Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Tài liệu Đô la hóa và tỷ giá hối đoái của Việt Nam doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (61.6 KB, 3 trang )

Đô la hóa và tỷ giá hối đoái của Việt Nam (bài 2)
Vietstock - 1 tháng trước 219 lượt xem 3 tin đăng lại
Vì sao nhiều nước trong khu vực như Thái Lan, Singapore, Malaysia… đều thực hiện
được việc sử dụng đồng tiền của từng quốc gia trên thị trường nội địa(?). Các nước đó đã đáp ứng được cả
hai yêu cầu về giao dịch ngoại tệ của người dân và doanh nghiệp: lợi ích và tiện ích.
Viết bình luậnLưu bài này
Đã có những kiến nghị về các giải pháp khắc phục sự biến động tỷ giá hối đoái như làm giảm căng thẳng
nhu cầu USD bằng việc sử dụng nhiều loại ngoại tệ trong thương mại và dịch vụ với nước ngoài, vay và trả
nợ quốc tế, dự trữ quốc gia, có chính sách tỷ giá ổn định và linh hoạt với sự điều hành đồng bộ và phản
ứng kịp thời của Ngân hàng Nhà nước về tín dụng, lãi suất, tỷ giá, cũng như việc thực hiện chức năng kiểm
tra, giám sát, xử phạt vi phạm pháp luật về ngoại tệ.
Đó là những giải pháp quan trọng và cần thiết, nhưng chưa giải quyết được về cơ bản tình trạng "đô la hóa"
không chính thức ở nước ta.
Thái Lan đã "neo" tỷ giá trong 13 năm từ 1984 - 1997 là 1 USD/24-25 bath, đã thả nổi tỷ giá từ tháng 7/1997
khởi đầu cuộc khủng hoảng tiền tệ của khu vực, mấy năm gần đây đã ổn định tỷ giá. Mặc dù giao dịch hàng
ngày của nước này bằng ngoại tệ trong thương mại, đầu tư, du lịch với khối lượng rất lớn, nhưng tất cả đều
được thực hiện qua mạng lưới rộng khắp, thuận tiện với tỷ giá thống nhất, cộng với một khoản phí dịch vụ.
Ở nước ta, hiện có hai tỷ giá ngoại tệ: tỷ giá chính thức do Ngân hàng Nhà nước công bố được các ngân
hàng thương mại áp dụng với biên độ hiện nay là +/- 3% và tỷ giá trên thị trường (chợ đen). Khoảng lệch
giữa hai tỷ giá này tùy thuộc vào tình hình ngoại tệ; gần sát nhau trong trạng thái thị trường ngoại tệ ổn
định, có xu hướng doãng ra khi cung- cầu ngoại tệ căng thẳng.
Cần phải thừa nhận rằng, mặc dù Nhà nước không cho phép, nói một cách khác là bất hợp pháp, nhưng
giao dịch ngoại tệ tại một số trung tâm của các thành phố lớn (như Hà Trung ở Hà Nội) đã diễn ra khá sôi
động, kể cả khi Ngân hàng Nhà nước tăng cường kiểm soát, vì chừng nào tồn tại tỷ giá thị trường (chợ đen)
cao hơn tỷ giá chính thức thì người mua và bán ngoại tệ vẫn lựa chọn tỷ giá cao; hơn nữa, hoạt động trao
đổi ngoại tệ trên thị trường (chợ đen) còn có ưu điểm về tiện ích cho người dân, chỉ cần gọi điện thoại đến
các cơ sở đổi tiền là có người mang đến tận nhà một lượng tiền lớn.
Ổn định giá trị VND, chính sách tỷ giá hợp lý, một mạng lưới giao dịch ngoại tệ đủ bảo đảm lợi ích và tiện
ích của doanh nghiệp và người dân là các yếu tố quan trọng nhất.
Để ổn định giá trị của VND, Ngân hàng Nhà nước chủ trương điều chỉnh giảm các chỉ tiêu tăng trưởng tín
dụng năm 2010 còn 25%. Đó là một chủ trương đúng đắn để ổn định giá trị thực của VND, nhưng chưa đủ.


