Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Những cơ hội và thách thức của công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử Việt Nam trong xu hướng hội nhập cộng đồng kinh tế ASEAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (571.49 KB, 17 trang )

NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ
NGÀNH ĐIỆN TỬ VIỆT NAM TRONG XU HƯỚNG HỘI NHẬP
CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN
OPPORTUNITIES AND CHALLENGES FOR VIETNAM’S SUPPORTING
INDUSTRY FOR ELECTRONICS SECTOR IN THE INTEGRATION CONTEXT OF
ASEAN ECONOMIC COMMUNITY
ThS. Vũ Thị Thanh Huyền
Trường Đại học Thương mại
Tóm tắt
Bước sang năm 2016, Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) đã chính thức được thành lập.
Được đánh giá là một thị trường rộng lớn, nhiều tiềm năng và đang phát triển nhanh những
năm gần đây, việc hình thành AEC sẽ mở ra những cơ hội mới,đồng thời là những thách thức
lớn cho nền kinh tế Việt Nam. Để có thể tận dụng tốt các cơ hội từ hội nhập, chính phủ và các
doanh nghiệp đang hết sức quan tâm đến việc phát triển ngành Cơng nghiệp hỗ trợ;trong đó,
Cơng nghiệp hỗ trợ (CNHT) ngành điện tử là một trong những ngành được chính phủ lựa
chọn ưu tiên phát triển do những thành tích ấn tượng trong tăng trưởng xuất khẩu của ngành
điện tử thời gian qua. Trong bối cảnh hội nhập AEC, CNHT ngành điện tử Việt Nam sẽ đứng
trước một số cơ hội trong thu hút FDI, thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu, cơ hội tham gia vào
chuỗi giá trị toàn cầu; đồng thời, sẽ phải đối mặt với những thách thức mới từ cạnh tranh sẽ
ngày càng gay gắt hơn, …Thông qua bài viết, tác giả đưa ra một số khái quát về cộng đồng
kinh tế ASEAN và sự tham gia của Việt Nam ; phân tích tình hình phát triển CNHT ngành
điện tử Việt Nam thời gian qua, từ đó, đưa ra những đánh giá về những cơ hội và thách thức
đối với riêng CNHT ngành điện tử trong bối cảnh hội nhập AEC.
Từ khóa: Cơng nghiệp hỗ trợ (CNHT), ngành điện tử, Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC)
Abstract
In 2016, the ASEAN Economic Community (AEC), which was officially established, is
rated as a huge, potential and fast growing market in recent years. The formation of the AEC
will open up new opportunities and pose major challenges for Vietnam's economy. To be able
to take advantages of opportunities from integration and the governments, enterprises are
very interested in developing supporting industry, of which the supporting industry of the
electronics is one of the sectors that is prioritized for the development by the governmemt


because of impressive track record of growth in electronics exports during the last time. In
the context of the AEC integration, Vietnam's supporting industry for electronics sector will
have a number of opportunities in attracting FDI and promoting export growth, the
opportunity to participate in global value chains. However, there are new competition
challenges that are more fierce, and so on. Through the article, the author gives an overview
of the ASEAN Economic Community and the participation of Vietnam; analyzing the
development situation of Vietnam's supporting industry for electronics sector during the last
time, since then, making an assessment of opportunities and challenges for Vietnam's
supporting industry for electronics sector in the context of the AEC integration.

135


Key words: Supporting industry(SI), electronics industry, the ASEAN Economic Community
(AEC)
1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan nghiên cứu có liên quan đến bài viết
Nghiên cứu về cơ hội và thách thức của nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh hội nhập
AEC, Nguyễn Văn Vỹ (2015) cho rằng AEC sẽ là cơ hội quý báu để Việt Nam đẩy mạnh xuất
khẩu, thu hút đầu tư nước ngồi, nhanh chóng bắt nhịp với xu thế và trình độ phát triển kinh
tế của các nước trong khu vực và thế giới. Bên cạnh đó, tác giả cũng cho rằng đây cũng là cơ
hội để Chính phủ Việt Nam hồn thiện các thể chế, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn
lao động, … Về thách thức, tác giả phân tích 3 nhóm thách thức về cải cách thể chế; năng lực
cạnh tranh và thị trường lao động.
Còn theo tác giả Lê Thị Sáu (2015), việc gia nhập AEC mở ra nhiều cơ hội cho doanh
nghiệp Việt Nam trong việc mở rộng thị trường và sự đầu tư và hợp tác đến từ các nền kinh tế
lớn, phát triển; những khó khăn lớn nhất của Việt Nam khi tham gia vào AEC là sự chênh
lệch về trình độ phát triển; vấn đề năng suất lao động thấp; sự cạnh tranh ngày càng gay gắt
khốc liệt hơn cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Các nhận định tương tự về các cơ hội và thách thức của nền kinh tế Việt Nam khi gia

