Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu Tai nạn trong nhà - xử lý nhanh doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.82 KB, 6 trang )

Tai nạn trong nhà - xử lý nhanh
Bỏng, đứt tay, nghẹt thở hay chảy máu... cần phải biết phản ứng và phải nhanh.
Vì trong thường hợp này chính sự nhanh chóng sẽ cứu nạn nhân
Bỏng da: Ðối với bỏng độ 1 (không bị rộp, da đỏ) xối nước lạnh lên chỗ bỏng
15 phút và để cho tự khô. Nếu quần áo dính vào da, không gỡ ra, ngay cả đối với bỏng
điện cũng vậy
Nuốt phải chất độc: Một trong những nguyên nhân gây ngộ độc thường gặp
nhất là thuốc tẩy đựng trong chai nước và uống nhầm. Không cố làm cho nạn nhân nôn
ra vì chỉ làm cho bỏng thực quản thêm. Cũng không uống bất kỳ loại chất lỏng nào
khác vào, vì sẽ thúc đẩy sự chuyển hoá và tăng thêm sự ngộ độc. Ðưa nạn nhân đi cấp
cứu ngay xem kỹ tên chất độc và ước lượng chất độc phải uống phải để cho bác sĩ biết
Bị bỏng mắt: Nếu là đầu mỡ rán bắn vào không được rửa mà dùng giấy thấm
mềm chậm vào. Nếu là chất độc (chlore, hoặc chất tẩy rửa, hóa học trong nhà..) rửa
mắt bằng nước khoáng và mở to mi mắt. Trong cả hai trường hợp nên đến bác sĩ mắt
để khám
Bị thú vật cắn: Nếu không biết thú đã được chích ngừa hay chưa hoặc nếu vết
cắn đã bị rách không bôi bất kỳ chất nào vào cả và đi cấp cứu ngay. Nếu không rửa vết
thương bằng xà phòng và băng lại. Ðến gặp bác sĩ và điều trị bằng kháng sinh
Vết thương chảy máu: Cho nạn nhân nằm ngửa chân gấp lại. Dùng miếng gạt
vô trùng ấn mạnh và lau lên vết thương, rồi băng nén lại (nhưng không phải là buộc
garrot). Cũng vậy nếu máu chảy thành tia phải gọi ngay cấp cứu vì như vậy là đã bị
đứt động mạch
Ngón tay bị kẹp hoặc bị đứt lià: Chườm nước đá 10 phút rồi bôi kem chống
bầm máu. Nếu ngón tay đứt lìa gói phần ngón tay đứt vào vải sạch và đặt vào túi nước
đá, băng vết thương lại. Gọi cấp cứu và đi ngay đến bệnh viện cấp cứu gần nhất kèm
theo phần bị đứt đó để có thể nối lại
Tai nạn về điện: trường hợp bị nhiễm điện, cắt dòng điện nếu nạn nhân bị bắn
ra không nặng lắm. Nhưng cũng nên gọi bác sĩ cấp cứu để kiểm tra xem có bị bỏng
bên trong không
Khi cường độ điện mạnh, cơ co đến nỗi nạn nhân không thể buông ra khỏi dòng
điện được : phải cúp ngay điện ở điện kế (cầu dao tổng trong nhà) vì sự co cứng có thể


làm tim ngừng đập. Ðưa nạn nhân ra xa dòng điện không bao giờ dùng tay trần để tiếp
xúc người đang bị điện giật mà với một vật khô, không dẫn điện (cán chổi hoặc quần
áo khô) Cần chú ý mang theo dép
Bị hóc: Trường hợp bị hóc vật lạ trong thanh quản, đừng treo ngược chân nạn
nhân lên và đừng tìm cách làm cho nạn nhân ói ra. Nếu ho không làm vật lạ văng ra
được nhưng nạn nhân vẫn thở được, đưa ngay đến cấp cứu trong tư thế ngồi. Nếu hoàn
toàn bị ngẹt thở (không thở, mắt mở, mặt xanh không thể kêu lên tiếng nào) gọi cấp
cứu, ôm ngang lưng phía sau nạn nhân, để hai tay hoặc hai nắm tay ngang trên rốn nạn
nhân và kéo mạnh về phía bạn rồi về phía trước nhiều lần
Số Ðiện Thoại gọi cấp cứu là 115. Ngoài ra bạn nên có sẵn một số điện thoại xe
tắc xi dễ nhớ

Nhiễm xạ cấp tính và cách xử trí
Việc nhiễm phóng xạ tức thời với liều trên 100 Rad có thể gây nhiễm xạ cấp
tính. Nếu bị nhiễm xạ toàn thân với liều 400 Rad, nạn nhân sẽ có 50% nguy cơ tử
vong. Ở mức 600 Rad (tương đương với các nạn nhân ở Hiroshima, Nhật Bản) nguy
cơ này là 100%.
Sau sự cố phóng xạ tại Nhà máy đóng tàu Hyundai Vinashin, nhiều người làm
việc gần khu vực này tỏ ra rất lo lắng về nguy cơ nhiễm xạ cấp tính mặc dù chưa thấy
biểu hiện của tình trạng này.
Tiến sĩ Viên Chinh Chiến, Phó trưởng khoa Y học lao động Viện Pasteur Nha
Trang, cho biết, nhiễm xạ cấp tính thường xảy ra do vô tình, do chiến tranh hoặc sự cố
nào đó. Biểu hiện ban đầu là kích thích thần kinh, khô miệng, khát, sốt, có thể biến đổi
về nhịp tim. Nặng hơn, bệnh nhân có thể bị rối loạn nhịp tim, có các hội chứng màng
não (đau đầu, nôn vọt, ngất, mất ý thức).
Tiếp theo, bệnh nhân bước vào giai đoạn tạm ổn định (trong 2-3 tuần). Sau đó,
họ có thể phát bệnh với các biểu hiện rối loạn đông máu (giảm tiểu cầu, tăng bạch
cầu), thiểu sản tủy, nhiễm trùng, nhiễm độc, rụng tóc. Giai đoạn này có thể kéo dài vài
tuần. Phải sau vài tháng hoặc vài năm, bệnh nhân mới bắt đầu hồi phục. Nếu nhiễm xạ
liều cao (trên 100 Rad), về lâu dài, bệnh nhân có nhiều nguy cơ bị ung thư máu hoặc

ung thư biểu mô.
Khi xảy ra nhiễm xạ, trước hết, cần xác định nơi xảy ra sự cố rồi dùng thiết bị
đo cường độ tia xạ, khoanh vùng những nơi có cường độ tia xạ vượt mức cho phép;
sau đó tiến hành xử lý tẩy xạ. Đồng thời, cần đưa ngay những người ở gần khu vực
xảy ra sự cố đi kiểm tra sức khỏe.
Sau khi bị nhiễm xạ cấp tính, bệnh nhân cần được theo dõi sức khỏe trong một
thời gian dài vì quá trình phục hồi diễn ra chậm. Việc đánh giá mức độ phục hồi sẽ dựa
vào triệu chứng lâm sàng và các chỉ số sinh học trong xét nghiệm máu. Có thể phải
làm xét nghiệm nhiễm sắc thể để xem có tình trạng đột biến gene do phóng xạ hay
không.


×