Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Thay chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) bằng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS): Liệu Việt Nam có sẵn sàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (353.72 KB, 15 trang )

n trị - Kinh nghiệm quốc tế và thực trạng ë ViƯt Nam
THAY CHUẨN MỰC KẾ TỐN VIỆT NAM (VAS)
BẰNG CHUẨN MỰC BÁO CÁO TÀI CHÍNH QUỐC TẾ (IFRS):
LIỆU VIỆT NAM CÓ SẴN SÀNG?

#T.S Phan Thị Hồng Đức (PhD, CPA Australia, CIMA, CGMA), - Đại học RMIT, Melbourne, Australia
Ths. Nguyễn Thanh Hà (MA, CPA US) - Đại học Quốc tế RMIT Việt Nam, Tp.HCM, Việt Nam
Th.s Nguyễn Thị Phước (MA), - Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam

Giới thiệu
Khi đề cập đến tính chặt chẽ của báo cáo tài chính (BCTC) thì chuẩn mực BCTC quốc
tế (IFRS) được công nhận là tiêu chuẩn tốt nhất để ghi nhận và cơng bố thơng tin kế tốn.Tuy
nhiên bộ chuẩn mực này vẫn chưa được tất cả các quốc gia trên thế giới áp dụng, mà nhiều
nước hiện nay vẫn sử dụng chuẩn mực riêng. Hơn nữa đa số các quốc gia đã nhận ra những
lợi ích khi hội tụ với IFRS đó là IFRS phù hợp với thương mại hóa tồn cầu và thơng tin cung
cấp cho các bên liên quan cũng được rõ ràng hơn. Nhưng giữa thực tế và ước muốn vẫn có
khoảng cách lớn. Hơn nữa, chuẩn mực kế tốn (CMKT) khi được ban hành địi hỏi phải phù
hợp với khuôn khổ thể chế của mỗi quốc gia. Vì vậy để đáp ứng xu hướng các quốc gia cùng
sử dụng chung bộ chuẩn mực, các quốc gia sẽ phải thay đổi thực sự hệ thống kinh tế của mình
và Việt Nam cũng khơng phải trường hợp ngoại lệ khi muốn theo xu hướng này. Theo Võ
(2014) thì các nhà hoạch định chính sách Việt Nam dự kiến sẽ cho áp dụng tự nguyện IFRS từ
2017 và bắt buộc áp dụng IFRS từ 2020 cho tất cả các tổ chức có lợi ích đại chúng (public
interest entities) ở Việt Nam bao gồm các doanh nghiệp (DN) niêm yết, ngân hàng, tổ chức
tín dụng, Cty bảo hiểm. Quá trình hội tụ giữa CMKT Việt Nam (VAS) và chuẩn mực BCTC
quốc tế (IFRS) đã được tiến hành nhưng rất ít người hành nghề kế toán thực sự hiểu sâu về
IFRS. Những người có đánh giá tốt nhất cho việc chuyển đổi từ VAS sang IFRS chính là
những người đang hành nghề trong lĩnh vực kế toán & kiểm toán. Do đó bài viết này trình bày
ý kiến khảo sát ba nhóm người hành nghề kế tốn bao gồm (1) kế tốn viên cơng chứng, (2)
kế tốn DN và (3) giảng dạy kế toán. Tác giả hy vọng kết quả khảo sát này sẽ cho ủy ban soạn
thảo CMKT Việt Nam những thơng tin hữu ích để đưa ra các quyết định ảnh hưởng tích cực
đến cộng đồng kế tốn Việt Nam.


Bàn về tiếp nhận IFRS, một loạt câu hỏi cần được giải quyết là (1) Liệu IFRS có trở
thành CMKT tồn cầu được khơng? (2) IFRS mang lại những lợi ích thực sự nào cho con
người cũng như các tổ chức trên toàn thế giới? (3) Những quy định nào cần thay đổi để
CMKT quốc gia hội tụ với CMKT quốc tế? (4) Những thay đổi này cần được giải quyết như
thế nào trong tất cả các tổ chức? Một số các báo cáo và nghiên cứu học thuật đã nêu ra giải
pháp cho vấn đề này. Một số ý kiến ủng hộ IFRS thì cho rằng IFRS chủ yếu ảnh hưởng đến
thị trường vốn và nhà đầu tư. Cụ thể Daske và cộng sự (2013) chỉ ra rằng IFRS phù hợp với
các quốc gia có thị trường vốn phát triển vì vậy nó phù hợp với các nhà đầu tư và giúp cơng
khai tài chính được tồn diện và rõ ràng hơn so với CMKT quốc gia. Một số nghiên cứu khác
kết luận việc chuyển sang IFRS sẽ làm tăng ảnh hưởng tích cực đến thị trường vốn, tăng tính
54


n trị - Kinh nghiệm quốc tế và thực trạng ë ViƯt Nam
có thể so sánh và đáng tin cậy của BCTC. Tuy nhiên, vấn đề hội tụ với IFRS phải xem xét khả
năng tương thích của IFRS với thể chế và môi trường pháp luật của các quốc gia khác nhau.
Mặc dù, IFRS phù hợp với thị trường vốn nhưng hiện vẫn chưa có sự thống nhất hồn
tồn đối với nhận định mà một số học giả đã đưa ra như: “các quốc gia mới nổi có thể sẽ
khơng lập tức nhận được tác động tích cực từ thị trường vốn vì các quốc gia này đang trong
giai đoạn phát triển ban đầu nên chưa có cơ chế bắt buộc tuân thủ hoàn toàn”. Tuy nhiên khi
càng nhiều nền kinh tế mới nổi tiếp nhận IFRS thì mơ hình tiếp nhận cho mỗi quốc gia là vấn
đề đáng quan tâm. Lý thuyết về những yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng IFRS trong giai
đoạn chuyển tiếp chưa được nghiên cứu nhiều. Việt Nam là ví dụ điển hình cho trường hợp
này và đây không chỉ là khe hổng nghiên cứu của các quốc gia có nền kinh tế mới nổi mà cịn
ở các quốc gia đã có cam kết chuyển đổi sang IFRS. Điều này làm cho “hệ thống kế toánaccounting ecology” (theo Gernon và Wallace, 1995) trải qua một sự thay đổi hồn tồn. Các
cơng bố gần đây của Hiệp Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) và Liên Đồn
Kế tốn Châu Á Thái Bình Dương (CAPA) đã nhấn mạnh rằng cần phải có nhiều nghiên cứu
hơn vào các nước đang phát triển. Do đó nghiên cứu này được thực hiện để đưa ra những
nhận định của giới học thuật và những người hành nghề kế toán khi Việt Nam tiếp nhận IFRS.
Cụ thể, nghiên cứu hướng đến trả lời các câu hỏi nghiên cứu (CHNC) sau:

1. Những lợi ích Việt Nam nhận được khi tiếp nhận IFRS là gì? (CHNC 1)
2. Những bất lợi mà Việt Nam trải qua khi tiếp nhận IFRS là gì? (CHNC 2)
3. Những thách thức mà Việt Nam trải qua khi tiếp nhận IFRS là gì? (CHNC 3)
4. Sự sẵn sàng tiếp nhận IFRS của giới hành nghề kế toán tại Việt Nam như thế nào?
(CHNC 4)
5. Liệu giới học thuật và người hành nghề kế toán tại Việt Nam có nhận định khác
nhau khi Việt Nam tiếp nhận IFRS khơng? (CHNC 5)
Nghiên cứu này góp phần bổ sung thêm vào cơ sở lý thuyết còn hạn chế tại Việt Nam
về các yếu tố ảnh hưởng tiếp nhận IFRS. Đây là một trong số ít nghiên cứu thực hiện khảo sát
tồn diện nhận thức của kế tốn viên tại Việt Nam về lợi ích, rủi ro, chi phí và thách thức khi
Việt Nam tiếp nhận IFRS. Xu hướng gần đây trong nghiên cứu IFRS dường như tập trung vào
các nền kinh tế chủ chốt như các thành viên thuộc liên minh Châu Âu và có rất ít nghiên cứu
được thực hiện cho các quốc gia đang phát triển như Việt Nam.Số lượng học giả am hiểu về
sự hội tụ IFRS tại Việt Nam rất ít. Nếu tốc độ và mức độ hội tụ giữa chuẩn mực quốc gia và
toàn cầu cần được cải thiện thì Việt Nam là trường hợp điển hình để IASB nghiên cứu và đưa
ra bài học kinh nghiệm tin cậy cho các thị trường mới nổi.
Ngoài phần giới thiệu chung, bài viết gồm các vấn đề sau: Sự phát triển của môi
trường pháp lý cho các hoạt động BCTC tại Việt Nam (mục 2); Cung cấp chi tiết dữ liệu thu
thập và phương pháp nghiên cứu (mục 3); Kết quả nghiên cứu chung (mục 4) và cuối cùng là
trình bày kết luận cũng như những hàm ý của nghiên cứu.
Môi trường BCTC tại Việt Nam
Việt Nam là một bối cảnh tuyệt vời để nghiên cứu về sự phát triển khn khổ pháp lý
kế tốn. Mặc dù, tại Việt Nam kế tốn có lịch sử lâu đời nhưng chế độ kế toán quốc gia chỉ
xuất hiện một vài thập kỷ trở lại đây. Và lĩnh vực kế tốn chun nghiệp tại Việt Nam cịn có
55