nhập AEC cũng được trình bày trong các bài viết củacác tác giả Nguyễn Quốc Trường và
Nguyễn Thế Cường (2015), Đức Minh (2015).
Nghiên cứu về công nghiệp hỗ trợ Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế, Nguyễn
Thị Kim Thu (2012) cũng chỉ ra các cơ hội và thách thức của CNHT Việt Nam trong bối cảnh
hội nhập. Về cơ hội, thị trường cho các sản phẩm CNHT ngày càng mở rộng; Thu hút đầu tư
trực tiếp nước ngoài; thúc đẩy chuyển giao công nghệ hiện đại và Xu hướng dịch chuyển cơ
cấu sản xuất công nghiệp trên thế giới thúc đẩy CNHT phát triển. Về thách thức, cam kết hội
nhập quốc tế của ngành CN Việt Nam làm gia tăng áp lực cạnh tranh đối với CNHT; sự xuất
hiện của các cụm liên kết công nghiệp và Nguy cơ rút vốn đầu tư khỏi Việt Nam của các nhà
đầu tư nước ngoài.
Nghiên cứu về ngành điện tử, Nguyễn Thành Hưng (2015) đã tiến hành phân tích
SWOT ngành cơng nghiệp điện tử Việt Nam. Trong đó, cơ hội cho ngành điện tử Việt Nam
là: khả năng xuất khẩu hàng hóa CNTT, linh kiện điện tử của Việt Nam đang tăng cao; Thu
hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng mạnh; tiếp cận thị trường rộng lớn và cơ hội đưa Việt
Nam trở thành công xưởng thứ hai của thế giới. Về thách thức, tác giả nhấn mạnh thách thức
từ sức ép cạnh tranh ngay trên sân nhà; vấn đề thu hút nhân tài; tầm và quy mơ của doanh
nghiệp; các chính sách bảo hộ; …
Tóm lại, mặc dù đã có một số nghiên cứu về cơ hội và thách thức đối với nền kinh tế
Việt Nam khi gia nhập AEC, cũng như một số nghiên cứu về cơ hội và thách thức của CNHT
Việt Nam trong bối cảnh hội nhập; tuy nhiên, các đánh giá này nhìn chung vẫn cịn khá chung
chung, gắn với phạm vi rộng là cả nền kinh tế Việt Nam hoặc trong xu thế hội nhập chung, do
đó, chưa làm rõ các cơ hội và thách thức đối với CNHT ngành điện tử Việt Nam trong bối
cảnh hội nhập vào khu vực AEC. Nghiên cứu này hi vọng sẽ làm rõ hơn khoảng trống nhận
thức này, đối với riêng CNHT ngành điện tử Việt Nam trong xu thế hội nhập vào AEC.
136


1.2. Phương pháp nghiên cứu
Bài viết chủ yếu sử dụng các phương pháp nghiên cứu thống kê mô tả, phân tích và
tổng hợp, so sánh, đối chiếu để làm rõ thực trạng phát triển Công nghiệp điện tử, CNHT

ngành điện tử Việt Nam trong những năm gần đây và đưa ra những đánh giá về cơ hội và
thách thức của CNHT ngành điện tử Việt Nam trong bối cảnh hội nhập Cộng đồng kinh tế
ASEAN.
2. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN
2.1. Khái niệm và các mục tiêu của cộng đồng kinh tế ASEAN
Cộng đồng kinh tế ASEAN (tiếng Anh: ASEAN Economic Community, viết tắt:
AEC) là một khối kinh tế khu vực của các quốc gia thành viên ASEAN được thành lập vào
năm 2015. Đây là cấp hội nhập thứ 4 trong số 6 cấp độ hội nhập kinh tế quốc tế.
Tuyên bố Hòa hợp ASEAN II nhấn mạnh: Cộng đồng Kinh tế ASEAN là việc thực
hiện mục tiêu cuối cùng của hội nhập kinh tế trong "Tầm nhìn ASEAN 2020”, nhằm hình
thành một khu vực kinh tế ASEAN ổn định, thịnh vượng và có khả năng cạnh tranh cao, trong
đó hàng hóa, dịch vụ, đầu tư sẽ được chu chuyển tự do, và vốn được lưu chuyển tự do hơn,
kinh tế phát triển đồng đều, đói nghèo và chênh lêch kinh tế-xã hội được giảm bớt vào năm
2020. Kế hoạch trung hạn 6 năm lần thứ hai của ASEAN (2004-2010)- Chương trình Hành
động Vientian- đã xác định rõ hơn mục đích của AEC là: tăng cường năng lực cạnh tranh
thông qua hội nhập nhanh hơn, nhằm thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế của ASEAN.
Bốn trụ cột của Cộng đồng kinh tế ASEAN
Để thực hiện các mục tiêu trên, ASEAN đã nỗ lực thực hiện các mục tiêu qua các giai
đoạn 2008 – 2009, 2010 – 2011, 2012 – 2013, 2014 – 2015 với 4 trụ cột:
(1) Thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất với 5 nội dung, chu chuyển hàng hóa, chu
chuyển tự do dịch vụ, chu chuyển tự do lao động có tay nghề, chu chuyển tự do giữa
các dịng vốn và chu chuyển tự do đầu tư.
(2) Khu vực kinh tế cạnh tranh cao sẽ ưu tiên phát triển 6 yếu tố: chính sách cạnh tranh;
bảo vệ người tiêu dung; quyền sở hữu trí tuệ; phát triển cơ sở hạ tầng; hệ thống thuế
khóa và thương mại điện tử.
(3) Khu vực phát triển kinh tế đồng đều nhằm thu hẹp khoảng cách giữa các nước thành
viên với hai biện pháp chủ yếu là phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ và sáng kiến hội
nhập ASEAN.
(4) Khu vực hội nhập đầy đủ vào kinh tế toàn cầu với 2 mục tiêu chính xây dựng một
cách tiếp cận tổng thể, chặt chẽ về quan hệ kinh tế đối ngoại và thúc đẩy sự tham gia

vào mạng lưới sản xuất toàn cầu trên cơ sở ký kết FTA với các nước ngoài khối.
2.2. Vị trí, vai trị của cộng đồng kinh tế ASEAN
Việc thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN sẽ tạo nên ba trụ cột quan trọng trong Cộng
đồng ASEAN trong đó ASEAN lấy vấn đề xây dựng kinh tế làm trung tâm.
Sự ra đời của AEC sẽ là mốc đánh dấu sự trưởng thành toàn diện trong hợp tác của
Cộng đồng kinh tế ASEAN sau hơn 45 năm thành lập. Các hội nghị cấp cao, các cuộc họp và
những nỗ lực hợp tác toàn diện đã được các nước theo đuổi trong nhiều năm qua, trong đó
137


