Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

60 trò chơi dân gian ngày Tết hay nhất dành cho Thiếu nhi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (313.46 KB, 26 trang )

MỤC LỤC
1. ĐẾM SAO..................................................................................................................................................4
2. DUNG DĂNG DUNG DẺ.........................................................................................................................4
3. CHI CHI CHÀNH CHÀNH...................................................................................................................... 5
4. BỊT MẮT BẮT DÊ.................................................................................................................................... 5
5. MÈO ĐUỔI CHUỘT................................................................................................................................. 6
6. RỒNG RẮN LÊN MÂY............................................................................................................................7
7. ĐUA THUYỀN..........................................................................................................................................7
8. CHIM BAY CÒ BAY................................................................................................................................8
9. CÁ SẤU LÊN BỜ......................................................................................................................................8
10. CÁO VÀ THỎ......................................................................................................................................... 9
11. CƯỚP CỜ.............................................................................................................................................. 10
12. THẢ CHÓ.............................................................................................................................................. 10
13. CHÙM NỤM........................................................................................................................................ 11
14. NHẢY BAO BỐ.................................................................................................................................... 11
15. ĐÚC CÂY DỪA, CHỪA CÂY MỎNG................................................................................................12
16. CHƠI CHUYỀN................................................................................................................................... 13
17. Ô ĂN QUAN......................................................................................................................................... 13
18. KÉO CO.................................................................................................................................................14
19. OẲN TÙ TÌ............................................................................................................................................ 14
20. CÁ SẤU LÊN BỜ..................................................................................................................................15
21. MỘT HAI BA........................................................................................................................................ 15
22. TÊN TRÁI CÂY.................................................................................................................................... 15
23. BONG BÓNG NƯỚC* Cách chơi:....................................................................................................... 15
24. THÌA LÀ THỈA LẨY............................................................................................................................ 16
25. NHẢY DÂY.......................................................................................................................................... 16
26. TẬP TẦM VỒNG..................................................................................................................................16
1


27. TÙ TÌ (Đồng Dao)................................................................................................................................. 17


28. LÙA VỊT................................................................................................................................................17
29. NÉM VỊNG.......................................................................................................................................... 18
30. NHẢY LÒ CÒ....................................................................................................................................... 18
31. BÀ BA BUỒN BÀ BẢY....................................................................................................................... 18
32. TAI DÂY – MŨI NÀY..........................................................................................................................19
33. MÚA HÌNH TƯỢNG............................................................................................................................ 19
34. BÀ BA ĐI CHỢ.....................................................................................................................................19
35. TIN MẬT............................................................................................................................................... 20
36. ĐỊA DANH VIỆT NAM........................................................................................................................20
37. ĐI DU LỊCH BẰNG TAXI................................................................................................................... 21
38. DU LỊCH QUANH THÀNH PHỐ........................................................................................................ 21
39. XÉ GIẤY............................................................................................................................................... 21
40. TÌM TÊN BÀI HÁT.............................................................................................................................. 22
41. THỔI TẮT NGỌN ĐÈN........................................................................................................................22
42. CON ĐƯỜNG BAO XA....................................................................................................................... 22
43. HÀNH TRÌNH RƯỚC ĐUỐC.............................................................................................................. 22
44. CỬ CHỈ ĐIỆU BỘ................................................................................................................................. 22
45. TIẾNG NÓI TRI ÂM.............................................................................................................................23
46. DẠ HỘI HÓA TRANG......................................................................................................................... 23
47. ĐÓNG VAI NHÂN VẬT...................................................................................................................... 23
48. ĐIỆU NHẢY KHÓ QUÊN....................................................................................................................23
49. THỜI TRANG ÁNH LỬA.................................................................................................................... 23
50. XÚC CẢM TÂM HỒN..........................................................................................................................24
51. CHƠI ĐÁO............................................................................................................................................ 24
52. BẮT VỊT DƯỚI AO.............................................................................................................................. 24
53. CHƠI ĐU............................................................................................................................................... 24
2


54. ĐẤU VẬT..............................................................................................................................................24

55. CHƠI CỜ TƯỚNG - CỜ NGƯỜI......................................................................................................... 24
56. BẮT TRẠCH TRONG CHUM............................................................................................................. 25
57. ĐÁNH PHẾT......................................................................................................................................... 25
58. ĐẬP NIÊU ĐẤT....................................................................................................................................25
59. ĐI CẦU KIỀU....................................................................................................................................... 25
60. ĐI CÀ KHEO.........................................................................................................................................26

3


TỔNG HỢP 60 TRÒ CHƠI DÂN GIAN HAY NHẤT
1. ĐẾM SAO
Đặc điểm trị chơi: Tập thể, nhóm đội
Cách chơi:
Tất cả ngồi thành một vịng trịn, một người đứng ngồi vịng, phía sau lưng mọi người. Bắt đầu
từ một người bất kỳ, vừa đi vừa hát:
Một ông sao sáng
Hai ông sáng sao
Tôi đố anh chị nào
Một hơi đếm hết
Từ một ông sao sáng
Đến 10 ông sáng sao.
Mỗi từ đập vào vai một người, đến từ sao cuối cùng, trúng vào người nào thì người ấy phải đọc
một hơi khơng nghỉ: “Một ông sao sáng, hai ông sáng sao, ba ông sao sáng… Cho đến 10 ông
sáng sao. Yêu cầu phải đếm một hơi không được ngừng và phải luân phiên “sao sáng” với “sáng
sao” không được lộn. Số lẻ là “sao sáng” và số chẵn là “sáng sao”. Nếu hết hơi hay đọc sai là bị
phạt.
2. DUNG DĂNG DUNG DẺ
Đặc điểm trò chơi: Như một trò thể dục nhẹ cho các cháu từ 3 đến 6 tuổi
Cách chơi:

Một người lớn đứng giữa, các cháu nhỏ đứng hai bên, tất cả nắm tay nhau vừa đi vừa đung đưa
ra phía trước rồi ra sau theo nhịp bài đồng dao:
Dung dăng dung dẻ
Dắt trẻ đi chơi
Đến cửa nhà trời
Lạy cậu lạy mợ
Cho cháu về quê
Cho dê đi học
Cho cóc ở nhà
Cho gà bới bếp
Ù à ù ập
4


Ngồi xập xuống đây.
Đến câu “Ngồi xập xuống đây” thì tất cả cùng ngồi xổm một lát, rồi đứng dậy vừa đi vừa hát tiếp.
3. CHI CHI CHÀNH CHÀNH
Đặc điểm trị chơi: Tập thể, luyện nhanh nhẹn, phản xạ. Khơng địi hỏi phải có sân chơi.
Đối tượng chơi: Nhi đồng
Cách chơi:
Một người đứng xòe bàn tay ra, các người khác giơ một ngón tay trỏ ra đặt vào lịng bàn tay đó,
người đó đọc nhanh:
“Chi chi chành chành
Cái đanh thổi lửa
Con ngựa chết trương
Ba vương ngũ đế
Chấp dế đi tìm
Ù à ù ập.”
Đến chữ “ập” thì người đó nắm tay lại, cịn mọi người thì cố gắng rút tay thật mạnh, ai rút khơng
kịp bị nắm trúng thì xịe ra, đọc câu đồng dao cho người khác chơi.

4. BỊT MẮT BẮT DÊ
Cách 1:
Đặc điểm trị chơi: Rèn luyện thính giác, óc phán đoán. Cần một sân rộng vừa đủ cho số lượng
người chơi
Đối tượng chơi: Nhi đồng, thiếu nhi
Cách chơi:
Sau khi chơi trò chơi “Tay trắng tay đen” để loại ra 2 người. Hai người đó sẽ chơi oẳn tù tì,
người thua sẽ bịt mắt đi tìm dê, người thắng làm dê.
Những người còn lại đứng thành vòng tròn. Người làm dê phải luôn miệng kêu “be, be” và né
tránh người bị bịt mắt đang tìm cách bắt dê. Người làm dê khơng được chạy ra ngồi vịng trịn,
nếu phạm luật sẽ bị bịt mắt. Khi nào người bịt mắt bắt được dê thì thay đổi người khác
Cách 2:
Sau khi chơi trò “ Tay trắng tay đen” và “ Oẳn tù tì”, người thua sẽ phải bị bịt mắt và đi tìm dê,
những người khác làm dê chạy nhảy xung quanh.