n trị - Kinh nghiệm quốc tế và thực trạng ë ViÖt Nam
lịch sử non trẻ hơn nữa. Cụ thể, đến tận đầu thập niên 90, Việt Nam mới xuất hiện hai cơng ty
kế tốn và kiểm tốn là VACO và AASC do Bộ Tài Chính thành lập và đến 1994, mới có kỳ

thi đầu tiên về chứng chỉ kế tốn cơng chứng Việt Nam (VACPA). Cũng trong năm đó, chứng
chỉ kiểm tốn độc lập cũng được Chính phủ thơng qua. Tuy nhiên, hai thập kỷ qua, Hiệp hội
nghề nghiệp kế toán đã phát triển mạnh mẽ. Đến ngày 31/12/2015 đã có hơn 2.500 hội viên
VACPA, chính họ một phần phản ánh bức tranh phát triển kinh tế tại Việt Nam. Khi Việt
Nam trở thành thành viên của Đông Nam Á và nhanh chóng hội nhập phát triển kinh tế ở cả
cấp độ khu vực và tồn cầu thì buộc chế độ kế tốn Việt Nam phải có sự thay đổi tích cực để
phù hợp với bối cảnh mới. Việt Nam phải xây dựng CMKT quốc gia theo hướng gần với
chuẩn mực toàn cầu là một thách thức cho chế độ kế toán Việt Nam.
Vào thời điểm bài viết này, tại Việt Nam lập BCTC và công bố thông tin là chưa bắt
buộc theo IFRS. Tất cả các tổ chức kinh doanh có nghĩa vụ báo cáo theo VAS nhưng giữa
VAS và IFRS có sự khác biệt rất lớn. Sự khác biệt lớn nhất chính là, VAS được mơ phỏng
theo CMKT quốc tế (IAS) trước năm 2003 và nó cũng được điều chỉnh để phù hợp với thực tế
kế toán, tài chính và kinh tế Việt Nam. Theo Pham (2012) mức độ hội tụ tổng thể (hội tụ về
chế độ kế tốn) giữa VAS và IFRS đạt trung bình 66%, trong đó xét ở khía cạnh thước đo thì
mức độ hội tụ đạt đến 75.8% nhưng công bố thông tin thì mức độ hội tụ chỉ có 61.9%. Kết
quả nghiên cứu của Phạm (2012) cịn cho thấy về cơng bố thơng tin thì VAS và IFRS có mức
độ hội tụ thấp, là do đối với các chuẩn mực mà IASB và VAS đều có thì IASB lại u cầu
cơng bố thông tin nhiều hơn. Sự khác biệt giữa VAS và IFRS làm cho người sử dụng báo cáo
ở bên ngoài DN lo lắng là BCTC được lập theo VAS không đáp ứng đủ nhu cầu thông tin mà
họ cần. Do đó, khơng khó để tìm thấy một một bộ báo cáo được lập theo cả VAS và IFRS có
sự điều chỉnh với VAS. Rất nhiều DN tại Việt Nam đã lập hai bộ báo cáo, một theo VAS là
bắt buộc và một là tự nguyện lập theo IFRS cho mục đích báo cáo thơng tin ra nước ngồi.
Nghiên cứu này, không chỉ là vẽ lại bức tranh hội tụ giữa VAS và IFRS mà cịn là nghiên cứu
về tính hợp lý và khả thi của mức độ hội tụ giữa VAS và IFRS.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập dữ liệu của nghiên cứu này là sử dụng bảng câu hỏi khảo sát.
Đã có 3.000 bảng câu hỏi được phát ra vào năm 2012, mà đối tượng tham gia khảo sát là
những người hành nghề kế toán chuyên nghiệp. Đối tượng tham gia khảo sát được chia
thành 3 nhóm với 1.000 bảng câu hỏi cho mỗi nhóm. Nhóm đầu tiên là các kiểm tốn viên,
bởi vì cơng việc của họ có liên quan đến IFRS khi tư vấn hay thực hiện kiểm tốn cho khách

hàng. Nhóm thứ hai gồm kế tốn viên và kế tốn trưởng bởi họ có trách nhiệm chuẩn bị và
kiểm tra BCTC cho DN. Nhóm cuối cùng, là giới học thuật bao gồm những người giảng dạy
kế tốn bởi vì họ có kiến thức về IFRS và vai trò quan trọng của họ trong việc truyền tải
IFRS cho các kế toán viên trong tương lai. Cả 3 nhóm đều được giải thích tầm quan trọng
của cuộc khảo sát này.
Đầu tiên, thực hiện khảo sát thử nghiệm với 30 người |(10 người cho mỗi nhóm).
Những người tham gia khảo sát thuộc các cấp quản lý khác nhau từ nhân viên mới hành nghề
cho đến kế toán trưởng hay nhân viên kế toán nhiều kinh năm kinh nghiệm. Đặc biệt, cuộc
khảo sát thử nghiệm này, thu được 5 kết quả từ nhân viên Bộ Tài Chính và tổ chức nghề
56


n trị - Kinh nghiệm quốc tế và thực trạng ë ViÖt Nam
nghiệp. Sau khi nhận được phản hồi từ những người thực hiện khảo sát trong giai đoạn thử
nghiệm, nội dung bảng câu hỏi được xem xét và điều chỉnh lại. Bảng câu hỏi bao gồm cả loại
câu hỏi với nhiều lựa chọn và loại câu hỏi mở. Tổng cộng 728 phiếu trả lời được sử dụng để
phân tích, tương ứng tỷ lệ phản hồi là 24% được trình bày trong bảng 1.
Bảng 1: Cỡ mẫu và tỷ lệ phản hồi của mỗi nhóm khảo sát.
Nhóm
Nhóm 1: Kiểm tốn
viên
Nhóm 2:Kế tốn viên
Nhóm 3: Học thuật
Tổng