mục tiêu kinh tế trở thành động lực và mục tiêu chính của các nước trong Cộng đồng kinh tế
ASEAN.
Trọng tâm của AEC là phát triển kinh tế khu vực dựa trên sự kết nối của 10 nước
trong ASEAN với gần 650 triệu dân và tổng GDP hơn 1850 tỷ USD. Nếu trở thành một thực
thể kinh tế chung, ASEAN sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ 7 trên thế giới với GDP đạt 2400
tỷ USD, thương mại nội khối ASEAN lên tới 608,6 tỷ USD, chiếm 24,2% tổng thương mại
của khu vực, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào các nước ASEAN lên tới 122,4
tỷ USD (cao nhất so với toàn cầu) trong năm 2013 và có thể trở thành nền kinh tế lớn thứ tư
thế giới vào năm 2050 nếu xu hướng này tiếp tục phát triển. Với dân số gần 650 triệu người,
thị trường tiềm năng của ASEAN lớn hơn nhiều so với thị trường EU và Bắc Mỹ, chỉ sau thị
trường Trung Quốc và Ấn Độ. Đó là chưa kể ASEAN có lực lượng lao động lớn thứ ba trên
thế giới và tương đối trẻ.
Với việc xây dựng phát triển một thị trường ASEAN toàn diện sẽ tạo ra sự phát triển
về mọi mặt nguồn nhân lực, thu hút vốn đầu tư, khoa học công nghệ, đặc biệt với những tiềm
năng lợi thế hiện có khối gắn kết trong cộng đồng kinh tế ASEAN sẽ tạo ra thị trường sản
xuất, kinh doanh thống nhất, sức cạnh tranh, phát triển kinh tế đồng đều. Đây cũng là mục
tiêu cơ bản nhất trong việc hình thành cộng đồng kinh tế ASEAN bằng các nỗ lực của lãnh
đạo cấp cao các nước những năm vừa qua.
2.3. Một số kết quả hoạt động thương mại của Việt Nam với các nước ASEAN
Chủ động và tích cực hội nhập khu vực ASEAN ln là chính sách nhất quán của Việt

Nam trong những năm qua, điều này được thể hiện qua việc ASEAN luôn là đối tác quan
trọng hàng đầu của Việt Nam. Trong những năm qua, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào
các nước ASEAN đã có sự cải thiện. Trong 10 năm trở lại đây, xuất khẩu của Việt Nam sang
các nước ASEAN tăng liên tục, chỉ có duy nhất năm 2009 trị giá xuất khẩu hàng hóa giảm do
suy thối kinh tế tồn cầu. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào ASEAN năm 2014 đã
tăng gấp 4,7 lần năm 2004 và ASEAN cũng là khu vực thị trường xuất khẩu đứng thứ 3 của
Việt Nam (sau APEC và EU).

Hình 2.1: Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang ASEAN/ triệu USD
(Nguồn: Tổng cục Thống kê)
138


Về nhập khẩu, trị giá hàng nhập khẩu của Việt Nam từ các nước ASEAN cũng có xu
hướng tăng lên qua các năm. Tỷ trọng hàng nhập khẩu của Việt Nam từ các nước ASEAN
năm 2014 gấp 2,96 lần năm 2004, chiếm15,54 % tổng lượng hàng nhập khẩu của Việt
Nam.Điều này càng cho thấy quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước ASEAN đang
có sự cải thiện theo hướng tích cực.

Hình 2.2: Kim ngạch NK hàng hóa của Việt Nam từ các nước ASEAN
(Nguồn: Tổng cục Thống kê)
Trong cơ cấu mặt hàng XNK của Việt Nam và các nước ASEAN: Các mặt hàng xuất
khẩu chủ yếu của Việt Nam sang các nước ASEAN bao gồm dầu thô; lương thực; thiết bị
điện, điện tử; máy móc, sắt thép, hàng thủy hải sản,… Sản phẩm nhập khẩu chủ yếu của Việt
Nam từ các nước này bao gồm: dầu và các sản phẩm từ dầu; máy móc; thiết bị điện; nhựa và
các sản phẩm từ nhựa; … Điều này có nghĩa là giữa sản phẩm xuất khẩu và nhập khẩu của
Việt Nam và các nước ASEAN có sự tương quan lớn. Trong đó, điện tử là là một trong những
sản phẩm mà chúng ta vừa xuất khẩu, vừa nhập khẩu với trị giá lớn trong quan hệ thương mại
với ASEAN. Điều này đặt ra cơ hội trong việc phát triển các chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất
trong toàn khối, đồng thời đặt ra thách thức cạnh tranh lớn cho các doanh nghiệp điện tử Việt

Nam trong quá trình hội nhập ngày càng sâu hơn.
3. KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CƠNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH
ĐIỆN TỬ VIỆT NAM
3.1. Tình hình phát triển ngành Công nghiệp điện tử Việt Nam
Công nghiệp điện tử (CNĐT) Việt Nam phát triển rất nhanh từ 2010 đến nay. Năm
2013, giá trị sản xuất công nghiệp (GTSXCN) đạt 335,857 tỷ đồng (giá so sánh năm 2010),
chiếm tỷ trọng khoảng 8,7% tồn ngành cơng nghiệp. Tăng trưởng bình quân từ năm 2010
đến 2013 đạt trên 32%/ năm, cao hơn rất nhiều so với tốc độ tăng trưởng của tồn ngành cơng
nghiệp (9,4%/ năm).

139


Bảng 3.1. Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh 2010 ngành điện tử VN
2010
Giá trị

Tổng số

2011

Tỷ

Chỉ

trọng
%
2963499.7

100.0


112649.2

3.8

Giá trị

2012

Tỷ

Chỉ

Giá trị

Tỷ

số

trọng

số

trọng

PT

%

PT


%

2013
Chỉ

Gía trị

số PT

Tỷ

Chỉ

trọn

số

g

PT

110.5 3233178.2

100

109.1

3516651.7


100

108.8 3840767.1

100 109.2

101.9

6.3

181.2

267932.1

7.6

131.3

8.7 125.4

Sản xuất
sản phẩm
điện tử,
máy vi

204131.4

335856.7

tính và

sản phẩm
quang học

(Nguồn: Tổng cục Thống kê,Niên giám Thống Kê 2012, 2013)
Theo Niên giám thống kê năm 2013, số lượng doanh nghiệp điện tử tính đến ngày
31/12/2012 là 739 doanh nghiệp, thu hút được 289,757 lao động. Công nghiệp điện tử tập
trung chủ yếu ở Vùng đồng bằng song Hồng (Hà Nội và các tỉnh lân cận như Bắc Ninh, Hải
Phịng, Hưng n, Thái Ngun) và vùng Đơng Nam Bộ (thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh
lân cận như Đồng Nai, Bình Dương, Long An). Sản phẩm chủ yếu là điện thoại các loại, máy
in, ti vi, trong đó lĩnh vực điện thoại di động có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất.
Bảng 3.2. Sản phẩm chủ yếu của ngành Cơng nghiệp điện tử Việt Nam
2010