5


Những người làm dê phải luôn miệng kêu “be, be” hoặc trêu chọc người bị bắt làm dê, phải luôn
né tránh người bị bịt mắt đang tìm cách bắt dê. Khi nào người bị bịt mắt chạm vào con dê nào thì
người đó bị bịt mắt.
Sau khi dùng khăn tay bịt mắt, mọi người sẽ chạy xung quanh người bịt mắt bằng cách đập vào
vai hay vuốt má người bị bịt mắt rồi chạy khi người đó chụp mình. Khi người bị bịt mắt chụp
được người nào, phải đoán và nói tên người đó. Nếu nói đúng thì người bị bắt bị bịt mắt, nếu nói
sai trị chơi tiếp tục như cũ. Người bị bắt có thể lừa người bị bịt mắt bằng cách khụy chân xuống
giả làm người lùn hoặc kiễng chân lên cao, cốt làm sao cho người bị bịt mắt khơng đốn ra mình.
5. MÈO ĐUỔI CHUỘT
Chuẩn bị
– Sân bãi bằng phẳng, rộng rãi.
Cách chơi

– Cho trẻ đứng thành 2 vòng tròn, vòng tròn nhỏ bên trong, vịng trịn lớn bên ngồi. Một trẻ làm
Mèo và một trẻ làm Chuột đứng quay lưng vào nhau trong vòng tròn nhỏ.
– Một trẻ vòng tròn trong, một trẻ vòng trịn ngồi đứng đối diện nắm hai tay nhau giơ cao làm
thành hang.
– Khi nghe hiệu lệnh của cô, trẻ làm Chuột chạy trước và trẻ làm Mèo đuổi theo. Chuột chạy vào
hang nào thì Mèo phải chạy vào hang đó. Trong khi đó, các trẻ làm hang đồng thanh đọc:
Đã là Mèo
Phải bắt Chuột
Bắt được Chuột
Là chén liền
Đã là chuột
Trông thấy Mèo
Phải chạy ngay.
– Khi Mèo bắt được Chuột ở hang nào thì hai trẻ làm hang đó đổi vai thành Mèo và Chuột, còn
hai trẻ làm Mèo. Chuột sẽ nắm tay nhau làm hang.
*Yêu cầu:
– Cô cho trẻ đổi vai cho nhau đến hết số trẻ được làm Mèo hoặc Chuột.
– Cho trẻ chơi liên tục 10 – 15 phút không hạn chế số lần chơi của trẻ.
6


6. RỒNG RẮN LÊN MÂY
Chuẩn bị
– Sân bãi rộng rãi, bằng phẳng.
Cách chơi
– 1 trẻ đóng vai “ơng chủ” và ngồi một chỗ.
– Những trẻ cịn lại nối đi nhau thành hàng dài, đi vòng vèo trong sân, vừa đi vừa đọc:
‘Rồng rắn lên mây
Có cái cây lúc lắc
Có cái nhà điểm binh

Có ơng chủ ở nhà khơng?”
– Khi đọc đến câu “Có ơng chủ ở nhà khơng?” trẻ d ừng lại trước mặt “ơng chủ” có thể trả lời
“có hoặc không”. Nếu “ông chủ” trả lời “không” trẻ sẽ di tiếp, vừa đi vừa đọc những câu trên.
Nếu “ông chủ” trả lời “có” cả nhóm trả lời những câu hỏi xin của “ơng chủ”.
Ơng chủ: Cho xin khúc đầu?
Cả nhóm: Những x ương cùng xẩu
Ơng chủ: Cho xin khúc giữa?
Cả nhóm: Chả có gì ngon
Ơng chủ: Cho xin khúc đi?
Cả nhóm: Tha hồ mà đuổi.
– Sau câu “Tha hồ mà đuổi”, “ông chủ” chạy đuổi bắt cho được “khúc đi” (người cuối cùng)
cịn cả nhóm sẽ chạy tránh, người đứng đầu nhóm dang hai tay che chở cho cả nhóm khơng bị
bắt. Nếu trẻ làm “ơng chủ” bắt được “khúc đuôi” thỉ trẻ đổi vai và chơi lại từ đầu.
* Yêu cầu:
– Cho trẻ chơi liên tục trong khoảng thời gian 10 – 15 phút, không hạn chế số lần chơi của trẻ.
7. ĐUA THUYỀN
Chuẩn bị
– Sân bãi rộng rãi, bằng phẳng.
Cách chơi
– Chia trẻ thành các nhóm nhỏ (mỗi nhóm 7 – 8 trẻ, có thể chia nhóm trẻ trai, gái riêng).
– Cô cho trẻ ngồi thành hàng dọc theo từng nhóm, trẻ ngồi sau cặp chân vào hết vòng bụng của
trẻ ngồi trước thành một chiếc thuyền đua.
7


– Khi nghe hiệu lệnh của cô, tất cả các thuyền đua dùng sức hai tay của tất cà các thành viên
trong nhóm nâng cơ thể lên và tiến về phía trước cho đến đích.
* Yêu cầu:
– Các thuyền đua phải cố gắng bám chặc vào nhau để không bị đứt thuyền khi đang di chuyển.
– Cơ có thể chuẩn bị các giải thưởng để thưởng cho các đội về 1, 2, 3.

8. CHIM BAY CỊ BAY
Đặc điểm trị chơi: Tập thể, luyện sự chú ý và phản xạ tốt, tập thể dục nhẹ nhàng. Cần một
khoảng sân rộng mỗi chiều chừng 5m.
Đối tương chơi: Nhi đồng
Cách chơi:
Mọi người đứng chung quanh tạo thành một vòng tròn, một người điều khiển trị chơi đứng giữa.
Người điều khiển hơ “chim bay” đồng thời nhảy bật lên, giang hai cánh tay như chim đang bay.
Cùng lúc đó mọi người phải làm động tác và hô theo người điều khiển. Nếu người điều khiển hô
những vật không bay được như “nhà bay” hay “bàn bay” mà người nào làm động tác bay theo
người điều khiển hay những vật bay được mà lại không làm động tác bay thì sẽ bị phạt bằng cách
lị cị một vịng bên ngồi vịng trịn. Trong lúc người bị phạt lị cị, mọi người có thể vừa vỗ tay
vừa hát các câu đồng dao có ý chọc bạn như:
Xấu hổ
Lấy rổ mà che
Lấy nong mà đậy
Lấy chày đập bóng.
Để lơi cuốn hơn, có thể biến tấu thêm phần “cá lặn” hay “tàu lặn, vịt lặn”… để xem kẽ với trò
“Chim bay, cò bay”
9. CÁ SẤU LÊN BỜ
Đặc điểm trị chơi: Chơi tập thể nhóm, đội. Luyện tập phản xạ nhanh nhẹn. Cần một sân chơi
vừa đủ, khoảng 20m2.
Cách chơi:
Vạch 2 đường vạch cách nhau từ 3m trở lên tùy độ tuổi của nhóm chơi làm bờ. Người “bị” sẽ
làm cá sấu đi lại ở giữa 2 vạch đó và tìm bắt người ở dưới nước hoặc có một chân ở dưới nước.
(Tức thò 1 chân ra khỏi vạch hay nhảy ra khỏi vạch)
Những người cịn lại đứng ngồi hai bên vạch, nghĩa là đứng trên bờ vừa chọc tức cá sấu bằng
cách đợi các sấu ở xa thì thò một chân xuống nước vừa vỗ tay hát “cá sấu, cá sấu lên bờ”.
8



