Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Tài liệu BÀI THUỐC LOẠI TRỪ CHẤT ĐỘC TRONG CƠ THỂ doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (256.43 KB, 19 trang )

BÀI 1 : BÀI THUỐC LOẠI TRỪ CHẤT ĐỘC TRONG CƠ THỂ :
Bài thuốc này có tác dụng loại bỏ những chất độc trong cơ thể , giúp chúng ta không bị nhiễm độc và
phòng chống rất tốt những căn bệnh hiểm nghèo . Ai cũng có chất độc trong cơ thể , đây là bài thuốc
loại trừ chất độc đơn giản nhất và hiệu quả nhất mà dienbatn đã gặp và sử dụng . Đặc đểm của bài
thuốc này rất rẻ tiền và đơn giản , chừng vài chục ngàn là đã thấy có hiệu quả rõ rệt .
Bài thuốc chỉ gồm có 2 vị : Bách Hoa Xà và Bán Liên chi .
Khi sử dụng , tính theo khối lượng : Bách Hoa Xà 2 phần và bán Liên Chi 1 phần .
Cách dùng : Trong tuần đầu sắc tương đối đặc , uống 3- 4 lần / ngày .
Các tuần sau có thể nấu uống thay nước .
Đặc điểm : Vị thơm , mát rất dễ uống .
Hiệu quả : Thấy rõ rệt , nhất là với những chứng bệnh về gan , ung thư dạ dày , vàng da .
Kiệng cữ : Không cần kiêng cữ gì cả .
HÌNH ẢNH CÂY BÁCH HOA XÀ :
MỘT SỐ TƯ LIỆU SƯU TẦM :
Thảo dược chữa ung thư
Không chỉ chữa được viêm da, sỏi mật, viêm gan..., cỏ lưỡi rắn trắng còn giúp phòng trị nhiều
loại ung thư. Dân gian từng truyền tụng một bài thuốc chữa ung thư gan hiệu nghiệm được cho
là của một tử tù, với 2 cây thuốc là cỏ lưỡi rắn trắng và bán biên liên.
Trong Đông y, cỏ lưỡi rắn trắng có tên là bạch hoa xà thiệt thảo, còn có tên là bồi ngòi bò, xà thiệt
thảo, xà châm thảo, long thiệt thảo. Tên khoa học là Hedyotis diffusa Willd, thuộc họ cà phê. Đây là
loại cỏ mọc bò, sống hàng năm, có thể cao tới 30-40 cm. Lá mọc đối, hơi thuôn dài, không có cuống
lá, có khía răng ở đỉnh. Hoa mọc đơn độc hoặc thành đôi ở kẽ lá, có màu trắng. Quả nang khô dẹt ở
đầu, có nhiều hạt màu nâu nhạt. Cây thường mọc hoang nơi đất ẩm ướt. Ngay tại Hà Nội cũng thấy
cây này. Nó được dùng toàn cây làm thuốc.
Trong y học cổ truyền, bạch hoa xà thiệt thảo được dùng chữa các bệnh viêm họng, viêm đường tiết
niệu, viêm gan, sỏi mật, lỵ trực trùng, mụn nhọt, rôm sảy, rắn cắn; dùng ngoài chữa vết thương, côn
trùng đốt, đau lưng, đau khớp… Thời xưa, Tuệ Tĩnh thường dùng nó chữa rắn cắn, sởi…
Theo y học hiện đại, do tăng cường khả năng của đại thực bào trong hệ thống lưới- nội mô và bạch
cầu nên bạch hoa xà thiệt thảo có tác dụng chống viêm. Cây này cũng ức chế tế bào ung thư lymphô,
bạch cầu hạt và bạch cầu đơn nhân, tế bào carcinom; ức chế hiện tượng gây đột biến do aflatoxin B1
tạo ra. Nó hỗ trợ điều trị bệnh ung thư nhờ tác dụng ức chế miễn dịch. Trung Quốc dùng bạch hoa xà


thiệt thảo chữa bệnh ung thư dạ dày, thực quản, cổ tử cung, bàng quang, trực tràng, đại tràng, thực
quản, hạch…
Tại Ấn Độ, bạch hoa xà thiệt thảo còn được dùng chữa các bệnh viêm gan virus, sốt, lậu… Tương
đồng với y học Ấn Độ, một số nước cũng dùng bạch hoa xà thiệt thảo chữa bệnh viêm gan. Trung
Quốc đã bào chế một loại thuốc từ thảo dược với tên Ất can ninh, thành phần có bạch hoa xà thiệt
thảo, hoàng kỳ, nhân trần, đảng sâm, hà thủ ô?… Theo các nhà khoa học, Ất can ninh có tác dụng ức
chế miễn dịch, ngăn ngừa sự phát triển của virus và phục hồi chức năng gan, có tác dụng tốt trong
điều trị bệnh viêm gan virus B. Thảo dược này cũng có mặt trong Lợi đởm thang bên cạnh các thành
phần nhân trần, kim tiền thảo, dùng chữa sỏi mật, viêm đường mật ở Trung Quốc.