2011

2012

2013

2014

Máy in

Nghìn cái

14561.9

15467.9

15721.7


17297.7

16058.5

Điện thoại cố định

Nghìn cái

9405.7

11047.8

9680.5

5531.2

4268.8

Điện thoại di động

Triệu cái

37.5

79.6

109.4

132


181.6

Ti vi lắp ráp

Nghìn cái

2800.3

3099.2

2600.4

3112.3

3666.1

(Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2015)
Về chỉ số sản xuất công nghiệp: Từ năm 2012 đến nay, chỉ số sản xuất cơng nghiệp
điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học sau khi giảm xuống 102,2% vào năm 2013 đã
tăng trở lại liên tục trong cả 2 năm 2014, 2015. Điều này cho thấy rằng khối lượng sản xuất
sản phẩm điện tử đang có bước tăng trưởng rất ấn tượng.

140


Hình 3.1. Chỉ số sản xuất sản phẩm điện tử, máy tính và sản phẩm quang học của
Việt Nam giai đoạn 2012 – 2015
(Nguồn: Tổng cục Thống kê, Niên giám Thống kê 2014, Báo cáo tình hình kinh tế - xã
hội 2015)

Về cơ cấu sản phẩm ngành điện tử Việt Nam: sản phẩm thuộc nhóm điện tử dân dụng
chiếm đến 80%, chỉ 20% thuộc nhóm điện tử chuyên dụng, đồng thời tỷ lệ nội đia hóa sản
phẩm 20 – 30%. Hầu hết các sản phẩm trên thị trường điện tử hiện nay đều là hàng nhập khẩu
nguyên chiếc và lắp ráp bằng các linh kiện nhập khẩu. Các doanh nghiệp sản xuất trong nước
mới chỉ tham gia vào khâu hoàn thiện sản phẩm bằng việc làm các loại bao bì, sách hướng
dẫn, linh kiện chi tiết nhựa mà chưa vươn tới các linh kiện quan trọng có giá trị gia tăng cao
hơn. Hơn nữa, trong số 80% sản phẩm điện tử dân dụng, vai trò tham gia thực sự của các
doanh nghiệp trong nước rất mờ nhạt.
3.2. Tình hình phát triển Công nghiệp hỗ trợ (CNHT) ngành điện tử
Theo số liệu thống kê năm 2013, sản xuất linh kiện điện - điện tử có 416 doanh
nghiệp, tăng 291 doanh nghiệp so với năm 2005. Sau hơn 30 năm phát triển, ngành điện tử
Việt Nam vẫn trong tình trạng lắp ráp cho các thương hiệu nước ngoài. Các doanh nghiệp
điện tử trong nước vẫn gần như chỉ khai thác sản hoàn phẩm cũ, lợi nhuận rất thấp và giá trị
gia tăng chỉ ước tăng 5-10%/năm. Trong khi đó, các doanh nghiệp FDI trong ngành điện tử,
điện máy đang đứng trước sức ép phải giảm chi phí linh phụ kiện và nâng cao giá trị gia
tăng của các sản phẩm sản xuất trong nước. Tuy nhiên, do số doanh nghiệp phụ trợ rất ít,
chất lượng linh phụ kiện chưa đảm bảo nên phần lớn các doanh nghiệp FDI phải nhập khẩu
linh phụ kiện từ các nước xung quanh hoặc trực tiếp từ Nhật Bản.

141


Bảng 3.3. Số lượng doanh nghiệp sản xuất linh kiện phụ tùng
Năm

2005

2011

2012


2013*

TTBQ(%/năm)
2006-13

Linh kiện phụ tùng kim loại

304

552

604

656

10,09%

Linh kiện điện- điện tử

125

322

369

416

16,22%


Linh kiện nhựa- cao su

113

249

280

311

13,49%

Tổng

542

1123

1253

1383

12,42%

(Nguồn: Dự thảo tờ trình chính phủ vềDự thảo Nghị định phát triển công nghiệp hỗ trợ, Bộ
Công thương, 2014)
Theo kết quả khảo sát của Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam, các doanh
nghiệp FDI có "tên tuổi" đều phải nhập khẩu trên 90% linh kiện của nước ngồi, thậm chí
có doanh nghiệp nhập khẩu cả 100% như Công ty Fujitsu Việt Nam. Điều này vừa gây thiệt
thịi cho ngành cơng nghiệp Việt Nam, khiến chúng ta khó thốt khỏi tình trạng gia cơng,

lắp ráp, vừa giảm sức cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp hàng điện tử trong
nước.
Bảng 3.4. Tỷ lệ sử dụng linh kiện điện-điện tử nội địa của các nhà lắp ráp ở Việt Nam
Lĩnh vực hạ nguồn

Tỷ lệ % cung ứng trong nước

Điện tử gia dụng

30-35%

Điện tử tin học, viễn thơng

15%

Điện tử chun dụng

5%

Ơ tơ- xe máy

40%

Cơng nghiệp cơng nghệ cao

5%

(Nguồn: Dự thảo tờ trình chính phủ vềDự thảo Nghị định phát triển công nghiệp hỗ trợ, Bộ
Công thương, 2014)
Tỷ lệ cung ứng nội địa trong nước cho các nhà lắp ráp thấp, thường do các doanh

nghiệp đầu tư nước ngoài đảm nhiệm. Sản phẩm CNHT chủ yếu do doanh nghiệp FDI sản
xuất. Các sản phẩm doanh nghiệp nội địa sản xuất có chất lượng thấp, giá thành cao (công
nghệ lạc hậu, chậm đổi mới (do hạn chế nguồn lực, qui trình sản xuất kém…) nên chỉ tiêu thụ
được trong nội bộ các doanh nghiệp nội địa. Trừ lĩnh vực xe máy, các ngành khác doanh
nghiệp nội địa chỉ cung cấp các loại linh kiện phụ tùng đơn giản, hàm lượng công nghệ và giá
trị gia tăng rất thấp. Số lượng doanh nghiệp CNHT cũng quá ít so với các doanh nghiệp cơng
nghiệp chính. Ngay cả khi đã chọn được nhà cung cấp nội địa, các doanh nghiệp lắp ráp cũng
chưa yên tâm về chất lượng đồng đều của các loạt sản phẩm. Các doanh nghiệp CNHT muốn
phát triển phải đáp ứng được 3 yếu tố, chất lượng ổn định, giao hàng đúng hẹn và giá cả hợp
lý. Hiện nay, rất ít các doanh nghiệp Việt nam đáp ứng được cả 3 yếu tố trên. Trong giai đoạn
trước mắt, việc các doanh nghiệp CNHT Việt Nam đóng vai trò nhà cung ứng lớp 1 cho các