Đã gửi
1,000
1,000
1,000
3,000


Số bảng câu hỏi
Nhận về Không sử dụng Sử dụng
250
71
203
435
242
927

101
93
265

371
154
728

Tỷ lệ phần trăm
Nhận về
Sử dụng
27%
20%
47%
25%
33%

37%
15%
24%

Nguồn: tác giả

4. Kết quả nghiên cứu
Một là, Thông tin cá nhân người trả lời
Kết quả bảng khảo sát nhận về cho thấy, nhóm kế tốn có tỷ lệ trả lời cao nhất là
58%, sau đó là nhóm kiểm tốn 26% và cuối cùng là nhóm học thuật chỉ 16%. Xét về giới
thì tỷ lệ người trả lời có giới tính nam cao hơn so với nữ, 57% trong khi đó nữ chỉ 43%. Xét
về vị trí cơng việc thì hầu hết người trả lời ở vị trí quản lý hoặc nhân viên lâu năm, chỉ có
4% số người trả lời là nhân viên mới. Phần lớn người phản hồi thuộc hai nhóm tuổi, nhóm
thứ nhất có tuổi từ 31 đến 40 tuổi, nhóm này chiếm 45% số người trả lời. Nhóm thứ hai số
tuổi dao động từ 41-50 tuổi và nhóm này chiếm 19%. Kết quả này hợp lý khi so sánh với số
năm kinh nghiệm làm việc của người trả lời. Nhìn chung, đa số người phản hồi có từ 6 đến
15 năm kinh nghiệm.
Hai phần ba số người phản hồi là thành viên của ít nhất 1 hội nghề nghiệp. Cụ thể, số
người phản hồi là hội viên của VACPA chiếm 32%, kế đến hội viên của VAA chiếm 28%,
ACCA chiếm 13% và cuối cùng là CPA Úc chiếm 9%. Đặc biệt, hơn 16% người phản hồi
cùng một lúc là thành viên của hai hội nghề nghiệp, một của Việt Nam là VACPA (hoặc VAA)
và một của nước ngoài là ACCA (hoặc CPA ÚC).
Về kiến thức IFRS thì 48% người trả lời thừa nhận họ tự học IFRS. Các hội nghề
nghiệp đề cập ở trên cũng mở các khóa đào tạo, bồi dưỡng IFRS cho hội viên của họ và sinh
viên (chiếm 33%). Những người khảo sát còn lại cho rằng, họ tiếp cận kiến thức IFRS từ đào
tạo nội bộ của DN và/hoặc tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệpvụ. Trong các hội nghề nghiệp,
VAA đóng vai trị chủ đạo trong việc mở các khóa đào tạo IFRS, chiếm đến 10%, tiếp là
ACCA chiếm 9.5%, VACPA chiếm 4% và cuối cùng CPA Úc chỉ 3%.
Hai là, Những lợi ích từ tiếp nhận IFRS (CHNC 1)
Để khảo sát câu hỏi nghiên cứu thứ nhất (CHNC 1), bảng câu hỏi khảo sát đã mơ tả 14
loại ích lợi khi Việt Nam tiếp nhận IFRS thì có đến 11 loại lợi ích được hơn 50% người trả lời
đồng tình. Kết quả được trình bày chi tiết trong bảng 2:
57



n trị - Kinh nghiệm quốc tế và thực trạng ë ViƯt Nam
Bảng 2: Lợi ích từ tiếp nhận IFRS
Thứ
tự

Loại lợi ích

Tỷ lệ người trả lời đồng ý (%)

1

Tính tin cậy của báo cáo

Kiểm Tốn
84%

Kế Tốn
81%

Học Giả
83%

Bình qn
82%

2

Niềm tin của nhà đầu tư


79%

85%

74%

81%

3

Tính thích hợp của báo cáo

86%

78%

79%

80%

4

Có thể so sánh của báo cáo

86%

78%

78%


80%

5

Niềm tin của cổ đông

60%

82%

77%

75%

6

Thâm nhập thị trường tồn cầu

77%

86%

79%

75%

7

Nguồn tài chính bên ngồi


60%

74%

69%

69%

8

Giảm chi phí lập 2 bộ báo cáo

67%

63%

58%

63%

9

Chất lượng cao

55%

65%

65%


62%

10

Tính có thể hiểu được của báo cáo

59%

63%

42%

57%

11

Niềm tin của chủ nợ

45%

56%

62%

54%

12

Giảm chi phí phân tích dữ liệu


44%

53%

40%

48%

13

Giảm chi phí huy động vốn

33%

37%

36%

36%

14

Giảm chi phí ban hành chuẩn mực

15%

25%

23%


22%
Nguồn: Tác giả

Kết quả khảo sát cho thấy, 80% người trả lời cho rằng BCTC lập theo IFRS thì đáng
tin, cung cấp thơng tin liên quan và có thể so sánh được. Bênh cạnh đó, các lợi ích như “tính
có thể hiểu được” và “chất lượng báo cáo cao hơn so với lập theo VAS” cũng nhận được sự
thừa nhận khá cáo đó là 62% và 57%.
Mặc khác, khi IFRS được tiếp nhận còn mang lại những ảnh hưởng tích cực khác cho
DN như:
● Dễ tiếp cận thị trường vốn hơn so với VAS (82%)
● Tăng niềm tin cho những nhà đầu tư tiềm ẩn (81%)
● Tăng niềm tin của cổ đông (75%)
● Tiếp nhận nguồn vốn bên ngoài dễ dàng hơn so với VAS (69%)
● Cải thiện mối quan hệ với tổ chức tín dụng (54%)
Kết quả vừa mơ tả ở trên cịn được kiểm chứng, thông qua những nhận định mà người
tham gia khảo sát đã trả lời cho các câu hỏi mở. Một trong số nhận định đó là “ IFRS mang
tính tồn cầu hóa” (R24); “IFRS giúp Việt Nam tham gia thương mại tồn cầu tốt hơn”;
“IFRS có khn mẫu chuẩn và rất dễ hiểu cho các nhà đầu tư của nhiều quốc gia khác muốn
đầu tư vào Việt Nam”(R31).
Bên cạnh đó, những người trả lời khảo sát còn nêu thêm các lợi ích tiềm ẩn khác khi
tiếp nhận IFRS như “Cơ hội nghề nghiệp cho kế toán viên và đào tạo ngành kế toán của các
trường Cao Đẳng, Đại học” hoặc “Giúp so sánh kết quả kinh doanh của chi nhánh so với cả
tập đồn” (R30), “Giúp xếp hạng tài chính”(R368)và “Giúp tăng danh tiếng cho DN cũng như
quốc gia”(R316).
58


n trị - Kinh nghiệm quốc tế và thực trạng ë ViÖt Nam
Một điều đặc biệt là, các cụm từ như “Dễ dàng”, “Một cách dễ dàng” và “Dễ hơn” đã
được những người trả lời khảo sát sử dụng rất nhiều để diễn đạt lợi ích mà IFRS mang lại so

với VAS. Bảng số 3 trích lược một số nhận định của người trả lời để minh chứng cho việc sử
dụng lặp lại nhiều lần các cụm này. Hơn nữa, phát hiện này hoàn toàn phù hợp với nghiên cứu
của Naoum, Sykianakis và Tzovas (2011), đó là một nữa số người trả lời thừa nhận rằng, DN
tiếp cận thị trường nước ngoài dễ dàng hơn khi áp dụng IFRS.
Bảng 3: Nhận định của người thực hiện khảo sát về lợi ích của tiếp nhận IFRS
Mã người trả lời
R4
R7
R135
R257
R389
R452
R657
R729

Nhận định
IFRS giúp chúng ta tiếp cận thị trường kinh doanh toàn cầu được dễ dàng hơn
Dễ dàng hợp nhất báo cáo cho các cơng ty đa quốc gia
Được tồn thế giới chấp nhận, dễ dàng tiếp cận với thị trường vốn quốc tế
Dễ huy động vốn từ nước ngồi
Dễ dàng tích hợp
Sẽ dễ được các tổ chức tín dụng cho vay
Sự quản lý và giám sát của các công ty đa quốc gia có thể sẽ được thực hiện dễ dàng
nhờ vào hệ thống chia sẻ BCTC
Phân tích dễ dàng hơn
Nguồn: tác giả

Những câu trả lời từ các câu hỏi mở đã đề cập tính minh bạch là đặc điểm quan trọng
của BCTC được lập theo IFRS. Do đó, sau đây sẽ trích hai ý kiến đại diện của người trả lời về
tính minh bạch đó là “Những chuẩn mực tồn cầu giúp cho nhà đầu tư có cái nhìn rõ ràng hơn

