Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Báo cáo Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, giai đoạn 20182020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.21 KB, 14 trang )

UBND TỈNH NINH BÌNH
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Số:

/BC-SGDĐT

CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Ninh Bình, ngày

tháng 9 năm 2021

BÁO CÁO
Sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ Đề án
dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân
(giai đoạn báo cáo 2018-2020)
Căn cứ Công văn số 3304/BGDĐT-ĐANN ngày 05/8/2021 của Bộ Giáo
dục và Đào tạo về việc báo cáo tình hình thực hiện Đề án NNQG giai đoạn
2018-2020 và thực hiện khảo sát trực tuyến;
Thực hiện Công văn số 482/UBND-VP6 ngày 06/8/2021 của UBND tỉnh
Ninh Bình về việc báo cáo tình hình thực hiện Đề án Ngoại ngữ Quốc gia giai
đoạn 2018-2020 và thực hiện khảo sát trực tuyến;
Sở Giáo dục và Đào tạo Ninh Bình báo cáo sơ kết, đánh giá kết quả thực
hiện nhiệm vụ dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân (giai
đoạn báo cáo 2018-2020) như sau:
I. Bối cảnh thực hiện Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo
dục quốc dân (Đề án)
1. Đặc điểm tình hình
Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy và chính quyền; sự phối
hợp, giúp đỡ của các ban, ngành, đoàn thể; sự đồng thuận của xã hội và đặc biệt


là sự nỗ lực phấn đấu của đội ngũ cán bộ, giáo viên, chất lượng giáo dục đào tạo
của Ninh Bình nói chung và của mơn tiếng Anh nói riêng đã ngày càng được
nâng lên, kết quả thi tốt nghiệp THPT, thi tuyển sinh đại học, cao đẳng, thi
THPT quốc gia của học sinh Ninh Bình ln đứng trong tốp dẫn đầu cả nước.
Sau 5 năm triển khai thực hiện Kế hoạch số 63/KH-UBND ngày
08/11/2012 của UBND tỉnh Ninh Bình về việc triển khai thực hiện Đề án Ngoại
ngữ quốc gia 2020 (Sau đây gọi là Kế hoạch số 63), đội ngũ giáo viên tiếng Anh
của Ninh Bình đã có bước phát triển mạnh về số lượng, hồn thành sớm chỉ tiêu
đưa chương trình giáo dục ngoại ngữ 10 năm, bắt đầu từ lớp 3 như ngoại ngữ bắt
buộc (chỉ tiêu của cả nước vào năm học 2018-2019; Ninh Bình đạt chỉ tiêu này
từ năm học 2011-2012).
Bên cạnh đó, trình độ đào tạo, năng lực ngoại ngữ của đội ngũ giáo viên
tiếng Anh của tỉnh cũng được nâng lên một bước đáng kể. Hàng năm, tỉnh Ninh
Bình đều tích cực cử các giáo viên cốt cán đi bồi dưỡng tại các chương trình do
Bộ GD&ĐT tổ chức, đồng thời ký hợp đồng với các trường đại học uy tín trong
nước và quốc tế tổ chức các khóa bồi dưỡng nâng trình độ cho giáo viên tiếng
Anh phổ thơng tại tỉnh.. Đội ngũ giáo viên tiếng Anh đã có những đóng góp rõ
rệt và tích cực cho mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực trong thời kì hội nhập và đổi


mới (chi tiết năng lực của giáo viên tiếng Anh trong tỉnh theo Khung năng lực
ngoại ngữ trong phụ lục 1 đính kèm).
Bên cạnh đó, tỉnh cũng rất chú trọng thực hiện đầu tư mua sắm thiết bị
dạy học tối thiểu phục vụ đổi mới nội dung chương trình, nội dung sách giáo
khoa theo quy định của Bộ GD&ĐT.
2. Thuận lợi, khó khăn
a) Thuận lợi:
- Hiện nay, các cơ sở giáo dục trên toàn tỉnh chủ yếu dạy và học môn
ngoại ngữ là Tiếng Anh (trừ trường THPT chuyên), khá thuận lợi cho việc chỉ
đạo nâng cao chất lượng môn học này.