142


Tập đoàn lắp ráp đa quốc gia là hết sức khó khăn, đặc biệt đối với các linh kiện và vật liệu có
hàm lượng cơng nghệ khá.
Bảng 3.5. Năng lực cung ứng của lĩnh vực sản xuất linh kiện nhựa- cao su
Lĩnh vực hạ nguồn

Tỷ lệ % cung ứng trong nước

Điện tử

20%

Xe máy

95%


Ơ tơ

15%

Cơng nghiệp cơng nghệ cao

5%

(Nguồn: Dự thảo tờ trình chính phủ vềDự thảo Nghị định phát triển công nghiệp hỗ trợ, Bộ
Công thương, 2014)
Vốn đầu tư trong nước vào lĩnh vực điện tử là rất ít, chủ yếu là các doanh nghiệp FDI;
CNHT điện tử là lĩnh vực thu hút được nhiều vốn FDI nhất, với số vốn thu hút năm 2012 là
trên 10 tỷ USD, tương ứng với 445 doanh nghiệp – trong đó, doanh nghiệp lớn là 176, doanh
nghiệp vừa là 179, doanh nghiệp nhỏ là 90 (Theo số liệu của Cục đầu tư nước ngoài, 2012).
Về xuất nhập khẩu
Sản phẩm điện thoại và linh kiện có kim ngạch xuất khẩu đứng đầu danh mục xuất
khẩu, năm 2014 đạt trên 23,6 tỷ USD. Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng máy vi tính, sản phẩm
điện tử và linh kiện cũng tăng nhanh, năm 2014 đạt trên 11,4 tỷ USD, tăng gấp 2,4 lần so với
năm 2011.
Bảng 3.6: Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm điện tử
Đơn vị: triệu USD
2011

2012

2013

2014

Điện thoại các loại và linh kiện


6396

12716

21244

23607

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

4662

7837

10601

11440

702

1688

1622

2220

Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện

Nguồn: Tổng cục hải quan, 2015

Mặc dù ngành điện tử có giá trị xuất khẩu cao, nhưng nguồn linh kiện, phụ tùng hầu
hết phải nhập khẩu. Theo điều tra của Trung tâm phát triển doanh nghiệp CNHT (SIDEC),
ngành điện tử phải nhập khẩu khoảng 77% giá trị sản phẩm. Phần sản xuất nội địa tập trung
vào một số linh kiện cơ khí, nhựa – cao su, tỷ lệ cung ứng các linh kiện điện tử rất thấp. Các
nhà cung ứng cấp một cho ngành điện tử cũng hầu hết là cơng ty FDI. Tuy nhiên đã có một số
ít doanh nghiệp Việt Nam cung cấp linh kiện, vật tư cho các nhà cung ứng cấp một này.
Năm 2013, giá trị nhập khẩu linh kiện ngành điện tử là trên 20,7 tỷ USD, tốc độ tăng
bình quân về giá trị nhập khẩu giai đoạn 2009 – 2013 lên đến 70,2%/năm. Nguồn nhập khẩu
chủ yếu từ Trung Quốc (36,4%); Hàn Quốc (30,8%) và các nước ASEAN (13,8%). Giá trị
nhập khẩu lớn nhất là mạch tích hợp (mã HS:8542). Năm 2013, nhập khẩu mã 8542 là 10,1 tỷ
143


USD, tăng trưởng giai đoạn 2009 – 2013 lên đến 67,5%/ năm, trong đó, nhập khẩu từ ASEAN
đứng thứ 2, chiếm 25,9%, tỷ trọng và giá trị đều tăng mạnh từ năm 2010.
Như vậy, có thể đánh giá, CNHT điện tử của Việt Nam còn khá non trẻ, tuy nhiên đã
có bước tăng trưởng khá ấn tượng trong những năm gần đây, và sẽ là những tiền đề quan
trong trong sự phát triển Công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử trong thời gian tiếp theo. Trong
quan hệ thương mại quốc tế, ASEAN là khu vực thị trường quan trọng cho cả xuất và nhập
khẩu các sản phẩm điện tử của Việt Nam. Điều này sẽ đặt ra cho CNHT ngành điện tử cả
những cơ hội và thách thức mới trong quá trình hội nhập AEC.
4. ĐÁNH GIÁ NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CHO CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ
NGÀNH ĐIỆN TỬ VIỆT NAM TRONG XU THẾ HỘI NHẬP AEC
Bước sang năm 2016, kinh tế Việt Nam nói chung và cơng nghiệp hỗ trợ ngành điện
tử nói riêng đứng trước nhiều thuận lợi, tăng trưởng kinh tế Việt Nam đang trong đà phục hồi
và đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn hẳn những năm trước, xuất khẩu tiếp tục tăng mạnh, trong
đó có sự đóng góp quan trọng của ngành điện tử. Mặt khác, với sự tham gia vào Cộng đồng
kinh tế ASEAN, cũng như tiến tới hoàn thành ký kết hàng loạt các hiệp định thương mại,
FTA mới, CNHT ngành điện tử Việt Nam sẽ đứng trước những cơ hội và thách thức mới.
4.1. Những cơ hội