Khi nào cá sấu quay lại thì lại nhảy lên bờ. Người nào nhảy lên không kịp bị cá sấu bắt được
phải thay làm các sấu. Nếu cá sấu bắt được một lúc hai người, thì 2 người đó sẽ xác định ai sẽ
làm cá sấu qua trò chơi oẳn tù tì.
Nếu cá sấu khơng nhanh nhẹn khi bắt người khác thay thế thì bị làm cá sấu đến lúc “chảy nước
mắt cá sấu” hay mệt q thì thơi.
Trị chơi lại quay về lại ban đầu để tìm con cá sấu khác
10. CÁO VÀ THỎ
Mục đích:
– Rèn luyện phản xạ nhanh, khéo léo.
– Phát triển ngôn ngữ.
Chuẩn bị: Khoảng sân hoặc lớp trống.
Luật chơi: Mỗi chú thỏ (1 bạn chơi) có một cái hang (1 bạn chơi khác đóng). Thỏ phải nấp vào
đúng hang của mình. Chú thỏ nào chậm chân sẽ bị cáo bắt hoặc chạy về nhầm hang của mình sẽ
bị ra ngồi một lần chơi.
Cách chơi:
Chọn một cháu làm cáo ngồi rình ở góc lớp. Số trẻ còn lại làm thỏ và chuồng thỏ. Cứ mỗi trẻ làm
thỏ thì có một trẻ làm chuồng. Trẻ làm chuồng chọn chỗ đứng của mình và vịng tay ra phía
trước đón bạn khi bị cáo đuổi. Trước khi chơi, cơ yêu cầu các chú thỏ phải nhớ đúng chuồng của
mình. Bắt đầu trò chơi, các chú thỏ nhảy đi kiếm ăn, vừa nhảy vừa giơ bàn tay lên đầu vẫy vẫy
(giống tai thỏ) vừa đọc bài thơ:
Trên bãi cỏ
Chú thỏ con
Tìm rau ăn
Rất vui vẻ
Thỏ nhớ nhé
Có cáo gian
Đang rình đấy
Thỏ nhớ nhé
Chạy cho nhanh
Kẻo cáo gian

Tha đi mất.

9


Khi đọc hết bài thì cáo xuất hiện, cáo “gừm, gừm” đuổi bắt thỏ. Khi nghe tiếng cáo, các chú thỏ
chạy nhanh về chuồng của mình. Những chú thỏ bị cáo bắt đều phải ra ngồi một lần chơi. Sau
đó, đổi vai chơi cho nhau.
Lưu ý: Thời gian cáo xuất hiện ln thay đổi (có khi mới đọc được nửa bài hoặc mấy câu) để trẻ
tập phản xạ nhanh.
11. CƯỚP CỜ
* Dụng cụ:
+ Một cái khăn bất kì tượng trưng cho cờ
+ Một vòng tròn
+ Vạch xuất phát củng là đích của 2 đội
* Cách chơi:
+ Quản trị chia tập thể chơi thành hai đội, có số lượng bằng nhau mỗi đội có từ 5-6 bạn, đứng
hàng ngang ở vạp xuất phát của đội mình. Đếm theo số thứ tự 1,2,3,4,5… các bạn phải nhớ số
của mình.
+ Khi quản trị gọi tới số nào thì số đó của hai đội nhanh chóng chạy đến vịng và cướp cờ.
+ Khi quản trị gọi số nào về thì số đó phải về
+ Một lúc quản trị có thể gọi hai ba bốn số
* Luật chơi:
+ Khi đang cằm cờ nếu bị bạn vỗ vào người, thua cuộc
+ Khi lấy được cờ chạy về vạch xuất phát của đội mình khơng bị đội bạn vỗ vào người, thắng
cuộc
+ Khi có nguy cơ bị vỗ vào người thì được phép bỏ cờ xuống đất để chánh bị thua
+ Số nào vỗ số đó khơng được vỗ vào số khác. Nếu bị số khác vỗ vào không thua
+ Số nào bị thua rồi “bị chết” quản trị khơng gọi số đó chơi nữa
+ Người chơi không được ôm, giữ nhau cho bạn cướp cờ

+ Người chơi tìm cách lừa đối phương để nhang cờ về, lựa chọn sân bải phù hợp để chánh nguy
cơ, cờ ra khỏi vòng tròn, để cờ lại vòng tròn chỉ được cướp cờ trong vòng tròn
+ Khoảng cách cờ đến hai đội bằng nhau
12. THẢ CHÓ
* Cách chơi:
+ Một bạn đóng vai “chú chó”
+ Một bạn đóng vai “ơng chủ”
10


+ Các bạn còn lại đống vai “thỏ con”
+ Các bạn cùng hát: “ve ve chùm chùm, cá bóng nổi lửa, ba con lửa chếp chôi, ba con voi thượng
đế, ba con dế đi tìm, ù a ù ịch”.
+ Một bạn làm ông chủ xoè ngữa bàn tay phải, các bạn tập trung thành một vịng trịn bên xung
quanh ơng chủ và lấy ngón tay trái của mình đặt vào lịng bàn tay của ơng chủ khi nghe có có câu
“ù a ù ịch” thì các bạn sẽ rút tay ra ông chủ sẽ bốp tay lại.
* Luật chơi:
+ Khi bạn nào bị ơng chủ nắm ngón tay, sẽ đóng vai chú chó, các bạn cịn lại sẽ làm thỏ.
+ Khi ơng chủ tả một vật nào đó thì lập tức các chú thỏ sẽ chạy tới chạm vào trong một khoản
thời gian nào đó và ơng chủ sẽ thả chó.
+ Khi thấy chú chó xuất hiện thì ngay lập tức thỏ phải chại nhanh đến chổ vật ông chũ tả chạm
vào. và quay về chạm ông chủ. khi thấy chú chó thì các chú thỏ phải đi về ở tư thế khum, 2 tay
chéo nhau đặc lên lổ tay, nếu đi về ở tư thế khum mà không chéo tay thì bị chú chó bắt hoặc
đứng lên để chạy về mà bị chú chó đụng sẽ bị đóng vai chú chó thay cho bạn làm chú chó.
13. CHÙM NỤM
* Cách chơi và luật chơi:
Tất cả các bạn chơi phải nắm tay lại và xếp chồng lên nhau. Tay người này xen kẽ tay người kia
không được để hai tay của mình gần nhau.
Người nào để tay đầu tiên chỉ đặt một tay và cũng được xem là người bị đầu tiên, tay còn lại
dùng để chỉ mỗi từ trong bài đồng dao tương ứng với một nắm tay. Tất cả cùng hát:

Chùm nụm chùm nẹo
Tay tí tay tiên
Đồng tiền chiếc đũa
Hạt lúa ba bông
An trộm ăn cắp
Trứng gà trứng vịt
Bù xe bù xít
Con rắn con rít
Nó rít tay nàyĐến từ cuối cùng “này” trúng tay ai thì người đó phải rút nắm tay ra hoặc người chỉ
chặt ngang nắm tay của người đó. Lúc này người bị phải chỉ thay cho người đầu tiên vừa hát vừa
chỉ các nắm tay các bạn chơi. Cuộc chơi cứ thế tiếp tục đến hết các nắm tay thì trì chơi kết thúc.
14. NHẢY BAO BỐ
11


* Cách chơi:
- Người chơi chia làm hai đội trở lên thơng thường thì từ hai đến ba đội, mỗi đội phải có số
người bằng nhau.Mỗi đội có một ơ hàng dọc để nhảy và có hai lằn mức một xuất phát và một
mức đích. Mỗi đội sếp thành một hàng dọc.
- Người đứng đầu bước vào trong bao bố hai tay giữ lấy miệng bao. Sau khi nghe lệnh xuất phát
người đứng đầu mỗi đội mới nhảy đến đích rồi lại quay trở lại mức xuất phát đưa bao cho người
thứ 2. Khi nào ngườithứ nhất nhảy về đến đích thì người thứ 2 tiếp theo mới bắt đầu nhảy. Cứ
như vậy lần lượt đến người cuối cùng. Đội nào về trước đội đó thắng
* Luật chơi:
- Người chơi nào nhảy trước hiệu lệnh xuất phát là phạm luật, người nhảy chưa đến mức quy
định mà quay lại cũng phạm luật. Nhảy chưa đến đích mà bỏ bao ra cũng phạm luật và có thể bị
loại khỏi cuộc chơi.
15. ĐÚC CÂY DỪA, CHỪA CÂY MỎNG
- Bây giờ tôi nhớ và ơn lại những kỷ niệm hồi cịn nhỏ, tất cả trẽ em xóm tơi có những trị chơi
dân gian, khơng biết phát xuất từ lúc nào ở Ninh Hịa.