đối với các DN trong cùng ngành kinh doanh”(R203) và “Chuyển đổi sang IFRS làm tăng tính
minh bạch của thơng tin tài chính do đó giúp nhà quản lý đưa ra được quyết định” (R208).
Hơn nữa, kết quả khảo sát cho thấy, tiếp nhận IFRS tạo ra cơ hội mang tính quốc tế
cho các DN Việt đó là họ có khả năng tiếp cận thị trường tài chính quốc tế, đây là điều rất khó
khăn khi áp dụng VAS. Đồng thời tiếp nhận IFRS cũng góp phần làm cho thị trường Việt
Nam trở nên đáng tin cậy hơn trong hình ảnh quốc tế. Cụ thể, những người trả lời khảo sát
cho rằng: “Theo họ thì IFRS nỗ lực tạo ra một bộ tiêu chuẩn kế tốn và BCTC mang tính có
thể so sánh hơn, vì vậy có thể cung cấp thông tin ý nghĩa hơn cho nhà quản lý, nhân viên và
đặc biệt quan trọng đối với nhà đầu tư và cộng đồng trên phạm vi rộng. Do đó, nó giúp các
nhà đầu tư nước ngoài hiểu nghiệp vụ kế toán, kiểm toán và cách tiếp cận ngân hàng tại các
quốc gia khác nhau trên thế giới và giúp họ tuân thủ các thông lệ quốc tế về hệ thống kế
tốn”(R829).
Kết quả khảo sát cịn cho thấy, mặc dù, có nhiều khó khăn và chi phí liên quan đến
chuyển đổi sang IFRS nhưng nhìn chung Kế tốn viên ở Việt Nam vẫn có xu hướng ủng hộ
tiếp nhận IFRS. Cụ thể là, người trả lời khảo sát thứ 208 trong nhóm kế tốn cho rằng: “Cơng
ty tơi là một cơng ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Mặc dù, sẽ có nhiều
thách thức cho chúng tơi khi chuyển sang IFRS nhưng chúng tôi vẫn muốn thực hiện bởi vì áp
dụng IFRS sẽ làm tăng tính minh bạch BCTC của công ty chúng tôi, đồng thời giúp quản lý
dịng tiền, vốn và tài sản tốt hơn. Do đó sẽ làm tăng niềm tin của cổ đông đặc biệt là những
nhà đầu tư quốc tế” (R208).
59


n trị - Kinh nghiệm quốc tế và thực trạng ë ViƯt Nam
Nhìn chung, có sự ủng hộ mãnh mẽ cho tiếp nhận IFRS ở Việt Nam. Kế toán viên,
kiểm tốn và giới học thuật có suy nghĩ lạc quan về những lợi ích mà IFRS mang lại cho
Việt Nam. Lợi ích lớn nhất từ lập báo cáo theo IFRS là, các DN Việt Nam cung cấp BCTC
tin cậy và có tính so sánh được. Kết quả khảo sát cũng cho thấy, tiếp nhận IFRS sẽ mang lại
cơ hội cho các DN Việt tham gia vào thị trường vốn toàn cầu, từ đó làm tăng hình ảnh cho
Việt Nam.

Ba là, Những bất lợi tiếp nhận IFRS (CHNC 2)
Những người tham gia trả lời khảo sát cho rằng, có 14 bất lợi khi tiếp nhận IFRS. Từ kết quả
phân tích cho thấy (trình bày trong bảng 4), 14 bất lợi này đã tạo ra những tác động lớn đến
Việt Nam khi tiếp nhận IFRS.
Bảng 4: Những bất lợi khi tiếp nhận IFRS
Tỷ lệ đồng ý (%)

Thứ
tự

Bất lợi

Kiểm tốn
viên

Kế tốn
viên

Học giả

Bình qn

1

Q phức tạp đối với SME’s

70%

67%


68%

68%

2

Quá phức tạp

75%

59%

67%

65%

3

Tốn thời gian

64%

49%

54%

54%

4


Khó hiểu vì khác ngơn ngữ

53%

47%

51%

50%

5

Khơng thể có chuẩn mực chung tồn cầu

50%

48%

43%

48%

6

Chưa được tồn cầu chấp nhận

43%

40%


43%

41%

7

Có sự ảnh hưởng của chính trị

25%

25%

25%

25%

8

Chủ quan

34%

16%

25%

23%

9


Việt Nam khơng tham gia soạn thảo

21%

24%

16%

22%

10

Chi phí cao hơn lợi ích mang lại

15%

16%

28%

18%

11

Thiếu tính chi tiết và các nhân khơng có
điều kiện tham gia giải thích

21%

15%


15%

17%

12

Việt Nam sẽ mất kiểm soát

9%

18%

14%

15%

13

Tăng nguy cơ gian lận của DN

9%

13%

17%

13%

14


Việt Nam không yêu cầu áp dụng IFRS

4%

4%

6%

5%
Nguồn: tác giả

Bảng số 4 cho thấy, bất lợi được nhiều người thừa nhận nhất chính là sự phức tạp của
IFRS cho các DNNVV (68% người trả lời đồng ý) và thậm chí IFRS cho các DN khác cũng
60


n trị - Kinh nghiệm quốc tế và thực trạng ë ViƯt Nam
phức tạp khơng kém với 65% số người trả lời thừa nhận. Điều này được thấy rõ hơn qua ý
kiến trả lời của một người trong nhóm kế tốn:“ Việt Nam là quốc gia có nhiều DNNVV, và
thực tế là IFRS lại rất phức tạp đối với các DNNVV. Hơn nữa IFRS lại quá phức tạp so với
chuẩn mực Việt Nam do đó rất khó để hiểu nội dung IFRS” (R41)
Mặc khác hơn 54% số người trả lời của nhóm kế tốn cho rằng, áp dụng IFRS tốn
thời nhiều thời gian. Có bằng chứng cho thấy, nhóm kế tốn có suy nghĩ là IFRS tốn thời
gian và địi hỏi khối lượng cơng việc nhiều (R718). Điều này hồn tồn ngược lại so với kết
quả trả lời của nhóm kiểm toán viên, họ cho rằng, áp dụng IFRS tiết kiệm thời gian và nhân
lực (R63), giảm khối lượng công việc (R797). Cịn giới học thuật thì có quan điểm tương tự
nhóm kiểm tốn viên đó là IFRS giúp giảm chi phí nhân lực để lập báo cáo trong bối cảnh
toàn cầu (R809).
Mức độ tập trung và định hướng khác biệt giữa hai bộ tiêu chuẩn (VAS, IFRS) được

xem là yếu tố không mong muốn. Nhiều người tin rằng, IFRS hướng tới nhà đầu tư nhiều hơn
trong khi đó quy định kế toán Việt Nam hiện hành lại tập trung vào thuế nhiều hơn, chính
điều này dẫn đến sự khác biệt lớn trong ghi nhận cũng như yêu cầu công bố thơng tin giữa hai
bộ tiêu chuẩn. Có thể được minh chứng qua một số ý kiến của người trả lời như sau:“IFRS có
thể xung đột với chế độ thuế hiện hành”(R65).“Các quy định kế tốn tài chính phức tạp ở Việt
Nam có thể u cầu gấp đơi khối lượng công việc nếu IFRS được áp dụng”(R718).“Thực thi
IFRS là vấn đề mang tính quốc gia, do đó chất lượng BCTC có thể khác nhau giữa các quốc
gia” (R12).
IFRS chỉ đưa ra các xét đoán nghề nghiệp và các khái niệm trên ngun tắc chung,
chính điều này gây khó khăn cho phần lớn kế tốn viên ở Việt Nam, bởi vì CMKT Việt Nam
xây dựng trên tinh thần đưa ra các quy định cụ thể. Do đó, Kế tốn viên buộc phải học kỹ
năng mới là giải quyết linh hoạt dựa vào nguyên tắc chung và nó được xem là thách thức đối
với họ. Hơn nữa, việc chuyển đổi từ VAS sang IFRS có thể làm cho BCTC bị thay đổi kết quả
theo hướng từ có lợi chuyển sang bất lợi cho DN hoặc ngược lại. Nhận định này được khẳng
định mạnh mẽ bởi phiếu khảo sát số 50 thuộc nhóm kế tốn, cụ thể như sau:“IFRS có thể tạo
ra ảnh hưởng nặng nề cho chủ DN trong giai đoạn hậu IFRS. Kết quả tài chính thay đổi đáng
kể. Do đó, IFRS khơng nên được tiếp nhận ở Việt Nam”(R50).
Nhìn chung, mọi người tham gia khảo sát đều lo lắng những bất lợi và ảnh hưởng mà
IFRS tạo ra khi nó được tiếp nhận. Các yếu tố như quá phức tạp, tốn thời gian và ít tồn diện
là những yếu tố ít mong muốn nhất của lập báo cáo theo IFRS. Bên cạnh đó, họ cịn nêu lên
một số bất lợi tiềm ẩn khác khi chuyển đổi BCTC từ VAS sang IFRS nếu IFRS được áp dụng
tại Việt Nam.
Bốn là, Thách thức của IFRS (CHNC 3)
Bảng câu hỏi khảo sát bao gồm 10 loại thách thức mà DN gặp phải khi tiếp nhận IFRS
(bảng 5) thì phần lớn người trả lời (hơn 70%) chọn mức “Đồng ý” cho tất cả các loại thách
thức được hỏi. Cụ thể, có 73% số người trả lời chọn “Đồng ý” đối với thách thức “Thiếu thời
gian để chuyển ngữ” và 90% chọn “Đồng ý” đối với thách thức “Đào tạo nhân viên thêm”.
Thông tin trong bảng số 5 cũng cho thấy, bình quân 75% số người được hỏi cho rằng thiếu
61