- Đối với giáo dục phổ thông, tỉ lệ trường đạt chuẩn quốc gia khá cao,
nhất là ở cấp Tiểu học, đội ngũ giáo viên ngoại ngữ đã được phủ kín ở các cấp
học phổ thơng, là một điều kiện thuận lợi để triển khai thực hiện Đề án dạy và
học trong hệ thống giáo dục quốc dân.
b) Khó khăn:
- Trang thiết bị, đồ dùng dạy học nói chung và dạy học ngoại ngữ nói
riêng chưa đáp ứng được u cầu đổi mới giáo dục.
- Ninh Bình tuy có tốc độ phát triển kinh tế khá, nhưng vẫn là tỉnh chưa tự
cân đối được ngân sách, các nguồn lực đầu tư cho phát triển giáo dục còn hạn chế.
II. Kết quả triển khai thực hiện Đề án giai đoạn 2018-2020
1. Công tác chỉ đạo thực hiện Đề án
Sở Giáo dục và Đào tạo Ninh Bình đã tham mưu cho UBND tỉnh ban
hành Kế hoạch số 75/KH-UBND ngày 31 tháng 5 năm 2019 của UBND tỉnh
Ninh Bình về việc Kế hoạch điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch số 63/KH-UBND
ngày 8/11/2012 của UBND tỉnh Ninh Bình về việc thực hiện “Đề án dạy và học
ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020” tỉnh Ninh
Bình – Sau đây gọi là Kế hoạch số 75.
Trình UBND tỉnh ban hành Quyết định số 568/QĐ-UBND ngày 31/5/2021
về việc thành lập Ban Chỉ đạo Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo
dục quốc dân tỉnh Ninh Bình gồm đại diện lãnh đạo các Sở, Ngành, có liên
quan, do đồng chí Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phụ trách khối Văn Xã
làm Trưởng ban.
Căn cứ Kế hoạch triển khai Đề án dạy và học ngoại ngữ quốc gia, Kế
hoạch số 75 thực hiện triển khai Đề án trên địa bàn UBND tỉnh Ninh Bình,
hướng dẫn thực hiện Đề án, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của Bộ
Giáo dục và Đào tạo, Sở GDĐT đã ban hành hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm
học trong đó có hướng dẫn dạy học tiếng Anh về việc nâng cao chất lượng dạyhọc môn Tiếng Anh trong trường phổ thông. Xây dựng kế hoạch, tổ chức triển
khai đổi mới việc dạy và học tiếng Anh trong các nhà trường của từng bậc học,
nâng cao năng lực sử dụng ngoại ngữ của giáo viên và học sinh. Tổ chức các lớp
bồi dưỡng tập trung hướng dẫn giáo viên về chương trình và nội dung giảng dạy


2


hàng năm đặc biệt chú trọng bồi dưỡng về cách thức sử dụng sách giáo khoa
mới và phương pháp dạy học tương tác cho giáo viên.
2. Kết quả thực hiện Đề án giai đoạn 2018-2020
2.1. Hoạt động xây dựng và triển khai các chương trình, giáo trình, sách giáo
khoa, tài liệu dạy và học ngoại ngữ
a) Đối với bậc mầm non:
Ngay từ năm học 2018-2019, nhiều cơ sở giáo dục đã thực hiện liên kết
với các trung tâm Anh ngữ tổ chức cho trẻ làm quan với tiếng Anh. Sở Giáo dục
và Đào tạo đã vận dụng linh hoạt (trong khi Bộ chưa ban hành chính thức
Chương trình làm quen với tiếng Anh dành cho trẻ mẫu giáo), tổ chức thẩm
định, đề nghị UBND tỉnh cho phép các cơ sở giáo dục tổ chức liên kết theo
Hướng dẫn số 97/HD-SGDĐT ngày 05/11/2019 về việc hướng dẫn cho trẻ mẫu
giáo làm quen tiếng Anh trong các cơ sở giáo dục mầm non (trên cơ sở các
hướng dẫn tại Công văn số 1303/BGDĐT-GDMN ngày 18/3/2014 của Bộ Giáo
dục và Đào tạo về việc tổ chức cho trẻ làm quen với ngoại ngữ trong các cơ sở
giáo dục mầm non; Công văn số 476/UBND-VP6 ngày 23/10/2019 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Ninh Bình về việc triển khai tổ chức cho trẻ mẫu giáo làm quen
với tiếng Anh có yếu tố nước ngồi đối với các cơ sở giáo dục mầm non). Chỉ
đạo các phòng GDĐT tăng cường giám sát, quản lý việc tổ chức cho trẻ làm
quen với tiếng Anh đối với các trường mầm non trên địa bàn, đảm bảo nội dung,
phương pháp, hình thức phù hợp cho trẻ mầm non và đảm bảo chất lượng; báo
cáo kết quả thực hiện về Sở GDĐT vào thời điểm báo cáo tổng kết năm học và
khi cần thiết.
Kết quả: Tính đến tháng 5/2021, tồn tỉnh đã triển khai cho trẻ mẫu giáo
làm quen với tiếng Anh tại 128 cơ sở giáo dục mầm non, trong đó có 115 trường
mầm non (108 trường mầm non công lập, 7 trường mầm non tư thục), 13 cơ sở

giáo dục mầm non tư thục.
b) Đối với giáo dục phổ thông
- Cấp Tiểu học:
100% các trường tiểu học đã triển khai Chương trình tiếng Anh hệ 10 năm
với 100% học sinh từ lớp 3 đến lớp 5 theo Chương trình tiếng Anh Tiểu học ban
hành theo Quyết định 3321/QĐ-BGDĐT ngày 12/8/2010 của Bộ Giáo dục và
Đào tạo (đạt chỉ tiêu này từ năm học 2014-2015, chỉ tiêu của cả nước là vào năm
học 2018-2019; tỉ lệ học sinh lớp 3, 4, 5 trên cả nước được học tiếng Anh hiện
nay là 92,81% ); tỉ lệ 4 tiết/tuần đạt 46.894/51.514 = 91% học sinh được học đủ
thời lượng 4 tiết/tuần (tỉ lệ học 4 tiết/tuần của cả nước là 70%).
134/153 trường tổ chức dạy học tiếng Anh tự chọn theo Chương trình
GDPT 2018 cho học sinh lớp 1 với tỉ lệ 87,1% học sinh tham gia.
126/153 trường tổ chức cho học sinh lớp 2 làm quen với tiếng Anh với tỉ
lệ 78,9% học sinh tham gia.
- Cấp THCS, THPT: 100% các trường THCS, THPT đã triển khai chương
trình tiếng Anh hệ 10 năm với 100% học sinh từ lớp 6 đến lớp 9, 65.3% học sinh
lớp 10, 54.7% học sinh lớp 11 và 50.1% học sinh lớp 12 tham gia.