- Trò chơi sau đây rất vui, khi tụm năm tụm bảy được rồi thì chơi quên ăn, quên làm, chơi say
mê như trò chơi “Đúc cây dừa, chừa cây mỏng”.
- Bắt đầu trị chơi này khơng cần bao nhiêu người, có bao nhiêu người chơi cũng được.
- Tất cả người chơi ngồi xếp hàng xuống thềm nhà, hai chân duỗi thằng ra phía trước, người ở
đầu hàng đếm chuyền xuống đến người ở cuối hàng và tiếp tục người ở cuối hàng đếm chuyền
đến người ở đầu hàng. Vừa đếm vừa đọc bài ca dân gian như vầy:
Đúc cây dừa
chừa cây mỏng
cây bình đỏng (đóng)
cây bí đao
cây nào cao
cây nào thấp
chầp chùng mùng tơi chín đỏ
con thỏ nhảy qua
bà già ứ ự
chùm rụm chùm rịu (rạ)
mà ra chân này
12


- Khi đọc hết bài ca “mà ra chân này”, ở cuối câu tới chân người nào đó, thì thụt chân vào, người
nào thụt hết hai chân thì thắng, cịn lại người sau cùng người nào chưa thụt cân vào thì thua. Khi
đó những người thắng cuộc chuẩn bị chạy để người thua cuộc rượt bắt, bắt được bất cứ người
nào xả bàn làm lại.
16. CHƠI CHUYỀN
* Cách chơi:
- Trò chơi dành cho con gái. Số người chơi 2-5 người. Đồ chơi gồm có 10 que nhỏ và một quả
trịn nặng (quả cà, quả bòng nhỏ…), ngày nay các em thường chơi bằng quả bóng tennis. Cầm
quả ở tay phải tung lên không trung và nhặt từng que. Lặp lại cho đến khi quả rơi xuống đất là
mất lượt. Chơi từ bàn 1 (lấy một que một lần tung) bàn 2 (lấy hai que một lần) cho đến 10, vừa

nhặt quả chuyền vừa hát những câu thơ phù hợp với từng bàn. Một mốt, một mai, con trai, con
hến,… Đôi tôi, đôi chị… Ba lá đa, ba lá đề v.v. Hết bàn mười thì chuyền bằng hai tay: chuyền
một vịng, hai vòng hoặc ba vòng… và hát: “Đầu quạ, quá giang, sang sông, trồng cây, ăn quả,
nhả hột…” khoảng 10 lần là hết một bàn chuyền, đi liền mấy ván sau và tính điểm được thua
theo ván.
* Luật chơi:
- Khi người chơi không nhanh tay hay nhanh mắt để bắt được bóng và que cùng một lúc sẽ bị
mất lượt, lượt chơi sẽ chuyển sang người bên cạnh.
- Chơi chuyền làm người ấm lên và rất vui. Thường trong suốt mùa hè hoặc mùa thu, các cô gái
nhỏ chơi chuyền ở khắp mọi nơi, dưới bóng cây hay ở sân nhà… khơng.
17. Ơ ĂN QUAN
- Vẽ một hình chữ nhật được chia đôi theo chiều dài và ngăn thành 5 hàng dọc cách khoảng đều
nhau, ta có được 10 ơ vng nhỏ. Hai đầu hình chữ nhật được vẽ thành 2 hình vịng cung, đó là 2
ơ quan lớn đặc trưng cho mỗi bên, đặt vào đó một viên sỏi lớn có hình thể và màu sắc khác nhau
để dễ phân biệt hai bên, mỗi ô vuông được đặt 5 viên sỏi nhỏ, mỗi bên có 5 ơ.
- Hai người hai bên, người thứ nhất đi quan với nắm sỏi trong ô vuông nhỏ tùy vào người chơi
chọn ô, sỏi được rãi đều chung quanh từng viên một trong những ô vuông cả phần của ô quan lớn,
khi đến hòn sỏi cuối cùng ta vẫn bắt lấy ô bên cạnh và cứ thế tiếp tục đi quan (bỏ những viên sỏi
nhỏ vào từng ô liên tục). Cho đến lúc nào viên sỏi cuối cùng được dừng cách khoảng là một ô
trống, như thế là ta chặp ô trống bắt lấy phần sỏi trong ơ bên cạnh để nhặt ra ngồi. Vậy là những
viên sỏi đó đã thuộc về người chơi, và người đối diện mới được bắt đầu.
- Đến lượt đối phương đi quan cũng như người đầu tiên, cả hai thay phiên nhau đi quan cho đến
13


khi nào nhặt được phần ô quan lớn và lấy được hết phần của đối phương. Như thế người đối diện
đã thua hết quan.
- Hết quan tàn dân, thu quân kéo về. Hết ván, bày lại như cũ, ai thiếu phải vay của bên kia. Tính
thắng thua theo nợ các viên sỏi.
- Quan ăn 10 viên sỏi.Cách chơi ô ăn quan được nói lên rất đơn giản nhưng người chơi ơ ăn quan

đã giỏi thì việc tính tốn rất tài tình mà người đối diện phải thua cuộc vì khơng cịn quan (sỏi)
bên phần mình để tiếp tục cuộc chơi…
18. KÉO CO
- Tục kéo co ở mỗi nơi có những lối chơi khác nhau, nhưng bao giờ số người chơi cũng chia làm
hai phe, mỗi phe cùng dùng sức mạnh để kéo cho được bên kia ngã về phía mình.
- Có khi cả hai bên đều là nam, có khi bên nam, bên nữ. Trong trường hợp bên nam bên nữ, dân
làng thường chọn những trai gái chưa vợ chưa chồng.
- Một cột trụ để ở giữa sân chơi, có dây thừng buộc dài hay dây song, dây tre hoặc cây tre,
thường dài khoảng 20m căng đều ra hai phía, hai bên xúm nhau nắm lấy dây thừng để kéo. Một
vị chức sắc hay bô lão cầm trịch ra hiệu lệnh. Hai bên ra sức kéo, sao cho cột trụ kéo về bên
mình là thắng. Bên ngồi dân làng cổ vũ hai bên bằng tiếng “dơ ta”, “cố lên”.
- Có nơi người ta lấy tay người, sức người trực tiếp kéo co. Hai người đứng đầu hai bên nắm lấy
tay nhau, cịn các người sau ơm bụng người trước mà kéo. Đang giữa cuộc, một người bên nào bị
đứt dây là thua bên kia. Kéo co cũng kéo ba keo, bên nào thắng liền ba keo là bên ấy được.
19. OẲN TÙ TÌ
Trong các trị chơi dân gian khi chỉ có 2 người, để biết được một trong hai người ai là người
được ưu tiên thì với trị Sình Sầm dễ phân biệt trước sau. Những vật dụng được thể hiện qua bàn
tay :
– Cái Búa: nắm các ngón tay lại như quả đấm
– Cái Kéo: nắm 3 ngón tay gồm có ngón cái, ngón áp út, và ngón út lại, và xèo 2 ngón tay cịn lại
(ngón trỏ, ngón giữa) ta có hình cái Kéo
– Cái Bao: xịe cả 5 ngón tay ra.
Luật chơi: Cái Búa thì đập cái kéo, cái kéo thì cắt cái bao, cái bao thì chùm được cái búa
Khi cả hai cùng đọc: “Uýnh Sình Sầm mày ra cái gì? tao ra cái này”, trong khi bàn tay được dấu
sau lưng và khi dứt câu thì đưa tay ra cùng một lúc khơng được trước sau với dấu hiệu tùy vào
mỗi bên, như thế ta biết được bên nào thắng bên nào thua theo luật định, khi hai bên ra cùng một
dấu hiệu thì được sình sầm lại.
14