Trong dân gian, cây chủ yếu được dùng dưới dạng thuốc sắc, có thể dùng tươi hoặc phơi khô. Liều
dùng có thể tới 60 g thuốc khô, tương đương với khoảng 250 g dược liệu tươi. Dùng ngoài không kể
liều lượng. Ở nước ngoài, bạch hoa xà thiệt thảo còn được bào chế thành dạng thuốc tiêm để chữa các
bệnh ung thư và viêm nhiễm như viêm phế quản, viêm phổi, viêm họng, viêm ruột thừa…
Một số bài thuốc Nam đơn giản
Chữa ung thư gan: Bạch hoa xà thiệt thảo 30 g, chó đẻ răng cưa 30 g, cam thảo dây 10 g. Sắc uống
ngày 1 thang, chia uống 2-3 lần trong ngày.
Chữa ung thư dạ dày: Bạch hoa xà thiệt thảo 60 g, bạch mao căn (rễ cỏ tranh) 60 g, hạt bo bo 40 g,
đường đỏ 40 g. Sắc uống ngày một thang.
Chữa viêm họng: Bạch hoa xà thiệt thảo 30 g, bồ công anh 20 g, kim ngân hoa 20 g, cam thảo dây 10
g. Sắc uống ngày 1 thang, chia uống 2-3 lần trong ngày.
Chữa phù thũng: Bạch hoa xà thiệt thảo 40 g, rễ cỏ tranh 30 g, râu ngô 20 g, cam thảo dây 10 g. Sắc
uống ngày 1 thang, chia uống 2-3 lần trong ngày.
Chữa viêm gan vàng da: Bạch hoa xà thiệt thảo 60 g, chó đẻ răng cưa 30 g, nhân trần 20 g, cam thảo
dây 10 g. Sắc uống ngày 1 thang, chia uống 2-3 lần trong ngày.
Chữa sỏi mật: Bạch hoa xà thiệt thảo 30 g, kim tiền thảo 20 g, màng trong mề gà sao cách cát cho
vàng 16 g, cam thảo dây 10 g. Sắc uống ngày 1 thang, chia uống 2-3 lần trong ngày.
Hoặc: Bạch hoa xà thiệt thảo 40 g, nhân trần 40 g, kim tiền thảo 40 g. Sắc uống ngày một thang (lợi
đởm hợp tễ). Bài thuốc này đã được Trung Quốc áp dụng trên lâm sàng, có tác dụng lợi mật, tăng bài
tiết mật. Thường được áp dụng cho bệnh sỏi mật, bệnh đường mật…
Chữa lỵ trực trùng: Bạch hoa xà thiệt thảo 30 g, rau sam 20 g, lá mơ tam thể 20 g. Sắc uống ngày 1

thang, chia uống 2-3 lần trong ngày.
Chữa lỵ, viêm phần phụ: Bạch hoa xà thiệt thảo 40 g. Sắc uống ngày một thang. (Phúc kiến trung thảo
dược).