n trị - Kinh nghiệm quốc tế và thực trạng ë ViÖt Nam
hướng dẫn để áp dụng IFRS là một thách thức. Điều này tạo ra rủi ro là IFRS có thể được giải
thích theo nhiều cách khác nhau khi được áp dụng tại nhiều đơn vị, do đó BCTC có nguy cơ
được giải thích gian lận.
Bảng 5: Những thách thức khi tiếp nhận IFRS
Thứ
tự

Thách thức

Tỷ lệ trả lời “ đồng ý” (%)
Kiểm tốn viên

Kế tốn viên

Học giả

Bình qn

1

Tập huấn nhân viên tài chính

90%

76%

81%


81%

2

Cập nhật quy trình kế tốn

86%

77%

71%

79%

3

Tập huấn nhân viên quản lý

85%

74%

76%

78%

4

77%


81%

74%

78%

5

IFRS chưa phổ biến trong chương
trình đào tạo của các ĐH
Cập nhật phần mềm

85%

73%

75%

77%

6

Quản lý nhận thức công chúng

89%

70%

79%


77%

7

Quản lý công việc trong giai đoạn
chuyển tiếp
Thiếu hướng dẫn đầy đủ khi lần
đầu áp dụng IFRS
Cập nhật quy trình kiểm tốn

85%

69%

74%

75%

79%

74%

72%

75%

8
9
10


Thiếu thời gian chuyển ngữ IFRS
sang tiếng việt

76%

70%

68%

72%

73%

71%

71%

71%
Nguồn: tác giả

Danh sách những thách thức DN gặp có thể được phân thành nhóm nhỏ như sau:
Thách thức về quy trình bao gồm:
● Cập nhật quy trình kế tốn (79% đồng ý)
● Cập nhật quy trình kiểm tốn (72% đồng ý)
● Cập nhật phần mềm (77% đồng ý)
Thách thức về đào tạo gồm:
● Đào tạo nhân viên tài chính (81%)
● Đào tạo nhân viên khối quản lý (78%)
Thách thức về chuyển giao bao gồm:
● Thiếu hướng dẫn đầy đủ (75%)

● Thiếu thời gian để chuyển ngữ IFRS sang tiếng Việt (71%)
● IFRS chưa có nhiều trong chương trình mơn học của các Đại học Việt nam (78%)
Bảng số 5 cho thấy, phần lớn người trả lời (hơn 70%) e ngại rằng thiếu hướng dẫn chi
tiết sẽ dẫn đến rủi ro là IFRS được giải thích khác nhau tại các đơn vị khác nhau, khi áp dụng
và tăng sự gian lận trong giải thích BCTC. Hơn nữa, kết quả khảo sát cũng cho thấy, nhiều
người trả lời khảo sát nhận thấy, BCTC lập theo IFRS đã không được thừa nhận bởi hầu hết
cơ quan chính quyền tại Việt Nam (R320), họ còn cho rằng, những quy định hiện hành quá
phức tạp và Chính phủ chưa muốn áp dụng IFRS vì nó làm suy yếu kiểm soát và quyền lực
của họ đối với các DN Việt Nam (R718). Phần lớn người được hỏi tỏ ra lo lắng DN sẽ gặp
62


n trị - Kinh nghiệm quốc tế và thực trạng ë ViÖt Nam
phải thách thức về đào tạo nhân viên và hướng dẫn sử dụng IFRS. Điều này được minh chứng
qua các ý kiến sau:
“Hầu hết quản lý cấp cao tại DN hiện tại tuy có qua đào tạo nhưng lại khơng cập nhật
thường xun kiến thức mới, do đó họ gặp khó khăn khi phải áp dụng cái mới đặc biệt là
CMKT quốc tế. Cịn thế hệ trẻ thì được đào tạo từ các trường Đại học nội địa với kiến thức
thường không được cập nhật nhanh. Mặc khác, ngay cả giới học thuật cũng không hiểu nhiều
về IFRS trừ phi họ có tham gia một chương trình đào tạo quốc tế. Nhìn chung, quá trình triển
khai IFRS sẽ gặp nhiều khó khăn vì hệ thống giáo dục bậc đại học hiện tại ở Việt Nam còn
nhiều bất cập”(R715).
Mặc khác, kết quả trả lời khảo sát còn cho thấy, Việt Nam không đánh giá cao về
IFRS trong giai đoạn này, vì bản chất của IFRS là chỉ dựa trên nguyên tắc tức là IFRS không
đưa ra những quy định hay hướng dẫn cụ. Minh chứng qua ý kiến khảo sát sau:
“VAS của Việt Nam gần như là đưa ra các quy định chi tiết, cụ thể để xử lý trong khi
đó IFRS chỉ đưa ra ngun tắc chung. Vì vậy, nếu chúng ta muốn áp theo IFRS và điều chỉnh
VAS thì chúng ta phải đào tạo đội ngũ giáo viên để họ am hiểu sâu về IFRS, từ đó họ đào tạo
lại các thế hệ sinh viên. Rõ rang, phướng pháp này tốt hơn là chúng ta áp dụng IFRS mà đa số
mọi người lại không thực sự hiểu biết về IFRS”(R27).

Ngồi ra, cịn có nhận định khác được nhiều người khảo sát đưa ra là BCTC dựa trên
IFRS khơng được hầu hết các cơ quan chính phủ ghi nhận ở Việt Nam (R320), và chính sách
hiện hành của Việt Nam thì q hức tạp, và chính phủ khơng muốn tiếp nhận IFRS vì có khả
năng giảm kiểm sốt đối với các DN Việt Nam (R718).
Nhìn chung, kết quả khảo sát cho thấy thách thức lớn nhất khi tiếp nhận IFRS là đào
tạo nhân viên tài chính. Thách thức này là đáng kể, tại vì Việt Nam thiếu hướng dẫn triển khai
IFRS một cách đầy đủ. Do đó, các quy định của IFRS có nguy cơ được giải thích không giống
tại mỗi đơn vị, như vậy làm cho quá trình triển khai IFRS khơng nhất qn giữa các DN và
một số nội dung có thể khơng được tn thủ. Những người trả lời khảo sát cho rằng, chuyển
đổi từ VAS sang IFRS sẽ khơng xảy ra bởi vì Việt Nam không ủng hộ IFRS.
Năm là, Sự sẵn sàng tiếp nhận IFRS (CHNC 4)
Câu hỏi nghiên cứu số 4 (CHNC 4) được thực hiện khá đơn giản, bằng cách so sánh
các câu hỏi với nhau và được trình bày trong bảng số 6. Hai phần ba số người khảo sát của
cả ba nhóm cho rằng, họ sẽ xem xét làm theo IFRS nếu như bộ chuẩn mực này được thừa
nhận hoặc Việt Nam có u cầu (Những cơng ty này từ đây sẽ được gọi là “Công ty tự nguyện
làm theo IFRS”).
Những công ty tự nguyện làm theo IFRS được dự đốn chủ yếu là các cơng ty niêm
yết hoặc các cơng ty có vốn đầu tư nước ngồi (Vì IFRS được cho là quá phức tạp đối với các
DNNVV và chủ yếu yêu cầu áp dụng đối với chi nhánh của các công ty đa quốc gia hoặc các
công ty huy động vốn từ nước ngoài). Như kỳ vọng ban đầu, chỉ một số ít cơng ty tự nguyện
làm theo IFRS là công ty nhỏ và vừa (chỉ 5%), đa phần là từ các cơng ty có quy mơ trung bình
(50%) và từ các cơng ty lớn (45%). Điều ngạc nhiên là trong số các công ty tự nguyện làm
63


