Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu Sơ cứu khi trẻ bị sặc, bỏng docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.38 KB, 4 trang )

Sơ cứu khi trẻ bị sặc, bỏng


Ngành y tế thế giới cảnh báo: ''Bỏng là thảm hoạ nặng nề nhất, chỉ đứng sau cái
chết mà nạn nhân phải gánh chịu''.
Xin giới thiệu cách sơ cứu một số tai nạn thường gặp như bỏng, sặc, ngộ độc ở
trẻ.
Sặc
Sặc là tai nạn thường gặp nhất, có thể xảy ra bất cứ lúc nào như khi ép trẻ ăn
trong lúc trẻ đang khóc hay khi trẻ bỏ những vật nhỏ vào miệng mà người lớn không
biết.
Khi trẻ bị sặc, trước tiên cần giữ trẻ trong tư thế mặt úp, đầu chúc xuống thấp
hơn thân, sau đó vỗ mạnh nhiều lần vào giữa hai xương bả vai của trẻ. Với các em bé
có thể nắm lấy hai mắt cá chân của bé để bé chúc đầu xuống đất. Nếu bé vẫn còn bị
sặc, hãy đặt nằm nghiêng và hơi ngửa đầu ra sau, một tay bạn đỡ lấy lưng của bé, dùng
hai ngón tay kia ấn vào khoảng giữa rốn và phần cuối của xương sườn (chú ý ấn vào
trong, lên phía trên) một cách nhanh và mạnh.
Với những trẻ lớn hơn có thể đặt trẻ nằm sấp trên đầu gối của bạn. Nếu dùng
biện pháp vỗ mạnh vào giữa hai xương bả vai vẫn không lấy được dị vật, hãy đặt trẻ
ngồi vào lòng bạn, lưng áp vào ngực bạn. Một tay bạn đỡ lấy lưng cháu, tay kia nắm
lại thành quả đấm (ngón cái nằm trong) rồi cũng ấn mạnh vào khoảng giữa rốn và
phần cuối xương sườn của trẻ, hướng lên trên. Trong trường hợp sau khi lấy đi dị vật,
trẻ không thở lại được bình thưởng thì cần làm hô hấp nhân tạo cho trẻ. Còn nếu sau
khi đã sơ cứu vẫn không thể lấy ra được dị vật, trẻ ngừng thở... thì cần nhanh chóng
chuyển trẻ tới cơ sở y tế để xử trí.
Bỏng
Khi trẻ bị bỏng, cần nhanh chóng đưa trẻ ra khỏi nguồn gây bỏng. Với nhưng
vết bỏng nhẹ (diện tích nhỏ, nông) thì có thể chữa lành tại nhà. Trước hết bạn cần làm
mát vết bỏng; tránh cho da khỏi bị rộp bằng cách mở vòi nước cho chảy chầm chậm
lên vết bỏng cho đến khi bé đã bớt đau. Nếu ở vết bỏng nổi lên một bọng nước, hãy
đắp lên đó một miếng vải sạch, không bị xổ lông và giữ chắc bằng băng dính nhưng


tránh không làm vỡ bọng nước. Không nên thoa bất cứ thứ gì lên vết bỏng.
Khi trẻ bị bỏng nặng thì điều đầu tiên cần làm là cởi bỏ quần áo của trẻ, để lộ
vùng bị bỏng. Tuy nhiên, khi cởi không để phần quần áo dính nước sôi, hoá chất...
chạm vào những vùng da khác vì có thể làm những chỗ đó cũng bị bỏng. Có thể dùng
dao hoặc kéo để cắt quần áo nếu cần. Những chỗ quần áo khô hoặc đã bị dính chặt vào
vết bỏng thì tuyệt đối không được lấy ra. Làm mát vết bỏng cho trẻ bằng cách ngâm
trẻ vào nước hoặc đắp khăn lạnh lên vết thương.
Nếu trẻ bị bỏng hoá chất thì khi xối nước vào người trẻ chú ý không để nước
làm hoá chất loang ra các phần không bị bỏng. Sau khi đã làm mát vết bỏng, đắp hở
lên đó một miếng gạc hoặc khăn sạch (không bị xù lông) để giữ sạch vết thương, tránh
làm vỡ những nốt bỏng nước (nếu có). Trong trường hợp quần áo của trẻ bị cháy,
không để trẻ chạy ra ngoài vì ngọn lửa sẽ bùng lên to hơn. Sau đó tìm cách dập tắt lửa
bằng cách vấy nước hoặc dùng chăn, miếng vải lớn trùm lên ngọn lửa (nhưng không
dùng loại vải dễ cháy). Sau khi đã sơ cứu thì chuyển ngay trẻ đi bệnh viện.
Cần chú ý loại bỏng do điện giật vì những vết bỏng loại này trông có vẻ nhỏ
nhưng có thể lại rất sâu. Vì vậy, khi trẻ bị điện giật thì tốt nhất nên đưa đến bệnh viện
để kiểm tra ngay sau khi đã được sơ cứu.
Ngộ độc
Đây là một trong những trường hợp cấp cứu thường gặp nhất ở trẻ nhỏ vì trẻ rất
dễ uống phải thuốc, hoá chất hay bất cứ chất độc nào trẻ lấy được. Vì vậy, khi trẻ có
các triệu chứng như nôn, đau bụng, co giật, bất tỉnh hay lơ mơ, có vết bỏng quanh
miệng... thì cần nghĩ ngay trẻ đã bị ngộ độc và tìm cách sơ cứu trước khi chuyển đến
bệnh viện. Nếu trẻ còn tỉnh, hãy cho trẻ uống một cốc sữa hoặc nước, không cho uống
nước muối hay chanh, giấm.
Nếu trẻ đã bất tỉnh, bạn cần kiểm tra xem trẻ còn thở không. Nếu trẻ ngừng
thở, cần làm hô hấp nhân tạo nhưng nên đặt một miếng vải mỏng lên trên miệng bé và
hà hơi qua tấm vải để tránh cho bản thân không bị nhiễm chất độc từ miệng bé. Không
nên cố làm cho trẻ nôn ra chất độc.
Nếu trẻ bị chất độc ngấm vào mắt, có thể dùng một bình nước ấm để cao 10 cm
dội từ từ lên mắt liên tục trong 15 phút. Nếu trẻ bị bỏng quanh miệng do uống phải hoá

chất, cần lấy nước sạch rửa da và môi cho bé. Sau khi sơ cứu cần chuyển ngay trẻ tới
bệnh viện, mang theo những thứ còn sót lại mà bạn nghi trẻ đã nuốt phải. Nếu trẻ nôn
thì bạn cũng mang theo một mẫu tới bệnh viện.

×