Chữa nhọt lở: Bạch hoa xà thiệt thảo 30 g, kim ngân hoa 20 g, bồ công anh 20 g, bèo cái 20 g, cam
thảo dây 10 g. Sắc uống ngày 1 thang, chia uống 2-3 lần trong ngày.
Chữa rôm sảy: Bạch hoa xà thiệt thảo, cúc liên chi dại. Hai vị lượng bằng nhau. Dùng để nấu nước
tắm.
Chữa vết thương sưng đau: Bạch hoa xà thiệt thảo 200 g. Sắc uống ngày một thang, chia uống 2-3 lần
trong ngày.
Chữa mụn nhọt: Bạch hoa xà thiệt thảo 60 g, bồ công anh 20 g, bèo cái 20 g. Sắc uống ngày một
thang, chia uống 2-3 lần trong ngày.
Chữa rắn cắn: Bạch hoa xà thiệt thảo 100 g, giã nát, cho thêm nước, bã đắp vào chỗ rắn cắn, còn nước
uống.
Theo Sức Khỏe & Đời Sống
BÀI 2 : BÀI THUỐC CHỮA BỆNH TRĨ ( TẠM THỜI KHI CHƯA CẮT HAY HẾT TIỀN ) -
CHỮA NÓNG NẢY TRONG NGƯỜI .
Bị bệnh Trĩ rất khổ cực , bất kể trĩ nội hay trĩ ngoại . Khi chưa có điều kiện đi cắt ( rất tốn tiền và rất
đau nữa ) - Ngoài ra khi bạn thấy trong người nóng nảy , bứt dứt - Hãy làm như sau :
- Rau diếp cá - 1 Kg , đem rửa sạch , để nguyên cả cây , rễ , cho vào cùng một bát nước lạnh , một
chút muối - Đun kỹ cho nhừ - Sau đó chắt ra uống lúc nguội . Đảm bảo bệnh trĩ rút lui ngay lập tức -
Có khi được cả nửa năm , quên mất là mình bị bệnh Trĩ . Mọi nóng nảy bứt rứt trong người được biến
mất như có phép màu , rất tốt cho tiêu hóa . Khi đun chín lên , không còn vị tanh nữa mà là chất nước
chua chua , rất dễ uống . Người lớn , trẻ em đều công hiệu . Nếu Trĩ quá nặng làm liền ba ngày .
TÀI LIỆU THAM KHẢO :
Rau diếp cá - vị thuốc đa năng
Diếp cá từ lâu đã được Đông y dùng chữa các bệnh về tiêu hóa, phát ban, tắc sữa... Gần đây, Tây y
cũng phát hiện ra nhiều tác dụng quý của nó như kháng khuẩn, tiêu diệt ký sinh trùng, chống ung thư.
Rau diếp cá còn có tên là giấp cá, cây lá giấp hoặc ngư tinh thảo, tên khoa học là Houttuynia cordata
Thumb., mọc chủ yếu tại các nước châu Á, từ Ấn Độ đến Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan... Ở nước
ta, diếp cá mọc hoang khắp nơi, thường ở các vùng đất ẩm, được trồng làm rau ăn hoặc dùng làm

thuốc.
Diếp cá có vị chua, cay, tính mát, tác động vào 2 kinh can và phế. Tác dụng chủ yếu là thanh nhiệt,
giải độc, thoát mủ (đối với mụn nhọt làm mủ), thông tiểu tiện, giảm phù thũng, sát khuẩn, chống
viêm.
Trong y học dân gian, diếp cá được dùng chữa các chứng bệnh như: táo bón, trĩ (6-10 g sắc uống
hằng ngày), sởi, mày đay (giã nát vắt nước cho uống), viêm tai giữa, sưng tuyến vú, tắc tia sữa (dùng
lá khô 20 g hoặc tươi 40 g, sắc nước uống hằng ngày), viêm thận, phù thũng, kiết lỵ (dùng 50 g tươi
sắc uống), tiểu buốt, tiểu dắt (dùng rau diếp cá, rau má tươi, lá mã đề rửa sạch, vò với nước sôi để
nguội, gạn nước uống).
