Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu Đa dạng hóa hoạt động – xu hướng kinh doanh tất yếu pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.76 KB, 4 trang )

Đa dạng hóa hoạt động – xu hướng
kinh doanh tất yếu

Nhu cầu của khách hàng trên thị trường cũng như những biến động về thị hiếu
người tiêu dùng là nhiều vô kể. Sự co dãn của nhu cầu sẽ ảnh hưởng mạnh đến lượng
cung của một ngành nghề kinh doanh nào đó. Để tránh rủi ro trong kinh doanh và tận
dụng được các nguồn vốn nhàn rỗi thì đa số các doanh nghiệp đều tìm cách đa dạng
hoá trong sản xuất và kinh doanh. Đây là con đường kinh doanh ít gặp rủi ro nhất và sẽ
thu về cho doanh nghiệp của bạn nhiều khoản lợi nhuận nhất.
Nếu bạn cứ hình dung cách bán hàng của một cửa hàng trên phố bày bán la liệt
các mặt hàng từ cái tăm tre, cái kim, sợi chỉ cho đến bánh kẹo, bạn sẽ hình dung rõ con
đường tương lai của một doanh nghiệp thành đạt.
Sony, tập đoàn kinh tế hàng đầu Nhật Bản, nổi tiếng với các sản phẩm điện tử
nhưng hãng cũng chẳng từ việc kinh doanh sang các lĩnh vực khác, thậm chí cả lĩnh
vực phim ảnh. Sony đã mua hãng phim OBS (Columbia Braaderssting System) với giá
2 tỷ USD để độc quyền tung ra khắp thế giới đĩa hát, băng video, đĩa CD ca nhạc mà
trước đây CBS giữ vị trí số 1 toàn cầu.
Ngay cả hãng đồng hồ Thuỵ Sỹ, Rolex, hiện “ngự trị” 1/3 công nghệ sản xuất
đồng hồ trên thế giới, cũng đang kinh doanh cả lĩnh vực chế tạo ôtô. Rolex dự định
phối hợp với một số hãng sản xuất khác tung ra thị trường một loại xe ôtô có giá
khoảng 50.000 USD nhằm thu thêm từ 3 đến 5 triệu USD lợi nhuận từ lĩnh vực mới
này mỗi năm.
Còn Salim, tập đoàn kinh tế hàng đầu Indonesia, mặc dù lĩnh vực kinh doanh
chủ yếu là công nghiệp chăn nuôi lợn, gà đến nuôi cá sấu, nhưng ban lãnh đạo Salim
hết sức nhạy bén và thực tế trong kinh doanh. Salim đã đa dạng hoá các loại hình kinh
doanh để luôn chủ động chớp lấy những cơ may của thời cuộc. Vì thế nhiều công ty
con của Salim đã đầu tư phát triển cả các lĩnh vực máy tính, điện tử, trồng hoa, trông
cây, sản xuất dụng cụ gia đình, dệt len,... cho đến kinh doanh cả ngành du lịch nữa.
Công ty Siamcpmentcocsec của Thái Lan là công ty sản xuất xi măng lớn nhất
Đông Nam Á, nhưng ngoài xi măng, Siamcpmentcocsec còn đầu tư cả vào lĩnh vực
thiết bị vô tuyến và làm đầu, thậm chí còn đầu tư vào xây dựng cả nhà máy ngói trị giá


trên 1 tỷ bath. Gần đây, Siamcpmentcocsec còn thành lập một số công ty con để kinh
doanh ở các thị trường Đông Âu, Trung Quốc và Mỹ.
Nhà doanh nghiệp người Hoa, ông Trần Trác Hoà được Hiệp hội các nhà doanh
nghiệp Trung Quốc bầu là doanh nghiệp giỏi nhất năm 2000, được Thủ tướng Trung
Quốc trao giải thưởng “Thuyền buồm vàng” do Trần Trác Hoà đã kinh doanh rất giỏi.
Các sản phẩm đồ nhựa của công ty do Trần Trác Hoà làm chủ có độ bóng và mịn như
gốm sứ, được khách hàng trong và ngoài nước ưa chuộng, xuất khẩu sang 20 nước và
khu vực trên thế giới. Trên cơ sở nhà máy nhựa, Trần Trác Hoà lần lượt thành lập nhà
máy đồ chơi, nhà máy đồ dùng làm bằng thép không gỉ, nhà máy giấy bao bì, công ty
bán lẻ,... Các nhà máy này hỗ trợ lẫn nhau trong kinh doanh, tự nhiên hình thành một
seri các sản phẩm. Hoạt động kinh doanh của Trần Trác Hoà đã đem lại nhiều lợi
nhuận rất lớn.
Như vậy, có thể nói kinh doanh đa chiều không chỉ gồm kinh doanh nhiều loại
hàng hoá và dịch vụ không liên quan đến nhau, mà còn cả việc kinh doanh các thứ
hàng hàng hoá có mối quan hệ nghiệp vụ với nhau. Theo nhiều thống kê thì kinh
doanh đa chiều như thế sẽ thu được lợi nhuận cao gấp hàng chục lần so với chỉ kinh
doanh đơn thuận một mặt hàng nào đó.
Từ những thực tế kinh doanh trên đã cho thấy các doanh nghiệp thành đạt của
thế giới như Honda, Matshushita, Daewoo, Sony, Shell,... đều là những doanh nghiệp
biết đa dạng hoá trong kinh doanh. Khi đa dạng hoá các lĩnh vực kinh doanh sẽ giúp
cho doanh nghiệp:
1/ Tận dụng nguồn vốn nhàn rỗi của các lĩnh vực kinh doanh chính.
2/ Tránh rủi ro trong hoạt động kinh doanh chính
3/Tận dụng được máy móc công nghệ vốn có
4/ Các lĩnh vực kinh doanh hỗ trợ nhau về khách hàng, tăng khách hàng
5/ Mở rộng thị trường, khai thác được các vùng nguyên liệu, giá nhân công rẻ.
6/ Gia tăng các ngồn lợi nhuận.
Vì thế, ở Việt Nam, cần khuyến khích các công ty kinh doanh đa dạng nhằm
hình thành nên các tập đoàn kinh tế mạnh có đủ sức mạnh cạnh tranh với thị trường
thế giới và có điều kiện ứng dụng triển khai các công nghệ mới nhất. Thủ tướng chính

phủ đã có các quyết định cổ phần hoá một số Tổng công ty lớn, ban hành văn bản pháp
luật về các tập đoàn kinh tế hay mô hình công ty mẹ, công ty con chính là để tăng sức
cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trên bàn cờ kinh tế thế giới. Đó quả là một
bước đi đúng đắn của nền kinh tế Việt Nam.

×