n trị - Kinh nghiệm quốc tế và thực trạng ë ViƯt Nam
theo IFRS thì đa số là cơng ty tư nhân chiếm 34%, tiếp đến là công ty sở hữu Nhà nước chiếm
19%, công ty liên kết 8%, công ty niêm yết là 15% và cuối cùng là công ty có vốn đầu tư
nước ngồi 20%. Mặt khác, tỷ lệ người trả lời sẵn sàng tiếp nhận IFRS là khá đồng đều cho cả
3 nhóm, cụ thể, 66% số người nhóm kiểm tốn sẵn sàng tiếp nhận IFRS, nhóm kế toán là 58%

và giới học thuật là 65%.
Bảng 6: Sẵn sàng tiếp nhận IFRS tự nguyện?
Ý kiến
Đồng ý
Không đồng ý
Chưa xác định
Tổng

Kiểm toán
17%
8%
1%
26%

Kế toán
28%
18%
3%
49%

Học thuật
16%
8%
1%
25%

Tất cả
60%
35%
5%

100%
Nguồn:Tác giả

Kết quả khảo sát cho thấy, ngoại trừ những DN nhỏ thì các DN có quy mơ vừa và lớn
ở Việt Nam mặc dù là chủ sở hữu vốn nhưng vẫn sẵn sàng tiếp nhận IFRS. Chẳng hạn như,
gần một nửa số người trả lời khảo sát (48%) cho rằng, hiện nay họ phải lập hai hệ thống báo
cáo khi làm báo cáo hợp nhất với công ty mẹ. Cụ thể, 23% người trả lời cho rằng bên cạnh
báo cáo theo VAS thì họ lập thêm một báo cáo điều chỉnh VAS theo IFRS. 15% số người trả
lời khác thừa nhận họ đang lập hai báo cáo song song, một theo VAS và báo cáo còn lại lập
theo IFRS. Chỉ 2% số người trà lời tiết lộ họ lập một báo cáo theo VAS và một báo cáo điều
chỉnh VAS theo US GAAP và tương tự cũng có 2% số người xác nhận họ lập cả VAS và US
GAAP độc lập. Số người cịn lại (10%) thì nhận là họ lập một báo cáo theo VAS và một theo
chuẩn mực khác.
Từ ý kiến khảo sát những người hành nghề tại Việt Nam (Kiểm toán viên và Kế toán)
cho thấy, một bộ phận DN Việt Nam mà chủ yếu là DN niêm yết và có vốn đầu tư nước ngồi
đã có sự chuẩn bị hoặc thậm chí là sẵn sàng để áp dụng IFRS. Một số ý kiến tiêu biểu của từ
cuộc khảo sát như: “Công ty của chúng tôi đã áp dụng IFRS được 4 năm” (R368); “Chúng tôi
sử dụng cả hai” (R17)hay “Chúng tôi đã áp dụng”(R223). Rất nhiều người tham gia khảo sát
bày tỏ sự hào hứng và sẵn sàng lập báo cáo theo IFRS khi chuẩn mực này được thừa nhận tại
Việt Nam. Có khoản hai phần ba số người tham gia khảo sát (448 phiếu so với 775) chọn câu
trả lời là “Có” khi được hỏi “Liệu Anh/Chị có tự nguyện làm theo IFRS không?”, cụ thể, câu
trả lời phổ biến của họ là “Có, cơng ty tơi là công ty đa quốc gia nên làm theo IFRS sẽ rất tốt
cho lập BCTC, vì có thể so sánh BCTC tại Việt Nam với báo cáo của các quốc gia khác trong
cùng tập đoàn”(R3).
Các nghiên cứu cho thấy, các DN có quy mơ lớn hoặc DN nước ngồi thường có xu
hướng làm theo IFRS tự nguyện hơn các DN nhỏ hoặc DN tư nhân (Goodwin & Ahmed
2006). Tuy nhiên, nghiên cứu này lại cho kết quả khác. Khác biệt về quy mô DN và quyền sở
hữu không phải là yếu tố quyết định DN không tự nguyện làm theo IFRS mà lý do chủ yếu
khiến DN không áp dụng IFRS tự nguyện chính là “Chi phí lớn hơn lợi ích”(R323), “Tốn thời
gian”(R250); “Phức tạp và Việt Nam khơng có u cầu”(R794), “DN nhỏ”(R888), “Không


64


n trị - Kinh nghiệm quốc tế và thực trạng ë ViƯt Nam
u cầu khi có huy động vốn bên ngoài”(R294); “Chưa sẵn sàng”(R482) và lý do cuối cùng là
“Kinh doanh hộ gia gia đình”(R515).
Một số ý kiến cụ thể của người tham gia khảo sát cho thấy tại sao IFRS không thể áp
dụng tại Việt Nam như sau: “Nếu không bắt buộc, chúng tôi sẽ không áp dụng bởi vì IFRS
phức tạp và khơng phù hợp với phong cách quản lý của hầu hết DN Việt”(R562). “Báo cáo
theo IFRS không được hầu hết các cơ quan Nhà nước tại Việt Nam thừa nhận (R32). Nhận
định của kế toán viên này, cũng phù hợp với những ý kiến của kiểm toán viên và giới học
thuật, chẳng hạn như “Tốn thời gian và chi phí đào tạo, khơng có lợi nếu DN chỉ hoạt động ở
Việt Nam và huy động vốn từ ngân hàng Việt Nam”(R73).
Những người tham gia khảo sát đã đưa ra những ý kiến rất xác đáng và nó phải được
xem xét thận trọng. Hơn nữa, những ý kiến này phần nào phản ánh tâm tư và nguyện vọng
của giới hành nghề hiện tại ở Việt Nam.
“Triển khai FIRS địi hỏi các cá nhân phải có kiến thức sâu về kế tốn. Tuy nhiên,
phần lớn DN Việt có quy mơ nhỏ và vừa, do đó mức độ chun nghiệp của nhân viên kế toán
trong các DN này chưa đáp ứng yêu cầu của IFRS và họ cũng chưa được đào tạo tốt tại Việt
Nam,…. IFRS nên áp dụng cho các DN lớn hoặc các DN đa quốc gia. Cịn đối với các
DNNVV, họ cần có thời gian để chuyển đổi và nên để họ tự nguyện. Việc bắt buộc áp dụng
IFRS đối với DNNVV là không cần thiết, làm tốn chi phí và thời gian”(R176).
Tóm lại, kết quả khảo sát phản ánh tâm tư và nguyện vọng của giới hành nghề kế toán
tại Việt Nam. Và đưa ra một tín hiệu cho thấy, IFRS nên được áp dụng tự nguyện tại Việt
Nam. DN áp dụng hay không áp dụng IFRS dựa trên xem xét các yếu tố như chi phí-lợi ích,
quyền sở hữu vốn, quy mơ và các yếu tố khác
Sáu là, So sánh nhận định giữa các nhóm kế tốn
Mục đích so sánh là ghi nhận sự khác biệt của các đối tượng trong 3 nhóm được khảo
sát. Kết quả khảo sát cho thấy nhóm kế tốn DN có quan điểm tích cực nhất về áp dụng IFRS,

sau đó là học thuật và cuối cùng là kiểm tốn viên.
Bảng 7: Tóm tắt kết quả so sánh của các nhóm
Câu hỏi
nghiên
cứu
(CHNC)
1
2
3
4
5

