Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Thực trạng sử dụng hợp lý kháng sinh trong phẫu thuật tiêu hóa, gan mật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (407.12 KB, 6 trang )

EC N
KH
G
NG

VI N

S

C

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
THỰC TRẠNG SỬ DỤNG HỢP LÝ KHÁNG SINH TRONG PHẪU
THUẬT TIÊU HÓA, GAN MẬT
Bùi Đặng Minh Trí1, Lê Văn Phúc2

TĨM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát thực trạng sử dụng hợp lý
kháng sinh trong phẫu thuật tiêu hóa gan, mật tại Bệnh
viện đa khoa thành phố Cần Thơ. Đối tượng và phương
pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang thực trạng sử dụng
hợp lý thuốc kháng sinh trên 100 bệnh nhân có chỉ
định phẫu thuật tại các khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh
viện Đa khoa thành phố Cần Thơ từ tháng 7/2020 9/2020. Kết quả: Về thực trạng tính hợp lý trong thời
điểm sử dụng KSDP (82,0%), liều KSDP (72,0%),
thời gian dùng KSDP (44,0%) và loại KSDP (36%),
và có 28% tính hợp lý chung khi sử dụng kháng sinh
dự phòng. Sự lựa chọn loại KSĐT hợp lý ở đạt tỷ lệ
cao (82%). Tỷ lệ lựa chọn liều KSĐT hợp lý ở mức
tương đối thấp (28,0%). Đánh giá tính hợp lý chung
về sử dụng kháng sinh điều trị chiếm 32%. Kết luận:


Tính hợp lý trong sử dụng kháng sinh dự phịng có tỷ
lệ cao về thời điểm sử dụng KSDP, liều KSDP. Tính
hợp lý trong sử dụng kháng sinh điều trị có tỷ lệ cao
về lựa chọn loại KSĐT hợp lý.
Từ khóa: Phẫu thuật tiêu hóa, gan mật, sử dụng hợp
lý kháng sinh.
SUMMARY:
CURRENT SITUATION OF REASONABLE
USING OF ANTIBIOTICS IN GASTROINTESTINAL,
HEPATOBILIARY SURGERY
Objectives: Surveying the situation of reasonable
using of antibiotics in gastrointestinal, hepatobiliary
surgery at Can Tho City General Hospital. Subjects
and methods: Cross-sectional descriptive study of the
current situation of reasonable using of antibiotics for
100 patients with surgical indications at the Department
of General Surgery, Can Tho City General Hospital from
7/2020 - 9/2020. Results: The situation of reasonability
in the time of using (PA) prophylaxis antibiotics

(82.0%), the dose of PA (72.0%), the time to use PA
(44.0%) and type of PA (36%), and 28% of the common
reasonability when using prophylactic antibiotics. The
choice of reasonable type of treatment antibiotics (TA)
reached a high rate (82%). The proportion of selected
doses of TA was relatively low (28.0%). Assessing
the general reasonability of using treatment antibiotics
accounted for 32%. Conclusion: The reasonability of
using prophylactic antibiotics had a high rate of the
time of using PA, the dose of PA. The reasonabilty of

using antibiotic for treatment had a high rate of choosing
reasonable types of TA.
Key words: Gastrointestinal, hepatobiliary surgery,
reasonable using of antibiotics.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Tại Việt Nam, tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ (NKVM)
được ghi nhận trong một nghiên cứu tại một số bệnh viện
các tỉnh phía Bắc năm 2008 là 10,5% [1]. Sử dụng hợp lý
kháng sinh dự phòng và kháng sinh điều trị là một biện
pháp hữu hiệu để hạn chế nhiễm khuẩn vết mổ. Vấn đề
vai trò của dược sĩ lâm sàng trong việc sử dụng kháng
sinh với các bệnh nhân phẫu thuật đặc biệt là phẫu thuật
về tiêu hóa, gan mật là có ý nghĩa quan trọng. Hiện nay,
tại Bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ, trong những
năm gần đây, rất nhiều dịch vụ, kỹ thuật mới, trong đó,
có nhiều loại phẫu thuật đã được triển khai tại bệnh viện,
cơ bản đáp ứng nhiệm vụ khám, chữa bệnh trên địa bàn.
Tuy nhiên, việc sử dụng kháng sinh trong các quy trình
phẫu thuật vẫn chưa được kiểm soát đầy đủ và hiện cũng
chưa có nghiên cứu nào phân tích tình hình sử dụng kháng
sinh cũng như vai trò của dược sĩ lâm sàng trong việc sử
dụng kháng sinh. Do đó, chúng tơi thực hiện nghiên cứu
này nhằm mục tiêu: “Khảo sát thực trạng sử dụng hợp lý
kháng sinh trong phẫu thuật tiêu hóa gan, mật tại Bệnh
viện đa khoa thành phố Cần Thơ”.

1. Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
2. Trường Đại học Tây Đô
Ngày nhận bài: 21/07/2020


Ngày phản biện: 28/07/2020

Ngày duyệt đăng: 05/08/2020
Tập 58 - Số 5-2020
Website: yhoccongdong.vn

27


JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE

II. đối tượng và PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật tại các khoa Ngoại
tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ từ tháng
7/2020 - 9/2020.
Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân
- Những bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật tiêu
hóa, gan mật tụy tại khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện đa
khoa thành phố Cần Thơ.
- Có đầy đủ hồ sơ bệnh án nghiên cứu
Tiêu chí loại trừ
- Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.
- Bệnh nhân xuất viện trong vòng 24 giờ sau
phẫu thuật.
2. Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang.
Cỡ mẫu:
Cỡ mẫu được tính theo cơng thức:


Trong đó:
n: Là cỡ mẫu tối thiểu cần điều tra tại một vùng địakinh tế
Z(1-α/2) : Là mức hệ số tin cậy, ở ngưỡng xác xuất α =
0,05 thì Z(1-α/2) = 1,96
p: Tỷ lệ % sử dụng kháng sinh không hợp lý trước
can thiệp. Theo một nghiên cứu được thực hiện tại Bệnh
viện Chợ Rẫy năm 2015 về quản lý sử dụng kháng sinh,
tỉ lệ sử dụng kháng sinh không hợp lý là 52,4% [2].
Chọn p=0,52.
d: Là khoảng lệch mong muốn trong chọn mẫu, chọn
d là 10% tương ứng d = 0,1.

Thay vào công thức ta có n = 96 bệnh nhân. Vậy cỡ
mẫu tối thiểu cần điều tra, khảo sát là 96 bệnh nhân. Thực
tế chúng tôi đã điều tra 100 bệnh nhân.
Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu ngẫu nhiên
Chỉ tiêu nghiên cứu:
- Hợp lý về kháng sinh dự phòng: Dựa theo hướng
dẫn sử dụng kháng sinh của Bộ Y tế năm 2015 [3].
+ Về lựa chọn kháng sinh: Được khuyến cáo dùng
hoặc không có khuyến cáo dùng 1 trong 2 phác đồ
hướng dẫn.
+ Liều: Theo 1 trong 2 phác đồ hướng dẫn.
+ Thời gian sử dụng: Trong vòng 24 giờ với mọi loại
PT (tính từ thời điểm rạch da).
+ Thời điểm sử dụng: Trong vịng 60 phút tính từ lúc
rạch da với hầu hết các kháng sinh. Đối với Vancomycin
và Flouroquinolon: truyền 2 giờ trước rạch da.
+ Hợp lý chung: Hợp lý và không hợp lý dựa theo

hướng dẫn chung về sử dụng kháng sinh trong dự phòng.
- Hợp lý về kháng sinh điều trị: Dựa theo hướng dẫn
sử dụng kháng sinh của Bộ Y tế năm 2015 [3].
+ Về lựa chọn kháng sinh: Phẫu thuật nhiễm, dơ:
lựa chọn kháng sinh theo kết quả kháng sinh đồ hoặc theo
hướng dẫn của Bộ Y tế năm 2015
+ Liều: Liều dùng phù hợp với hướng dẫn về lựa
chọn kháng sinh theo hướng dẫn của Bộ Y tế năm 2015.
+ Hợp lý chung: Hợp lý và không hợp lý dựa theo
hướng dẫn chung về sử dụng kháng sinh trong điều trị.
3. Phương pháp xử lý số liệu: Số liệu thu thập
được nhập và xử lý trên phần mềm thống kê y sinh học
SPSS 22.0.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Thực trạng sử dụng kháng sinh dự phòng

Biều đồ 1. Thực trạng lựa chọn loại kháng sinh và liều kháng sinh dự phòng

28

Tập 58 - Số 5-2020
Website: yhoccongdong.vn

2020


EC N
KH
G
NG


VI N

S

C

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Nhận xét:
Kết quả cho thấy về thực trạng của việc lựa chọn kháng
sinh dự phòng, tỷ lệ lựa chọn loại KSDP hợp lý là 36,0%.