Theo nghiên cứu của y khoa hiện đại, trong cây diếp cá có chất decanoyl-acetaldehyd mang tính
kháng sinh. Loại rau này có tác dụng kháng khuẩn như ức chế tụ cầu vàng, liên cầu, phế cầu, trực
khuẩn bạch hầu, e.coli, trực khuẩn lỵ, xoắn khuẩn leptospira. Nó cũng có tác dụng đối với virus sởi,
herpes, cúm và cả HIV, do tác động vào vỏ bọc protein của virus. Diếp cá còn diệt ký sinh trùng và
nấm. Liều dùng 30-50 g rau tươi, có thể ăn sống, xay nát uống hoặc giã đắp ngoài da.
Cũng theo Tây y, diếp cá giúp lợi tiểu do tác dụng của chất quercitrin, làm chắc thành mao mạch,
chữa trĩ do tác dụng của chất dioxy-flavonon. Ngoài ra, nó còn có tác dụng lọc máu, giải độc, giải
nhiệt, kháng viêm, tăng sức miễn dịch của cơ thể.
Một nghiên cứu tại Viện đại học Y dược Toyama, Nhật Bản, đã cho thấy tác dụng chống ôxy-hóa của
12 loại dược thảo và hợp chất được chiết xuất từ chúng. Diếp cá là một trong 4 chất có tác dụng
chống ôxy hóa mạnh nhất. Hợp chất quercetin của diếp cá loại trừ được các gốc tự do "cứng đầu"
nhất.
Theo một nghiên cứu của Đại học Y khoa Koahsiung, Đài Loan, diếp cá có tác dụng ức chế đáng kể
đối với sự sinh sản của virus herpes simplex. Nó được xem là dược thảo chữa trị bệnh này. Đại học
Koahsiung cũng phát hiện diếp cá có tác dụng ngăn chặn 5 dòng tế nào ung thư máu.
Một số nghiên cứu khác cho thấy diếp cá có tác dụng chống viêm xoang kinh niên và polyp, làm tăng
tưới máu sau phẫu thuật. Chất Houttuynin bisulphat natri chiết xuất từ nó có thể điều trị viêm tuyến
vú.
(Theo Sức Khỏe & Đời Sống)
Thuốc chữa bệnh từ rau diếp cá
Rau diếp cá giã nát, lấy nước uống hạ sốt nóng cho trẻ nhỏ. Rau cũng có thể trị bệnh đau mắt đỏ hiệu

quả.
Rau diếp cá có tên khác là cây lá giấp, ngư tinh thảo, rau vẹn, tập thái. Rau diếp cá có vị chua, cay,
mùi tanh, tính mát, không độc; có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng, sát khuẩn.
- Chữa sốt nóng trẻ em: Rau diếp cá (30g) để tươi, rửa sạch, giã nát, thêm nửa bát nước nguội uống
làm một lần; đồng thời, lấy bã đắp vào thái dương. Nếu trẻ có sản giật thì dùng rau diếp cá (8g) phối
hợp với củ sả (6g), quả xuyên tiêu (2g), cách làm và sử dụng như trên.
- Chữa đái nhắt, đái buốt: Rau diếp cá (20g), rau má (20g), mã đề (10g). Tất cả để tươi, rửa sạch, giã
nát, thêm nước, gạn uống làm một lần trong ngày.
- Chữa đau mắt đỏ: Rau diếp cá tươi, rửa sạch, tráng qua nước đun sôi để nguội, để ráo nước, rồi giã
nát, ép vào hai miếng gạc sạch, đắp lên mắt khi đi ngủ. Viện Mắt Trung ương đã cải tiến dạng dùng
dân gian này thành dạng thuốc nước nhỏ mắt để chữa trên 60 trường hợp loét giác mạc do trực khuẩn
mủ xanh, đạt kết quả hơn 83%.
- Chữa lòi dom: Rau diếp cá tươi (50g), rửa sạch, giã nhỏ, đắp vào dom sau khi đã rửa sạch bằng
nước muối. Băng lại. Ngày làm một lần.
