Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Đồng hồ Seiko thành công nhờ những công thức nào? Tại Geneve, Thụy Sĩ một doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (214.86 KB, 5 trang )

Đồng hồ Seiko thành công nhờ những
công thức nào?

Tại Geneve, Thụy Sĩ một toà nhà cao tầng tráng lệ đang ngạo ngễ ngó sang một
toà nhà thấp hơn với cái nhìn đắc thắng. Đó chính là hãng đồng Seiko, Nhật Bản đóng
tại toà nhà cao tầng đặt bên cạnh toà nhà thấp hơn của Omega, hãng đồng hồ nổi tiếng
của Thụy Sỹ. Ngày nay, sản phẩm đồng hồ Seiko đã được tung ra khắp thế giới, từ
việc lặn xuống nước sâu đến leo cao trên đỉnh núi Everest. Bắt đầu từ những năm
1960, nhờ ưu thế kiểu dáng mới, chất lượng tốt, giá cả phải chăng, đồng hồ Seiko đã
nhanh chóng chiếm được thị phần tương đối rộng lớn, thậm chí vượt qua đồng hồ
Thuỵ Sỹ vốn xưng hùng hơn 300 năm nay. Và mọi người đang dần quên mất đồng hồ
Omega để chuyển sang sử dụng đồng hồ Seiko.
Thực tế, hãng Seiko nổi danh thế giới không chỉ bởi sản phẩm đồng hồ. Tên
đầy đủ của Seiko là Tập đoàn sản xuất công nghiệp Seiko, có lịch sử trên 109 năm.
Các công ty con của Seiko kinh doanh đa dạng trên nhiều lĩnh vực khác nhau như
Hãng may mặc Seiko, Hãng kinh doanh bất động sản Seiko, Hãng in điện tử Seiko,
Hãng xây dựng Seiko... Dưới những công ty lớn còn có hàng chục công ty con hoặc
các chi nhánh khác nhau trên toàn thế giới. Hiện doanh thu mỗi năm của Seiko lên đến
trên 6 tỷ USD và là một trong những tập đoàn lớn nhất hiện nay của Nhật Bản. Nhưng
có lẽ nổi bật nhất vẫn là Seiko Corp, hãng sản xuất đồng hồ lớn thứ hai trên thế giới.
Theo nhiều chuyên gia nhận định thì mặc dù lịch sử của tập đoàn Seiko tương đối lâu
những sự phát triển hưng thịnh của Seiko chủ yếu lại nhờ một số sách lược kinh doanh
xuyên suốt:
1.Kinh doanh đa dạng, lấy sản phẩm nòng cốt làm đầu, áp dụng kinh doanh
cùng lúc nhiều loại sản phẩm, nhiều bộ phận cùng hợp tác sản xuất kinh doanh
nhằm phát huy thế mạnh, khắc phục điểm yếu. Ban đầu SCI Seiko lấy sản phẩm
đồng hồ máy đo tinh vi làm sản phẩm kinh doanh truyền thống, đồng thời cũng triển
khai sản xuất và kinh doanh các sản phẩm điện tử khác như đồng hồ đeo tay, máy in vi
tính, máy vi tính các nhân, bộ hiển thị tinh thể lỏng, chất bán dẫn… Các sản phẩm này
tuy mỗi loại hình thành một hệ thống riêng biệt nhưng về tổng thể đều trong phạm vi
lân cận. Việc khai thác và phát triển đều có tác dụng thúc đẩy lẫn nhau, đóng vai trò