20. CÁ SẤU LÊN BỜ
* Cách chơi: Vạch 2 đường vạch cách nhau khoảng 3m để làm bờ. Sau khi oẳn tù tì, người thua
sẽ làm cá sấu đi lại giữa hai vạch đó tìm bắt người nào ở dưới nước hoặc có một chân dưới nước
(tức nhảy ra khỏi vạch hoặc thò một chân qua khỏi vạch). Những người cịn lại chia nhau đứng
trên bờ (nghĩa là đứng ngồi hai bên vạch) chọc tức cá sấu bằng cách đợi cá sấu ở xa thì thị một
chân xuống nước hoặc nhảy xuống nước và vỗ tay hát “Cá sấu, cá sấu lên bờ”. Khi nào cá sấu
quay lại thì nhảy ngay lên bờ.
* Luật chơi: Người nào nhảy lên không kịp bị cá sấu bắt được phải thay làm cá sấu. Nếu cá sấu
bắt được cùng lúc hai người trở lên thì những người bị bắt phải oẳn tù tì để xác định người thua.
Nếu cá sấu không bắt được người thay thế thì bị làm cá sấu đến lúc “chảy nước mắt cá sấu” hoặc
mệt q thì thơi. Trị chơi bắt đầu lại bằng cách oẳn tù tì để tìm con cá sấu khác.
21. MỘT HAI BA
* Cách chơi: Những trị chơi sẽ oẳn tù tì để xác định người bị phạt. Người bị phạt đứng úp mặt
vào tường. Những người còn lại đứng cách xa tường khoảng trên 3m trên một lằn mức. Trong
khi người bị phạt đập tay vào tường 3 cái đồng thời đọc to “Một – hai – ba”, những người ở phía
sau bước lên thật nhanh một hoặc hai bước. Sau tiếng “ba”, người bị phạt quay lại, nếu thấy ai
đang bước thì người đó bị phạt tạm ngừng chơi và lên đứng sát tường. Đến lúc có người nào đó
đã bước lên được sát đằng sau người bị phạt (cách khoảng 0.5m) sẽ đập vào lưng người bị phạt,
tất cả người chơi (kể cả người đang bị tạm ngưng chơi) sẽ chạy ùa về mức ban đầu. Người bị
phạt sẽ rượt theo, chạm tay trúng ai thì người đó sẽ bị phạt và trò chơi lại bắt đầu.
* Luật chơi: Người bị phạt phải úp mặt vào tường khi đập “một – hai – ba”, sau tiếng “ba” mới
được quay mặt xuống để “bắt”.
22. TÊN TRÁI CÂY
* Cách chơi: cả nhóm chơi gồm từ 10 em trở lên, trong đó bầu ra một em bị, em bị sẽ đi lùa các
bạn còn lại, đụng vào bạn nào thì bạn đó bị. Để tránh bị, người chơi phải hô tên của một loại trái
cây bất kỳ, và đứng yên tại chỗ theo trạng thái vừa thực hiện, chỉ được di chuyển khi có người
khác đến cứu, và trò chơi tiếp tục.
* Luật chơi: người chơi không được hô tên của loại trái cây mà người kia đã hô, chỉ gọi tên
những trái cây trong nước không được lấy tên trái cây ngoại quốc (như me Thái, mận Ấn Độ, …),
khi đã hô “keng” mà còn di chuyển là bị. Ranh giới của trò chơi phải được giới hạn trước.

23. BONG BÓNG NƯỚC
* Cách chơi:
15


- Đổ nước vào quả bong bóng, đứng thành vịng trịn, lần lượt thảy bóng vào người trong vịng
trịn.
- Người nào được thảy bóng phải chụp chính xác.
* Luật chơi: Ai bắt khơng trúng bóng, làm bóng rớt sẽ bị ướt áo và phạt theo tư thế hứng bóng
như: quỳ 1 chân chụp bóng, quỳ 2 chân chụp bóng…
24. THÌA LÀ THỈA LẨY
* Cách chơi:
Hai ba người nắm tay lại và xếp chồng lên nhau. Tất cả cùng hát:
Thìa là thìa lảy
Con gái bảy nghề
Ngồi lê là một
Dựa cột là hai
Theo trai là ba
An quà là bốn
Trốn việc là năm
Hay nằm là sáu
Láu táu là bảy
Một người đứng ngoài chỉ từ nắm tay trên cùng đến nắm tay dưới mỗi từ trong bài sẽ tương ứng
vào một nắm tay, đến từ bảy trúng tay ai thì người đó phải rút nắm tay ra. Cứ như thế cho đến hết
năm tay thì trị chơi chấm dứt
25. NHẢY DÂY
* Cách chơi:
- Hai tay người chơi cầm 2 đầu dây, dang rộng tay, dây để sau lưng. Người chơi vừa quay hai tay
cầm dây vừa nhảy thẳng chân sao cho dây đi qua đầu rồi đi qua chân. Cứ chơi tiếp tục như vậy.
- Ngồi ra, có thể chơi nhảy cặp đơi. Hai người chơi quay mặt vào nhau, một người cầm dây như

cách chơi có 1 người và quay dây sao cho dây qua đầu và chân cả hai người.
* Luật chơi:
Người chơi cứ tiếp tục nhảy đúng theo số lần quy định của cuộc chơi. Nếu vướng dây thì bị phạt.
26. TẬP TẦM VỒNG
* Cách chơi:
Trò chơi này cần 2 người hoặc 3, 4 người chơi. Một người nắm một đồ vật nhỏ trong một bàn tay,
trái hoặc phải (vd: viên sỏi) và giấu vào sau lưng. Sau đó, người đó đọc to bài đồng dao:
16


TẬP TẦM VƠNG
TAY KHƠNG TAY CĨ
TẬP TẦM VĨ
TAY CĨ TAY KHƠNG
TAY KHƠNG TAY CĨ
TAY CĨ TAY KHƠNG?
Và nắm chặt lịng bàn tay và đưa hai tay ra.
Những người chơi còn lại sẽ đốn xem tay nào có nắm viên sỏi.
* Luật chơi:
Nếu người chơi bị đoán trúng tay nắm viên sỏi hoặc những người chơi cịn lại khơng đốn được
tay nào nắm viên sỏi thì tùy vào quy định của cuộc chơi có thể bị phạt khác nhau.
27. TÙ TÌ (Đồng Dao)
* Cách chơi:
– 2 người đứng đối diện nhau.
– Hát:
“Búp bê nhảy
Búp bê xoay
Nghe điện thoại
Xin chữ ký
Không biết gì”

-

Khi đến từ nhảy, xoay thì ta nhảy lên và xoay 1 vịng.

-

Từ nghe điện thoại thì đưa tay lên tai làm ra vẽ đang nghe điện thoại.

-

Từ xin chữ ký thì bàn tay làm sổ, tay kia làm bút ghi ghi lên sổ.

-

Khơng biết gì thì ta tú xì như bình thường.