Kết quả cho thấy về thực trạng của việc lựa chọn liều
kháng sinh dự phòng, tỷ lệ lựa chọn liều KSDP hợp lý ở
mức tương đối cao chiếm 72,0%.

Bảng 1. Thực trạng của việc lựa chọn thời gian sử dụng KSDP
Thời gian sử dụng KSDP

Số lượng (n)

Tỷ lệ (%)

Sử dụng hợp lý

44

44,0

Sử dụng không hợp lý


62

62,0

100,0

100,0

Chung
Nhận xét:
Kết quả cho thấy về thực trạng của việc lựa chọn

thời gian sử dụng kháng sinh dự phòng, tỷ lệ lựa chọn thời
gian sử dụng KSDP hợp lý là 44,0%.

Bảng 2. Thực trạng của việc lựa chọn thời điểm sử dụng kháng sinh dự phòng
Thời điểm sử dụng

Số lượng (n)

Tỷ lệ (%)

Sử dụng hợp lý

82

82,0

Sử dụng không hợp lý


18

18,0

100,0

100,0

Chung
Nhận xét:
Kết quả cho thấy về thực trạng của việc lựa chọn
thời điểm sử dụng kháng sinh dự phòng, tỷ lệ lựa chọn

thời điểm sử dụng KSDP hợp lý ở đối tượng nghiên cứu
là 82,0%.

Bảng 3. Hiệu quả về tính hợp lý chung khi sử dụng KSDP
Sử dụng KSDP

Số lượng (n)

Tỷ lệ (%)

Sử dụng hợp lý

28,0

28,0


Sử dụng không hợp lý

72,0

72,0

Chung

100,0

100,0

Nhận xét:
Đánh giá hiệu quả chung về sử dụng kháng sinh dự
phòng, tỷ lệ sử dụng KSDP hợp lý ở ở đối tương nghiên

cứu chiếm 28,0%.
2. Thực trạng sử dụng kháng sinh điều trị

Tập 58 - Số 5-2020
Website: yhoccongdong.vn

29


2020

JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE

Bảng 4. Thực trạng của việc lựa chọn loại kháng sinh điều trị

Số lượng (n)

Tỷ lệ (%)

Sử dụng hợp lý

82

82,0

Sử dụng không hợp lý

18

18,0

100,0

100,0

Loại KSĐT

Chung
Nhận xét:
Kết quả cho thấy về thực trạng của việc lựa chọn

kháng sinh điều trị, tỷ lệ lựa chọn loại KSĐT ở đối tượng
nghiên cứu là 82,0%.

Biều đồ 2. Thực trạng của việc lựa chọn liều kháng sinh điều trị


Nhận xét:
Kết quả cho thấy về thực trạng của việc lựa chọn liều

kháng sinh điều trị, tỷ lệ lựa chọn liều KSĐT hợp lý ở mức
thấp chỉ chiếm 28,0%.

Bảng 5. Hiệu quả về tính hợp lý chung khi sử dụng KSĐT
Số lượng (n)

Tỷ lệ (%)

Sử dụng hợp lý

32

32

Sử dụng không hợp lý

68

68,0

100,0

100,0

Loại KSĐT


Chung
Nhận xét:
Đánh giá hiệu quả chung về sử dụng kháng sinh điều
trị, tỷ lệ sử dụng KSĐT hợp lý các đối tượng nghiên cứu
là 32,0%.
iv. BÀN LUẬN
Bộ tiêu chí đánh giá sử dụng kháng sinh kiểu dự
phịng chúng tơi xây dựng chủ yếu dựa trên khuyến cáo

30

Tập 58 - Số 5-2020
Website: yhoccongdong.vn

của ASHP (2013) và WHO (2016). Tuy nhiên, vẫn khơng
có bệnh nhân nào được đánh giá là phù hợp chung thì
chúng tôi căn cứ trên Hướng dẫn sử dụng kháng sinh của
Bộ Y tế (2015) để đánh giá.
1. Tính hợp lý về kháng sinh dự phòng
Trong mẫu nghiên cứu, đánh giá hiệu quả chung về
sử dụng kháng sinh dự phòng, tỷ lệ sử dụng KSDP hợp
lý ở ở đối tương nghiên cứu chiếm 28,0%, kết quả này là
tương đối thấp. Đa số các trường hợp sử dụng KSDP được


