Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu Sửa đổi cái cũ để tạo ra một cơ hội kinh doanh mới ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.85 KB, 4 trang )

Sửa đổi cái cũ để tạo ra một cơ hội
kinh doanh mới

Trên thương trường có biết bao biến động diễn ra hàng ngày, vì thế các cách
kinh doanh cũ, cách ứng xử cũ hay phương pháp phục vụ cũ chỉ còn phù hợp một phần
hoặc không hợp trong điều kiện mới, thị trường mới. Điều đó đòi hỏi mỗi nhà doanh
nghiệp mới khởi sự thậm chí cả những doanh nghiệp lâu năm phải quan tâm sửa đổi
cách kinh doanh cũ, cách tiêu thụ và quảng cáo cũ để đưa thêm vào một số yếu tố mới
nhằm thích ứng với điều kiện cạnh tranh mới.
Có nhiều ngành kinh doanh đòi hỏi những nhân tố mới cho sự thành công.
Nhận ra chúng và tận dụng chúng có thể làm nảy sinh những món lợi nhuận to lớn mà
nhiều nhà kinh doanh ít nghĩ đến. William Rosnleg đã có một nghề kinh doanh phát
đạt khi ông khôn ngoan đổi mới một chút về cách kinh doanh. Từ một cửa hàng kinh
doanh các loại bánh, William mở rộng phạm vi ra toàn quốc chứ không chịu ở tại một
địa phương. Điều mà William cải tiến một chút chính là tìm đến các thị trường xa xôi
chứ không cam chịu ở thị trường “béo bở” nhưng có nhiều kẻ cạnh tranh.
Frankt Willkeylà một tài xế lái xe buýt ở Mỹ, khi chiếc xe Franhkt đã lái trong
nhiều năm qua phải thanh lý vì đã chạy quá nhiều kilomet, ông nghĩ rằng phải bán
chiếc xe đó đi, Nhưng Franhkt lại chợt nảy ra sáng kiến là các động cơ Diezel và các
bộ phận máy móc khác của chiếc xe còn đang rất tốt, vì thế có thể mua các xe cũ khác,
sau đó tân trang lại rồi bán kiếm lời. Thế là từ đó, Frankt đã khởi sự một ngành kinh
doanh rất phát đạt là tân trang các loại xe ôtô rồi bán cho khách hàng.
Còn Lstrinleg làm nghề kinh doanh máy tính, một ngành nghề mà trong đó có
những hãng nổi tiếng thế giới như IBM hay Dell. Nhưng Strinlerg lại nghĩ rằng mình
phải chơi trội hơn IBM một bước bằng cách cải tiến một chút trong hợp đồng. Nếu
IBM và các hãng lớn đã thưởng cho những khách hàng nào có những hợp đồng lớn thì
Strinlerg lại sáng tạo bằng cách ưu tiên cho các khách hàng nào ký hợp đồng dài hạn
trong nhiều năm liền. Với cách tính hạ giá bất ngờ cho các khách hàng ký dài hạn,
Stringlerg chẳng những giữ được các khách hàng lâu năm mà còn thu hút thêm nhiều
khách hàng mới vì thế công ty của Stringlerg phát đạt nhanh chóng.
Nhà triệu phú, Winston Schuler, là một chủ tiệm ăn có tiếng tại New York Mỹ.


Winston đã tăng vốn liếng của mình bằng cách đi thăm đều đặn các tiệm ăn khắp đất
nước, thu lượm các cách phục vụ mới lạ, các thức ăn mới lạ để rồi trở về Winston lại
cải tiến, bổ sung thêm danh mục các món ăn hấp dẫn và cái chính là phục vụ khách
hàng chu đáo hơn.
Còn Fran K.N, một chủ nhân của nhiều cửa hàng sách, bất kỳ khi nào nghe nói
về một thắng lợi nổi bật của một cửa hàng sách khác là ông lại phái ngay nhân viên
giúp việc đi điều tra để “lượm” thêm cách kinh doanh mới. Fran nói: “Tôi không bao
giờ ngừng học hỏi những điều người khác đang làm. Nói tóm lại cách làm của tôi là cứ
thử thực hiện những kế hoạch mới. lần thành công, lần thất bại. Tôi chọn lấy một số
thành công rõ ràng. Cái gì đem lại thành công cho người khác chắc chắn sẽ đem lại
thành công cho tôi. Tất nhiên là phải cải tiến những bí quyết đói cho phù hợp với
doanh ngiệp của bạn”.
Có thể nói, khi sửa đổi một chút những bí quyết thành công của người
khác để áp dụng vào doanh nghiệp của bạn, bạn sẽ có thể:
1/ Nắm bắt kịp thời những kỹ thuật và kinh nghiệm kinh doanh mới nhất.
2/ Học được những giải pháp mới hữu hiệu cho những vấn đề kinh doanh đang
diễn ra.
3/ Biết được những phương pháp đặc biệt để quảng cáo, thu hút và giữ khách.
4/ Tránh được những vấp váp, khó khăn do phải thử nghiệm vì đã có những
người đi trước làm thay cho bạn.
Những “con đường kinh doanh” đổi mới, sửa sang thêm một chút vào sản
phẩm là vô cùng, nói chung có thể khái quát ở những dạng cơ bản sau:
1/ Chọn một sản phẩm, dịch vụ hoặc xu hướng kinh doanh mới và cải tiến một
chút về hình thức sản phẩm.
2/ Cải tiến thêm một chút về công dụng của hàng hoá sẽ làm tăng giá của nó
lên.
3/ Cải tiến thêm một chút về kết cấu sản phẩm và cách chế tạo mới. Chẳng hạn
trước đây được chế tạo đơn chiếc thì nay sản xuất hàng loạt.
4/ Cải tiến thêm một chút về cách phục vụ khách hàng phục vụ tận nhà, phục vụ
qua điện thoại.

5/ Cải tiến thêm một vài chi tiết nhân ngày lễ, ngày hội, ngày sinh nhật của các
vĩ nhân, các siêu sao.
6/ Nghĩ ra cách sử dụng mới của hàng hoá hay dịch vụ nào đó theo hướng ngày
càng tiện lợi hơn cho khách hàng và kết hợp được nhiều chức năng trong cùng một
hàng hoá.
7/ Áp dụng công nghệ của một lĩnh vực này sang lĩnh vực khác.
8/ Nghiên cứu tập quán của những thị trường xa xôi, thậm chí các nước khác rồi
cải tiến một chút và tung vào thị trường mới đó.
Thị hiếu của người tiêu dùng và những tiến bộ công nghệ luôn luôn biến đổi
không ngừng, chỉ có doanh nghiệp nào luôn say mê, sáng tạo, dũng cảm đổi mới mẫu
mã, cách sử dụng của hàng hoá và các phương thức tiêu thụ thì mới hy vọng doanh
nghiệp của mình luôn luôn thành đạt trên thương trường.

×