Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

đề 12 đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật nước ngoài của toà án việt nam và tìm hiểu nguyên nhân của thực trạng đó

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199 KB, 23 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC
KHOA PHÁP LUẬT QUỐC TẾ
.……………………..

BÀI TẬP HỌC KỲ
BỘ MÔN: TƯ PHÁP QUỐC TẾ
ĐỀ : 12
Đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật
nước ngoài của toà án Việt Nam và tìm
hiểu ngun nhân của thực trạng đó

Hà Nội, 2021


2
2

MỞ BÀI
Áp dụng pháp luật nước ngoài là một trong
những vấn đề nghiên cứu quan trọng và ngày
càng có ý nghĩa trong giao lưu quốc tế. Khi các
quốc gia áp dụng luật nước ngồi thì cơ quan có
thẩm quyền phải tuân thủ các điều kiện, cơ sở
và thể thức pháp lý nhất định. Ở mỗi quốc gia
các điều kiện, cơ sở và thể thức pháp lý về áp
dụng luật nước ngoài là khác nhau. Việc áp
dụng pháp luật nước ngoài của toà án là vấn đề
khá phức tạp và trong xu thế tồn cầu hóa thì
đây là nhu cầu và địi hỏi tất yếu của mỗi quốc
gia, trong đó có Việt Nam. Dưới đây là phần
trình bày của tơi về một số vấn đề liên quan đến


vấn đề này tại Việt Nam với đề tài: “Đánh giá
thực trạng áp dụng pháp luật nước ngoài
2
2


3
3

của tồ án Việt Nam và tìm hiểu ngun
nhân của thực trạng đó.”
THÂN BÀI
I.
1.

TỔNG QUAN CHUNG
Áp dụng pháp luật nước ngoài

Áp dụng pháp luật nước ngoài là hoạt động thi
hành pháp luật quốc gia thông qua việc áp dụng
quy định của pháp luật nước ngoài nhằm điều
chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngồi.
Ngồi ra, áp dụng pháp luật nước ngồi cịn
được hiểu một cách khái qt là việc cơ quan có
thẩm quyền của quốc gia này (phổ biến nhất là
tòa án) áp dụng hệ thống pháp luật của quốc
gia khác trên lãnh thổ của quốc gia mình để giải
quyết các vụ việc thuộc thẩm quyền của họ.
2.


Trường hợp áp dụng pháp luật nước
ngoài

3
3


4
4

Luật nước ngoài sẽ được áp dụng trong các
trường hợp sau đây:
-

Các bên được pháp luật cho phép lựa chọn
pháp luật áp dụng và đã lựa chọn pháp luật
nước ngoài, khi đó pháp luật nước ngồi được
áp dụng. Chú ý sự cho phép các bên lựa chọn
pháp luật áp dụng có thể được quy định tại
quy phạm xung đột thống nhất cũng có thể
được quy định tại quy phạm xung đột thông

-

thường.
Quy phạm xung đột thống nhất trong điều
ước quốc tế dẫn chiếu đến pháp luật nước

-


ngoài.
Quy phạm xung đột thơng thường dẫn chiếu

-

đến pháp luật nước ngồi.
Khi quy phạm xung đột xác định áp dụng
pháp luật nước có mối liên hệ gắn bó nhất và
trong trường hợp cụ thể cơ quan có thẩm

4
4


5
5

quyền xác định pháp luật nước ngồi chính là
pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó
nhất.
3. Điều kiện áp dụng pháp luật nước
ngoài
Điều kiện để pháp luật nước ngoài được áp
dụng tại Việt Nam được ghi nhận tại Điều 664,
Điều 666 và Điều 670 của BLDS 2015, cụ thể:
“Điều 664. Xác định pháp luật áp dụng đối
với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngồi
1. Pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có
yếu tố nước ngoài được xác định theo điều ước
quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

là thành viên hoặc luật Việt Nam.
2. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc luật
Việt Nam có quy định các bên có quyền lựa
5
5