Để giảm M2 trên thị trường, thì cần phải quan tâm không chỉ tín dụng, mà cả lượng cung ứng thực và hiệu
quả đầu tư. Đây là những vấn đề cần được nghiên cứu chuyên đề, trong khuôn khổ đề tài này chỉ nêu lên
một số nội dung chủ yếu.
Lượng cung ứng thực có liên quan đến tốc độ tăng trưởng kinh tế đáp ứng được mức tăng nhu cầu có khả
năng thanh toán trên thị trường nội địa (+/- xuất khẩu và nhập khẩu). Nếu năm 2010 đạt được tốc độ tăng
trưởng GDP dự kiến 6,5%, trong khi tổng vốn đầu tư xã hội so với tổng GDP >40%, thì như một số chuyên
gia nhận định, CPI sẽ cao hơn năm 2009 là nguy cơ tiềm ẩn, do lượng tiền tệ trong lưu thông tăng tương
ứng với tăng khối lượng và giảm hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xã hội.
So với nhiều nước trên thế giới, kể cả những nước thành công trong thời kỳ công nghiệp hóa, tỷ lệ vốn đầu
tư/GDP của nước ta thuộc loại cao nhất. Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã từng kiến nghị giảm tỷ lệ
đó xuống 35-36% để không gây ra tình trạng "quá nóng" về kinh tế.
Bố trí cơ cấu vốn đầu tư theo ngành kinh tế - kỹ thuật, theo vùng lãnh thổ và nhất là vốn đầu tư từ ngân
sách nhà nước và có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước của các tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp quốc
doanh là những vấn đề cần được tính toán khách quan và khoa học để nâng cao hiệu quả kinh tế- xã hội
việc sử dụng vốn đầu tư. Đó là vấn đề có tầm quan trọng to lớn, nhằm đạt được tốc độ tăng cao, nhưng
kiềm chế được CPI ở mức thấp.
Các bộ, ngành cần làm nhiều hơn việc xây dựng các định mức kinh tế - kỹ thuật, đưa ra chỉ dẫn về hiệu quả
sử dụng vốn đầu tư từng ngành, từng sản phẩm theo các chuẩn mực quốc gia với phương pháp thống nhất
để các cơ quan nhà nước có cơ sở thẩm định dự án đầu tư không phải dựa trên cơ sở "mối quan hệ giữa
cánh hẩu" như cách nói của nhiều người khi đề cập đặc điểm quản lý nhà nước ở châu Á, mà dựa trên luận
cứ khoa học. Các dự án không bảo đảm những định mức kinh tế- kỹ thuật, kể cả những dự án đã được cấp
phép cần bị đình chỉ để nước ta phát triển theo hướng chất lượng và hiệu quả, chuẩn bị tốt hành trình bước
vào thập niên thứ hai của thiên niên kỷ mới.
Về chính sách tỷ giá hối đoái mà một nước cần lựa chọn đã được các nhà kinh tế học thế giới nghiên cứu
khá nhiều. Có nước áp dụng tỷ giá cố định khi đồng nội tệ ổn định, có nước thực hiện tỷ giá thả nổi. Những
năm gần đây, nước ta đã lựa chọn tỷ giá ổn định, linh hoạt. Thực tế đã chỉ ra rằng, sự lựa chọn đó là đúng
đắn.
Vấn đề đặt ra là, việc giảm giá trị thực VND do tỷ lệ lạm phát cao trong nhiều năm, nhưng không điều chỉnh
linh hoạt tỷ giá, cần được coi là nguyên nhân chính của việc hình thành trên thực tế tỷ giá thị trường (chợ
đen) cao hơn tỷ giá chính thức, làm cho công tác quản lý ngoại hối gặp nhiều khó khăn. Tỷ giá cần được

điều chỉnh kịp thời bằng phương pháp tính toán nhất quán trên cơ sở bảo đảm lợi ích chính đáng của người
dân và doanh nghiệp, để họ không bị thiệt thòi khi chỉ sử dụng VND trên thị trường trong nước.
Về tiện ích trong giao dịch ngoại tệ đòi hỏi khi người dân và doanh nghiệp có nhu cầu mua, bán ngoại tệ
được thực hiện dễ dàng với các thủ tục đơn giản, công khai, minh bạch thông qua một mạng lưới được
phân bố hợp lý do Ngân hàng Nhà nước cấp phép, hướng dẫn và quản lý, được hưởng lợi tức giao dịch
thỏa đáng, đủ sức thay thế các điểm đổi tiền không hợp pháp hiện đang tồn tại ở nước ta.
Một chủ trương của Nhà nước chỉ được thực hiện khi đã đủ hoặc ít nhất về cơ bản đã có các điều kiện bảo
đảm. Có không ít chủ trương đúng đắn, nhưng không đi vào cuộc sống do chỉ mới dừng lại ở định hướng.
Cuộc sống đã chỉ ra rằng, quản lý nhà nước không chỉ là xử lý tình huống, nghiêm cấm, xử phạt theo mệnh
lệnh hành chính, mà cần từ thực tiễn đời sống kinh tế - xã hội đề ra các giải pháp có tính hệ thống, toàn
diện để nhằm giải quyết cơ bản từng vấn đề, không lặp đi lặp lại những tình huống đã được phát hiện.
Quản lý ngoại hối là một trong số đó, đang đòi hỏi phải nghiên cứu để xử lý có hiêậu lực hơn.

×