* Luật chơi : Ai tú xì và làm khơng đúng điệu bộ như vậy thì là người thua và bị nhéo tai.
28. LÙA VỊT
* Cách chơi:
- Tập thể chơi cử 1 bạn làm hổ (hoặc người lùa vịt) đứng ở ngồi vịng trịn, các bạn cịn lại đứng
trong vòng tròn làm lợn (hoặc vịt).

17


- Khi có lệnh chơi hổ (người lùa vịt) chạy quanh vịng trịn, tìm cách đập vào người các bạn đứng
trong vòng tròn.
* Luật chơi:
Hổ ( người lùa vịt) đập vào lợn (hoặc vịt), lợn phải ra ngoài thế chỗ cho người làm hổ.
29. NÉM VÒNG

* Chuẩn bị:
– 3 cái chai.
– 9 cái vịng đường kính từ 15 đến 20 cm.
Làm bằng tre (tùy theo đích ném nếu đích là vật có cổ to thì vịng phải to sao cho lọt được vào cổ
vật làm đích).
* Cách chơi:
- Đặt 3 cái chai thành một hàng thẳng cách nhau 50 đến 60 cm. Vẽ vạch chuẩn cách chai từ 100
đến 150 cm (tùy theo khả năng và mức độ chơi ở các lần khác nhau mà tăng dần khoảng cách). - Người chơi xếp 3 hàng đứng dưới hàng kẽ, mỗi lần chơi cho 3 người ném, mỗi người ném 3
vòng, thi xem ai ném được nhiều vòng lọt vào cổ chai là người đó thắng cuộc.
30. NHẢY LỊ CỊ
* Cách chơi: Kẽ làm 7 ơ vng, trị chơi có thể chơi ít hay nhiều người, mỗi người chơi có mội
đồng chàm dùng để thảy vào ô và người chơi nào đi hết vịng thì cất nha và được đi tiếp cho đến
khi mất lượt, nhưng nếu đạp trúng vạch kẽ hay thảy ra ra ngồi thì người chơi đó mất lượt và đến
phần người chơi khác.
* Luật chơi: Nếu đồng chàm thảy ra ngồi hay vào nhà người khác thì mất lượt nhưng nếu đồng
chàm hay người chơi chó mà cị vào nhà thay vì phải bẹp thì xem như nhà bị cháy. Người chơi
nào cất nhà nhiều nhất trong các ơ vng thì thắng cuộc.
31. BÀ BA BUỒN BÀ BẢY
* Mục đích: tạo vui nhộn
* Địa điểm: trong phịng
* Ban tổ chức: 1 quản trò
* Số lượng: 2 đội mỗi đội mang tên bà ba - đội kia mang tên bà bảy. Hai bên sẽ đọc tên đội mình
cộng thêm một (động từ - trạng từ - tính từ ...) có chữ đầu là chữ "B" và cuối câu là tên của đội
kia
Thí dụ: Bà ba buồn bà bảy ​
Bà bảy bắn bà ba
18


Người quản trị chỉ định đội nào nói trước - đội đó sẽ cử 1 người đại diện đứng lên đối đáp. Đội

nào cuối cuộc chơi mà bí là đội đó thua
** Chú ý: khơng được trùng câu đội kia đã
32. TAI DÂY – MŨI NÀY
* Mục đích: rèn luyện tính phản xạ nhanh
* Địa điểm: trong phịng, trên xe
* Số lượng: 50 người, không chia đội
* Thời gian: 20 phút
* Ban tổ chức: 1 người nhanh nhẹn, hài hước
Cách chơi: tay phải giữ lấy mũi, tay trái giữ lấy tai trái (quy định cho tất cả). Người quản trò hơ
"Tai đây mũi này" thì tất cả đồng loạt đổi tay - tay trái giữ lấy mũi - tay phải giữ lấy tai trái
** Chú ý: để trị chơi khó hơn người quản trị quy định thêm sau khi bng tay để đổi mọi người
phải vỗ tay 1 cái thật lớn. Người quản trò phải nhanh tay và nhanh mắt để bắt những người phạm
lỗi để phạt
33. MÚA HÌNH TƯỢNG
* Mục đích: trị chơi là những bài học ơn lại lịch sử, các danh nhân anh hùng
* Số lượng: có 2 đội tham gia, mỗi đội từ 8 -> 10 người
* Địa điểm: trong phòng, tập trung tại sân bãi rộng
* Ban tổ chức: 1 trọng tài điều khiển
* Thời gian: có thể quy định
* Vật dụng: hãy liệt kê tất cả tên những danh nhân, anh hùng dân tộc của đất nước. Tìm hiểu
những hành động, cử chỉ, dáng đứng ... đã trở thành hình tượng (hình ảnh quen thuộc trong lòng
dân)
Cách chơi: mỗi đội lần lượt cử 1 đại diện lên sân khấu (đứng trước đội mình) diễn tả hành động
hay tạo dáng hình tượng 1 danh nhân, anh hùng dân tộc nào đó để cho đội mình đốn và nêu tên.
Mỗi đội có 5 lần ra lời đố, mỗi lượt trả lời quy định cho trả lời 1 lần, đội nào có nhiều câu trả lời
đúng đội đó thắng
** Chú ý: trước lúc ra lời đố, người đại diện phải đưa đáp án trước cho trọng tài
34. BÀ BA ĐI CHỢ
* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, tính phản ứng nhanh
* Số lượng: ít nhất 2 đội tham gia - mỗi đội từ 4 -> 10 người

* Vật dụng: mỗi đội gồm giấy + viết
19


* Ban tổ chức: 1 trọng tài điều khiển
* Địa điểm: trong phòng
* Thời gian: trong vòng 10 phút
Cách chơi: tìm trái cây, thức ăn, vật dụng ... theo chữ. Hai đội vào vị trí riêng biệt của mình giấy viết đặt phía trước mỗi đội cách xa 2 -> 4m. Khi nghe hiệu lệnh thứ tự từng người (của mỗi
đội) lên ghi những trái cây có chữ "N" đứng đầu vào giấy, sau 30 giây đến 1 phút trọng tài ra
hiệu lệnh cho những người thứ nhất về cho những người thứ hai lên ... Sàu cùng thời gian đội
nào ghi được nhiều nhất đội đó thắng (Trị chơi có thể thay đổi nhiều nội dung: từ mua trái cây
đến mua thịt, cá, con vật, ...)
35. TIN MẬT
* Mục đích: rèn luyện khả năng nhớ
* Vật dụng: 1 cây viết + mảnh giấy trắng
* Số lượng: mỗi nhóm 10 người, chia nhiều đội
* Ban tổ chức: 1 người, soạn sẵn những nội dung thông tin vào mảnh giấy (không q 5 dịng)
* Địa điểm: trong phịng hoặc ngồi sân
Cách chơi: tất cả các đội xếp hàng dọc, người quản trò (người điều khiển) cho người đứng đầu
hàng đọc nội dung của bản thông tin (tất cả cùng chung 1 bản). Thứ tự từ đội thứ nhất truyền tin
cho người thứ hai bằng cách (nói nhỏ vào tai) - cứ thế người trước truyền tin cho người sau người cuối cùng nhận tin và ghi vào giấy và trao cho người điều khiển. Đội nào có nội dung bản
tin giống bản tin gốc nhất là đội đó thắng
36. ĐỊA DANH VIỆT NAM
* Mục đích: sự hiểu biết về địa danh đất nước
* Số lượng: mỗi nhóm 5 -> 10 người (có từ 2 nhóm trở lên)
* Vật dụng: trang bị giấy viết cho mỗi nhóm, hoặc trang bị bảng + phấn chia ơ cho mỗi nhóm
* Thời gian: 5 -> 10 phút
* Ban tổ chức: 1 trọng tài điều khiển
* Địa điểm: trong phòng, trên xe
Cách chơi: các đội sẽ ghi lên bảng tên các Tỉnh, Thành phố, Huyện, Thị xã (thuộc Tỉnh) trong

toàn cả nước. Quy định: chữ đầu của từ cuối Tỉnh trước là chữ đầu của từ đầu Tỉnh sau
Thí dụ: Hà Nội, Nghệ An, An Lão (Huyện của Tỉnh Hải Phịng), Long Thành (Đồng Nai), ...
Khơng được lập lại - nếu lặp lại sẽ bị trừ điểm địa danh đó nhưng tiếp theo vẫn được tính, sau
khoảng thời gian đội nào có nhiều địa danh đội đó thắng.
20