Tỷ lệ phần trăm mỗi nhóm
Mơ tả

Kiểm tốn

Kế tốn

Học thuật

Bình qn

Lạc quan là IFRS mang lại lợi ích

61%

66%

62%


63%

Lo lắng về những bất lợi khi tiếp nhận
IFRS
Lo lắng gặp thách thức phải khi thực
thi IFRS
Tin rằng IFRS mang lại lợi ích thuần
về lâu dài
Việt Nam ủng hộ tự nguyện làm theo
IFRS

35%

32%

34%

34%

83%

74%

74%

77%

41%


47%

43%

44%

65%

57%

64%

60%
Nguồn: tác giả

65


n trị - Kinh nghiệm quốc tế và thực trạng ë ViƯt Nam
Kết quả được mơ tả trong bảng 7 cho thấy, nhóm kế tốn có suy nghĩ lạc quan hơn về
lợi ích của IFRS mang lại so với hai nhóm cịn lại. Cụ thể, bình qn có 66% người trong
nhóm kế tốn đồng tình với quan điểm này, trong khi nhóm kiểm tốn chỉ có 62% và nhóm
học thuật là 61% đồng tình. Tương tự, những người làm kế tốn (32%) cũng ít lo lắng hơn so
giới kiểm tốn (34%) và học thuật (35%) về những bất lợi của tiếp nhận IFRS. Còn đối với
vấn đề lo lắng những thách thức gặp phải khi tiếp nhận IFRS thì, cả nhóm kế tốn và học
thuật đều có tỷ lệ người đồng tình ngang nhau là 74% trong khi đó giới kiểm tốn lại có tỷ lệ
đồng tình cao hơn đến 83%. Về lợi ích do IFRS mang lại thì, nhóm kế tốn (47%) có vẻ lạc
quan hơn so với hai nhóm cịn lại ( 41% cho kiểm tốn và 43 cho khối học thuật. Mặc dù, lo
lắng về những trở ngại và thách thức khi tiếp nhận IFRS nhưng phần lớn người tham gia khảo
sát (60%) ủng hộ làm theo IFRS tự nguyện ở Việt Nam. Trong đó, nhóm có tỷ lệ ủng hộ cao

nhất là kiểm toán với 65%, tiếp đến là nhóm học giả với 64% và cuối cùng là nhóm kế tốn có
tỷ lệ thấp nhất chỉ với 57%.
5. Tóm tắt và kết luận
Khảo sát ý kiến rộng rãi 3 nhóm đối tượng là kế tốn, kiểm tốn và học giả giúp vẽ
lên bức tranh tồn diện: Tiếp nhận IFRS tại Việt Nam. Những ý kiến phản hồi từ 3 nhóm
này mang lại những hiểu biết sâu sắc hơn về văn hóa kế tốn Việt Nam. Với nước đang phát
triển như Việt Nam thì, nghiên cứu này cung cấp chứng cứ quan trọng để xây dựng chính
sách. Hầu hết, những người tham gia khảo sát đều cho rằng, tiếp nhận IFRS sẽ giúp cho số
liệu tài chính tăng thêm tính rõ ràng và có thể so sánh báo cáo với nhau giữa các DN và
thậm chí giữa các quốc gia. Người được khảo sát cũng nhận thấy, tiếp nhận IFRS sẽ tạo cơ
hội DN Việt và đất nước Việt Nam. Ngồi những lợi ích tiềm tàng IFRS mang lại, những
người tham gia khảo sát cũng cân nhắc những bất lợi và ảnh hưởng tiêu cực của IFRS như
q phức tạp, tốn thời gian và ít tồn diện. Bên cạnh đó, chi phí phát sinh liên quan đến
IFRS là đáng kể vì phần lớn DN Việt có quy mơ nhỏ và vừa. Kết quả khảo sát cịn tiết lộ
đào tạo lại nhân viên tài chính để họ thay đổi tư duy từ chỗ xử lý kế toán theo những quy
định cụ thể được ban hành, hướng dẫn từ Bộ Tài chính sang cách tiếp cận hồn tồn khác,
đó là phải đưa ra các xét đoán nghề nghiệp dựa vào nguyên tắc chung (IFRS). Đây chính là
một trong những thách thức lớn nhất.
Mặc dù, lập báo cáo theo IFRS được cho là tốn kém thời gian, tiền bạc và có nhiều
thách thức nhưng những người tham gia trả lời khảo sát lại lạc quan về lợi ích lâu dài của
IFRS mang lại. Chi phí giảm do khơng phải lập báo cáo song đơi được xem là lợi ích lớn.
Tuy vẫn có những lo lắng cho các trở ngại và thách thức mà IFRS mang lại nhưng ⅔ người
trả lời thừa nhận họ sẵn sàng làm theo IFRS, để có được những lợi ích từ báo cáo theo
IFRS, chẳng hạn như tăng niềm tin cho cổ đông, nhà đầu tư. Vì vậy, dễ dàng tiếp cận thị
trường vốn tồn cầu và huy động vốn bên ngoài dễ hơn so với lập báo cáo theo VAS. Tóm
lại, kết quả khảo sát cho thấy, một tín hiệu lạc quan là phần lớn người trong cả 3 nhóm tham
gia thực hiện khảo sát đều thừa nhận IFRS mang lại lợi ích. Bộ phận lo lắng về những bất
lợi và thách thức của IFRS chiếm tỷ trọng nhỏ hơn. Từ những kết quả trả lời của các câu hỏi
mở trong bảng khảo sát cũng có nhận định tương tự là lợi ích tiềm ẩn của IFRS lớn hơn
những bất lợi mà nó mang lại.

66


n trị - Kinh nghiệm quốc tế và thực trạng ë ViÖt Nam
Kết quả nghiên cứu khảo sát chỉ ra rằng, tỷ lệ người trong nhóm kế tốn có quan điểm
ủng hộ tiếp nhận IFRS là cao nhất trong cả 3 nhóm, kế đến là nhóm học thuật và cuối cùng là
nhóm kiểm tốn. Cụ thể, nhiều nhân viên kế tốn có suy nghĩ lạc quan về lợi ích của IFRS
hơn so với số lượng kiểm toán viên cũng như học thuật. Tương tự, nhóm kế tốn cũng ít lo
lắng đối với những khó khăn và thách thức do IFRS mang lại hơn so với hai nhóm kia. Bên
cạnh đó, kết quả khảo sát cịn cho thấy, nhóm kế tốn DN mặc dù ủng hộ IFRS nhưng vẫn dè
dặt trong vấn đề: Sẵn sàng tiếp nhận IFRS. Có lẽ, do thực tế nhóm này đã quen với tư duy
xem kế toán Việt Nam là những quy định bắt buộc, nghĩa là họ ln ln hoạch tốn các
nghiệp vụ kế tốn theo những hướng dẫn, quy định cụ thể, chi tiết được cung cấp sẵn. Trong
khi, IFRS chỉ là nguyên tắc chung và địi hỏi nhiều xét đốn nghề nghiệp của mỗi cá nhân khi
xử lý. Cho nên, nhóm kiểm tốn sẵn sàng cho IFRS hơn vì bản chất cơng việc hiện tại của họ
gắn liền với việc đưa ra các xét đoán nghề nghiệp thường xuyên. Tuy nhiên, điều đáng chú ý
là nhóm học thuật vẫn ủng hộ và sẵn sàng cho tiếp nhận IFRS hơn nhóm kế tốn. Điều này có
lẽ do nhóm học thuật chuộng kế tốn được hoạch toán theo nguyên tắc chung hơn theo quy
định cụ thể, bởi vì họ có thể giúp sinh viên phát triển khả năng giải quyết vấn đề và tự đưa ra
giải pháp mà không cần học thuộc mọi quy tắc (Jackling, Howieson & Natoli). Kết quả khảo
sát hàm ý một thách thức cho nghành Kế toán Việt Nam là đảm bảo toàn bộ lực lượng giảng
dạy được cập nhật và hiểu sâu sắc đầy đủ IFRS, để có thể truyền tải tốt nhất cho người học.
Kết quả của nghiên cứu này, hàm ý nhu cầu xây dựng chương trình đào tạo IFRS, để
cung cấp nhân sự am hiểu IFRS cho các DN trên toàn quốc là rất lớn và cấp thiết. Để có thể
đảm bảo nhu cầu nhân sự về IFRS cho tồn quốc địi hỏi cần có sự hợp tác và nỗ lực của tất
cả các hội nghề nghiệp, cơ quan chuyên môn, cơ quan quản lý, DN và cơ sở đào tạo. Các Hội
nghề nghiệp liên kết với các trường Đại học, để cùng giải quyết nhu cầu đào tạo IFRS không
những cho người đang hành nghề kế tốn muốn cập nhật IFRS, mà cịn cho cả sinh viên là
những kế toán viên trong tương lai. Nếu Việt Nam tiếp nhận IFRS thì sẽ có sự thay đổi đáng
kể trong đào tạo và bồi dưỡng kế toán. Hầu hết, các trường dạy kinh doanh và các chương

