Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Tài liệu Giải Pháp Giảm Nợ Quá Hạn Và Nợ Xấu Tại NH TMCP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.73 MB, 92 trang )

tai lieu, document1 of 66.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
WX

NGUYỄN THÀNH TRUNG

GIẢI PHÁP GIẢM NỢ QUÁ HẠN VÀ NỢ XẤU
TẠI NH TMCP XNK VIỆT NAM
TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÃ SỐ: 60.34.05

LUẬN VĂN THẠC SỸ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS NGUYỄN QUANG THU

TP.HỒ CHÍ MINH - 2009

luan van, khoa luan 1 of 66.


tai lieu, document2 of 66.

MỤC LỤC
-----\U[----Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục bảng


Danh mục biểu đồ
Lời mở đầu.................................................................................................................1
Chương I: Lý luận cơ bản về Ngân hàng thương mại và hoạt động tín

dụng của Ngân hàng thương mại ........................................................................4
1.1 Định nghĩa Ngân hàng thương mại .......................................................................5
1.2 Tín dụng Ngân hàng thương mại ..........................................................................5
1.3 Các sản phẩm tín dụng chủ yếu của Ngân hàng thương mại ................................7
1.4 Nợ quá hạn và nợ xấu trong hoạt động tín dụng Ngân hàng thương mại............7
1.4.1 Định nghĩa nợ quá hạn và nợ xấu.................................................................8
1.4.2 Các chỉ tiêu phân nhóm nợ quá hạn và nợ xấu.............................................8
1.4.3 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng ...................................................14
1.5 Các yếu tố ảnh hưởng tới nợ quá hạn và nợ xấu.................................................18
1.5.1 Yếu tố khách quan ......................................................................................18
1.5.2 Yếu tố chủ quan..........................................................................................20
1.6 Mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng, nợ quá hạn, nợ xấu và hiệu quả hoạt
động của Ngân hàng thương mại .......................................................................22
Tóm tắt chương I.......................................................................................................24
Chương II: Thực trạng hoạt động tín dụng Eximbank trên địa bàn

Tp.HCM giai đoạn 2005-2008 ...................................................................... 25
2.1 Giới thiệu chung về Eximbank ................................................................. 26
2.1.1 Lịch sử hình thành............................................................................. 26
2.1.2 Quá trình phát triển ........................................................................... 26
2.1.3 Các thành tựu đạt được trong 02 năm gần đây ................................. 27

luan van, khoa luan 2 of 66.


tai lieu, document3 of 66.


2.2 Thực trạng hoạt động tín dụng Eximbank trên địa bàn Tp.HCM giai đoạn
2005-2008.................................................................................................. 28
2.2.1 Dư nợ của Eximbank trên địa bàn Tp.HCM giai đoạn 2005-2008 .. 28
2.2.1.1 Dư nợ qua các chi nhánh/ SGD trực thuộc Eximbank trên địa
bàn Tp.HCM giai đoạn 2005-2008 ........................................... 28
2.2.1.2 Dư nợ phân theo loại tiền........................................................... 31
2.2.1.3 Dư nợ phân theo thời hạn vay ................................................... 33
2.2.1.4 Dư nợ phân theo ngành kinh tế .................................................. 35
2.2.1.5 Dư nợ phân theo thành phần kinh tế .......................................... 39
2.2.1.6 Tỷ lệ dư nợ không có tài sản đảm bảo ....................................... 41
2.2.2 Tình hình huy động vốn của Eximbank trên địa bàn Tp.HCM gia
đoạn 2005-2008 ................................................................................ 42
2.2.3 Lợi nhuận hoạt động tín dụng các đơn vị trực thuộc Eximbank trên
địa bàn Tp.HCM giai đoạn 2005 – 2008.......................................... 45
2.3 Phân tích nợ quá hạn và nợ xấu trong hoạt động tín dụng Eximbank trên
địa bàn Tp.HCM giai đoạn 2005-2008 ..................................................... 47
2.3.1 Tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu ................................................... 47
2.3.2 Tỷ lệ dư nợ/vốn huy động ............................................................. 50
2.3.3 Vịng quay vốn tín dụng ...................................................................51
2.3.4 Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng trên tổng dư nợ tín dụng .............52
2.3.5 Tỷ lệ dư nợ trung, dài hạn trên vốn ngắn hạn ..................................53
2.3.6 Nguồn nhân lực tín dụng............................................................... 54
2.3.7 Cơng nghệ thơng tin ...................................................................... 55
2.3.8 Cơng tác tổ chức hoạt động tín dụng ............................................ 55
2.4 Đánh giá chung về hoạt động tín dụng Eximbank trên địa bàn Tp.HCM
giai đoạn 2005-2008................................................................................. 58
2.4.1 Những thành tựu đạt được của Eximbank tại Tp.HCM giai đoạn
2005-2008 ........................................................................................ 58


luan van, khoa luan 3 of 66.


tai lieu, document4 of 66.