3


Chỉ đạo trường THPT Chuyên Lương Văn Tụy tích cực tổ chức cho học
sinh các lớp chuyên tiếng Anh được tiếp cận các chương trình học ngoại ngữ
quốc tế như IELTS, TOEFL, DELT B1, B2... Đồng thời khuyến khích các tổ
chuyên môn khác tại trường kết hợp với tổ ngoại ngữ để thực hiện các tiết học
tích hợp bằng tiếng Anh (Tổ ngoại ngữ với tổ Sử-Địa tổ chức các tiết học tích
hợp Lịch sử, Địa lý bằng tiếng Anh), thực hiện các dự án, các buổi thuyết trình,
chuyến đi dã ngoại để giao tiếp tiếng Anh với người nước ngồi và quảng bá văn
hóa, lịch sử và du lịch địa phương. Tuy nhiên từ năm 2019 đến nay chưa thực
hiện được cho nhiều đối tượng học sinh do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

c) Đối với giáo dục đại học:
- Thực hiện sự chỉ đạo của UBND tỉnh, Trường Đại học Hoa Lư, tỉnh
Ninh Bình đã hồn thành cơng tác xây dựng 06 chương trình tiếng Anh tăng
cường giảng dạy dành cho sinh viên các ngành Kế toán, Quản trị kinh doanh,
Giáo dục Mầm non, Giáo dục Tiểu học, Việt Nam học và Du lịch. Các chương
trình tiếng Anh tăng cường được xây dựng bám sát Thông tư số 01/2014/TTBGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Tổ chức nghiên cứu đề tài khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2020:
“Xây dựng bộ tài liệu tiếng Anh du lịch và khóa học trực tuyến nâng cao năng
lực giao tiếp tiếng Anh dành cho đội ngũ làm cơng tác du lịch ở Ninh Bình”. Đề
tài đã xây dựng được 01 bộ tài liệu tiếng Anh và 01 khóa học trực tuyến cho
hướng dẫn viên tại điểm du lịch và người lao động du lịch Ninh Bình. Các sản
phẩm này đang được tiến hành giảng dạy cho 40 học viên là hướng dẫn viên và
nhân viên du lịch tại các khu điểm du lịch và cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch
tại Ninh Bình.
2.2. Đổi mới kiểm tra, đánh giá trong dạy và học ngoại ngữ theo hướng
tiếp cận chuẩn quốc tế.
- Thực hiện Lộ trình của Kế hoạch số 75 về triển khai dạy và học ngoại
ngữ trên địa bàn tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các đơn vị tích cực rà
sốt, đánh giá quy trình kiểm tra kết quả học tập môn tiếng Anh của học sinh,
sinh viên; Trên cơ sở đó, đổi mới các hoạt động dạy và học ngoại ngữ. Các
phương pháp dạy học theo dự án, phương pháp dạy học kết hợp, áp dụng công
nghệ thông tin vào giảng dạy và kiểm tra đánh giá; 100% các trường Tiểu học
thực hiện đánh giá học sinh từ lớp 2 đến lớp 5 theo văn bản hợp nhất số
03/VBHN-BGDĐT ngày 28/9/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban
hành Quy định đánh giá học sinh Tiểu học; Học sinh lớp 1 thực hiện theo quy
định tại Thông tư số 27/2020 ngày 04/9/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về
việc Ban hành Quy định đánh giá học sinh Tiểu học; Đánh giá học sinh THCS
và THPT thực hiện theo Thông tư số 22/2021/TT-BGDĐT ngày 20/7/2021 của
Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Quy định về đánh giá học sinh trung học cơ sở
(THCS) và học sinh trung học phổ thông (THPT).

- Riêng đối với giáo dục đại học, tỉnh Ninh Bình đã giao nhiệm vụ cho
Trường Đại học Hoa Lư phối hợp với các đơn vị bồi dưỡng có uy tín trên tồn
quốc thực hiện bồi dưỡng cho 20 giảng viên của Trường về nghiệp vụ công tác
ra đề, tổ chức thi và các yêu cầu về khảo thí ngoại ngữ theo quy định. Tích cực

4


tăng cường công nghệ thông tin trong giảng dạy và kiểm tra đánh giá: Nhiều
công cụ và phần mềm dạy học đã được ứng dụng như lippgrid, Google Forms,
Microsoft Forms, Microsoft Nearpod, "Bài giảng trên trang
http//hluv.wisevn.com", Moodle... Chủ động xây dựng ngân hàng câu hỏi đề thi,
đề thi đánh giá năng lực ngoại ngữ, ngân hàng dữ liệu về kiểm tra đánh giá
thường xuyên và định kỳ dùng chung; Thực hiện việc rà sốt, đánh giá quy trình
kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn tiếng Anh cho sinh viên của Trường, báo
cáo UBND tỉnh để lựa chọn phương pháp triển khai chung cho các cơ sở giáo
dục cao đẳng, đại học, nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh đáp ứng nhu cầu đổi mới
các hoạt động dạy và học ngoại ngữ (Kết quả sơ bộ ban đầu: đã xây dựng được
ngân hàng đề thi trắc nghiệm trên máy tính cho học phần Tiếng Anh 1, áp dụng
từ năm học 2019-2020. Năm 2020, trường Đại học Hoa Lư đã tổ chức 10 lớp
học tiếng Anh tăng cường và thi sát hạch chuẩn đầu ra tiếng Anh cho 2 khóa
sinh viên đại học và cao đẳng hệ chính quy: khóa D9 (191 sinh viên) và khóa
D10 (198 sinh viên). Kết quả sát hạch, 100% sinh viên đạt yêu cầu và đủ điều
kiện tốt nghiệp).
2.3. Đội ngũ giáo viên, giảng viên ngoại ngữ
a) Công tác tuyển dụng giáo viên ngoại ngữ
Đội ngũ giáo viên tiếng Anh của Ninh Bình đã có bước phát triển mạnh về
số lượng. Trình độ đào tạo, năng lực ngoại ngữ của đội ngũ giáo viên tiếng Anh
được nâng lên một bước đáng kể trong giai đoạn 2018-2020. Những giáo viên
tiếng Anh được tuyển dụng trong những năm gần đây nhìn chung được đào tạo