37. ĐI DU LỊCH BẰNG TAXI
* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, sự nhanh nhạy
* Số lượng: chia từng nhóm, mỗi nhóm 5 người (có thể nhiều hơn)
* Vật dụng: mỗi nhóm trang bị viết + giấy trắng
* Ban tổ chức: 1 trọng tài
* Địa điểm: trong phòng, hội trường
Cách chơi: các nhóm tụ tập thành 1 vịng trịn, cử ra 1 thư ký ghi chép, khi có hiệu lệnh tất cả
cùng ghi tên hiệu Taxi có trong thành phố cùng số điện thoại. Sau 5 -> 10 phút đội nào ghi được
nhiều, đội đó thắng
** Chú ý: người trọng tài phải có 1 bản danh sách các hãng Taxi và số điện thoại để đối chiếu và
xác định
38. DU LỊCH QUANH THÀNH PHỐ
* Mục đích: tạo phản ứng nhanh, nhớ giỏi
* Số lượng: mỗi nhóm 5 -> 10 người, có từ 2 nhóm trở lên
* Ban tổ chức: 1 trọng tài hướng dẫn
* Vật dụng: mỗi nhóm 1 cây viết và giấy trắng
* Địa điểm: chơi trong phịng (có thể ngồi trời)
Cách chơi: trước mỗi nhóm là giấy và viết, sau khi có hiệu lệnh thứ tự từng người của nhóm lên
liệt kê tên các con đường trong thành phố theo quy định: chữ đầu từ cuối của đường trước là chữ
đầu của từ đầu con đường sau:
Thí dụ: - Đường Trần Hưng Đạo
- Đường Đặng Văn Ngữ
- Đường Nguyễn Thị Minh Khai

Thời gian dành cho 1 người là 1 phút. Nghe hiệu lệnh lên xuống, đội nào có số tên đường nhiều,
đúng luật là đội đó thắng
** Chú ý: Chỉ áp dụng cho người chơi cùng cư trú tại một vùng (VD: áp dụng cho các bạn cùng
đang sống tại TP. Hồ Chí Minh)
39. XÉ GIẤY
* Mục đích: sự hiểu ý giữa các thành viên trong đội
* Số lượng: chia 2 đội (Nam - Nữ đều nhau)
* Vật dụng: những miếng giấy giống nhau
* Ban tổ chức: 1 người
21


Cách chơi: mỗi đội lần lượt cử 1 Nam 1 Nữ lên thực hiện. Nam + Nữ đứng xoay lưng lại với
nhau - 2 người cầm 2 miếng giấy - sau đó 1 trong 2 người sẽ ra lệnh cho người kia gấp giấy rồi
xé. Những người phía dưới (khơng tham gia) khơng được nhắc nhở cho đội mình, sau 1 thời gian
như nhau đội nào có số đơi (giấy xé giống nhau) nhiều là đội đó thắng
40. TÌM TÊN BÀI HÁT
* Cũng tương tự các trò chơi trên - tuy nhiên trị chơi này có thể áp dụng trong 1 cuộc tập trung
hội họp - phần thưởng sẽ áp dụng cho từng cá nhân
Cách chơi: mời 1 số bạn bước lên sân khấu xếp hàng ngang. Người điều khiển ra điều kiện: hãy
tìm tên bài hát có từ (mẹ, xuân, hoa, tình, ...) và hát lên 1 vài câu của bài hát đó. Trị chơi áp
dụng luật (nốc ao) cho từng bạn 1 -> 2 người cuối cùng sẽ được lãnh giải vô địch
** Chú ý: các từ quy định: mẹ, xuân, hoa, tình, ... phải viết trước để khách quan hơn.
41. THỔI TẮT NGỌN ĐÈN
Cách chơi: Tất cả người chơi đứng thành vòng tròn, hai người được chọn vào trong và cầm mỗi
người một cây nến đã thắp. Còi thổi, hai người này phải cò cò và vừa dấu đèn của mình sau lưng,
vừa thổi đèn của bạn cho tắt đi.
Người chơi nào để tắt trước là thua cuộc.
Trị chơi này có thể cho chơi từng cặp, rồi chọn vào chung kết những người chiến thắng.
42. CON ĐƯỜNG BAO XA

Cách chơi: Tổ chức vào buổi tối. Người điều khiển đứng cách người chơi trên quãng đường đã
biết trước chiều dài. Người điều khiển cầm đèn phin bấm sáng lên một lúc rồi tắt đi. Người chơi
ước đạt xem từ chỗ mình đến đèn sáng là bao xa. Người điều khiển có thể bấm đèn nhiều lần và
người chơi cũng ước đạt nhiều lần: ghi lần thứ nhất bao nhiêu mét, lần thứ nhì bao niêu mét... và
ghi vào giấy nộp cho người điều khiển.
Người chơi nào ước đạt xê xích trên dưới gần đúng với thực tế là thắng.
Trị chơi cũng có thể chơi ban ngày, người điều khiển lấy cờ thay thế đèn pin.
43. HÀNH TRÌNH RƯỚC ĐUỐC
Cách chơi: Phát cho mỗi đội chơi 1 bao diêm có 3 que và 3 cây nứa. Bố trí mỗi đội chơi đứng 1
phía, cách xa điểm tập trung làm "lửa trại" một khoảng cách bằng nhau, độ 50 m. Nghe lệnh còi
"nổi lửa", các đội chơi làm thế nào để nhóm đuốc lên sớm nhất và chạy theo một hàng dọc rước
đuốc về nơi "lửa trại".
Có thể dùng đống đuốc đó châm vào đống củi đã sắp xếp sẵn để bắt đầu một đêm vui.
44. CỬ CHỈ ĐIỆU BỘ
22


Cách chơi: Mỗi đội chơi lần lượt cử lên một người chơi lên vòng lửa đua tài với nhau.
Người điều khiển yêu cầu mỗi người diễn tả cử chỉ, hành động, điệu bộ nào đó của một nhân vật
nào đó. Ví dụ: Một cầu thủ đang đá bóng, một bác sĩ đang khám bệnh...
Người chơi phải tìm ra cử chỉ, hành động, điệu bộ của nhân vật và diễn tả cho khán giả xem. Đội
chơi nào diễn tả đúng nhất về nhân vật theo quy định sẽ chiến thắng (các đội chơi cùng cho điểm,
người điều khiển tổng hợp).
45. TIẾNG NÓI TRI ÂM
Cách chơi: Người điều khiển đưa ra một câu nói nào đó (ví dụ: Buồn q, sắp phải chia tay rồi!)
yêu cầu người chơi của các đội chơi nói lại câu trên bằng một giọng khác như: giọng Bắc, Trung,
Nam hoặc của người nông dân, bà buôn, công an...
Người chơi làm sao phải diễn tả thật giống giọng nói, cách nói và điệu bộ của nhân vật... Khán
giả quan sát và cho điểm.
46. DẠ HỘI HÓA TRANG

