Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tài liệu 10 điều làm thất bại trong kinh doanh ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.02 KB, 7 trang )

10 điều làm thất bại trong kinh doanh


Quảng cáo sản phẩm, tên tuổi doanh nghiệp là một việc làm
quan trọng. Nếu không có sự tính toán, quảng cáo trở nên vô nghĩa.
Chiến dịch quảng cáo đóng vai trò rất cần thiết trong việc khẳng định tên
tuổi doanh nghiệp trên thị trường. Việc thực hiện chiến dịch quảng cáo còn góp
phần thăm dò và chiếm cảm tình của người tiêu dùng. Bạn có thể dùng những cách
dưới đây để làm chiến dịch quảng cáo “chết” nhanh chóng.

1. Phớt tỉnh đối tượng
Đó là cách nhanh nhất để... không còn ai mua hàng của bạn. Bạn quảng cáo
xe gắn máy cho người lớn trên tờ tạp chí cho giới trẻ. Với bạn, đối tượng khách
hàng không quan trọng.
Chọn đối tượng khách hàng là điều kiện tiên quyết cho sự
thành công hoặc
thất bại
của chiến dịch quảng cáo. Đầu tiên, bạn phải xác định được đối tượng
khách hàng tiềm năng. Bạn cần tự hỏi: "Sản phẩm của bạn dành cho ai, đâu làđối
tượng phù hợp để quảng cáo?".
2. Không cần chuyên nghiệp
Tiết kiệm chi phí bằng cách tự mình làm poster, tờ rơi, phim quảng cáo trên
truyền hình (TVC). Người ta làm được, bạn cũng làm được mà lại rẻ hơn nhiều.
Thật ra, để hoàn thiện một sản phẩm quảng cáo, bạn phải cần những người
trong ngành. Hãy nhớ một điều có thể bạn là nhà kinh doanh giỏi nhưng trong
quảng cáo, bạn chẳng là gì cả.
Mặt khác, tự mình tạo ra các sản phẩm quảng cáo, những slogan vô nghĩa,
những bản in màu lem nhem chỉ khiến cho hình ảnh của công ty bạn bị xấu đi.
Copywriter sẽ sáng tác những slogan dễ đi vào lòng người. Nhà thiết kế đồ họa sẽ
giúp thể hiện hình ảnh sản phẩm, dịch vụ đẹp hơn, bắt mắt hơn. Nhờ họ, công ty
bạn nổi bật hẳn.


Đảm đương luôn chuyên ngành của người khác để rồi chuốc lấy hậu quả
thất bại, cả về hình ảnh lẫn công việc kinh doanh. Bạn sẽ chọn điều gì?

3. Làm theo ý thích
Một ý nghĩ bật ra trong đầu. Bạn lao vào thực hiện chiến dịch quảng cáo mà
không suy tính ngân sách, phương tiện quảng cáo... Lúc đó, chiến dịch của bạn sẽ
nhanh chóng đi vào ngõ cụt.
Một bảng kế hoạch chu đáo sẽ giúp quảng cáo thành công. Công tác này
đòi hỏi nhiều thời gian và công sức, từ việc nhận định đối tượng chọn kênh truyền
thông, cân đối ngân sách.
Chậm nhưng chắc. Một kế hoạch tốt, một chiến dịch tốt sẽ biến những
khách hàng tiềm năng trở thành "khách ruột" của bạn.
4. Một lần là đủ
Con người rất dễ hài lòng với bản thân. Khi quảng cáo đã xuất hiện, bạn sẽ
dễ dãi cho rằng, nó rất ấn tượng. Với bạn, tác phẩm quảng cáo đã xuất sắc thì chỉ
cần xuất hiện một lần cũng đủ gây ấn tượng sâu sắc, tạo tiếng vang lớn. Nên nhớ
rằng, tần suất xuất hiện là yêu tố khá quan trọng trong quảng cáo, bất kể đó là
quảng cáo trên truyền hình hay báo giấy.
Nếu chỉ xuất hiện một lần, kế hoạch quảng cáo của bạn sẽ chỉ là "đem muối
đổ biến". Theo các chuyên gia, một quảng cáo báo giấy hay truyền hình nên xuất
hiện nhiều lần mới đủ ấn sâu vào tiềm thức của khách hàng
5. Bỏ qua tính nhất quán
Cứ mỗi chiến dịch quảng cáo mới, bạn lại nghĩ ra một slogan, một logo
mới. Bạn cho rằng chỉ có thế mới là đặc sắc và sáng tạo.
Sự thật là, nếu bạn không giữ tính đồng nhất cho tác phẩm quảng cáo của
mình thì khách hàng sẽ không nhớ nổi bạn là ai. Logo, slogan, thậm chí cả màu
sắc trong quảng cáo của bạn không đổi sẽ tạo cho người tiêu dùng ấn tượng riêng
và nét quen thuộc với sản phẩm cũng như hình ảnh công ty bạn.
Thị phần của bia Miller Genuine Draft giảm gần một nửa sau 7 năm vì thay
đổi 4 nhà làm quảng cáo.

6. Bình chân như vại
Trong quảng cáo, bạn không chú trọng những lời khuyến khích hay làm
khách hàng tò mò. Họ sẽ tự tìm đến khi họ muốn. Bạn đang “giết“ mình đấy!
Những câu thần chú như "Liên lạc với chúng tôi ngay", hoặc "Nhanh lên,
số lượng có hạn" sẽ là động lực. Chúng thúc đẩy khách hàng tìm đến bạn. Nếu
không tận dụng những chiêu tương tự, khách hàng sẽ quên bạn ngay sau vài phút
đọc mẩu quảng cáo. Economist là tờ báo nổi tiếng. Họ đã chọn slogan "Tôi không
bao giờ đọc Economist" trong quảng cáo của họ. Đây là một kiểu quảng cáo gây tò
mò.
7. Không tự lượng sức
Khi không quan tâm ngân sách, bạn sẽ tự đưa mình vào đường cùng nhất là
lúc làm quảng cáo. Mặt khác, bạn cũng có thể mất đi những cơ hội quảng cáo đáng
đồng tiền bát gạo.
Nếu ngân sách hạn hẹp, thay vì quay TVC, bạn có thể chuyển qua báo in.
Phải tính toán chi tiết kế hoạch quảng cáo của bạn đến từng xu nhỏ.

×