Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Chuyển nhượng thương hiệu, cơ hội cho nhiều doanh nghiệp doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.3 KB, 5 trang )

Chuyển nhượng thương hiệu, cơ hội
cho nhiều doanh nghiệp

Với một thương hiệu nổi tiếng, các sản phẩm, hàng hoá sẽ tiêu thụ mạnh hơn
trên thị trường.
Nhưng để gây dựng được một thương hiệu nổi tiếng phải trải qua một thời gian
dài phát triển và tìm cách khẳng định vị thế của mình trên thị trường.
Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ mới thành lập thì việc xây dựng cho mình
một thương hiệu nổi tiếng là điều rất khó thực hiện, nó đòi hỏi doanh nghiệp phải trải
qua chuỗi thời gian dài đầy cam go và thử thách.
Vậy đâu là giải pháp cho các doanh nghiệp này khi muốn xâm nhập các thị
trường lớn? Câu trả lời đã có, đó là chuyển nhượng thương hiệu.
Hình thức kinh doanh thông qua chuyển quyền sử dụng thương hiệu không phải
bây giờ mới xuất hiện.

Người tiêu dùng ở một số nước đang phát triển từ lâu nay đã thưởng thức kem
Mỹ, kem Pháp, gà rán KFC và gần đây nhất là chè Dilmah...

Tất cả các sản phẩm này đến tay người tiêu dùng đều thông qua hình thức kinh
doanh nói trên.

Hình thức kinh doanh này thực chất là việc chuyển nhượng quyền kinh doanh
một loại sản phẩm đi đôi với chuyển giao công nghệ và bí quyết kinh doanh giữa hai
đối tác.

Ở một số nước đang phát triển mới có một vài trường hợp, nhưng loại hình
kinh doanh này được các công ty vừa và nhỏ của Canada, Mỹ và châu Âu khá ưa
chuộng và rất phổ biến đối với người tiêu dùng ở xứ xở Bắc Mỹ.

Các doanh nghiệp Canada áp dụng hình thức kinh doanh này trên 40 lĩnh vực
khác nhau, từ bán hoa tươi đến giặt là, bán hàng tự động, cho đến ănuống, khách sạn,


du lịch.

Hiện có 1.200 thương hiệu được chuyển nhượng và 76.000 cửa hàng hoạt động
trong hệ thống chuyển nhượng thương hiệu tại Canada.

Các công ty Canada sử dụng hình thức kinh doanh này mạnh nhất là ở thị
trường Mỹ.

Họ cũng đã vươn tới các thị trường trong khu vực châu Á như Philippines, Thái
Lan, Singapore và Trung Quốc.

Có thể lấy dẫn chứng như Công ty Hasel, Trung Quốc đang làm cho hãng chè
Dilmah của Sri Lanka.

Tức là một người đại diện về mọi mặt cho họ từ việc chuyển nhượng lại thương
hiệu cho các công ty, cửa hàng khác cho đến việc khuếch trương hình ảnh sản phẩm,
bảo vệ bản quyền.

Vậy những điều kiện cơ bản để thực hiện hình thức này là gì?

Theo nhiều chuyên gia thì các doanh nghiệp vừa và nhỏ muốn nhận chuyển
nhượng thương hiệu phải có khả năng tài chính cũng như năng lực quản lý.

Bởi vì các công ty Canada, Mỹ không chỉ muốn mở một cửa hàng mà là một
chuỗi bao gồm hàng chục đến hàng trăm cửa hàng giống như trà Dilmah vậy.

Ngoài ra, còn có hàng loạt các yêu cầu khác như hiểu biết về thị trường, có
quyết tâm và năng lực đảm bảo việc phục vụ khách hàng theo đúng yêu cầu của hãng.

Công ty Cinnezo hiện đang tìm kiếm một nhà phân phối bánh quế cuộn, thì lại

đặt ra yêu cầu đối tác về đầu óc kinh doanh và động cơ nâng cao chất lượng dịch vụ.

Mức phí chuyển nhượng thương hiệu mà công ty này đưa ra tại Philippines là
20.000 USD; tính tổng cộng chi phí thiết lập một cửa hàng vào khoảng 109.000 USD.

Tuy nhiên, mức phí cụ thể áp dụng cho thị trường nhất định và hỗ trợ như thế
nào thì bản thân các công ty phải trực tiếp bàn bạc với nhau.

Ví dụ như Hãng bánh ngọt Bagel đưa ra một hình thức khuyến khích là các đối
tác nhận chuyển nhượng không phải trả ngay tiền phí bản quyền mà chỉ phải trả sau
khi đã kinh doanh thành công.

Nhờ nhận các thương hiệu lớn mà sản phẩm của các doanh nghiệp vừa và nhỏ
được tiêu thụ mạnh trên thị trường và được người tiêu dùng biết đến. Các doanh
nghiệp này có thể đỡ tốn khoản tiền khổng lồ tạo dựng thương hiệu cũng như tiết kiệm
đáng kể chi phí quảng cáo, xúc tiến bán hàng.

×