EC N
KH
G
NG


VI N

S

C

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
đánh giá không phù hợp thường gặp trong nghiên cứu này
bao gồm sử dụng KSDP kéo dài không cần thiết, sử dụng
kháng sinh khi không có chỉ định và sai loại. Các trường
hợp này cũng tương tự các nghiên cứu khác, trong đó các
tác giả đánh giá các lý do sử dụng kháng sinh không phù
hợp thường gặp nhất bao gồm khơng có chỉ định sử dụng,
chọn kháng sinh không đúng, sử dụng sai liều, sai thời
gian sử dụng [4]. Có tỉ lệ thấp về sử dụng hợp lý kháng
sinh dự phịng là vì trong đa số các trường hợp đánh giá
sử dụng KSDP không hợp lý là do lựa chọn loại kháng
sinh và thời gian sử dụng KSDP khơng hợp lý. Có 58%
KSDP được lựa chọn sử dụng là ceftazidim, mặc dù hiện
nay chưa có nhiều nghiên cứu sử dụng cephalosporin thế
hệ 3 là KSDP vì sử dụng nhiều KS thể hệ này có thể làm
gia tăng đề kháng của vi khuẩn, tăng nguy cơ NKVM. Do
đó tỉ lệ sử dụng kháng sinh hợp lý trong nghiên cứu của
chúng tôi tương đối thấp. Kết quả này thấp hơn nghiên
cứu của Gouvea (78,9%) [5] và nghiên cứu của Tablbot
(2011) (82%) [6].
Về thời gian sử dụng KSDP ở bệnh nhân nghiên
cứu, số bệnh nhân chỉ sử dụng KSDP trong vòng 24 giờ
sau phẫu thuật chiếm tỷ lệ 26,0%, đa số kéo dài thời gian
sử dụng KSDP quá 24 giờ sau phẫu thuật (74,0%). Điều

này được lí giải rằng các bác sĩ ngoại cho rằng họ không
yên tâm về mơi trường phịng mổ, kĩ thuật mổ, chăm sóc
điều dưỡng sau mổ nên sử dụng kháng sinh kéo dài mặc
dù trong các trường hợp sau mổ chưa có dấu hiệu nhiễm
khuẩn. Tỷ lệ này cao hom so với nghiên cứu của Tablbot
(35,7%) [6] nhưng thấp hơn nghiên cứu của Zhou (53,2%)
[7]. Thời gian sử dụng KSDP hợp lý là 44% tỷ lệ này thấp
hơn nghiên cứu của Phạm Thị Kim Huệ (54,5%) [8] và
thấp hơn nghiên cúm của Gouvea (95,7%) [5].
Tỷ lệ lựa chọn liều hợp lý khá cao (72%), cao hơn so
với nghiên cứu của Phạm Thị Kim Huệ (46,8%) [8]. Tuy
nhiên việc lựa chọn loại kháng sinh lại chỉ chiếm 36%,
nguyên nhân là do chúng tôi đã đề cập ở trên.
2. Tính hợp lý về kháng sinh điều trị
Về thực trạng sử dụng kháng sinh điều trị trong mẫu
nghiên cứu, đa số các KSĐT được chỉ định hợp lý theo
các khuyến cáo sử dụng kháng sinh thường được áp dụng
trong bệnh viện như IDSA, The Sandford Guide, hướng
dẫn sử dụng kháng sinh của Bộ Y tế. Tỷ lệ sử dụng KSĐT
hợp lý chung trong nghiên cứu là 32%. Kết quả này thấp
hom các nghiên cứu khác ở các nước lân cận. Tỷ lệ sử dụng
KSĐT không hơp lý (68%) cao hơn so với nghiên cứu của
tác giả Anucha Apisarthanarack tại Bệnh viện Thammasart
Thái Lan, trong đó tỷ lệ sử dụng kháng sinh không phù hợp