6
6

chọn thì pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân
sự có yếu tố nước ngồi được xác định theo lựa
chọn của các bên.
3. Trường hợp không xác định được pháp luật áp
dụng theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều
này thì pháp luật áp dụng là pháp luật của nước
có mối liên hệ gắn bó nhất với quan hệ dân sự
có yếu tố nước ngồi đó.”
“Điều 666. Áp dụng tập quán quốc tế
Các bên được lựa chọn tập quán quốc tế trong
trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 664 của
Bộ luật này. Nếu hậu quả của việc áp dụng tập
quán quốc tế đó trái với các nguyên tắc cơ bản
của pháp luật Việt Nam thì pháp luật Việt Nam
được áp dụng.”

6
6



7
7

“Điều 670. Trường hợp khơng áp dụng
pháp luật nước ngồi
1. Pháp luật nước ngồi được dẫn chiếu đến
khơng được áp dụng trong trường hợp sau đây:
a) Hậu quả của việc áp dụng pháp luật nước
ngoài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp
luật Việt Nam;
b) Nội dung của pháp luật nước ngồi khơng
xác định được mặc dù đã áp dụng các biện
pháp cần thiết theo quy định của pháp luật tố
tụng.
2. Trường hợp pháp luật nước ngồi khơng được
áp dụng theo quy định tại khoản 1 Điều này thì
pháp luật Việt Nam được áp dụng.”

7
7


8
8

Với các quy định này, nhìn chung pháp luật
nước ngồi sẽ được áp dụng tại Việt Nam nếu
thoã mãn hai điều kiện sau đây:
-


Đầu tiên, pháp luật nước ngoài chỉ được áp
dụng trong những trường hợp được pháp luật
quy định. Cụ thể là pháp luật nước ngoài sẽ
được áp dụng khi Điều ước quốc tế mà Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên
hoặc luật Việt Nam có quy định; hoặc pháp
luật nước ngoài được áp dụng nếu Điều ước
quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam là thành viên hoặc luật Việt Nam có quy
định các bên có quyền lựa chọn pháp luật áp
dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước
ngồi. Đây được xem là điều kiện tiên quyết
để Toà án xem xét việc áp dụng pháp luật

8
8


9
9

nước ngoài trong một vụ việc cụ thể. Mặc dù
việc chấp nhận áp dụng pháp luật nước ngồi
hay khơng, chấp nhận áp dụng đối với những
quan hệ nào, hoàn toàn thuộc chủ quyền của

-

quốc gia.

Thứ hai, pháp luật nước ngoài chỉ được áp
dụng nếu thỏa mãn điều kiện nếu hậu quả
của việc áp dụng pháp luật nước ngồi khơng
được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp
luật Việt Nam. Đây là điều kiện quan trọng
nhằm bảo vệ nguyên tắc cơ bản của quốc gia
có Tồ án khơng bị ảnh hưởng bởi pháp luật
nước ngoài.
4. Áp dụng pháp luật nước ngoài của toà
án Việt Nam
Việc xác định áp dụng pháp luật nước ngoài ở

Việt Nam lần đầu tiên được quy định cụ thể tại
9
9


10
10

điều 481 BLTTDS 2015. Theo đó, trong trường
hợp luật nước ngồi do các bên lựa chọn thì việc
xác định pháp luật nước ngoài trước hết thuộc
về trách nhiệm của các bên tham gia quan hệ
đó.
Trong trường hợp việc áp dụng pháp luật nước
ngoài là do sự dẫn chiếu của quy phạm xung
đột trong nước hoặc quy phạm xung đột thống
nhất trong các điều ước quốc tế dẫn chiếu đến
thì việc xác định luật nước ngoài thuộc về trách

nhiệm của các cơ quan nhà nước mà cụ thể là
Tòa án và Bộ Tư pháp, Bộ ngoại giao hoặc các
cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài.
Trong trường hợp đã áp dụng mọi biện pháp cần
thiết mà hết thời hạn 6 tháng vẫn không xác
định được nội dung của luật nước ngoài để áp
10
10


11
11

dụng thì tịa án sẽ áp dụng pháp luật của Việt
Nam để giải quyết vụ việc.
5.