chính quy, chất lượng khá; nhiều giáo viên trẻ có khả năng thích ứng nhanh với sự
đổi mới phương pháp dạy học.
Tuy nhiên, theo định mức giáo viên tiếng Anh thực hiện Đề án thì ở một
số địa bàn (huyện Nho Quan, Gia Viễn, Kim Sơn) cấp Tiểu học vẫn cịn tình
trạng chưa đủ giáo viên để thực hiện dạy học đảm bảo thời lượng 4 tiết/tuần cho
học sinh lớp 3, lớp 4, lớp 5 theo yêu cầu chương trình của Đề án; Một số đơn vị
thiếu nguồn giáo viên hợp đồng dạy chương trình tiếng Anh tăng cường cho học
sinh lớp 1, lớp 2.
b) Công tác bồi dưỡng năng lực ngoại ngữ và nghiệp vụ sư phạm cho giáo
viên ngoại ngữ các cấp học phổ thông
Hàng năm Sở GDĐT xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện nghiêm túc
các nội dung của Đề án theo Lộ trình trong Kế hoạch số 63 và Kế hoạch số 75.
Năm 2018, Sở GDĐT Ninh Bình đã phối kết hợp với Trường Đại học Hà
Nội tổ chức 08 lớp bồi dưỡng nâng cao năng lực sư phạm cho 240 giáo viên
tiếng Anh thuộc 3 cấp học trên toàn tỉnh (lớp học đặt tại Trường Đại học Hoa Lư
tỉnh Ninh Bình, 90 giáo viên cấp Tiểu học, 120 giáo viên cấp THCS và 30 giáo
viên cấp THPT); Tổ chức 01 lớp bồi dưỡng dành cho 100 giáo viên tiếng Anh
cốt cán tỉnh Ninh Bình (26 giáo viên THPT, 56 giáo viên THCS, 24 giáo viên
Tiểu học), với 2 chuyên đề cụ thể: Chuyên đề “Giáo viên dạy ngoại ngữ hiệu
quả”: kỹ năng và phương pháp có thể ứng dụng trong lớp học (An Effective
Language Teacher: Skills and Methods Applicable to Language Classes);

5


Chuyên đề “Kỹ năng Phản hồi cho học sinh”: Cách sửa lỗi cho 4 kỹ năng Nghe
– Nói – Đọc –Viết (Feedback skills for students: How to run error correction of
4 Skills Listening – Speaking – Reading – Writing).
Năm 2019, tiếp tục phối hợp với Trường Đại học Hà Nội tổ chức 02 lớp
bồi dưỡng nâng cao năng lực sư phạm cho 50 giáo viên tiếng Anh cấp trung học

phổ thông trên địa bàn tỉnh (lớp học đặt tại Trung tâm GDTX, Tin học và Ngoại
ngữ tỉnh Ninh Bình); Các lớp học được tổ chức đúng thời gian, địa điểm và
thành phần theo quy định.
Ngồi ra Sở GDĐT, Phịng GDĐT thường xuyên tổ chức các lớp bồi
dưỡng, tập huấn về bồi dưỡng kỹ năng sử dụng phương pháp dạy học và giáo
dục phát triển phẩm chất, năng lực học sinh; cách thức tổ chức kiểm tra, đánh
giá học sinh theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực; phát triển kỹ năng ứng
dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ thông dạy học
và giáo dục học sinh (chi tiết các lớp bồi dưỡng trong phụ lục 2 đính kèm).
Năm 2020, thực hiện Lộ trình của Kế hoạch số 75, UBND tỉnh Ninh Bình
giao cho Sở GDĐT chủ trì, phối hợp với Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và
Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức khảo sát, đánh giá
định kỳ nhằm phân loại trình độ năng lực giáo viên tiếng Anh các cơ sở giáo dục
phổ thông trên địa bàn tỉnh (196 giáo viên tiếng Anh cấp Tiểu học, 217 giáo viên
tiếng Anh cấp THCS); Trên cơ sở kết quả đánh giá trình độ, năng lực giáo viên
tiếng Anh tỉnh Ninh Bình sẽ xây dựng lộ trình đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao
một bước về kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết cho đội ngũ giáo viên tiếng Anh tỉnh
Ninh Bình nhằm góp phần đổi mới việc dạy và học ngoại ngữ trong các cơ sở
giáo dục phổ thông phục vụ cho việc triển khai Chương trình giáo dục phổ thông
mới; tạo nền tảng phổ cập ngoại ngữ cho giáo dục phổ thông vào năm 2025.
c) Công tác bồi dưỡng năng lực ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ, công chức,
viên chức (không bao gồm giáo viên, giảng viên ngoại ngữ):
Trong năm học 2019-2020, đã tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực
tiếng Anh cho 145 cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Ninh Bình đạt chuẩn
trình độ bậc 3 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, bao
gồm các học viên là cán bộ, giảng viên của trường Đại học Hoa Lư; học viên
là cán bộ, công chức đương chức hoặc quy hoạch Trưởng, Phó phịng thuộc
các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh;
Tháng 2/2020, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 14/KH-UBND ngày
14/02/2020 về việc triển khai thực hiện đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ cho cán