trình đào tạo kế tốn đều thiếu giảng viên có bằng cấp và kinh nghiệm IFRS để dạy tốt IFRS.
Ngoại trừ những kiểm tốn viên làm việc cho các cơng ty kiểm toán lớn như Big Four, phần
lớn kiểm toán viên làm việc trong các cơng ty kiểm tốn tư nhân và nội địa chưa từng được
đào tạo để kiểm BCTC làm theo IFRS. Để giải quyết tình trạng thiếu đào tạo và bồi dưỡng
IFRS cho những người hành nghề kế toán chuyên nghiệp thành công phải nhờ sự hỗ trợ của
các tổ chức quốc tế (như Big Four, World Bank, The IFAC, The IASB) cũng như cơ quan
chính phủ và học giả trên toàn quốc. Kiến nghị các hội nghề nghiệp kết hợp với nhóm bốn
cơng ty kiểm tốn Big Four tập trung vào dịch và chỉnh sửa chương trình đào tạo hiện hành
của Ủy Ban Giáo Dục của Liên Đoàn Kế toán Quốc tế (IFAC) để thiết lập một chường trình
đào tạo IFRS chất lượng cao, phục vụ nhu cầu đào tạo IFRS riêng biệt tại Việt Nam. Khi nhận
được sự ủng hộ thích đáng từ trong nước cũng như quốc tế, Big Four và các hội nghề nghiệp
nên cung cấp các chương trình đào tạo cho kế tốn, nhân viên tài chính và quản lý của tất cả
DN khơng kể quy mơ, ngành nghề, cũng như có niêm yết hay không.
Hạn chế của nghiên cứu này là trong quá trình khảo sát chỉ sử dụng duy nhất 1 bảng
câu hỏi cho cả 3 nhóm khảo sát. Tất cả những người tham gia khảo sát trả lời 1 bảng câu hỏi
tại cùng một mốc thời gian và cỡ mẫu khảo sát khơng đại diện cho tổng thể. Do đó, để khắc
67


n trị - Kinh nghiệm quốc tế và thực trạng ë ViÖt Nam
phục những hạn chế này trong tương lai có thể thức hiện các nghiên cứu tiếp theo như nghiên
cứu cách IFRS được nhận thức và sử dụng bởi nhà đầu tư, mơ giới tài chính, bên cho vay và
cơ quan quản lý. Kết hợp hài hòa hai phương pháp định tính và định lượng mang lại những
hiểu biết liên quan đến IFRS tốt hơn cho các nền kinh tế như Việt Nam.
-----------------------Tài liệu tham khảo
Ahmed, AS, Neel, M & Wang, D 2013. Does Mandatory Adoption of IFRS Improve Accounting Quality? Preliminary
Evidence. Contemporary Accounting Research, vol. 30, no. 4, pp. 1344–1372.
Al-Akra, M, Eddie, IA & Ali, MJ 2010. The influence of the introduction of accounting disclosure regulation on
mandatory disclosure compliance: Evidence from Jordan. The British Accounting Review, vol. 42, no. 3, pp. 170-186.
Beuselinck, C, Joos, P, Khurana, I & Van der Meulen, S 2009. Mandatory IFRS Reporting and Stock Price

Informativeness. SSRN eLibrary.
Braun, GP, Haynes, CM, Lewis, TD & Taylor, MH 2015. Principles-based versus rules-based accounting standards:
the effects of auditee proposed accounting treatment and regulatory enforcement on auditor judgement and
confidence. Research in Accounting Regulation.
Brochet, F, Jagolinzer, AD & Riedl, EJ 2013. Mandatory IFRS Adoption and Financial Statement Comparability.
Contemporary Accounting Research, vol. 30, no. 4, pp. 1373–1400.
Brüggemann, U, Hitz, J-M & Sellhorn, T 2013. Intended and Unintended Consequences of Mandatory IFRS Adoption:
A Review of Extant Evidence and Suggestions for Future Research. European Accounting Review, vol. 22, no. 1, 05
Jan 2013, pp. 1-37.
Chen, CJ, Ding, Y & Xu, B 2010. Convergence of Accounting Standards and Foreign Direct Investment. Finance and
Corporate Governance Conference 2011 Paper.
Daske, H & Gebhardt, G 2006. International Financial Reporting Standards and Experts’ Perceptions of Disclosure
Quality. Abacus, vol. 42, no.3.
Daske, H, Hail, L, Leuz, C & Verdi, R 2008. Mandatory IFRS Reporting around the World: Early Evidence on the
Economic Consequences. Journal of Accounting Research, vol. 46, no. 5, pp. 1085-1142.
Daske, H, Hail, L, Leuz, C & Verdi, R 2013. Adopting a Label: Heterogeneity in the Economic Consequences Around
IAS/IFRS Adoptions. Journal of Accounting Research, vol. 51, no. 3, pp. 495-547.
DeFond, M, Hu, X, Hung, M & Li, S 2011. The impact of mandatory IFRS adoption on foreign mutual fund ownership:
The role of comparability. Journal of Accounting and Economics, vol. 51, no. 3, pp. 240-258.
Hail, L, Leuz, C & Wysocki, P 2010b. Global Accounting Convergence and the Potential Adoption of IFRS by the U.S.
(Part II): Political Factors and Future Scenarios for U.S. Accounting Standards. Accounting Horizons, vol. 24, no. 4,
pp. 567-588.
Joos, Philip PM & Leung, E 2013. Investor perception of potential IFRS adoption in the United States. The
Accounting Review. Vol. 88, no. 2, pp.577-609.
Kilic, M, Uyar, A & Ataman, B 2014. Preparedness for and perception of IFRS for SME: evidence from Turkey.
Accounting and Management Information Systems. Vol. 13, no. 3, pp. 492-519.
Lee, E, Walker, M & Christensen, H 2008. Mandating IFRS: its Impact on the Cost of Equity Capital in Europe.
ACCA Research Report, vol. 105.
Peng, S & van der Laan Smith, J 2010. Chinese GAAP and IFRS: An analysis of the convergence process. Journal of
International Accounting, Auditing and Taxation, vol. 19, no. 1, pp. 16-34.

Pham, HH 2012. A Comparative Study of Vietnamese and International Accounting Standards, PhD Thesis. School of
Accounting, Curtin University, Curtin University, pp. 217.
Poudel, G, Hellman, A & Perera, H 2014. The adoption of International Financial Reporting Standards (IFRS) in a
non-colonized country: the case of Nepal. Advances in Accounting, incorporating Advances in International
Accounting. Vol. 30, pp.209-216.
Sacarin, M, Bunea, S & Girbina MM 2013. Perceptions of accounting professionals on IFRS application at the
individual financial statement: Evidence from Romania. Accounting and Management Information Systems. Vol. 12,
no. 3, pp.405-423.
Yapa, PWS, Krial, D & Joshi, M 2015. The adoption of ‘International Accounting Standard (IAS) 12 Income Taxes’:
Convergence or divergence with local accounting standards in selected ASEAN countries? Australasian Accounting,
Business and Finance Journal, vol. 9, no. 1 (7), 2015.

68



×