2.4.2 Những mặt tồn tại trong hoạt động tín dụng Eximbank tại Tp.HCM
giai đoạn 2005-2008. ....................................................................... 60
Tóm tắt chương II........................................................................................... 63
Chương III: Giải pháp giảm nợ quá hạn và nợ xấu tại Eximbank trên địa
bàn Tp.HCM.................................................................................................. 64
3.1 Chiến lược phát triển Eximbank giai doạn 2009-2011 và tầm nhìn đến
2015 ......................................................................................................... 65
3.1.1 Định hướng chung (Tầm chính – sứ mệnh)...................................... 65
3.1.2 Mục tiêu đến năm 2011 và tầm nhìn đến năm 2015......................... 65
3.1.2.1 Mục tiêu định hướng................................................................. 65
3.1.2.2 Mục tiêu định lượng.................................................................. 65
3.1.3 Chiến lược kinh doanh giai đoạn 2009-2011.................................... 66
3.1.4 Định hướng phát triển dịch vụ tín dụng, đầu tư, dịch vụ tài chính... 67
3.1.5 Lộ trình thực hiện.............................................................................. 67
3.1.5.1 Giai đoạn 2009-2010...................................................................... 67
3.1.5.2 Giai đoạn 2011-2015...................................................................... 68
3.2 Các giải pháp giảm nợ quá hạn và nợ xấu tại Eximbank trên địa bàn
Tp.HCM ................................................................................................... 69
3.2.1 Xây dựng hệ thống xếp hạn tín nhiệm .............................................. 69
3.2.2 Đặt giới hạn dư nợ theo ngành để kiểm soát được rủi ro và xây dựng
đội ngũ nghiên cứu thị trường .......................................................... 72
3.2.3 Phát triển nguồn nhân lực tín dụng ................................................... 73
3.2.4 Tăng cường số lượng và chất lượng nhân viên kiểm sốt nội bộ về
hoạt động tín dụng; kiểm sốt tín dụng theo hướng quản lý tập trung,
giám sát chặt chẽ và xử lý kịp thời rủi ro ......................................... 75

3.2.5 Tách bạch khâu thẩm định và quản lý tín dụng nhằm hạn chế các sai
sót và hạn chế tiêu cực...................................................................... 77

luan van, khoa luan 4 of 66.


tai lieu, document5 of 66.

3.2.6 Có các biện pháp mạnh đối với các đơn vị có nợ quá hạn phát sinh
do khơng chấp hành quy định về tín dụng........................................ 79
3.2.7 Kiến nghị NHNN: Hoàn thiện các qui định, hệ thống CIC .............. 80
Tóm tắtchương III .......................................................................................... 81
Kết luận chung ................................................................................................ 82
Tài liệu tham khảo

luan van, khoa luan 5 of 66.


tai lieu, document6 of 66.

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ATM

: Máy rút tiền tự động

CBTD

: Cán bộ tín dụng

CIC


: Trung tâm thơng tin tín dụng

Cty CP

: Cơng ty cổ phần

Cty TNHH

: Công ty trách nhiệm hữu hạn

DNNN

: Doanh nghiệp Nhà Nước

DNTN

: Doanh nghiệp tư nhân

DPRR

: Dự phòng rủi ro

NHNN

: Ngân hàng Nhà Nước

NHNN VN

: Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam


NHTM

: Ngân hàng thương mại

NHTMCP

: NHTM cổ phần

PGD

: Phòng giao dịch



: Quyết định

TCTD

: Tổ chức tín dụng

TCNN&LD

: Tổ chức nước ngồi và liên doanh

TP.HCM

: Thành Phố Hồ Chí Minh

VNĐ


: Việt Nam Đồng

Đơn vị

: Chi nhánh hoặc Sở Giao Dịch I

Eximbank

: NHTM Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam

ACB

: NH TMCP Á Châu

BIDV

: NH Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam

SACOMBANK

: NH TMCP Sài Gịn Thương Tín

HSBC

: Hong Kong and Shanghai Banking Corporation

Citigroup

: Tập đoàn Citi


SMBC

: Sumitomo Mitsui Banking Corporation

EIB

: Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam

luan van, khoa luan 6 of 66.


tai lieu, document7 of 66.

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Tình hình dư nợ các chi nhánh/ SGD trực thuộc Eximbank trên địa bàn
Tp.HCM giai đoạn 2005 – 2008 ..............................................................29
Bảng 2.2: Dư nợ tín dụng theo loại tiền tệ Eximbank trên địa bàn Tp.HCM giai
đoạn năm 2005-2008...............................................................................31
Bảng 2.3: Tốc độ tăng trưởng tín dụng phân theo loại tiền tệ Eximbank trên địa bàn
Tp.HCM giai đoạn 2005-2008 ................................................................33
Bảng 2.4: Dư nợ theo thời hạn vay Eximbank trên địa bàn Tp.HCM giai đoạn 20052008 .........................................................................................................33
Bảng 2.5: Tốc độ tăng trưởng dư nợ theo thời hạn vay Eximbank trên địa bàn
Tp.HCM giai đoạn 2005-2008 ................................................................35
Bảng 2.6: Dư nợ phân theo ngành kinh tế Eximbank trên địa bàn Tp.HCM giai đoạn
2005-2008................................................................................................36
Bảng 2.7: Tốc độ tăng trưởng dư nợ theo ngành kinh tế Eximbank trên địa bàn
Tp.HCM giai đoạn 2005-2008 ................................................................37
Bảng 2.8: Dư nợ phân theo thành phần kinh tế Eximbank trên địa bàn Tp.HCM giai
đoạn 2005-2008.......................................................................................39

Bàng 2.9: Tốc độ tăng trưởng dư nợ theo thành phần kinh tế Eximbank trên địa bàn
Tp.HCM giai đoạn 2005-2008 ...............................................................40
Bảng 2.10: Tỷ lệ dư nợ khơng có tài sản đảm bảo Eximbank trên địa bàn Tp.HCM
giai đoạn 2005-2008................................................................................41
Bảng 2.11: Tình hình huy động vốn Eximbank trên địa bàn Tp.HCM giai đoạn
2005-2008................................................................................................42
Bảng 2.12: Tốc độ tăng trưởng huy động vốn Eximbank trên địa bàn Tp.HCM giai
đoạn 2005-2008.......................................................................................44
Bảng 2.13: Lợi nhuận hoạt động tín dụng các đơn vị trực thuộc Eximbank trên địa
bàn Tp.HCM giai đoạn 2005-2008 .........................................................45
Bảng 2.14: Tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu Eximbank trên địa bàn Tp.HCM

giai đoạn 2005-2008 .............................................................................48

luan van, khoa luan 7 of 66.


tai lieu, document8 of 66.