bộ, công chức, viên chức; Giao cho Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với các sở,
ban, ngành, UBND các huyện, thành phố rà soát nhu cầu, tổng hợp, xây dựng
kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ hằng năm.
Tháng 12/2020 tiếp tục tổ chức bồi dưỡng tiếng Anh bậc 3, bậc 4 cho
60 cán bộ, công chức cấp tỉnh, tuy nhiên, do diễn biến phức tạp của dịch bệnh
Covid-19 nên tiến độ của lớp bồi dưỡng kéo dài hơn so với kế hoạch, dự kiến
sẽ hồn thành khóa bồi dưỡng vào cuối năm 2021.
2.4. Điều kiện dạy và học ngoại ngữ

6


- Tích cực ứng dụng CNTT trong khai thác, sử dụng có hiệu quả các trang
thiết bị dạy học hiện có để nâng cao chất lượng giờ dạy. Đầu tư tạo không gian,
môi trường dạy, học, thực hành Tiếng Anh (thiết kế, sử dụng các biển hiệu song
ngữ: hàng cây biết nói, khẩu hiệu, chỉ dẫn, thơng báo, danh ngơn, châm ngôn;
Tổ chức “Phút/giờ/ngày Tiếng Anh”; Thành lập Câu lạc bộ Tiếng Anh...). Đối
với giáo dục đại học, khuyến khích áp dụng nhiều công cụ và phần mềm vào dạy
học và kiểm tra đánh giá như Flippgrid, Kahoot, Google Forms, Powerpoint,
Microsoft Team, Microsoft Forms, Microsoft Neapod, “Bài giảng trên trang
”, Moodle.
- Việc mua sắm thiết bị dạy học môn ngoại ngữ được UBND tỉnh Ninh
Bình giao cho Sở GD&ĐT thống nhất hướng dẫn và triển khai thực hiện trên toàn
ngành theo đúng nội dung Công văn số 7110/BGDĐT-CSVCTBTH ngày
24/10/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn mua sắm, sử dụng và
bảo quản thiết bị dạy học môn Ngoại ngữ trong các trường phổ thông; đồng thời
đảm bảo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước về đấu thầu mua sắm tài
sản và quản lý tài chính. Do điều kiện kinh phí hạn hẹp nên ngành giáo dục đào
tạo Ninh Bình chủ yếu đầu tư phịng học ngoại ngữ cơ bản cho các trường có
điều kiện tốt về giáo viên và cơ sở vật chất phục vụ dạy và học ngoại ngữ theo

chương trình mới, mỗi phòng cơ bản trị giá từ 60-80 triệu đồng, cụ thể trong giai
đoạn từ năm 2018-2020:
+ Năm 2018: Tháng 4/2018 tiến hành trang bị phòng học ngoại ngữ cơ
bản cho 10 trường học trên địa bàn tỉnh (trong đó có 02 trường Tiểu học, 04
trường THCS và 04 trường THPT); Tháng 9/2018 trang bị phòng học ngoại ngữ
cơ bản cho 5 trường học (trong đó có 02 trường Tiểu học và 03 trường THCS)
trên địa bàn tỉnh.
+ Năm 2019: Tháng 5/2019 tiến hành trang bị phòng học ngoại ngữ cơ
bản cho 35 trường học trên địa bàn tỉnh (trong đó có 13 trường Tiểu học, 12
trường THCS và 10 trường THPT); Tháng 10/2019 trang bị phòng học ngoại
ngữ cơ bản cho 23 trường học (trong đó có 10 trường Tiểu học, 11 trường THCS
và 02 trường Liên cấp Tiểu học &THCS) trên địa bàn tỉnh; Tháng 12/2019 trang
bị phòng học ngoại ngữ cơ bản cho 04 trường học (trong đó có 03 trường Tiểu
học, 01 trường THCS)
+ Năm 2020: trang bị phòng học ngoại ngữ cơ bản cho 06 trường học
(trong đó có 03 trường Tiểu học, 02 trường THCS, 01 trường THPT)
2.5. Phát động phong trào học tiếng Anh, xây dựng mơi trường học và sử
dụng ngoại ngữ
- Tích cực tổ chức các hoạt động chuyên môn, chia sẻ kinh nghiệm, góp ý,
dự giờ giữa các giáo viên tổ chuyên môn và các giáo viên liên trường; tuyên
truyền, xây dựng môi trường học và sử dụng ngoại ngữ, phát động phong trào
học ngoại ngữ trong các nhà trường, xây dựng mơ hình song ngữ đối với các
hoạt động ngồi giờ lên lớp để học sinh các cấp học làm quen với tiếng Anh.
- Khuyến khích giáo viên và học sinh tại các trường phổ thông giao tiếp
và sử dụng 100% ngôn ngữ tiếng Anh khi lên lớp; Tổ chức các buổi sinh hoạt

