Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Tài liệu Chuẩn mực Báo cáo tài chính Quốc tế (IFRS): Thách thức đối với các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam trong tiến trình hội nhập pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.08 KB, 2 trang )

Chuẩn mực Báo cáo tài chính Quốc tế (IFRS): Thách thức đối với các doanh nghiệp hoạt
động tại Việt Nam trong tiến trình hội nhập
Ian Lydall
Tổng Giám đốc PWC
Chuẩn mực kế toán quốc tế là điều kiện để đảm bảo các doanh
nghiệp, tổ chức trên toàn thế giới áp dụng các nguyên tắc kế toán
thống nhất trong công tác báo cáo tài chính (BCTC).
Khi mới ban hành, các chuẩn mực tập trung vào mục đích đáp ứng yêu cầu của các tổ chức hoạt
động động trong những nền kinh tế đang phát triển, song từ năm 2000 đến nay lại chú trọng hơn
đến việc hỗ trợ cho cổ đông và các đối tượng khác tham gia vào thị trường vốn thế giới trong
việc đưa ra các quyết định kinh tế. Do đó, Ủy ban các Chuẩn mực Kế toán Quốc tế đã chuyển
trọng tâm sang xây dựng các chuẩn mực phức tạp hơn, có thể bắt buộc các thị trường vốn trên
toàn thế giới phải tôn trọng. Tuy nhiên, việc làm này đã tạo ra một khoảng cách lớn giữa chi phí
để soạn lập các báo cáo tài chính tuân thủ với các Chuẩn mực Báo cáo tài chính Quốc tế (IFRS)
và những lợi ích gia tăng đối với người sử dụng về phương diện tính phù hợp và độ tin cậy của
thông tin tại những nền kinh tế đang phát triển.
Tuân thủ IFRS - Xu thế tất yếu tại Việt Nam
Bộ Tài chính có nhiệm vụ xây dựng các chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS), về cơ bản dựa trên
IFRS. Bộ Tài chính đã ban hành được 22 VAS và dự kiến ban hành một số chuẩn mực mới trong
năm 2006. Một số VAS đã ban hành về cơ bản vẫn chưa đáp ứng được một số phương diện
phức tạp của IFRS, như việc đánh giá các công cụ phát sinh theo giá trị hợp lý theo quy định của
Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IAS) 39, kế toán việc mua bán doanh nghiệp theo IFRS 3 hay ghi
nhận lỗ do giảm giá trị tài sản theo IAS36. Tuy nhiên, một số VAS được ban hành trong thời gian
gần đây và các VAS tiếp tục được ban hành đã đáp ứng được những vấn đề chuyên môn có tính
phức tạp hơn.
Hiện này, nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài áp dụng VAS trong việc lập BCTC theo
luật định và áp dụng IFRS trong công tác báo cáo cho tập đoàn. Hầu hết các doanh nghiệp trong
nước đều áp dụng VAS và một số cũng lập BCTC theo IFRS. Việt Nam ngày càng mở cửa, hội
nhập và trong tương lai không xa, Việt Nam sẽ trở thành thành viên của WTO, ngày càng có
nhiều doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam và lập BCTC cho tập đoàn theo IFRS. Hơn
nữa, ngày càng có nhiều doanh nghiệp Việt Nam tìm cách gia tăng xuất khẩu và thiết lập hoạt


động ở nước ngoài, do đó, họ sẽ phải chịu sự giám sát chặt chẽ hơn và yêu cầu phải lập BCTC
theo IFRS.
Thách thức của doanh nghiệp khi tuân thủ IFRS.
Các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam là đối tượng đang chịu ảnh hưởng nhiều
nhất từ việc áp dụng IFRS trong VAS và qua công tác BCTC ra nước ngoài theo IFRS. Ngay cả
những doanh nghiệp không gửi BCTC ra nước ngoài cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, phải
nâng cao năng lực về VAS cho đội ngũ nhân viên và đầu tư vào các hệ thống có thể đáp ứng
được các yêu cầu thông tin mới của các VAS mới. Do vậy, các doanh nghiệp cần thay đổi, bao
gồm việc áp dụng BCTC hợp hất và bứt ra khỏi môi trường “các nguyên tắc kế toán dựa trên
thuế”. Việc bứt ra khỏi các nguyên tắc kế toán thuế đòi hỏi phải áp dụng khái niệm thuế kỳ sau
nhằm đảm bảo tổng chi phí thuế trong BCKQHĐKD của doanh nghiệp là số thuế phát sinh trong
kỳ.
Để VAS tiệm cận với IFRS, thách thực đầu tiên là xây dựng một đội ngũ nhân viên kế toán và tài
chính có năng lực. Đây không phải là một công việc dễ dàng vì IFRS được cọi là rất phức tạp,
ngay cả ở những nền kinh tế phát triển. Kế toán viên Việt Nam sẽ gặp nhiều khái niệm mới và
các phương pháp hạch toán mới không có trong hệ thống kế toán Việt Nam. Thay vào đó,
phương pháp hạch toán các giao dịch theo IFRS dựa trên bản chất của giao dịch, do đó yêu cầu
phải có xét đoán và đánh giá mang tính phân tích của cán bộ quản lý, những người sẽ tham vấn
nhân viên kế toán của minh.
Thách thức thứ hai là việc xây dựng các hệ thống nhân viên kế toán đủ năng lực, có thể lưu trữ
toàn bộ dữ liệu liên quan của các giao dịch, đảm bảo việc xử lý giao dịch đầy đủ, chính xác và
đưa ra được các phân tích tài chính chi tiết. Việc áp dụng đúng các phương pháp hạch toán phù
hợp và các yêu cầu trình bày và thuyết minh theo IFRS có thể đòi hỏi phải ghi chép những thông
tin mà doanh nghiệp hiện không lưu giữ.
Những công việc đó chỉ có thể thực hiện với sự hỗ trợ của Hội đồng quản trị doanh nghiệp. Các
doanh nghiệp cần thiết lập hệ thống và qui trình để đảm bảo tuân thủ các chuẩn mực kế toán áp
dụng. Việc quản lý công tác BCTC, trong đó có yêu cầu tuân thủ và kiểm toán nội bộ, cần được
tăng cường nhằm đảm bảo tính trung thực của BCTC.
Với sức ép và sự giám sát ngày càng cao của công chúng và các cơ quan quản lý, trong khi việc
chuyển đổi sang IFRS cần nhiều thời gian, doanh nghiệp không thể bỏ qua vấn đề này nếu muốn

thành công trong môi trường cạnh tranh. Việc lập lộ trình để áp dụng IFRS, bao gồm nâng cao
nhân thức, đào tạo và xây dựng hệ thống là cấp bách và bắt buộc.
Admin (Theo
Tạp chí Kế toán
)

×