-

Nguyên tắc áp dụng pháp luật nước

ngồi của Việt Nam
Khơng áp dụng pháp luật nước ngồi có nội
dung hoặc hệ quả trái với các ngun tắc cơ
bản của pháp luật Việt Nam. Cụ thể Điều 670
BLDS 2015 đã quy định không được áp dụng
pháp luật nước ngoài trong trường hợp “Hậu
quả của việc áp dụng pháp luật nước ngoài
trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật


-

Việt Nam”.
Việc áp dụng phải thống nhất trong mối quan
hệ tổng thể của hệ thống pháp luật nước xây
dựng các quy phạm đó. Điều này được hiểu là
áp dụng cả hệ thống luật nước ngoài được
viện dẫn, hệ thống luật nước ngoài được cơ

11
11


12
12

cấu như thế nào, bằng những loại nguồn pháp
luật nào đều phải được áp dụng mà không
được loại bỏ một cách tùy tiện.
II.
NỘI DUNG CHÍNH
Xu thế tồn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc
tế và tự do hóa thương mại đang là vấn đề nổi
bật của kinh tế thế giới hiện nay. Chính đặc
điểm này tạo ra sự liên kết và phụ thuộc lẫn
nhau càng cao giữa các quốc gia và khu vực.
Điều đó cũng đồng nghĩa rằng việc áp dụng
pháp luật nước ngồi là một nhu cầu khách
quan khơng thể tránh khỏi ở tất cả các quốc
gia trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói

riêng, nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích chính
đáng của các đương sự và thúc đẩy giao lưu
dân sự phát triển. Thời gian qua, cùng với sự
phát triển của các giao lưu dân sự, thương
12
12


13
13

mại, đầu tư, lao động,... giữa nước ta với cộng
đồng quốc tế đặc biệt là các nước trong khu
vực, số lượng các vụ án dân sự có yếu tố nước
ngồi được các tòa án Việt Nam thụ lý giải
quyết cũng gia tăng. Trong thời gian qua, Việt
Nam đã tham gia kí kết 23 Hiệp định tương trợ
tư pháp về dân sự và các lĩnh vực có liên quan
trong đó có một số quy định nhằm quy định
cụ thể hơn việc áp dụng pháp luật nước ngoài.
1.

-

Đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật

nước ngoài của toà án Việt Nam
Phần thứ 5 BLDS 2015 về pháp luật áp dụng
đối với quan hệ có yếu tố nước ngồi cũng đã
quy định cụ thể về các trường hợp áp dụng,

không áp dụng pháp luật nước ngoài, các
phương pháp, cách thức áp dụng pháp luật
nước ngồi. Bên cạnh đó, điều 481 BLTTDS

13
13


14
14

2015 của nước ta cũng đã quy định cụ thể về
quyền và trách nhiệm xác định, cung cấp
pháp luật nước ngoài của các chủ thể trong
các trường hợp nhất định. Tuy nhiên cho đến
nay, những quy định này vẫn chỉ dừng lại ở
việc quy định mà vẫn chưa được áp dụng vào
thực tiễn. Trên thực tế, khi xử lý những vụ việc
có yếu tố nước ngồi hầu hết Tịa án chỉ áp
dụng pháp luật Việt Nam mà không xem xét
việc pháp luật nước ngồi có được áp dụng
hay khơng. Cộng với việc các đương sự do
hiểu biết pháp luật không nhiều nên cũng
không biết để lên tiếng về vấn đề này, do đó
Tịa án đã mặc nhiên rằng đương sự đồng ý