- Chữa trĩ sưng đau: Rau diếp cá (50g), nấu nước xông, đợi khi nước ấm, rửa sạch, rồi lấy bã đắp vào
chỗ đau. Nếu trĩ ra máu, lấy rau diếp cá (2 phần) và bạch cập (1 phần) phơi khô, tán bột, rây mịn.
Ngày uống 6 - 12g chia làm 2 - 3 lần.
- Chữa viêm tai giữa: Rau diếp cá phơi khô (20g), táo đỏ (10 quả). Tất cả thái nhỏ, sắc với 400ml
nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày.
- Chữa sỏi: Rau diếp cá (16g), rau dệu (16g), rau chiễu (12g), cam thảo đất (12g). Sắc uống ngày một
thang. (Thuốc làm sỏi phát ra ngoài).
- Chữa viêm ruột, kiết lỵ: Rau diếp cá (20g), xuyên tâm liên (16g)) hoàng bá (8g). Tất cả thái nhỏ, sắc
uống làm hai lần trong ngày.
Dược sĩ Hữu Bảo
RAU DIẾP CÁ CHỮA ĐƯỢC BỆNH TRĨ
Cây rau diếp cá còn được gọi là rau giấp cá hay cây lá giấp. Diếp cá có vị chua, mùi tanh, tính mát, có
tác dụng giải độc, sát trùng, chống viêm loét. Nhân dân dùng làm gia vị, rau ăn sống.
Diếp cá chữa được các trường hợp bệnh sau: sởi, mề đay; viêm tuyến vú, viêm tai giữa; đau mắt,
nhặm mắt đỏ; viêm nhiễm đường tiết niệu, viêm thận; viêm ruột, lỵ; phụ nữ kinh nguyệt không đều;
bệnh hoa liễu, các bệnh ngoài da.

Đặc biệt, diếp cá được dùng chữa trĩ, lòi dom: dùng lá diếp cá tươi hoặc hơi khô nấu nước xông hậu
môn (nếu muốn để lâu nên phơi trong mát cho héo nhưng còn màu xanh, không nên phơi nắng to sẽ
làm héo lá, mất hoạt chất).
Sau đó ngâm và rửa hậu môn lúc nước còn nóng, mỗi lần 10 phút. Có thể giã lá tươi đắp vào chỗ đau.
Nên uống cùng lúc với 50g lá tươi giã vắt lấy nước, thêm tí muối cho bớt tanh. Uống mỗi ngày 50-
100g lá tươi, liên tục trong ba tháng.
Dược sĩ Lê Kim Phụng
Khoa y học cổ truyền, Đại học Y dược TP.HCM
Nói về bệnh trĩ, có người bạn đã làm làm như sau, trong vòng 1 năm qua bệnh trĩ đã không còn hành
hạ, tuy nhiên việc này phải làm mỗi ngày, vô cùng hiệu nghiệm.
Nguyên nhân chính gây ra bệnh trĩ là vì phân quá cứng (bón) và hậu môn bị khô. Hậu môn bị khô vì
đã bị tổn thương nặng (do một thời gian dài phân bị cứng, vv), nên các tuyến tiết chấn nhờn đã bị hủy
hoại.
Người bạn của tôi đã bị chảy mau' liên tục gần 6 tháng trời mà không hết, hoặc hết được mấy ngày lại
bị tiếp.
Mỗi bữa ăn anh ta ăn thật nhiều rau để cho phân không bị cứng. Anh ta còn mua thêm mọi loại thuốc
herbal (dược thảo thiên nhiên) tên là Stomach Clenser thường bán ở Trader Jo và anh ta uống 1-2 viên
sau mỗi bữa. Dược thảo này công dụng thật hay, có rất nhiều chất fiber để giúp cho phân không bị
khô cứng (người bị tiêu chảy không nên dùng). Anh ta uống thêm dầu cá (fish oil) và thường ăn chuối
để tăng lượng chất nhờn trong ruột và hậu môn.