Bảng 2.15: Tỷ lệ dư nợ so với vốn huy động Eximbank trên địa bàn Tp.HCM

giai đoạn 2005-2008 .............................................................................50
Bảng 2.16: Vịng quay vốn tín dụng Eximbank trên địa bàn Tp.HCM giai đoạn

2005-2008...............................................................................................52
Bảng 2.17: Tỷ lệ lợi nhuận so với dư nợ Eximbank trên địa bàn Tp.HCM giai

đoạn 2005-2008 .....................................................................................52
Bảng 2.18: Tỷ lệ nợ trung dài hạn so với vốn huy động ngắn hạn Eximbank trên


địa bàn Tp.HCM giai đoạn 2005-2008..............................................53
Bảng 3.1: Kế hoạch dư nợ vay và huy động vốn giai đoạn 2009-2011 ............66
Bảng 3.2: Tỷ lệ % dư nợ theo ngành.........................................................................72
Bảng 3.3: Mức tối đa nợ quá hạn, nợ xấu và thời gian xử lý....................................79

luan van, khoa luan 8 of 66.


tai lieu, document9 of 66.

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Dư nợ Eximbank trên địa bàn Tp.HCM giai đoạn 2005-2008.............29
Biểu đồ 2.2: Dư nợ theo loại tiền tệ Eximbank trên địa bàn Tp.HCM giai đoạn
2005-2008...........................................................................................32
Biểu đồ 2.3: Dư nợ theo thời hạn vay Eximbank trên địa bàn Tp.HCM giai đoạn
2005-2008...........................................................................................34
Biều đồ 2.4: Dư nợ theo thành phần kinh tế Eximbank trên địa bàn Tp.HCM giai
đoạn 2005-2008 ..................................................................................40
Biểu đồ 2.5: Tình hình huy động vốn Eximbank trên địa bàn Tp.HCM giai

đoạn 2005-2008 ................................................................................43
Biểu đồ 2.6: Lợi nhuận hoạt động tín dụng Eximbank trên địa bàn Tp.HCM giai
đoạn 2005-2008 ..................................................................................46
Biểu đồ 2.7: Tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu Eximbank trên địa bàn Tp.HCM

giai đoạn 2005-2008 ........................................................................50
Biều đồ 2.8: Tình hình dư nợ và vốn huy động Eximbank trên địa bàn

Tp.HCM giai đoạn 2005-2008........................................................51


luan van, khoa luan 9 of 66.


tai lieu, document10 of 66.

1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài

Ngân hàng thương mại được xem như một cơng ty tài chính với chức
năng chủ yếu là đi vay và cho vay lại. Hoạt động cho vay lại chính là hoạt
động tín dụng của Ngân hàng thương mại. Hoạt động này mang lại nhiều lợi
nhuận và ảnh hưởng đến hoạt động của Ngân hàng thương mại nhiều nhất.
Hiện nay, khủng hoảng tài chính tồn cầu xuất đang ảnh hưởng tới nền kinh
tế Việt Nam gây khó khăn cho hoạt động của các Ngân hàng thương mại nhất là
lĩnh vực tín dụng. Trong bối cảnh tài chính như hiện nay, Eximbank trên địa bàn
Tp.HCM đã bộc lộ những mặt hạn chế trong hoạt động tín dụng Eximbank trên địa
bàn Tp.HCM thể hiện như sau:
- Trích lập DPRR cụ thể từ 22 tỷ đồng (cuối năm 2007) lên 90 tỷ đồng (quí III
2008) và DPRR chung tăng từ 75 tỷ đồng (2007) lên 165 tỷ đồng (quí III –
08).
- Nợ quá hạn tăng cao trong giai đoạn 2005-2008 mức 1,43% năm 2007 lên
5,94% năm 2008
- Nợ xấu gần 4% so với tổng dư nợ cao hơn mức qui định của NHNN.
- Các khoản vay thế chấp bằng sắt thép và nơng sản có giá trị lớn nhưng hiện
nay giá của các mặt hàng này xuống nhiều. VD giá của mặt hàng sắt thép còn
50% so với năm 2007.
- Khủng hoảng tín dụng bất động sản tại Mỹ làm cho nhiều ngân hàng tại nước
này đóng cửa.

Những số liệu này cho thấy tình hình dư nợ quá hạn và nợ xấu hoạt động tín
dụng của EIB trên địa bàn Tp.HCM tăng nhanh trong năm 2008.
Năm 2008, NHNN họp giao ban và chỉ đạo các chi nhánh kiểm soát chặt chẽ
hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại. Với tình hình như vậy, EIB trên địa

luan van, khoa luan 10 of 66.


2

tai lieu, document11 of 66.

bàn Tp.HCM cần phải có những biện pháp thích hợp để giảm nợ quá hạn và nợ xấu
trong hoạt động tín dụng của mình trong thời gian tới.
Do đó đề tài “ GIẢI PHÁP GIẢM NỢ QUÁ HẠN VÀ NỢ XẤU TẠI NH
TMCP XNK VIỆT NAM TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM” được chọn làm luận văn
nghiên cứu, nhằm đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng tại EIB với những mặt đạt
được và nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên để làm cơ sở đưa ra những giải pháp
nhằm hạn chế nợ quá hạn và nợ xấu trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương
mại này trong thời gian tới.
2. Mục tiêu của đề tài
Luận văn nghiên cứu gồm 03 mục tiêu
- Nghiên cứu lý luận cơ bản về Ngân hàng thương mại, tín dụng Ngân hàng
thương mại, một số vấn đề về nợ quá hạn và nợ xấu trong hoạt động tín dụng
Ngân hàng thương mại.
- Phân tích và đánh giá về thực trạng hoạt động tín dụng tại Eximbank trên địa
bàn Tp.HCM giai đoạn 2005-2008.
- Kiến nghị các giải pháp giảm nợ quá hạn và nợ xấu tại Eximbank trên địa bàn
Tp.HCM trong thời gian tới.
3. Qui trình và phương pháp thực hiện