-

việc giải quyết của Tòa án.
Trên thực tế việc áp dụng pháp luật nước

ngoài để giải quyết các quan hệ dân sự theo

14
14


15
15

nghĩa rộng có yếu tố nước ngồi tại Việt Nam
của các Tòa án là rất hạn hữu do vậy nên kinh
nghiệm của Tòa án Việt Nam trong việc áp
dụng pháp luật nước ngoài để giải quyết các
quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố
nước ngồi là gần như chưa có. Mặc dù việc
áp dụng pháp luật nước ngồi trên cơ sở dẫn
chiếu của quy phạm xung đột có thể bảo vệ
tốt hơn quyền và lợi ích chính đáng của các
bên nhưng thực tế, khi có vụ việc dân sự liên
quan đến các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng
có yếu tố nước ngồi xảy ra, nếu các bên
khơng có thỏa thuận gì về pháp luật điều
chỉnh thì tịa án Việt Nam có xu hướng chung
là áp dụng pháp luật ln pháp luật Việt Nam
để giải quyết. Thậm chí, có trường hợp tịa án
15
15


16

16

Việt Nam thụ lý nhưng liên quan đến một vấn
đề được điều chỉnh bởi pháp luật nước ngồi
thì lại từ chối thẩm quyền giải quyết.
2. Nguyên nhân của thực trạng
Sở dĩ việc áp dụng pháp luật nước ngoài tại Việt
Nam cịn rất hạn chế do:
-

Thẩm phán được phân cơng giải quyết vụ án
về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngồi cịn
thiếu trình độ ngoại ngữ cũng như thiếu hiểu
biết về pháp luật nước ngồi. Chưa có sự nhiệt
tình trong việc tìm kiếm và xác định pháp luật

-

nước ngồi.
Các quy định về thời hạn giải quyết vụ việc
dân sự có yếu tố nước ngồi cịn q ít, do đó
nếu phải giải quyết bằng cách áp dụng pháp
luật nước ngoài thì có thể khơng đáp ứng được
về mặt thời gian đủ để Thẩm phán hay đương

16
16


17

17

sự có thể tìm hiểu và xác định áp dụng pháp
luật.
-

Pháp luật Việt Nam đã có quy định về vấn đề
này nhưng các quy định đó mới chỉ dừng lại ở
mức độ chung, mang tính khái quát, thường
dưới dạng: theo quy định của Chính phủ. Và
sau khi các quy định trong các luật, bộ luật..
được ban hành lại còn cần chờ được hướng
dẫn thi hành bởi các nghị quyết, thông tư...thì
mới có thể được thi hành trên thực tế. Đồng
nghĩa rằng phải mất rất nhiều thời gian để các
quy định về việc áp dụng pháp luật nước
ngoài này được ban hành và hướng dẫn thi
hành để áp dụng được trên thực tế, trong khi
các quan hệ pháp luật dân sự theo nghĩa rộng
có yếu tố nước ngồi diễn ra ngày càng phổ

17
17


18
18

biến trên thực tế và đòi hỏi phải được giải
quyết nhanh chóng và kịp thời. Chưa kể đến

việc các quy định đã được ban hành cịn có
thể có tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn,
trong cùng một vấn đề nhưng lại có nhiều văn
bản pháp luật khác nhau cùng quy định. Hơn
nữa, trong nhiều trường hợp, chủ thể nghiên
cứu và áp dụng pháp luật nước ngồi lại chưa
có kinh nghiệm xét xử, chưa thực sự đáp ứng
được yêu cầu mới cả về số lượng và chất
lượng.
-

Trên thực tế cho thấy các Tịa án Việt Nam hầu
như khơng áp dụng pháp luật nước ngoài
trong giải quyết các vụ việc tư pháp quốc tế.
Thay vào đó với những vụ việc cần phải áp
dụng pháp luật nước ngồi để giải quyết thì

18
18


19
19

Tòa án lại áp dụng pháp luật Việt Nam. Thực
trạng này đã xảy ra nhưng lại không bị xử lý
về hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan có
thẩm quyền dẫn đến đây trở thành tiền lệ để
các tòa án khác tham khảo, dẫn đến việc quy
định về áp dụng pháp luật nước ngồi khơng

những khơng được bảo đảm mà còn bị vi
phạm.
3.