Thứ nhất, AEC sẽ là cơ hội quý báu để Công nghiệp điện tử Việt Nam đẩy mạnh xuất
khẩu các sản phẩm điện tử và linh kiện điện tử.
Trong cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hóa của ASEAN, thiết bị điện, điện tử (mã HS 85)
hiện là nhóm sản phẩm đang đứng đầu trong cơ cấu các nhóm sản phẩm xuất khẩu lớn nhất
của ASEAN (đạt 22,22% tổng giá trị xuất khẩu vào năm 2014) và là nhóm sản phẩm nhập
khẩu lớn thứ hai vào các nước khu vực này – tương ứng với 13,5% tổng giá trị nhập khẩu năm
2014 (Xem phụ lục 3,4). Do đó, việc tham gia AEC sẽ giúp cho ngành CNĐT Việt Nam có cơ
hội đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm điện tử và linh kiện sang các nước trong khu vực, đồng thời
tham gia vào chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất sản phẩm điện tử và linh kiện để xuất khẩu ra
các nước khác trên thế giới.Trong số các quốc gia ASEAN, có một số quốc gia có ngành công
nghiệp hỗ trợ tương đối phát triển như Thái Lan, Malaysia, Philippin. Việc hội nhập sâu hơn
vào Cộng đồng kinh tế ASEAN sẽ giúp Việt Nam học hỏi, tiếp thu được nhiều kinh nghiệm
trong phát triển CNHT từ các quốc gia này, và từ đó, gia tăng cơ hội tiếp cận và tham gia vào
chuỗi sản xuất, cung ứng các sản phẩm CNHT điện tử trên thị trường toàn cầu.
Mặt khác, về thuế quan, AEC là khu vực kinh tế chung, thị trường chung, xóa bỏ hàng
rào thuế quan, khi đó thuế suất trong ASEAN sẽ là 0%. Theo Hiệp định ưu đãi thuế quan
ATIGA, các nước ASEAN-6 (gồm Singapore, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Brunei,
Philippines) đã xóa bỏ gần 100% dòng thuế từ năm 2010, trừ một số sản phẩm được miễn trừ
vĩnh viễn vì lý do an ninh quốc gia, đạo đức và sức khỏe. Từ năm 2015, Việt Nam đã tiến
hành giảm 93% dòng thuế về 0%, chỉ giữ lại 7% số dòng thuế đến năm 2018, bao gồm các
mặt hàng ô tô và linh kiện, sắt thép, linh kiện và phụ tùng xe máy, máy móc thiết bị dụng cụ
và phụ tùng, xe đạp và phụ tùng, rượu bia, sản phẩm chất dẻo, giấy các loại. Đến năm 2018,
Việt Nam chỉ cịn được duy trì thuế nhập khẩu với mức thuế suất tối đa là 5% đối với khoảng
3% số dòng thuế, bao gồm phần lớn là các mặt hàng nông nghiệp nhạy cảm. Như vậy, các

144


doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm CNHT điện tử của Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ việc
không phải chịu thuế nhập khẩu tại thị trường ASEAN. Hơn nữa, việc nhập máy móc thiết bị ,

sản phẩm, nguyên phụ liệu, linh kiện điện tử, … từ các nước ASEAN để phục vụ cho sản xuất
trong nước cũng sẽ không phải chịu mức thuế nhập khẩu cao như trước đây, từ đó sẽ góp
phần giảm chi phí sản xuất sản phẩm điện tử trong nước.
Về thị trường, khi AEC hình thành, thị trường mở rộng,với quy mô dân số khoảng 630
triệu dân,CNHT ngành điện tử Việt Nam cũng sẽ cơ hội thâm nhâp thị trường rộng lớn hơn
hiện nay. Đặc biệt, các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng sẽ có cơ hội mở rộng tiếp cận thị
trường, khơng chỉ có thị trường nội địa mà sẽ hướng ra thị trường chung và thị trường mà
ASEAN đã có FTA như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc.
Thứ hai, cơ hội thu hút đầu tư, với nhiều chính sách mở trong đầu tư kinh tế, thương
mại, dịch vụ, cơ sở hạ tầng của các nước trong AEC sẽ tạo điều kiện thuận lợi không chỉ đối
với các nước trong AEC đầu tư vào Việt Nam mà còn nhiều nền kinh tế lớn sẽ trực tiếp đầu tư
vào Việt Nam trong thời gian tới. Ngành điện tử Việt Nam trong những năm qua đã thu hút
được một khối lượng lớn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và đã tạo ra những kết quả ấn tượng
trong tăng trưởng xuất khẩu, đây sẽ là động lực giúp cho CNHT điện tử Việt Nam tiếp tục thu
hút thêm vốn đầu tư khi Việt Nam hội nhập sâu hơn vào AEC.
Thứ ba, để đảm bảo cho việc hội nhập thị trường kinh tế ASEAN, đủ năng lực cạnh
tranh trong khu vực và thế giới, địi hỏi Chính phủ Việt Nam sẽ phải có nhiều nỗ lực để hồn
thiện các thể chế thuận tiện cho phát triển, sức đầu tư, phát triển thị trường, xây dựng cơ sở
vật chất, nguồn lao động, … Yêu cầu về năng lực sản xuất và tính cạnh tranh của các doanh
nghiệp được tăng cường và củng cố, khi AEC được hình thành, cơ hội giao thương hợp tác
của các doanh nghiệp sản xuất CNHT điện tử trong nước với các doanh nghiệp trong khối
AEC sẽ được thực hiện một cách dễ dàng hơn. Qua đó, các doanh nghiệp CNHT điện tử Việt
Nam sẽ có cơ hội hợp tác, chuyển giao cơng nghệ nâng cao khả năng sản xuất, vị thế và khả
năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước nhờ đó cũng được cải thiện đáng kể.
Thứ tư, cơ hội đưa Việt Nam trở thành “công xưởng thứ hai của thế giới” khi một loạt
tập đồn điện tử, viễn thơng lớn tun bố rút lui khỏi Trung Quốc, chuyển sang khu vực Đông
Nam Á. Sự quan tâm và tăng cường đầu tư của ba quốc gia hàng đầu về Công nghiệp điện tử
là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc sẽ tạo đà kéo theo nhiều nhà đầu tư khác tham gia vào công
cuộc phát triển CNHT ngành điện tử của Việt Nam.
4.2. Những thách thức

