các khách hàng quốc tế thì một mặt GTGT thu được thông qua các hoạt động
tham gia GVC đạt thấp, mặt khác, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ln

ở trong tình trạng bị động.
Kinh nghiệm tham gia chuỗi giá trị may mặc toàn cầu của doanh nghiệp Trung Quốc
đã cho thấy, những thành tựu phát triển của ngành công nghiệp may mặc Trung Quốc là
nhờ vào việc phát triển thị trường nội địa với hình thức OBM, cùng với thiết lập mối
quan hệ hợp tác với khách hàng nước ngồi để thực hiện hình thức ODM. Tương tự như
vậy, thành công của An Phước, Phong Phú trong nâng cấp các hoạt động tham gia chuỗi
giá trị may mặc tồn cầu cũng đều xuất phát từ việc hình thành được mối quan hệ trực
tiếp với khách hàng quốc tế. Những hỗ trợ về kỹ thuật, đảm bảo chất lượng sản phẩm,
thiết lập kênh phân phối của các khách hàng quốc tế đã giúp cho các doanh nghiệp may
mặc gia tăng giá trị từ các hoạt động trong GVC.
Những điển hình như An Phước, Phong Phú cần phải được nhân rộng, lan tỏa đến
nhiều doanh nghiệp may mặc trong nước khác để nâng cao khả năng tham gia chuỗi giá
trị may mặc tồn cầu.
Hình thành và phát triển cụm liên kết may mặc
Kinh nghiệm trong phát triển ngành công nghiệp may mặc của các nước trên thế giới
đều dựa trên sự phát triển các cụm liên kết, điển hình như Trung Quốc với việc hình
thành một mạng lưới hồn chỉnh từ cụm liên kết dệt cho đến cụm liên kết may mặc, đã
làm tăng khả năng tham gia chuỗi giá trị may mặc toàn cầu của các doanh nghiệp Trung
Quốc.
Cụm liên kết may mặc với sự tập trung các chủ thể liên quan đến các hoạt động trong
chuỗi giá trị trên một khu vực địa lý nhất định sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh cho sản
phẩm may mặc. Đồng thời, mối quan hệ hợp tác, liên kết chặt chẽ cùng phát triển sẽ làm
tăng vị thế của doanh nghiệp may mặc Việt Nam trong đàm phán với các đối tác nước
ngoài, cụ thế là các khách hàng quốc tế, các nhãn hiệu thời trang quốc tế.


Hiện nay, cụm liên kết may mặc đã được thực hiện qua hình thành và phát triển các
khu cơng nghiệp (Bình Dương, Đồng Nai, Chương Mỹ, Hưng Yên). Mặc dù, các khu
cơng nghiệp chưa có sự tập trung mạnh mẽ và chuyên biệt cho ngành công nghiệp may
mặc, các doanh nghiệp vẫn chưa xây dựng được sức cạnh tranh dựa trên lợi thế về liên

kết địa lý; tuy nhiên, đây là tín hiệu ban đầu khả quan cho hình thành cụm liên kết may
mặc sau này.
Do đặc điểm của phương thức sản xuất mà các doanh nghiệp may mặc Việt Nam thực
hiện là gia cơng nên mơ hình cụm liên kết may mặc của Việt Nam sẽ mang dáng dấp của
mơ hình vệ tinh. Mơ hình này làm hạn chế khả năng tham gia sâu vào GVC cũng như giá
trị gia tăng mang lại cho nền kinh tế thấp. Tuy nhiên, nếu khơng dựa vào các MNC thì
doanh nghiệp Việt Nam chưa có một doanh nghiệp may mặc nào có sự trưởng thành cả
về trình độ, cơng nghệ, vốn đủ để trở thành chỗ dựa cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ
cịn lại. Do đó, cần lựa chọn và phát triển một hoặc một số doanh nghiệp may mặc có uy
tín, có năng lực cạnh tranh cao để tạo dựng thành doanh nghiệp đóng vai trị trục bánh xe
(mơ hình trục bánh xe - nan hoa). Bên cạnh việc duy trì các hoạt động gia cơng cho các
khách hàng nước ngồi thì cần xây dựng cho nền kinh tế quốc dân một số thương hiệu
may mặc mạnh, tạo dựng uy tín tốt trên thị trường nội địa thơng qua các kênh phân phối,
bán lẻ. Từ đó làm tăng thêm giá trị cho hoạt động sản xuất kinh doanh may mặc trong
GVC./.
Tài liệu tham khảo:
1
Hoàng Anh (2016), “Khi nào may mặc xuất khẩu của Việt Nam ‘thốt kiếp gia
cơng’?”, Báo điện tử Bizlive, />2
Jae-Hee Chang, Gary Rynhart, Huynh P., 2016, ASEAN in transformation: Textiles,
clothing and footwear: Refashioning the future, ILO Publication, ISBN:
9789221311843 (web.pdf)
3
Đỗ Quỳnh Chi, 2017, The missing link in the chain? Trade regimes and Labour
Standards in the Garments, Footwear and Electronics Supply Chains in Vietnam,
Friedrich-Ebert-Stiftung,
4
Elizabeth Cline, 2012, Overdressed: The Shockingly High Cost of Cheap Fashion,
Portfolio Hardcover, ISBN 1591844614
5

DevicePlus Team2, 2018, Sewbot in the clothing manufacturing industry,
/>

6

Dang Tan Duc, 2016. Policy Priority for Vietnam to Facilitate Apparel Enterprise
Upgrading, NUS, Lee Kuan Yew School of Public Policy,
/>7
Gary Gereffi và Miguel Korzeniewicz, 1994, Commodity chains and Global
Capitalism, NXB Greenwood
8
ILO, 2017, A market systems analysis of working conditions in Asia’s Garment
Export Industry. ISBN: 978-92-2-131627-5
9
Nguyễn Hồng Nhung, 2016, Phát triển nông nghiệp Việt Nam theo hướng kinh tế
xanh, Học viện Khoa học Xã hội
10 PWC (2017), Annual report 2016/2017, />11 Tổng cục Thống kê, 2018. The official results of the 2017 Economic Census.
/>12 Lê Hồng Thuận, 2017, Báo cáo ngành dệt may, FPTS
World Bank & Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2016, Báo cáo tổng quan Việt Nam 2035 Hướng
tới Thịnh vượng, Sáng tạo, Công bằng và Dân chủ, World Bank



×