Qui trình thực hiện
-

Mục tiêu
Phân tích và đánh giá thực trạng nợ quá hạn và nợ xấu trong hoạt
động tín dụng
- Kiến nghị một sô giải pháp giảm nợ quá hạn và nợ xấu

Lý luận cơ bản về Ngân hàng
thương mại và hoạt động tín
dụng ngân hàng thương mại

Thực trạng hoạt động tín dụng
tại Eximbank trên địa bàn
Tp.HCM 2005-2008

Giải pháp nhằm giảm nợ quá hạn và nợ
xấu tại Eximbank trên địa bàn Tp.HCM

luan van, khoa luan 11 of 66.

Phương
pháp
Nguồn dữ
liệu từ
thông tin
nội bộ
Eximbank



tai lieu, document12 of 66.

3

Phương pháp thực hiện
- Dữ liệu sử dụng trong đề tài: Dữ liệu thống kê
- Sử dụng phương pháp thống kê, tổng hợp, so sánh để phân tích và làm rõ vấn
đề của đề tài.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng của đề tài là giải pháp giảm nợ quá hạn và nợ xấu trong hoạt động
tín dụng tại Eximbank trên địa bàn Tp.HCM.
- Phạm vi nghiên cứu: Các chi nhánh và Sở Giao Dịch của Eximbank trên địa
bàn Tp.HCM
5. Nội dung đề tài
- Lời mở đầu
- Chương I: Một số lý luận cơ bản về Ngân hàng thương mại và hoạt động tín
dụng của Ngân hàng thương mại
- Chương II: Thực trạng hoạt động tín dụng tại Eximbank trên địa bàn Tp.HCM
giai đoạn 2005-2008.
- Chương III: Một số giải pháp nhằm giảm nợ quá hạn và nợ xấu tại Ngân hàng
thương mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam trên địa bàn Tp.HCM
- Kết luận

luan van, khoa luan 12 of 66.


tai lieu, document13 of 66.

4


Chương I
MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ
HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Nội dung chương I
1.1

Định nghĩa Ngân hàng thương mại

1.2

Tín dụng Ngân hàng thương mại

1.3

Các sản phẩm tín dụng chủ yếu của Ngân hàng thương mại

1.4

Nợ quá hạn và nợ xấu trong hoạt động tín dụng

1.5

Các yếu tố ảnh hưởng tới nợ quá hạn và nợ xấu.

1.6

Mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng, nợ quá hạn, nợ xấu và hiệu quả
hoạt động Ngân hàng thương mại.

luan van, khoa luan 13 of 66.



tai lieu, document14 of 66.

5

1.1 Định nghĩa Ngân hàng thương mại.
Cùng với việc phát triển của nền kinh tế hàng hóa, Ngân hàng thương mại
hình thành và phát triển. Sự phát triển của Ngân hàng thương mại có tác động rất
lớn và quan trọng đến quá trình phát triển của nền kinh tế hàng hóa và ngược lại nền
kinh tế hàng hóa càng phát triển thì Ngân hàng thương mại cũng từng bước hồn
thiện mình và trở thành định chế tài không thể thiếu đối với nền kinh tế hàng hóa.
Ngân hàng thương mại là loại Ngân hàng thương mại trực tiếp giao dịch với
các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước bằng việc nhận tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi
thanh toán…, cho vay và cung cấp các dịch vụ tín dụng cho cá đối tượng nên trên.
Khoản 2 điều 20 Luật Các Tổ Chức Tín Dụng (số 02/1997/QHX) nêu rõ
“Ngân hàng thương mại là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện tồn bộ hoạt
động Ngân hàng thương mại và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan”
Đạo luật Ngân hàng thương mại của Pháp (1941) cũng nêu “Ngân hàng
thương mại là những xí nghiệp hoặc cơ sở mà nghề nghiệp thường xuyên là nhận
tiền bạc của cơng chúng dưới hình thức ký thác, hoặc dưới các hình thức khác và sử
dụng tài ngun đó cho chính họ trong các nghiệp vụ chiết khấu, tín dụng và tài
chính”
Như vậy, có thể thấy rằng Ngân hàng thương mại là định chế tài chính trung
gian quan trọng vào loại bật nhất của nền kinh tế thị trường. Nhờ có hệ thống định
chế tài chính này mà các nguồn tiền nhàn rỗi, rải rác trong dân chúng được huy
động, tạo lập nguồn vốn tín dụng to lớn để có thể cho vay phát triển kinh tế xã hội.
1.2 Tín dụng Ngân hàng thương mại.
Trong thực tế cuộc sống thuật ngữ tín dụng được hiểu theo nhiều nghĩa khác
nhau, ngay cả trong quan hệ tài chính, tùy từng bối cảnh cụ thể mà thuật ngữ tín

dụng có nội dung riêng, trong quan hệ tài chính, tín dụng có thể hiểu theo các nghĩa
sau:

luan van, khoa luan 14 of 66.


tai lieu, document15 of 66.