7


ngoại khóa, học tập trải nghiệm, sử dụng di sản văn hóa địa phương trong việc

học tiếng Anh cho các học sinh đan xen trong giờ học chính khóa và các buổi
học cuối tuần; Hướng dẫn học sinh tham gia các cuộc thi, sân chơi trí tuệ tự
nguyện như Trạng nguyên tiếng Anh, tiếng Anh trên mạng IOE, giải toán bằng
tiếng Anh...; tổ chức giao lưu Tài năng tiếng Anh cho học sinh khối 5. Học sinh
Ninh Bình tham gia các cuộc thi, sân chơi đạt giải cao.
- Thành lập, đổi mới sinh hoạt câu lạc bộ tiếng Anh trong các nhà trường;
Xây dựng góc tiếng Anh (English Corner) gắn với xây dựng thư viện thân thiện,
thư viện lớp học; khai thác, sử dụng có hiệu quả biển hiệu, hàng cây biết nói;
- Khuyến khích sinh viên và giảng viên của các trường đại học và cơ sở
dạy nghề tự học, tự nâng cao trình độ và sử dụng ngoại ngữ; Tăng cường xây
dựng và phát triển môi trường học và sử dụng ngoại ngữ thông qua việc thành
lập và duy trì đều đặn hoạt động của câu lạc bộ tiếng Anh dành cho sinh viên.
2.6. Xã hội hóa trong việc dạy và học ngoại ngữ
a) Khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia hỗ
trợ, hợp tác, đầu tư, cung cấp các dịch vụ dạy và học ngoại ngữ.
- Việc dạy học tiếng Anh tăng cường với giáo viên người nước ngoài được
Sở GDĐT hướng dẫn các nhà trường thực hiện trên tinh thần tự nguyện của cha
mẹ học sinh, được sự đồng thuận của tập thể sư phạm nhà trường, sự cho phép
của phòng GDĐT, UBND huyện, thành phố. Kinh phí dạy học tiếng Anh tăng
cường do cha mẹ học sinh đóng góp theo thỏa thuận trên tinh thần lấy thu bù
chi. Năm học 2019-2020 có 82/153 trường tiểu học tổ chức liên kết đưa giáo
viên nước ngoài vào dạy học trong nhà trường với thời lượng 01 tiết/tuần; Có 98
cơ sở giáo dục mầm non liên kết với trung tâm ngoại ngữ cho trẻ mẫu giáo làm
quen với tiếng Anh có yếu tố nước ngồ. Năm học 2020-2021 có 128 cơ sở giáo
dục mầm non tổ chức liên kết với trung tâm ngoại ngữ cho trẻ mẫu giáo làm
quen với tiếng Anh có yếu tố nước ngoài. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay do
ảnh hưởng của dịch Covid-19, số trường dạy học tiếng Anh tăng cường với giáo
viên người nước ngoài đã giảm đi đáng kể.
- Tích cực tranh thủ các nguồn hỗ trợ từ các tổ chức, cá nhân khác: Năm
2020, tỉnh Ninh Bình đã được cơ quan, đơn vị (Educa) hỗ trợ miễn phí chương

trình học tiếng Anh online trong thời gian học sinh nghỉ phòng dịch Covid -19, hỗ
trợ đường truyền internet trong triển khai dạy học tiếng Anh online; đơn vị phát
hành xuất bản phẩm, trung tâm ngoại ngữ hỗ trợ, đồng hành trong tổ chức Giao
lưu Tài năng tiếng Anh tiểu học cấp tỉnh, hoạt động ngoại khóa tạo mơi trường
trải nghiệm, sử dụng, thúc đẩy sự u thích với mơn học tiếng Anh trong các nhà
trường.
b) Phát triển và nâng cao vai trò của các trung tâm ngoại ngữ trong việc
nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ tại địa phương.
Việc tổ chức dạy học tiếng Anh có yếu tố người nước ngồi trong các nhà
trường được tăng cường, mở rộng quy mô qua các năm đồng thời vai trò của các
trung tâm ngoại ngữ tại địa phương trong việc phát triển dạy và học ngoại ngữ
cũng được nâng cao. Nhận thức của người dân về mơn tiếng Anh đã hồn tồn

8


thay đổi, trước đây giáo viên học sinh chỉ chú trọng mơn tiếng Việt, Tốn, nhưng
tới thời điểm này bên cạnh các mơn Tốn và Tiếng Việt, Tiếng Anh là mơn học
được quan tâm nhiều, cụ thể: Học sinh ngồi việc học ở trường, được cha mẹ cho
đi học thêm tại các trung tâm cho thấy nhu cầu học tiếng Anh ngày càng lớn.
Các cơ sở giáo dục chủ động hơn trong việc phối hợp với các trung tâm
tiếng anh trên địa bàn để đưa mơ hình dạy học tiếng Anh có yếu tố nước ngồi
vào trong các nhà trường, bước đầu đã ghi nhận những tín hiệu khả quan về kĩ
năng giao tiếp của học sinh.
Số trung tâm Anh ngữ được thành lập và cấp phép hoạt động trên địa bàn
tỉnh Ninh Bình được phát triển và mở rộng phạm vi hoạt động đến các huyện
như Kim Sơn, Yên Khánh, n Mơ. Tính đến 8/2021, quy mơ dạy học tiếng Anh
có yếu tố giáo viên người nước ngồi, cụ thể như sau:
Năm học