là 25%. Tỷ lệ sử dụng KSĐT không hợp lý cũng cao hơn
nghiên cứu của Lê Thị Anh Thư (22,1%) [2].
Kết quả cho thấy về thực trạng của việc lựa chọn
kháng sinh điều trị, tỷ lệ lựa chọn loại KSĐT ở đối tượng
nghiên cứu là 82,0%. Các nhóm kháng sinh thường sử dụng

không phù hợp theo nghiên cứu này là các cephalosporin
(cefoperazon/sulbactam trong nhiễm khuẩn ổ bụng),
fosfomycin, secnidazol không nằm trong khuyến cáo của
IDSA, the Sandford guide và Bộ Y tế 2015. Tỷ lệ này cao
hơn so với kết quả nghiên cứu của Zhang HX và cộng sự
(22,72% và 68,75%) [7].
Đa số các trường hợp đánh giá sử dụng KSĐT không
hợp lý là do lựa chọn liều kháng sinh không hợp lý, thường
sử dụng mức liều thấp hơn so với khuyến cáo. Ceftazidim
là một trong những KSĐT được lựa chọn nhiều nhất ở
nhóm trước can thiệp cho 2 chỉ định nhiễm khuẩn ổ bụng
và nhiễm khuẩn đường mật, trong đó 100% ceftazidim
được sử dụng với mức liều thấp hơn khuyến cáo trong
nhiễm khuẩn ổ bụng.
Kết quả các nhóm kháng sinh sử dụng không hợp
lý chung trong nghiên cứu là cephalosporin, penicillin,
carbapenem, quinolon. Kết quả này cũng tương tự với
kết quả của Nguyễn Văn Hưng (2011), trong đó các
nhóm kháng sinh thường sử dụng không phù hợp là
cephalosporin, penicillin, glycopeptid và carbapenem [4].
Các loại kháng sinh còn lại cũng sử dụng liều
đúng với mức liều cao hơn khuyến cáo như Cefazolin,
Imipenem/cilastatin, Cefuroxim, Ertapenem, Ceftriaxon,
Clindamycin. Tuy nhiên, vì tần suất sử dụng của các loại
kháng sinh này chưa cao, do đó kết quả nghiên cứu của
chúng tôi cho thấy về thực trạng của việc lựa chọn liều
kháng sinh điều trị, tỷ lệ lựa chọn liều KSĐT hợp lý ở mức
thấp chỉ chiếm 28,0%. Tuy nhiên kết quả này thấp hơn so
với nghiên cứu của Lê Thị Anh Thư (91,7%) [2].
KẾT LUẬN

- Tính hợp lý của việc sử dụng KSDP
+ Về thực trạng tính hợp lý trong thời điểm sử
dụng KSDP (82,0%), liều KSDP (72,0%), thời gian dùng
KSDP (44,0%) và loại KSDP (36%), và có 28% tính hợp
lý chung khi sử dụng kháng sinh dự phịng.
- Tính hợp lý của việc sử dụng KSĐT
+ Sự lựa chọn loại KSĐT hợp lý ở đạt tỷ lệ cao (82%)
+ Tỷ lệ lựa chọn liều KSĐT hợp lý ở mức tương đối
thấp (28,0%).
+ Đánh giá tính hợp lý chung về sử dụng kháng sinh
điều trị chiếm 32%.
Tập 58 - Số 5-2020
Website: yhoccongdong.vn

31


JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE

2020

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Việt Hùng và cộng sự (2010). Đặc điểm dịch tễ học nhiễm khuẩn vết mổ và tình hình sử dụng kháng
sinh ở bệnh nhân phẫu thuật tại một số bệnh viện tỉnh phía Bắc - 2008. Y học Thực hành, 705(2): 48 -52.
2. Lê Thị Anh Thư, Đặng Thị Vân Trang (2011). Những rào cản trong áp dụng hướng dẫn sử dụng kháng sinh
trên bệnh nhân ngoại khoa tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Y học TP. Hồ Chí Minh, 15(2): 38-43.
3. Bộ Y tế (2015). Hướng dẫn sử dụng kháng sinh. Nhà Xuất bản Y học: 17 - 55, 258, 259.
4. Phạm Thị Kim Huệ, Đặng Nguyễn Đoan Trang (2018). Khảo sát việc sử dụng kháng sinh dự phòng trong phẫu
thuật Sạch, Sạch nhiễm tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Y Học TP. Hồ Chí Minh, 22(1): 83-88.


32

Tập 58 - Số 5-2020
Website: yhoccongdong.vn



×