Sau mỗi lần đi đại tiện anh ta rửa sạch tay và bôi lotion vào trong hậu môn. Anh ta đã làm mỗi ngày,
và trong vòng 1 năm qua bệnh trĩ đã không còn hành hạ nữa. Anh ta cho biết việc quan trọng nhất là
phải bôi lotion vào trong hậu môn mỗi lần sau khi đi đại tiện, nếu cần có thể bôi trước khi đi, để tạo
ra một loại chất nhờn để giúp cho việc đại tiện dễ hơn. Phải nhớ rửa tay sạch để khỏi gây nhiễm
trùng.
Bạn nào bị trĩ có thể dùng thử cách trên. Rất hiệu nghiêm.HoaiViet
Bài thuốc tri tiểu đường:
Đậu xanh lòng (hạt to như hạt đậu đỏ hoặc đậu trắng, vỏ màu đen, thân hạt màu xanh): 1kg
Cỏ mực (cỏ nhọ nồi, thường dùng để cầm máu): 1kg
Lá dâu (nuôi tằm): 1kg

Tất cả là 3 kg chia đều làm 30 phần, sắc uống trong 1 tháng. Mỗi ngày đổ vào 3 lít nước sắc lấy 1 lít
uống thay nước uống hàng ngày.
Nếu bệnh nhân tập thêm thiền hằng ngày sẽ tốt hơn.
Bệnh nhân nào sử dụng phương thuốc này, nhớ cho em biết kết quả nhé!
CÂY CỎ MỰC .
Chị LF ơi,
Nếu như chi hay ai đó có người nhà bị táo, hoặc ngay như trẻ em mà phân quá to (như người lớn) và
cứng khó ị, có thể dẫn tới trĩ thì dùng phương thuốc này cực hiệu nghiệm, nhanh khỏi và sau đấy
không thấy bị lại, việc đại tiện cũng đều đặn ngày/lần:
Các anh chi có thể mua một hộp mận khô (Ở Hà nội em thấy các cửa hàng bán đồ tây hoặc siêu thị có
bán loại mận này của Mỹ, hiệu Champion, em nghĩ là mận này khác với mận Việt Nam mình, nên
nếu dùng mận Việt Nam thay thế chắc không hiệu quả, với lại em chưa thấy mận khô của VN bao giờ
cả): gía một hộp (giấy, cứng) khoảng 35 - 45 ngàn đồng.
Mỗi lần chị lấy 1 - 2 quả cho vào chén, cho thêm một ít nước ấm vào dầm nhuyễn và xúc ăn. Ngày ăn
2 lần. Bảo đảm sau 2 ngày sẽ ổn. Để ổn định lâu dài, mọi người tiếp tục duy trì trong 1 tuần. Bệnh táo
này sẽ biến mất hoàn toàn.
Nhưng vì hộp còn nhiều, đã mở ra dùng thì có thể dùng đến hết, thực ra đây cũng là thức ăn bổ
dưỡng, không có hại gì.
Mận là một trong những cây ăn quả hết sức thông dụng trong đời sống người Việt. Mùa xuân ra hoa,
mùa hè cho quả, hoa mận nở trắng như tuyết mang mùi hương thơm ngát, quả mận xanh ngọt, vàng
chua... đủ vị đủ màu, vốn là một trong những loại trái cây không thể thiếu trong ngày Tết Đoan ngọ
theo phong tục truyền thống. Không chỉ có vậy, theo kinh nghiệm y học dân gian, cây mận nói chung
và quả mận nói riêng còn là những vị thuốc độc đáo.
Mận có tên khoa học là Prunus salicina Lindl., dân gian còn gọi là lí tử, lí thực, gia khánh tử... Các bộ
phận của cây mận như quả, rễ, vỏ rễ, nhựa, lá, nhân hạt... đều có tác dụng chữa bệnh. Quả mận
thường được thu hái vào khoảng tháng 5 - 7, vị chua ngọt, tính bình, có công dụng thanh can điều
nhiệt, sinh tân lợi thuỷ, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như hư lao cốt chưng, âm hư nội
nhiệt, môi khô họng khát, thuỷ thũng, tiêu khát, tiểu tiện bất lợi... Ví như, sách Tuyền châu bản thảo
viết: “Lí tử thanh thấp nhiệt, giải tà độc, lợi tiểu tiện, chỉ tiêu khát. Trị can bệnh phúc thuỷ, cốt chưng
lao nhiệt, tiêu khát...”. Thường được dùng dưới dạng ăn sống hoặc giã nát rồi ép lấy nước uống.