6

- Xét trên góc độ chuyển dịch quỹ cho vay từ chủ thể thặng dư tiết kiệm sang chủ
thể thiếu hụt tiết kiệm thì tín dụng được coi là phương pháp dịch chuyển quỹ từ
người cho vay sang người đi vay.
- Trong quan hệ tài chính cụ thể, tín dụng là giao dịch về tài sản trên cơ sở có
hồn trả giữa hai chủ thể. Phổ biến hơn cả là giao dịch Ngân hàng thương mại và
các định chế tài chính khác với doanh nghiệp và cá nhân thể hiện dưới hình thức
cho vay, tức là Ngân hàng thương mại cấp tiền vay cho bên đi vay và sau một
thời gian nhất định người đi vay phải thanh tốn vốn gốc và lãi.
- Tín dụng cịn có nghĩa là số tiền cho vay mà các định chế tài chính cung cấp cho
khách hàng.
Trong một số ngữ cảnh cụ thể thuật ngữ tín dụng đồng nghĩa với thuật ngữ cho
vay. Ví dụ: tín dụng ngắn hạn (short-term credit) đồng nghĩa với vay ngắn hạn
(short-term loan).
Tín dụng được xem là chức năng cơ bản của Ngân hàng thương mại. Vì vậy
trên cơ sở tiếp cận theo chức năng hoạt động của Ngân hàng thương mại thì tín
dụng được hiểu theo nghĩa sau: Tín dụng là một giao dịch tài sản (tiền hoặc hàng
hóa) giữa bên cho vay (Ngân hàng thương mại và các định chế tài chính khác) và
bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp và các chủ thể khác), trong đó bên cho vay
chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thỏa
thuận, bên đi vay có trách nhiệm hồn trả vơ điều kiện vốn gốc và lãi cho bên vay

khi đến thời hạn thanh tốn.
Sơ đồ tín dụng Ngân hàng thương mại
Vốn (1)

Người cho vay

Người đi vay
Vốn + lãi (2)

luan van, khoa luan 15 of 66.


tai lieu, document16 of 66.

7

(1): Người cho vay cấp vốn vay cho người đi vay
(2): Sau một thời gian sử dụng, người đi vay hoàn trả cho người cho vay vốn
gốc và lãi.
1.3 Các sản phẩm tín dụng chủ yếu của Ngân hàng thương mại.
Ngân hàng thương mại cấp tín dụng cho các tổ chức và cá nhân dưới nhiều
hình thức khác nhau, tùy theo từng Ngân hàng thương mại sẽ có những sản phẩm
riêng của mình nhưng tựu chung lại thì có những sản phẩm chủ yếu là : cho vay,
chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá khác, bảo lãnh, cho th tài chính và các
hình thức khác theo quy định của NHNN.
Xét trên góc độ kỹ thuật cấp tín dụng, thì sản phẩm dịch vụ tín dụng bao gồm
các loại sau đây:
• Cho vay chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá
• Cho vay thấu chi
• Cho vay tài trợ sản xuất kinh doanh

• Cho vay trả góp
• Cho vay đầu tư phát triển
• Cho vay hợp vốn
• Bảo lãnh Ngân hàng thương mại
• Bao thanh tốn (factoring)
• Cho th tài chính
1.4 Nợ q hạn và nợ xấu trong hoạt động tín dụng Ngân hàng thương mại.
Hoạt động tín dụng là hoạt động chính và là quan trọng nhất của Ngân hàng
thương mại. Ngày nay, lợi nhuận từ hoạt động này đóng góp một phần không nhỏ
đối với tổng lợi nhuận của Ngân hàng thương mại. Tất cả các ngân hàng đều có nợ
quá hạn và nợ xấu phát sinh từ hoạt động tín dụng.

luan van, khoa luan 16 of 66.


tai lieu, document17 of 66.

8

1.4.1 Định nghĩa nợ xấu và nợ quá hạn
Ngân hàng nhà nước ban hành quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày
22/04/2005 về việc qui định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng để xử lý
rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng đã đưa ra định
nghĩa về nợ quá hạn và nợ xấu như sau:
Theo khoản 05 điều 2 “Nợ quá hạn là một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc
lãi đã quá hạn”. Định nghĩa này nêu rõ là nợ gốc và/hoặc lãi đến thời hạn thanh tốn
nhưng chưa được thanh tốn tồn bộ sẽ bị chuyển sang nợ quá hạn. Trong quyết
định này, Ngân hàng nhà nước đã đươc ra phân nhóm nợ và nợ quá hạn được sếp
vào các nhóm 2, 3, 4 và 5. Cụ thể việc phân nhóm nợ xin được trình bày ở phần
dưới.

Khoản 06 điều 02 “ Nợ xấu (NPL) là các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5
quy định tại điều 6 hoặc 7 quy định này”.
Qua định nghĩa trên cho thấy nợ xấu cũng là nợ quá hạn và nợ quá hạn bao
gồm cả nợ xấu.
1.4.2 Các chỉ tiêu phân nhóm nợ quá hạn và nợ xấu
Thời gian qua, Ngân hàng nhà nước ban hành các quyết định như
1627/2001/QĐ-NHNN, quyết định 127/2005/QĐ-NHNN, quyết định 493/2005/QĐNHNN và 18/2007/QĐ-NHNN qui định việc phân loại nhóm nợ cho từng khách
hàng khơng chỉ đơn thuần là việc phân nhóm nợ dựa vào số ngày quá hạn của khoản
vay mà còn dựa vào định tính và yêu cầu các Ngân hàng thương mại phải xây dựng
hệ thống xếp hạn tín dụng riêng. Đó là căn cứ để xác định nợ xấu và nợ quá hạn và
đánh giá hoạt động tín dụng. Do đó, để dễ hiểu hơn tơi trình bày cách phân nhóm nợ
của từng khoản vay để thuận tiện cho việc xác định các khoản nợ quá hạn và nợ xấu
trong các cơng thức tính tiếp theo.
™ Cách phân loại nợ
Theo quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN ngày 03/02/2005 của Thống đốc
NHNN VN về việc sửa đổi, bổ sung bổ sung một số điều của Quy chế cho vay của

luan van, khoa luan 17 of 66.


tai lieu, document18 of 66.