Thứ nhất, cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt hơn, không những cạnh tranh về sản
phẩm, mà còn cạnh tranh trong việc thu hút nguồn vốn FDI vào sản xuất sản phẩm CNHT
điện tử. Do Việt Nam và các nước ASEAN có tính tương đồng cao về cơ cấu hàng hóa, trong
đó, một số quốc gia ASEAN có khả năng cạnh tranh cao và đi trước Việt Nam trong lĩnh vực
phát triển ngành CNHT ngành điện tử như Thái Lan, Philipin, Malaysia, …Chính vì vậy, sản
phẩm CNHT điện tử của Việt Nam sẽ phải cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn với các sản
phẩm tương tự từ các quốc gia này; đồng thời, nếu CNHT của chúng ta khơng có sự phát triển
kịp thời thì có thể dẫn đến một sự chuyển dịch vốn FDI từ Việt Nam chảy sang các quốc gia
ASEAN khác.

145


Thứ hai,các cam kết ngày càng cao về thực hiện lộ trình AEC và những yêu cầu ngày
càng cao đối với hàng xuất khẩu sẽ là thách thức không nhỏ với các doanh nghiệp (DN), đặc
biệt trong bối cảnh các biện pháp về phịng vệ thương mại đang có xu hướng gia tăng. Cụ thể,
khi hàng rào thuế quan tiệm cận mức 0% thì vấn đề quy tắc xuất xứ hàng hóa lại nổi lên như
là một “rào cản” mới cho DN. Theo quy định, để được hưởng ưu đãi, bắt buộc hàng hóa các
nước ASEAN phải chứng minh được nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng từ các nước này. Trong khi
đó, theo tính tốn hiện có đến 40% sản phẩm của các DN nhỏ và vừa của Việt Nam không
đáp ứng được các yêu cầu về quy tắc xuất xứ để hưởng ưu đãi. Trong khi đó, trong một số
trường hợp quy tắc xuất xứ thậm chí trở thành một biện pháp kĩ thuật thay cho hàng rào thuế
quan.
Thứ ba, sức ép từ cải cách thể chế, tái cơ cấu nền kinh tế, nâng cao nâng cao trình độ
khoa học – công nghệ và năng lực cạnh tranh. Hiện nay, trình độ phát triển của Việt Nam cịn
kém xa nhiều quốc gia trong ASEAN như : Singapo, Malaysia, Thái Lan…, do vậy sức ép cải
cách đặt ra với Việt Nam là rất lớn, đòi hỏi sự nỗ lực của tồn hệ thống, trong đó có CNHT
ngành điện tử Việt Nam. Bên cạnh đó, doanh nghiệp Việt Nam khơng chỉ lạc hậu về công
nghệ, năng suất thấp, sức cạnh tranh kém, lao động trình độ thấp, quản trị kém,… mà còn là
sự thiếu hiểu biết về thị trường AEC; điều này dễ dẫn tới tâm lý chủ quan, chậm cải tiến và

khó cạnh tranh được với các doanh nghiệp từ các nước ASEAN.
KẾT LUẬN
AEC đang trở thành một thương hiệu riêng của ASEAN, thu hút sự quan tâm của các
nền kinh tế lớn, các tổ chức kinh tế khu vực trên toàn cầu. Đối với Việt Nam, AEC sẽ là cơ
hội quý báu để CNHT ngành điện tử Việt Nam bắt nhịp với xu thế và trình độ phát triển kinh
tế của khu vực và thế giới. Sự hình thành AEC vào năm 2015 sẽ thắt chặt hơn nữa mối quan
hệ hữu cơ giữa các nền kinh tế ASEAN, trong đó có Việt Nam. Các doanh nghiệp điện tử Việt
Nam cần từng bước tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức trong q trình xây dựng AEC, tham
gia tích cực vào chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu.

146


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1, Hà Văn Hội (2013), Tham gia cộng đồng kinh tế ASEAN và những tác động đến thương
mại quốc tế của Việt Nam, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh, Tập 29, Số
4 (2013) 44-53.
2, Đức Minh (2015), Gia nhập AEC: Cơ hội nhiều, thách thức lớn,
/>truy cập ngày 5/4/2016.
3, Nguyễn Văn Vỹ (2015), Hội nhập cộng đồng kinh tế ASEAN – Cơ hội và thách thức đối
với nền kinh tế Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia: Kinh tế Việt Nam trước
những thách thức mới của hội nhập quốc tế, trường ĐH Kinh tế Quốc Dân, Nhà xuất bản Đại
học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
4, Lê Thị Sáu (2015), Cộng đồng kinh tế ASEAN – Những thuận lợi và khó khăn đối với nền
kinh tế Việt Nam khi gia nhập vào năm 2015, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia: Kinh tế
Việt Nam trước những thách thức mới của hội nhập quốc tế, trường ĐH Kinh tế Quốc Dân,
Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
5, Nguyễn Quốc Trường, Nguyễn Thế Cường (2015), Cộng đồng kinh tế ASEAN – Cơ hội và
thách thức đối với Việt Nam, truy cập ngày 5/4/2016.
6, Nguyễn Thành Hưng (2015), Xây dựng Việt Nam thành một nước sản xuất lớn về thiết bị

điện từ vào năm 2030, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế: Việt nam trở thành một trung tâm
chế biến, chế tạo mới của thế giới sau năm 2015, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Nhà xuất
bản ĐH Kinh tế Quốc Dân, Hà Nội.
7, Nguyễn Thị Kim Thu (2012), Công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập
kinh tế quốc tế, Luận án tiến sỹ kinh tế, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí
Minh, Hà Nội.
8, Trung tâm Phát triển doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ (2015), Niên giám về Công nghiệp
hỗ trợ các ngành chế tạo Việt Nam 2014 – 2015, Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách
Cơng nghiệp, Bộ Công thương.
9, Bộ Công thương (2014), Dự thảo tờ trình Chính phủ vềDự thảo Nghị định phát triển công
nghiệp hỗ trợ.