-

Giải pháp khắc phục thực trạng

Cần nâng cao trình độ, năng lực của các cán
bộ trong các cơ quan áp dụng pháp luật liên
quan đến toà án, đáp ứng xu thế mới cả về số
lượng và chất lượng của đội ngũ cán bộ. Đồng
thời các cơ quan có thẩm quyền cần áp dụng
pháp luật nước ngồi một cách thiện chí,
trung thực, đầy đủ. Khơng thể chỉ áp dụng

19
19


20
20

những quy phạm hay nội dung mang tính chất
có lợi cho các chủ thể mang quốc tịch của
quốc gia mình hoặc cố tình hiểu sai lệch ý
nghĩa của các quy phạm pháp luật nước
ngồi.
-


Cần đẩy mạnh cơng tác tun truyền pháp
luật đến nhân dân để mọi người có thể phần
nào nắm rõ các quy định của pháp luật về áp
dụng pháp luật nước ngồi, từ đó giúp họ tự
bảo vệ được quyền lợi ích chính đáng của
mình khi tham gia vào các quan hệ dân sự có

-

yếu tố nước ngồi.
Cần tăng thêm thời gian để các chủ thể có
trách nhiệm xác định pháp luật nước ngồi
được áp dụng có thêm thời gian để tìm hiểu rõ
pháp luật được áp dụng để đảm bảo cho
quyền lợi ích của các đương sự.

20
20


21
21
-

Cần hoàn thiện cơ sở pháp lý cho việc áp
dụng pháp luật nước ngoài tại Việt Nam: Các
quy định trong các văn bản pháp luật cần
được quy định một cách cụ thể, rõ ràng, nên
quy định việc giải quyết một vấn đề trong
cùng một văn bản, giảm dần việc phải ban

hành thêm các văn bản pháp luật khác để
hướng dẫn thi hành các quy định đã có. Các
hiệp định tương trợ tư pháp cần phải quy định
một cách rõ ràng và cụ thể về các trường hợp
áp dụng pháp luật nước kia để vừa thuận tiện
và hiệu quả trong quá trình giải quyết, vừa
tránh xung đột pháp luật.
KẾT BÀI
Việc áp dụng các quy phạm xung đột cũng

đồng nghĩa với việc quốc gia đó thừa nhận và
21
21


22
22

cho phép áp dụng luật nước ngoài và tất nhiên
đây là một đòi hỏi thực tế khách quan đáp ứng
việc củng cố, tăng cường và mở rộng quan hệ
đa phương, đa diện của quốc gia với nước ngồi.
Tuy nhiên vì nhiều lý do khác nhau, vấn đề áp
dụng pháp luật nước ngoài vẫn là một thách
thức đối với Toà án Việt Nam và những quy định
của pháp luật về vấn đề này vẫn chưa phát huy
hiệu quả trong thực tiễn xét xử. Trong tiến trình
hội nhập nền kinh tế quốc tế ở mức độ cao hơn
và sâu sắc hơn, nếu những bất cập trong vấn đề
áp dụng pháp luật nước ngoài khi Toà án xét xử

những vụ việc dân sự có yếu tố nước ngồi vẫn
cịn tồn tại thì sẽ gây những trở ngại khơng nhỏ
cho các chủ thể có liên quan. Vơ hình trung sẽ
ảnh hưởng đến mơi trường pháp lý thuận lợi mà
22
22


23
23

Việt Nam đang xây dựng nhằm thu hút nhiều
hơn nữa những chủ thể nước ngoài tham gia.

23
23


24
24

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Ths. Bùi Thị Thu (Chủ biên), giáo trình Luật
tư pháp quốc tế, Nxb. Giáo dục Việt Nam,

Hà Nội, 2010
2. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Tư
pháp quốc tế, Nxb. Tư Pháp, Hà Nội, 2015

3. Bộ luật tố tụng dân sự 2004, sửa đổi, bổ
sung năm 2011
4. Quốc hội, Bộ luật Dân sự, Hà Nội, 2005
5. Quốc hội, Bộ luật Dân sự, Hà Nội, 2015

24
24



×