9

tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành theo Quyết định số 1627/2001/QĐNHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước qui đinh việc phân
loại nợ quá hạn như sau: Đối với khoản nợ vay khơng trả nợ đúng hạn, được tổ chức
tín dụng đánh giá là khơng có khả năng trả nợ đúng hạn và không chấp thuận cho cơ
cấu lại thời hạn trả nợ thì số dư nợ gốc của hợp đồng tín dụng đó là nợ q hạn và
tồn bộ số dư nợ vay gốc của khách hàng có khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ
được coi là nợ quá hạn. Trong quyết định này, NHNN cũng đã định nghĩa cơ cấu lại

thời hạn trả nợ như sau: Cơ cấu lại thời hạn trả nợ là việc tổ chức tín dụng điều
chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ vay đối với các khoản nợ vay của khách hàng; Điều
chỉnh kỳ hạn trả nợ là việc tổ chức tín dụng chấp thuận thay đổi kỳ hạn trả nợ gốc
và/hoặc lãi vốn vay trong phạm vi thời hạn cho vay đã thoả thuận trước đó trong
hợp đồng tín dụng, mà kỳ hạn trả nợ cuối cùng không thay đổi; Gia hạn nợ vay là
việc tổ chức tín dụng chấp thuận kéo dài thêm một khoảng thời gian trả nợ gốc
và/hoặc lãi vốn vay, vượt quá thời hạn cho vay đã thoả thuận trước đó trong hợp
đồng tín dụng.
Nếu trước đây, việc phân loại nợ chỉ dựa vào số ngày quá hạn Quyết định
127/2005/QĐ-NHNN đã đưa ra cách phân loại nợ quá hạn khắt khe hơn trước như
khi khách hàng chưa quá hạn nhưng bị cơ cấu nợ thì chuyển khoản nợ của khách
hàng sanh nợ quá hạn. Tuy nhiên, việc phân loại nợ chỉ dựa vào yếu tố thời gian
chứ chưa đề cập đến việc Ngân hàng thương mại tự đưa ra tiêu chí riêng để đánh giá
khả năng rủi ro của khách hàng và phân nhóm nợ tương ứng.
Theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc
NHNN VN v/v ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng
để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng thương mại của tổ chức tín dụng
và quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 của Thống đốc NHNN VN
v/v sửa đổi, bổ sung một số điều của qui định phân loại, trích lập và sử dụng dự
phịng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban
hành theo quyết định số Theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005
của Thống đốc NHNN VN thì phân loại nợ được chia thành 05 nhóm sau đây:

luan van, khoa luan 18 of 66.


tai lieu, document19 of 66.

10


Nhóm 01 (nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:
- Các khoản nợ trong hạn và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy
đủ cả gốc và lãi đúng hạn;
- Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng
thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn
còn lại;
- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 1 theo các qui định phân nhóm nợ khác
(xem phần Các qui định phân nhóm nợ khác).
Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày;
- Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (đối với khách hàng là doanh
nghiệp, tổ chức thì tổ chức tín dụng phải có hồ sơ đánh giá khách hàng về khả
năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn được điều chỉnh lần đầu)
- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 2 theo các qui định phân nhóm nợ khác
(xem phần Các qui định phân nhóm nợ khác).
Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ
hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2 như trên.
- Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi
đầy đủ theo hợp đồng tín dụng;
- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 theo các qui định phân nhóm nợ khác
(xem phần Các qui định phân nhóm nợ khác).
Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;

luan van, khoa luan 19 of 66.


tai lieu, document20 of 66.


11

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời
hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;
- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 4 theo các qui định phân nhóm nợ khác
(xem phần Các qui định phân nhóm nợ khác).
Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo
thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ
được cơ cấu lại lần thứ hai;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn
hoặc đã quá hạn;
- Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý;
- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 5 theo các qui định phân nhóm nợ khác
(xem phần Các qui định phân nhóm nợ khác).
Các qui định phân nhóm nợ khác:
Tổ chức tín dụng có thể phân loại lại các khoản nợ vào nhóm nợ có rủi ro thấp
hơn trong các trường hợp sau đây:
- Đối với các khoản nợ quá hạn, tổ chức tín dụng phân loại lại vào nhóm nợ có rủi
ro thấp hơn (kể cả nhóm 1) khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
+ Khách hàng trả đầy đủ phần nợ gốc và lãi bị quá hạn (kể cả lãi áp dụng đối
với nợ gốc quá hạn) và nợ gốc và lãi của các kỳ hạn trả nợ tiếp theo trong
thời gian tối thiểu sáu (06) tháng đối với khoản nợ trung và dài hạn, ba
(03) tháng đối với các khoản nợ ngắn hạn, kể từ ngày bắt đầu trả đầy đủ
nợ gốc và lãi bị quá hạn;


luan van, khoa luan 20 of 66.


tai lieu, document21 of 66.