Rễ mận thường được thu hoạch vào tháng 9 - 10, vị đắng, tính lạnh, có công dụng thanh nhiệt giải
độc, chuyên trị chứng tiêu khát (đái đường), lâm bệnh (đái buốt, đái rắt, đáu máu...), lị tật (bệnh kiết
lị), đau răng, nhọt độc..., được dùng dưới dạng sắc uống trong hoặc đốt tồn tính, tán bột bôi ngoài.
Vỏ rễ là rễ mận loại bỏ lõi trong chỉ lấy vỏ ngoài, vị đắng, tính lạnh, có công dụng thanh nhiệt hạ khí,
thường được dùng để chữa các chứng bệnh như tiêu khát tâm phiền, đới hạ (khí hư), đau răng...,
thường được dùng dưới dạng sắc uống trong, ngậm hoặc giã nát, ép lấy nước bôi ngoài.
Lá mận vị chua, tính bình, chuyên trị trẻ em sốt cao, co giật, thuỷ thũng, vết thương do sang chấn...,
được dùng dưới dạng sắc uống trong, nấu nước tắm hoặc giã nát đắp ngoài. Các y thư cổ như Bản
thảo cương mục, Nhật hoa tử bản thảo, Trấn nam bản thảo, Thiên kim phương... đều có ghi lại những
bài thuốc sử dụng lá cây mận để chữa bệnh với những kiến giải khá độc đáo.
Nhân hạt mận còn gọi là lí hạch nhân, vị ngọt đắng, tính bình, có công dụng tán ứ, lợi thuỷ, nhuận
tràng, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như tổn thương bầm tím do trật đả, ho khạc đờm
nhiều, bụng đầy chướng, táo bón... Ví như, sách Tứ xuyên trung dược chí đã viết: “Lí hạch nhân hoạt
huyết khứ ứ, nhuận táo hoạt tràng. Trị trật đả thương tổn, ứ huyết tác thống, đàm ẩm khái thấu, cước
khí, đại tiện bí kết...”. Thường được dùng dưới dạng sắc uống trong với liều mỗi ngày từ 6 - 12g hoặc
giã nát hay sấy khô tán bột bôi đắp bên ngoài.
Nhựa mận được lấy vào mùa xuân, đem phơi khô trong bóng râm, vị đắng, tính lạnh, có công dụng
tiêu thũng, giảm đau, chuyên chữa chứng mục ế (mắt mờ có màng) và mày đay. Thường dùng dưới
dạng sắc uống với liều mỗi ngày từ 15 - 20g. Dưới đây, xin được giới thiệu một số cách dùng cụ thể:
* Đái đường: Quả mận tươi, rửa sạch, bỏ hạt, ép lấy nước, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 thìa canh
hoặc vỏ rễ mận 10g sắc uống hàng ngày.
* Chứng hay khô miệng: Quả mận tươi lượng vừa đủ, rửa sạch, bỏ hạt, ngâm với đường trắng trong 2
tuần, ăn mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 5 quả.
* Cổ chướng do xơ gan: Hàng ngày nên ăn một lượng mận thích hợp.
* Bệnh lị: Vỏ thân cây mận 1 nắm sắc uống
* Trẻ em sốt cao: Lấy lá mận nấu nước lau toàn thân.
* Rám da mặt: Nhân hạt mận sấy khô, tán thành bột mịn, trộn với lòng trắng trứng rồi xoa đều lên
mặt. Hoặc hoa mận lượng vừa đủ, vò nát rồi xát vào da mặt.
* Đau răng: Rễ mận 30g, sắc đặc ngậm nhiều lần trong ngày.
* Mắt sưng đau có màng: Nhựa mận sấy khô, tán bột, uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 1g với nước sắc

thảo quyết minh sao.
* Vết thương do côn trùng đốt: Dùng hạt mận rửa sạch, giã nát rồi đắp lên vết thương.

×