Cách chơi: Mỗi đội được cung cấp một số vật dụng cần thiết như bìa cứng, báo, màu, hồ dán,
kim băng... để làm mặt nạ lửa trại. Trong thời gian quy định phải hoàn thành xong. Đội chơi
hoặc người chơi nào làm đẹp nhất sẽ có phần thưởng.
47. ĐĨNG VAI NHÂN VẬT
Các chơi: Một đội chơi ra ngồi vịng lửa để biểu diễn, các đội khác ngồi tại chỗ xem và cho
điểm.
Người điều khiển u cầu nhân vật nào thì tồn đội chơi biểu diễn những cử chỉ, hành động...
của nhân vật đó thơng qua đặc trưng nghề nghiệp của họ.
Các đội chơi cịn lại là khán giả quan sát, phán đốn nhân vật mà đội đó thực hiện ghi lên giấy
đưa cho người điều khiển, đội chơi nào đoán trúng nhanh nhất là đội chiến thắng.
Đáp án do người điều khiển ra và phải giữ bí mật, chỉ thơng báo cho đội chơi biết mà thơi.
48. ĐIỆU NHẢY KHĨ QN
Cách chơi: Mỗi đội chơi chọn một bài hát nhảy lửa, sau đó tự sáng tác điệu múa cho phù hợp và
thi với nhau, đội chơi nào có ý tưởng sáng tạo, múa đều và đẹp sẽ là đội thắng.
49. THỜI TRANG ÁNH LỬA
Cách chơi: Mỗi đội chơi được phát một số dụng cụ cần thiết cho việc hóa trang. Sau đó, người
điều khiển cho nhạc nổi lên các đội chơi cùng nhảy múa vui chơi. Đúng thời gian quy định nhạc
(khoảng 10 - 15 phút), các đội chơi phải hóa trang bất kỳ một số nhân vật hoặc con vật theo chủ

23


đề hay tự chọn tuỳ theo hướng dẫn của người điều khiển. Đội chơi nào làm đúng, đẹp, đủ... sẽ
chiến thắng.
Lưu ý: Nên có phần thuyết minh cho lơi cuốn, vui nhộn.
50. XÚC CẢM TÂM HỒN
Các chơi: Mỗi đội chơi cử người chơi tham gia. Người điều khiển trao cho mỗi người chơi một
dải băng vải và từng người tự bịt mắt mình lại.
Người điều khiển yêu cầu người chơi diễn tả một trạng thái: buồn, vui, lo lắng, giận giữ... người
chơi diễn tả tâm trạng đó bằng các động tác của nét mặt, tay chân, thân mình nhưng khơng được

nói. Các đội quan sát từng diễn viên, cho điểm và nộp giấy ghi điểm cho người điều khiển. Đội
chơi nào có nhiều điểm hơn sẽ thắng
51. CHƠI ĐÁO
Chơi đáo là trò chơi rất phổ biến ở khắp các vùng quê, trên một bãi đất bằng phẳng khoét 1 lỗ, dễ
thì kht lỗ to, khó thì kht lỗ nhỏ. Ngồi lỗ đáo là vạch quy định để từ đó người chơi đứng
ném tiền xu về phía lỗ đáo. Vạch này xa hay gần lỗ đáo cũng do những người chơi tự quy định,
càng xa thì càng khó. Đồng xu nào trúng vào lỗ thì người ấy được ăn. Cứ như vậy, lần lượt tới
người tiếp theo, đến khi nào không cịn xu nữa thì hết ván.
52. BẮT VỊT DƯỚI AO
Chọn một khoảng ao sâu, bờ cao hoặc dùng lưới hay que tre quây xung quanh. Người chơi từ 2
đến 4 người tùy theo diện tích của ao rộng hay hẹp. Người ta thả xuống ao 2 con vịt to khỏe và
lần luợt 2 hoặc 4 người đăng ký xuống bắt.
53. CHƠI ĐU
Chuẩn bị các cột đu, chọn cây tre to, dài, để trồng đu. Một cây đu có thể được trồng bởi 4-6 cây
tre to. Cần đu cũng là những cây tre dài nhưng thon nhỏ, để lúc người đu nắm vào cho gọn và
chắc, tránh xảy ra trượt hay tuột tay lúc đu nhanh, mạnh.
54. ĐẤU VẬT
Đấu vật là một môn thể thao rất nổi tiếng vào các dịp Tết, dịp Hội. Người chiến thắng phải vật
cho đối phương thua trắng bụng (ngã ngửa ra đất) hay nhấc bổng được đối phương lên. Trong
mơn vật này khơng chỉ địi hỏi sức khỏe mà sự mưu trí và nhanh nhẹn đóng góp phần đáng kể.
55. CHƠI CỜ TƯỚNG - CỜ NGƯỜI
Dịp Tết các cụ thường gặp nhau bên chén trà và mở bàn cờ tướng ra giải trí. 32 quân cờ chia
thành 2 phe (16 quân đỏ và 16 quân đen), bày xong là cuộc đấu trí bắt đầu.

24


Cờ người cũng là cờ tướng mà quân cờ là người thật, cũng chơi trên sân bãi, 16 nam áo đỏ, 16
nữ mặc áo đen đeo biển (tên quân cờ) trước ngực, đứng vào vị trí. Hai tướng (Tướng Ơng,
Tướng Bà) mặc đẹp (như cờ tướng) có 2 cờ đi nheo cắm chéo sau lưng, được che lọng.

Mỗi lần đi một nước, đấu thủ (có tiếng trống khẩu) gõ một tiếng. Người chạy cờ tới nghe lệnh và
chuyển quân trên bãi. Nguyên tắc đi quân là mã nhật, tượng điền, xe liền, pháo cách. Vào cuộc
chơi phải bình tĩnh, thận trọng, chủ động không bị phân tán bởi những người xem mách nước.
56. BẮT TRẠCH TRONG CHUM
Đặt sẵn 5-7 chiếc chum thành một hàng ở sân đình, mỗi chum được đổ 2/3 nước và thả vào đó
một con trạch.
Khi trị chơi bắt đầu, từng đôi trai đến bên mỗi chiếc chum, mỗi người phải đưa một tay ra ơm
nhau, cịn tay kia thò vào chum bắt trạch. Cứ như vậy, cả hai choàng tay cho đến khi bắt được
trạch. Trạch trơn nên ln ln chạy thốt, thành ra đơi trai gái chỉ bắt được tay nhau.
57. ĐÁNH PHẾT
Đánh phết là trò thi đấu chơi vào ngày hội xuân ở đồng bằng Bắc Bộ. Sân chơi là sân đình, hai
đầu sân (theo hướng đơng - tây) có vịng trịn vạch vơi hay đào lỗ làm mục tiêu. Người đánh phết
chia làm hai phe dùng gậy tre để cả gốc dài 1m đánh vào quả phết (làm bằng gỗ tròn sơn đỏ,
tượng trưng cho Mặt Trời), hễ quả chuyển vào vòng tròn (hay lỗ) của đối phương là thắng cuộc.
58. ĐẬP NIÊU ĐẤT
Đập niêu đất cũng là trò chơi dân gian khá phổ biến ở nhiều làng quê miền Bắc. Trò chơi thường
diễn ra ở sân đình hay trên sân rộng. Trước khi chơi, người ta trồng ở giữa sân hai chiếc cột cách
nhau 5m, buộc dây thừng nối 2 thân cột làm giá treo niêu. Một vạch mốc cách giá treo niêu
khoảng 3 đến 5m được kẻ làm điểm xuất phát.
59. ĐI CẦU KIỀU
Đi cầu kiều là một trò chơi rất đơn giản mà không kém phần thú vị. Người ta lựa chọn một bờ
đất cao trên một hố đất rộng, bắc một đoạn tre làm cầu. Đoạn tre ấy một đầu nằm ghếch trên bờ
đất, đầu kia buộc vào sợi thừng hay chão, dây buộc vào chiếc cột chôn vững chắc. Làm sao để
chiếc cầu đung đưa khó đi.
Giải thưởng được treo trên cột, đến lượt ai, người đó leo cầu lấy thưởng. Có người mới leo được
vài bước thì đã ngã. Có người ra tới mút đầu cầu lấy được thăng bằng nhưng khi với tay lấy giải
thưởng thì loạng choạng lăn tùm xuống ao.

25



×