12

+ Có tài liệu, hồ sơ chứng minh các nguyên nhân làm khoản nợ bị quá hạn
đã được xử lý, khắc phục.
+ Tổ chức tín dụng có đủ cơ sở (thơng tin, tài liệu kèm theo) đánh giá là
khách hàng có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại.
- Đối với các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ, tổ chức tín dụng phân loại lại
vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn (kể cả nhóm 1) khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện
sau đây:
+ Khách hàng trả đầy đủ nợ gốc và lãi theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại
trong thời gian tối thiểu sáu (06) tháng đối với các khoản nợ trung và dài
hạn, ba (03) tháng đối với các khoản nợ ngắn hạn, kể từ ngày bắt đầu trả
đầy đủ nợ gốc và lãi theo thời hạn được cơ cấu lại;
+ Có tài liệu, hồ sơ chứng minh các nguyên nhân làm khoản nợ phải cơ cấu
lại thời hạn trả nợ đã được xử lý, khắc phục;
+ Tổ chức tín dụng có đủ cơ sở (thông tin, tài liệu kèm theo) để đánh giá là
khách hàng có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và lãi đúng thời hạn đã được cơ
cấu lại cịn lại.
Tổ chức tín dụng phải chuyển khoản nợ vào nhóm có rủi ro cao hơn trong các
trường hợp sau đây:
- Toàn bộ dư nợ của một khách hàng tại một tổ chức tín dụng phải được phân loại
vào cùng một nhóm nợ. Đối với khách hàng có từ hai (02) khoản nợ trở lên tại tổ
chức tín dụng mà có bất cứ một khoản nợ nào bị phân loại vào nhóm có rủi ro
cao hơn các khoản nợ khác, tổ chức tín dụng phải phân loại lại các khoản nợ cịn
lại của khách hàng vào nhóm có rủi ro cao nhất đó.

- Đối với khoản cho vay hợp vốn, tổ chức tín dụng làm đầu mối phải thực hiện
phân loại nợ đối với khoản cho vay hợp vốn theo các quy định tại Điều này và
phải thông báo kết quả phân loại nợ cho các tổ chức tín dụng tham gia cho vay
hợp vốn. Trường hợp khách hàng vay hợp vốn có một hoặc một số các khoản nợ
khác tại tổ chức tín dụng tham gia cho vay hợp vốn đã phân loại vào nhóm nợ

luan van, khoa luan 21 of 66.


tai lieu, document22 of 66.

13

khơng cùng nhóm nợ của khoản nợ vay hợp vốn do tổ chức tín dụng làm đầu
mối phân loại, tổ chức tín dụng tham cho vay hợp vốn phân loại lại toàn bộ dư
nợ (kể cả phần dư nợ cho vay hợp vốn) của khách hàng vay hợp vốn vào nhóm
nợ do tổ chức tín dụng đầu mối phân loại hoặc do tổ chức tín dụng tham gia cho
vay hợp vốn phân loại tuỳ theo nhóm nợ nào có rủi ro cao hơn.
- Tổ chức tín dụng phải chủ động phân loại các khoản nợ được phân loại vào các
nhóm nợ có rủi ro cao hơn theo đánh giá của tổ chức tín dụng khi xảy ra một
trong các trường hợp sau đây:
+ Có những diễn biến bất lợi tác động tiêu cực đến môi trường, lĩnh vực
kinh doanh của khách hàng;
+ Các khoản nợ của khách hàng bị các tổ chức tín dụng khác phân loại vào
nhóm nợ có mức độ rủi ro cao hơn (nếu có thơng tin);
+ Các chỉ tiêu tài chính của khách hàng (về khả năng sinh lời, khả năng
thanh toán, tỷ lệ nợ trên vốn và dòng tiền) hoặc khả năng trả nợ của khách
hàng bị suy giảm liên tục hoặc có biến động lớn theo chiều hướng suy
giảm;
+ Khách hàng không cung cấp đầy đủ, kịp thời và trung thực các thơng tin

tài chính theo u cầu của tổ chức tín dụng để đánh giá khả năng trả nợ
của khách hàng.
Đối với các khoản bảo lãnh, chấp nhận thanh tốn và cam kết cho vay khơng huỷ
ngang vơ điều kiện và có thời điểm thực hiện cụ thể (gọi chung là các khoản cam
kết ngoại bảng), tổ chức tín dụng phải phân loại vào các nhóm quy định như sau:
- Khi tổ chức tín dụng chưa phải thực hiện nghĩa vụ theo cam kết, tổ chức tín
dụng phân loại và trích lập dự phịng đối với các khoản cam kết ngoại bảng như
sau:
+ Phân loại vào nhóm 1 nếu tổ chức tín dụng đánh giá khách hàng có khả
năng thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ theo cam kết;

luan van, khoa luan 22 of 66.


tai lieu, document23 of 66.

14

+ Phân loại vào nhóm 2 trở lên tuỳ theo đánh giá của tổ chức tín dụng nếu tổ
chức tín dụng đánh giá khách hàng khơng có khả năng thực hiện các nghĩa
vụ theo cam kết.
- Khi tổ chức tín dụng phải thực hiện nghĩa vụ theo cam kết, tổ chức tín dụng
phân loại các khoản trả thay đối với khoản bảo lãnh, các khoản thanh tốn đối
với chấp nhận thanh tốn vào các nhóm nợ theo quy định đã nêu ở trên với số
ngày quá hạn được tính ngay từ ngày tổ chức tín dụng thực hiện nghĩa vụ của
mình theo cam kết như sau:
+ Phân loại vào nhóm 3 nếu quá hạn dưới 30 ngày;
+ Phân loại vào nhóm 4 nếu quá hạn từ 30 ngày đến 90 ngày;
+ Phân loại vào nhóm 5 nếu quá hạn từ 91 ngày trở lên.
So với quyết định số 493/2005/ QĐ-NHNN thì quyết định 18/2007/QĐNHNN qui định việc phân nhóm nợ phức tạp hơn và đáp ứng đúng với tình hình

thực tế hơn. Nó đề cập đến các tiêu chí định tính và yêu cầu các tổ chức tín dụng
phải xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng riêng cho mỗi tổ chức tín dụng để từ đó
đánh giá chính xác hơn về hoạt động tín dụng của chi nhánh/ SGD và báo cáo về
cho NHNN định kỳ 06 tháng về tiến độ xây dựng hệ thống xếp hạng này. Tuy
nhiên, mỗi Ngân hàng thương mại cần phải có một hệ thống xếp hạn tín dụng riêng
để từ đó có thể hạn chế được những khoản nợ quá hạn và nợ xấu làm ảnh hưởng tới
hoạt động kinh doanh của mình và tạo điều kiện cho Ngân hàng thương mại phát
triển tốt hơn.
1.4.3 Các tiêu chí đánh giá hoạt động tín dụng
Hoạt động tín dụng thể hiện qua nhiều tiêu chí, tơi xin đưa ra một số tiêu chí
chủ yếu như dưới đây để thuận tiện cho việc đánh giá hoạt động tín dụng ở phần
sau.
• Tỷ lệ nợ quá hạn:

luan van, khoa luan 23 of 66.