147


PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Xuất khẩu sản phẩm thiết bị điện, điện tử của Việt Nam sang ASEAN (Mã
HS 85)
(Đơn vị: Nghìn đơ la Mỹ)
Quốc gia

2010

2011

2012

2013

2014


nhập khẩu
Giá trị

%

Giá trị

%

Giá trị

%

Giá trị

%

Giá trị

%

7080771

100

12846282

100


22395624

100

32282861

100

36494505

100

Indonesia

162240

2.29

256659

2.00

404708

1.81

773858

2.40


1019013

2.79

Thailand

228884

3.23

368409

2.87

697988

3.12

955946

2.96

974338

2.67

Malaysia

93017


1.31

247607

1.93

1231618

5.50

1842366

5.71

867732

2.38

Singapore

227418

3.21

336292

2.62

463943


2.07

671717

2.08

771499

2.11

Philippines

244812

3.46

337540

2.63

367000

1.64

396620

1.23

455051


1.25

Campuchia

49232

0.70

96027

0.75

113284

0.51

92741

0.29

88879

0.24

Lào

9104

0.13


13231

0.10

16820

0.08

25893

0.08

38696

0.11

Myanmar

3383

0.05

6206

0.05

11187

0.05


14841

0.05

31939

0.09

313

0.00

153

0.00

344

0.00

854

0.00

451

0.00

1018403


14.38

1662124

12.94

3306892

14.77

4774836

14.79

4247598

11.64

Thế giới

Brunei
ASEAN

(Nguồn: www.trademap.org)

148


Phụ lục 2: Nhập khẩu sản phẩm thiết bị điện, điện tử của Việt Nam từ các nước ASEAN
(Mã HS 85)

(Đơn vị: Nghìn đơ la Mỹ)
Quốc gia
xuất khẩu

2010

2011

Giá trị

%

9993449

100

Singapore

296172

Malaysia
Thailand

2013

2014

%

Giá trị


%

Giá trị

%

14389650

100

22963270

100

31423616

100

34080845

100

2.96

481808

3.35

1154207


5.03

1989879

6.33

2464129

7.23

412824

4.13

540174

3.75

694983

3.03

1022518

3.25

1064255

3.12


384960

3.85

506706

3.52

517561

2.25

558617

1.78

629500

1.85

91730

0.92

211510

1.47

406457


1.77

460829

1.47

371909

1.09

Indonesia

139717

1.40

157708

1.10

209660

0.91

214590

0.68

177612


0.52

Cambodia

608

0.01

600

0.00

1610

0.01

3603

0.01

5667

0.02

1892

0.02

2287


0.02

2616

0.01

3563

0.01

4129

0.01

293

0.00

818

0.01

684

0.00

2695

0.01


477

0.00

30

0.00

0

0.00

0

0.00

84

0.00

0

0.00

1328226

13.29

1901611


13.22

2987778

13.01

4256378

13.55

4717678

13.84

Thế giới

Philippines

Lao
Myanmar
Brunei
ASEAN

Giá trị

2012

(Nguồn: www.trademap.org)


149

Giá trị

%


Phụ lục 3: Nhóm 10 sản phẩm xuất khẩu lớn nhất của nhóm các quốc gia ASEAN
(Đơn vị: Nghìn đơ la Mỹ)
STT

Mã HS

Sản phẩm
Tổng giá trị XK

2010

2011

2012

2013

2014

1051780764

1244587641


1254516538

1273863497

1311533547

1

'85

Thiết bị điện, điện tử

235111268

247420778

260079481

278879245

291393211

2

'27

Nhiên liệu khống, dầu,

165489068


231159578

229433481

221671447

209953326

132258858

131591919

138537513

139252859

139772606

30814485

37605115

39243424

39570597

43527157

29841133


31456902

40040232

40629358

41439595

34771980

47321674

43349374

37723825

39574785

28474404

27669216

28182592

26406793

39168194

21149451


24171034

30783594

31923107

34327243

41219660

43850563

35084244

34835295

33809642

25950710

36737531

36572303

32683800

33391395

các sản phẩm chưng
cất, vv

3

'84

Máy móc, lị phản ứng
hạt nhân, nồi hơi, vv

4

'39

Nhựa và các sản phẩm
của nhựa

5

'87

Phương tiện vận tải trừ
đường sắt, đường xe
điện

6

'15

Mỡ động vật và dầu
thực vật, sản phẩm
tách, vv


7

'71

Ngọc trai, đá quý, kim
loại, tiền xu, vv

8

'90

Thiết bị quang học,
hình ảnh, kỹ thuật, y tế,
vv

9

'99

Hàng hóa chưa được
phân vào đâu

10

'29

Hóa chất hữu cơ

(Nguồn: www.trademap.org)


150


Phụ lục 4: Nhóm 10 sản phẩm nhập khẩu nhiều nhất của các quốc gia ASEAN
(Đơn vị: Nghìn đơ la Mỹ)
STT

Mã HS

Sản phẩm
Tổng giá trị NK

1

'27

Nhiên liệu khoáng,

2011

2012

2013

2014

18238694336

18329977181


18705114822

18729446763

3281978780

3402326316

3326250295

3111149250

2325494916

2340933326

2470575268

2527512690

2104822094

2100964478

2105850283

2155793058

1256263546


1287888735

1334059087

1381365529

574170302

564113837

595141264

621770068

567574947

674869933

712269366

596319678

518341681

535697172

548437729

558555040


dầu, các sản phẩm
chưng cất, vv
2

'85

Thiết bị điện, điện
tử

3

'84

Máy móc, lị phản
ứng hạt nhân, nồi
hơi, vv

4

'87

Phương tiện vận tải
trừ đường sắt,
đường xe điện

5

'39

Nhựa và các sản

phẩm của nhựa

6

'71

Ngọc trai, đá quý,
kim loại, tiền xu, vv

7

'90

Thiết bị quang học,
hình ảnh, kỹ thuật, y
tế, vv

8

'30

Dược phẩm

477706192

477765099

498843545

526391077


9

'29

Hóa chất hữu cơ

477149021

463270940

471935971

461143041

10

'72

Sắt thép

482754257

434819545

403000752

420749461

(Nguồn: www.trademap.org)


151



×