thúc đẩy đồng bộ sự phát triển của cả tập đoàn.
2.Luôn trung thành với đường hướng kinh doanh “Người không ta có,
không ngừng cải tiến sản phẩm cũ, sáng tạo sản phẩm mới”. Vào đầu những năm
1960, tập đoàn SCI Seiko đã tập trung vốn và lực lượng kỹ thuật cải tiến ngành đồng
hồ truyền thống. Qua nghiên cứu chế tạo, cuối cùng hãng đã đưa ra đồng hồ thạch anh
trước nay chưa hề có trên thị trường. Do loại đồng hồ thạch anh kiểu dáng mới, chính
xác nên đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường đồng hồ Thuỵ Sỹ với tốc độ đáng kinh
ngạc. Không lâu sau, Seiko lại tung ra thị trường loại đồng hồ số mỏng nhẹ, xinh xắn,
giá rẻ. Bước đi này của Seiko một lần nữa đã củng cố và mở rộng thị phần của mình
trên thị trường thế giới.
Đến đầu những năm 1980, thị trường đồng hồ thế giới tuy đang phồn vinh và
rất phát triển nhưng những ông chủ quyết định sách lược kinh doanh của tập đoàn SCI
Seiko vẫn suy nghĩ xem xét, đầu tư vốn và đào tạo lực lượng nhân viên kỹ thuật mới.
Việc làm này của SCI Seiko đã nhận được sự hợp tác nhiệt tình của các công ty điện tự
khác. Và rồi, vào giữa những năm 1980, thời điểm mà thị trường đồng hồ thế giới bắt
đầu rơi vào thời kỳ suy thoái, sản lượng bán ra rất ế ẩm, nhiều đai gia sản xuất đồng hồ
trên thế giới bắt đầu thua lỗ thì SCI Seiko đã có sản phẩm nòng cốt khác như máy in,
chất bán dẫn, bộ hiển thị tinh thể lỏng. Chính những sản phẩm này đã giúp SCI Seiko
duy trì doanh thu ổn định và tiếp tục có những bước phát triển mới ngày cả trong thời
kỳ khó khăn chung.
3. “Lấy tốt địch rẻ”, quyết tâm định giá phù hợp với thị trường. Naki
Sumazari, Giám đốc Marketing của SCI Marketing đã từng nói: “Điệu hát quá cao
khiến ít người theo được, giá cao khó tiêu thụ, đo là quy luật thường nhật. Nhưng cũng
không tuyệt đối, thời gian khác nhau, địa điểm khác nhau, thứ bậc thị trường khác
nhau thì giá cả cũng khác nhau. Chúng tôi luôn nắm vững quy luật thị trường, vạch ra
sách lược giá cả có tính co giãn nhằm thúc đẩy mạnh mẽ tiêu thụ các loại sản phẩm
của tập đoàn”.
Cuối những năm 70, cạnh tranh về đồng hồ trên thị trường quốc tế hết sức
quyết liệt. Sản phẩm đồng hồ của SCI Seiko đứng trước nhiều đối thủ cạnh tranh trong
và ngoài nước. Ngoài Nhật Bản có các đối thủ cạnh tranh mạnh của Thuỵ Sỹ, Đài

Loan, Hồng Kông; còn trong nước có nhiều hãng đồng hồ giá rẻ như Casio, Citizen
công kích. Đứng trước cục diện khó khăn này, tập đoàn SCI Seiko đã mạnh dạn tung
ra các loại đồng hồ vừa danh tiếng vừa giá rẻ như Baba, Rolex, Kashoku,… và nhanh
chóng giành được thị trường.
Nicolas Hayek, kỹ sư tư vấn người Thụy Sĩ đã từng đặt ra câu hỏi rất “ngố”:
Tại sao những nhà sản xuất đồng hồ của Thụy Sĩ đang độc quyền trong những thương
hiệu đắt giá nhất trên thế giới không thể chiếm lĩnh thị trường đồng hồ giá rẻ của
những đối thủ Nhật Bản như Seiko?”. Quả thật, ngày nay, thị trường đồng hồ giá rẻ
gần như hoàn toàn thuộc về Nhật Bản. Theo đánh giá mới nhất, các hãng đồng hồ
Thụy Sĩ có 0% sản phẩm giá rẻ, chỉ có 3% thị phần đồng hồ giá trung bình và những
97% thị phần đồng hồ cao cấp.
Câu hỏi “ngớ ngẩn” trên của Hayek cần tìm ra lời giải đáp sáng suốt. Và chính
Seiko sẽ là lời giải đáp cho câu hỏi của Hayek. Seiko luôn xác đinh rằng để sản xuất
được ra một chiếc đồng hồ đúng mốt và bán ra với giá trung bình 40 USD thì phải cần
có những sự đổi mới vượt chội trong khâu thiết kế, sản xuất và phân phối. Seiko đã áp
dụng những phương pháp sản xuất tân tiến nhất của nền công nghiệp đồng hồ nước
nhà để giảm giá chi phí cũng như nhân công. Seiko dự đoán rằng với hệ thống và cung
cách quản lý của mình, hãng vẫn có thu nhập cao ngay cả khi tất cả công nhân Nhật
Bản đồng ý làm việc với mức lương gấp đôi. Seiko không chỉ là sự tân tiến trong sản
xuất, marketing mà còn là cả một “sự thụ thai lại” của toàn bộ nền công nghiệp đồng
hồ thế giới.

×