15

tai lieu, document24 of 66.

Tỷ lệ nợ quá hạn là tỷ lệ phần trăm giữa tổng các khoản nợ quá hạn so với
tổng dư nợ ở một thời điểm nhất định, thường là cuối tháng, cuối quý, cuối năm.
Chỉ tiêu này được tính theo cơng thức dưới đây:
Nợ q hạn
Tỷ lệ nợ quá hạn =

x 100% ≤ 5%
Tổng dư nợ tín dụng


Cách phân loại nợ như trên thì nợ q hạn theo công thức trên được hiểu là
nợ được phân vào nhóm 02 đến 05. Theo thơng lệ quốc tế, tỷ lệ này khơng q 5%
được xem là tốt.


Tỷ lệ nợ xấu:
Tỷ lệ nợ xấu là tỷ lệ phần trăm giữa tổng các khoản nợ xấu so với tổng dư nợ

ở một thời điểm nhất định, thường là cuối tháng, cuối q, cuối năm. Chỉ tiêu này
được tính theo cơng thức dưới đây:
Nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấu =

x 100% ≤ 2%
Tổng dư nợ tín dụng

Theo cách phân loại trên thì nợ xấu trong công thức trên được hiểu là nợ nhóm
03 đến 05 (NPL – Non performance loan). Theo quyết định 06/2008/QĐ-NHNN ngày
12/03/2008, các Ngân hàng thương mại đạt điểm tối đa về tín dụng khi có tỷ lệ nợ xấu so
với tổng dư nợ nhỏ hơn hoặc bằng 2%.
• Cơ cấu tín dụng:
Theo điều 15 quyết định 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/04/05 qui định tỷ lệ
tối đa của nguồn vốn ngắn hạn tổ chức tín dụng được sử dụng để cho vay trung hạn
và dài hạn là 40%.
Nợ vay trung, dài hạn
Vốn huy động ngắn hạn

luan van, khoa luan 24 of 66.

<= 40%



16

tai lieu, document25 of 66.

Hệ số này cho thấy mức độ sử dụng vốn huy động ngắn hạn để cho vay
trung, dài hạn. Hệ số này càng cao dễ làm mất khả năng thanh khoản của ngân hàng
do cho vay trong khoản thời gian dài hơn so với thời gian huy động vốn. Số tiền đã
cho vay sẽ được thu hồi trong khoản thời gian hơn một năm trong khi đó số tiền huy
động phải trả cho khách hàng trong vịng 01 năm. Do đó, NHNN đã qui định tỷ lệ
này không quá 40% nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động tin dụng. Tuy nhiên, tùy
thuộc vào thực tế mỗi ngân hàng sẽ có tỷ lệ này thích hợp.
• Đảm bảo tín dụng: Bao gồm mức độ cho vay tối đa so với giá trị tài sản đảm bảo.
Tùy thuộc vào mỗi loại tài sản có mức thanh khoản hoặc rủi ro sẽ có mức cho vay tương
ứng. Ví dụ như bất động sản ít rủi ro hơn là hàng hóa. Hiện nay, trong pháp luật hiện hành
chưa qui định mức cho vay tối đa đối với từng loại tài sản đảm bảo. Do đó, tỷ lệ này tùy
thuộc vào từng tổ chức tín dụng.
• Tỷ lệ giữa tổng dư nợ cho vay so với tổng vốn huy động: chỉ tiêu bày
được tính theo cơng thức sau:
Tỷ lệ tổng dư nợ cho vay trên
tổng nguồn vốn huy động

Tổng dư nợ cho vay
=

Tổng vốn huy động

Chỉ tiêu này thể hiện tỷ lệ cho vay so với vốn huy động được. Số tiền còn lại
sau khi đã trừ đi phần vốn giữ lại để đảm bảo cho khoản tiền gửi bắt buộc tại Ngân

hàng nhà nước và thanh khoản tại Ngân hàng gần bằng với dư nợ được cho là tốt
nhất. Tỷ số này cho thấy mức độ dư thừa vốn huy động hoặc thiếu vốn cho hoạt động
tín dụng. Tỷ lệ này càng thấp thì ngân hàng càng dư thừa vốn thì Ngân hàng thương
mại sẽ cho vay lại trên liên ngân hàng hoặc đầu tư tài chính để mang lại lợi nhuận cao
hơn, nếu tỷ lệ này cao thì ngân hàng đang thiếu vốn sẽ tìm cách huy động vốn thơng
qua các kênh khác nhau nhưng với chi phí thường cao hơn so với tiền lãi tiết kiệm
của dân chúng. Mỗi ngân hàng có những hoạt động kinh doanh khác nhau nên nguồn
vốn huy động được sử dung theo một cơ cấu nhất đinh để mang lại lợi nhuận cao
nhất. Khi đó, tỷ số trên sẽ khác nhau ở mỗi ngân hàng. Như vậy, tỷ số trên là một
trong những chỉ tiêu để tham khảo khi hoạt động tín dụng.

luan van, khoa luan 25 of 66.


×