Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu SƠ CỨU NGỪNG TUẦN HOÀN, HÔ HẤP ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.46 KB, 4 trang )

SƠ CỨU NGỪNG TUẦN HOÀN, HÔ HẤP

Nguyên nhân:

Tai nạn

Biến chứng bất ngờ của một bệnh
Triệu chứng
Ngừng tuần hoàn: thường báo hiệu trên máy chiếu điện tâm đồ hoặc biểu hiện
lâm sàng: bất tỉnh, có khi co giật; xanh tái toàn thân, da lạnh; mất mạch bẹn và mạch
cảnh; không đo được huyết áp; ngừng thở đột ngột hoặc từ từ. Khi có dấu hiệu đồng tử
2 bên giãn là triệu chứng tổn thương não nặng nề.
Xử trí:
Yêu cầu:

Bảo đảm tuần hoàn não

Bảo đảm tiếp oxy có hiệu quả

Chống nhiễm toan

Phải cấp cứu bệnh nhân ngay tại chỗ không chậm trễ một giây phút nào.

Phải cấp cứu liên tục, không gián đoạn.
Nguyên tắc hồi sinh nội khoa là : Khẩn trương, bình tĩnh, kiên nhẫn. Hồi sinh
trong hai giờ không có kết quả mới nên thôi.
Xoa bóp tim:

Ðặt bệnh nhân nằm ngửa trên một nền cứng, đầu thấp, chân gác cao.

Quỳ bên phải bệnh nhân, đặt lòng bàn tay trái ở 1/3 dưới xương ức bệnh


nhân, không ấn lên xương sườn, lòng bàn tay phải đặt trên bàn tay trái. Dùng sức
mạnh của 2 tay và cơ thể ấn mạnh, nhịp nhàng 60 lần/phút. Lực ấn phải đủ cho xương
ức và lồng ngực bệnh nhân xẹp xuống khoảng 4cm nhưng không quá nặng tùy theo thể
trạng bệnh nhân gầy hoặc béo, lồng ngực to hay nhỏ, chắc hay mềm mà xác định lực
ấn.
Dấu hiệu xoa bóp có hiệu quả:

Mỗi lần ấn, sờ thấy mạch bẹn đập.

Huyết áp động mạch: 70-100mmHg.

Ðồng tử không giãn to do não thiếu máu.

Sắc mặt bệnh nhân hồng hơn.
Chống chỉ định xoa bóp tim khi bệnh nhân bị vết thương ở lồng ngực, ứ máu,
chảy máu màng ngoài tim, màng phổi, khí thũng phổi.
Biến chứng của xoa bóp tim:

Gẫy xương ức, vỡ gan, vỡ lách, chảy máu màng ngoài tim, màng phổi...
rất ít gặp.

Gẫy xương sườn thường gặp hơn nhưng cần cố tránh.

Tràn khí màng phổi có thể xảy ra nếu đồng thời vừa ấn tim vừa thổi ngạt
rất mạnh.
Thổi ngạt

Quỳ bên trái, gần đầu bệnh nhân.

Chuẩn bị bệnh nhân: đường khí đạo của bệnh nhân phải thông suốt: lau

sạch mồm họng, lấy hết dị vật, răng giả, thức ăn, đờm rãi...; cổ ưỡn tối đa, độn gối
dưới cổ bệnh nhân, kéo mạnh hàm dưới ra phía trước và lên trên cho lưỡi không tụt ra
sau bịt khí quản.

Tiến hành thổi ngạt:
o
Bóp mũi bệnh nhân bằng ngón cái và ngón trỏ.
o
Ðặt 1 lớp gạc mỏng ở miệng bệnh nhân được giữ cho há to.
o
Hít vào thật sâu, áp mồm vào mồm bệnh nhân thổi mạnh và dài hơi, làm
sao cho lồng ngực bệnh nhân nở rộng ra, mỗi phút thổi 15 lần, khi thổi thì người ấn
tim ngừng ấn (4 lần ấn tim, 1 lần thổi ngạt).
o
Thỉnh thoảng lau đờm rãi cho đường hô hấp luôn được lưu thông.
o
Nếu người cấp cứu chỉ có một mình thì vừa xoa bóp tim vừa thổi ngạt,
cứ 15 lần ấn tim thì 2 lần thổi ngạt liền, mạnh và sâu.
o
Nếu bệnh nhân nôn, co giật hoặc cứng hàm thì có thể thổi vào mũi, ở trẻ
nhỏ có thể thổi cả vào mũi lẫn mồm.

×