Số TT
ngoại ngữ

Số GV người
nước ngoài

Số học viên
trung tâm

Số học viên học liên
kết tại trường

2018-2019

20

25

3270

9122

2019-2020

17

41

5027


13018

2021-2022

22

34

5102

9932

Số trường
dạy liên kết
38 trường TH,
04 trường THCS
65 trường TH,
6 trường THCS
42 trường TH,
8 trường THCS

2.7. Kinh phí triển khai thực hiện Đề án
Tổng kinh phí giải ngân trong giai đoạn 2018-2020 cụ thể như sau:
* Năm 2018: Tổng kinh phí đã thực hiện: 2.572.000.000 (Hai tỷ, năm
trăm bảy mươi hai triệu), trong đó:
- Nguồn kinh phí ngân sách trung ương: 772.000.000 đồng;
- Nguồn kinh phí ngân sách tỉnh: 1.800.000.000 đồng.
* Năm 2019: Tổng kinh phí đã thực hiện: 2.970.000.000 (Hai tỷ, chín
trăm bảy mươi triệu), trong đó:
- Nguồn kinh phí ngân sách trung ương: 1.170.000.000 đồng;

- Nguồn kinh phí ngân sách tỉnh: 1.800.000.000 đồng.
* Năm 2020: Tổng kinh phí đã thực hiện: 2.430.000.000 đồng (Hai tỷ,
bốn trăm ba mươi triệu đồng), trong đó đều từ nguồn ngân sách địa phương.
Bảng tổng hợp chi tiết trong phụ lục 3 đính kèm.
3. Đánh giá chung việc thực hiện Đề án giai đoạn 2018-2020 tại địa phương
3.1. Ưu điểm
- Việc triển khai Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục
quốc dân tại tỉnh Ninh Bình được sự quan tâm lãnh đạo của UBND tỉnh, sự hỗ
trợ của sở, ngành tỉnh liên quan. Kinh phí ngân sách hàng năm của tỉnh được cấp
kịp thời, đáp ứng yêu cầu bồi dưỡng giáo viên.
- Công tác bồi dưỡng giáo viên về năng lực ngôn ngữ và phương pháp
giảng dạy được ưu tiên thực hiện. Sở GDĐT đã tổ chức nhiều khóa bồi dưỡng

9


giáo viên với nhiều trình độ, nhiều phương thức đào tạo, phù hợp với năng lực
của giáo viên với nguồn kinh phí của tỉnh.
- Trang thiết bị dạy học và học liệu tối thiểu cũng được quan tâm đầu tư
theo đúng yêu cầu của Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc
dân và điều kiện thực tế của các cơ sở giáo dục có giáo viên đạt chuẩn.
- Trang thiết bị dạy học hầu hết được giáo viên khai thác hiệu quả, góp
phần nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ ở các trường phổ thông, đại học,
dạy nghề trong tỉnh.
- Ý thức của xã hội về tầm quan trọng của ngoại ngữ ngày càng được
nâng cao. Việc học tiếng Anh ở trong lẫn bên ngồi nhà trường phổ thơng được
phát triển mạnh mẽ trên địa bàn tỉnh, ở nhiều lứa tuổi.
- Chất lượng dạy và học ngoại ngữ trong giai đoạn 2018-2020 được nâng
lên một bậc mới: Trẻ mẫu giáo hào hứng, tích cực tham gia hoạt động vui học;
có khả năng ghi nhớ, phát âm, sử dụng lượng từ vựng theo chủ đề gần gũi hồi

đáp một cách đơn giản; Học sinh Tiểu học hầu hết đều u thích mơn học, mạnh
dạn, tự tin trong học tập và sử dụng tiếng Anh. Học sinh có năng khiếu thể hiện
năng lực sử dụng ngơn ngữ mạch lạc, lưu loát, ngữ âm, ngữ điệu tốt, đạt kết quả
cao trong học tập và tại các sân chơi, cuộc thi Tiếng Anh, Toán-Tiếng Anh. Chất
lượng giáo dục đầu ra mơn tiếng Anh cấp THPT có bước đột phá, đặc biệt trong
02 năm học gần đây, tỉnh Ninh Bình ln năm trong tốp 10 tỉnh thành có điểm
bình quân môn tiếng Anh cao nhất cả nước, năm sau cao hơn năm trước, cụ thể:
Năm
Điểm BQ toàn quốc
Điểm BQ Ninh Bình
Xếp thứ

2019
4.36
4.48
16

2020
4.58
4.87
9

2021
5.84
6.36
8

(Nguồn: Bộ Giáo dục và Đào tạo)
3.2. Hạn chế và nguyên nhân
a) Hạn chế:

- Nhận thức ở một bộ phận cán bộ quản lý và giáo viên chưa đúng mức về
tầm quan trọng của yêu cầu cập nhật chuẩn năng lực ngôn ngữ để đáp ứng yêu
cầu của Đề án, thái độ học tập chưa tích cực, chưa chủ động trong công tác tự
bồi dưỡng (ngại đổi mới, ngại tiếp cận cái mới ...).
- Giáo viên phải tập trung giảng dạy theo chương trình, ít có điều kiện rèn
luyện kỹ năng giao tiếp ngoại ngữ (đặc biệt là kỹ năng Nghe, Nói).
- Số học sinh tăng theo năm học, cơ sở vật chất, phịng học khơng đáp ứng
kịp, sĩ số học sinh/lớp cao, phịng học diện tích hẹp khó khăn trong tổ chức hoạt
động dạy và học.
- Thiếu phòng học dự phòng nên việc tổ chức dạy học liên kết có yếu tố
nước ngoại khó triển khai tại nhà trường vì đa số các đơn vị liên kết cần đầu tư
phòng học quy chuẩn và chỉ phục vụ cho việc tổ chức dạy học với sĩ số không
quá 25 học sinh/lớp.
- Một số phụ huynh học sinh chưa quan tâm sát sao việc học tiếng Anh của
con, em mình. Một số khác chưa có điều kiện để đầu tư tài liệu, thiết bị phục vụ
cho học tiếng Anh (thường có giá thành cao hơn tài liệu của các môn học khác).

10


- Một số trang thiết bị phục vụ dạy và học ngoại ngữ tại các trường đã sử
dụng lâu năm, chất lương đã xuống cấp, tuy nhiên chưa có kinh phí để thay thế.
b) Nguyên nhân khách quan:
- Việc chọn lựa cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên thực hiện qua phương
thức chào hàng cạnh tranh dẫn đến việc các cơ sở đào tạo, khảo sát có thương
hiệu, uy tín, chất lượng cấp quốc tế khơng thể tham gia đào tạo, bồi dưỡng và
khảo sát giáo viên ngoại ngữ do chi phí đề nghị của các cơ sở này cao hơn.
- Chưa đủ giáo viên để thực hiện dạy đủ thời lượng 4 tiết/tuần theo yêu
cầu của Chương trình đối với cấp Tiểu học. Thiếu nguồn giáo viên hợp đồng dạy
cho học sinh lớp 1, lớp 2; việc thực hiện xã hội hóa để có nguồn kinh phí trả

lương giáo viên hợp đồng gặp nhiều khó khăn nên việc tổ chức dạy học chưa
được ổn định, khó đảm bảo thời lượng 2 tiết/tuần ở một số trường.
- Sĩ số lớp q đơng (trung bình trên 40 học sinh/lớp): Rất khó tổ chức các
hoạt động thực hành, tương tác nâng cao kỹ năng giao tiếp.
- Ở cấp THPT, việc đánh giá ở kỳ thi THPT quốc gia thực hiện dưới hình
thức trắc nghiệm khách quan, kiểm tra kiến thức ngơn ngữ, đọc hiểu, khơng
kiểm tra kỹ năng viết, nghe, nói, nên giáo viên cấp THPT phải tập trung giảng
dạy theo yêu cầu của kỳ thi tốt nghiệp THPT, từ đó dẫn đến việc chưa sử dụng
tốt trang thiết bị được cấp.
- Kinh phí chưa đáp ứng được yêu cầu, ngân sách trung ương từ nguồn
CTMTQG đã kết thúc, ngân sách tỉnh và ngân sách cấp huyện, cấp xã hạn hẹp.
c) Nguyên nhân chủ quan:
- Sự chủ động, linh hoạt trong việc xây dựng kế hoạch dạy học đối với môn
tiếng Anh trong nhà trường còn hạn chế.
- Dạy học tiếng Anh qua mơn Tốn, mơn Khoa học chưa được triển khai
trong các nhà trường.
- Một bộ phận giáo viên trình độ, năng lực chun mơn cịn hạn chế, nhất
là giáo viên cấp Tiểu học và THCS; một số có tâm lý ngại đổi mới, chậm đổi
mới, khó bắt kịp với xu hướng dạy học hướng đến cá nhân học sinh, hạn chế
trong ứng dụng công nghệ thông tin vào tăng hiệu quả, chất lượng dạy học.
III. Phương hướng triển khai Đề án giai đoạn 2022-2025
1. Nhiệm vụ trọng tâm
- Tích cực tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, phương pháp
giảng dạy, ứng dụng CNTT, nghiên cứu khoa học, thi, kiểm tra cho đội ngũ giáo
viên tiếng Anh các cấp; bồi dưỡng giáo viên phổ thông về kiểm tra, đánh giá để
thực hiện đánh giá đầu ra cho học sinh cấp TH, THCS và thi tốt nghiệp THPT
đối với học sinh đã học chương trình ngoại ngữ mới, đảm bảo đánh giá đầy đủ 4
kỹ năng nhằm đáp ứng yêu cầu đầu ra ngoại ngữ của từng cấp học;
- Tiếp tục triển khai và nhân rộng mơ hình học tập Tiếng Anh cộng đồng,
học tập gắn liền thực tiễn bước đầu cho các học sinh tại các đơn vị điển hình về

dạy và học ngoại ngữ;

11


- Tiếp tục triển khai công tác phát triển quan hệ hợp tác với các tổ chức
giáo dục quốc tế, chọn cử các giáo viên tiếng Anh cốt cán đi học tập và bồi
dưỡng ở nước ngoài.
- Tiếp tục phát triển, nhân rộng mơ hình trường điển hình về đổi mới dạy
và học ngoại ngữ tạo điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao trình độ, phương
pháp quản lý, dạy và học ngoại ngữ hợp đồng; giáo viên người nước ngồi vào
dạy bộ mơn tiếng Anh tại các trường (hình thức hợp đồng làm việc dài hạn,
ngắn hạn vv..; kinh phí xã hội hóa);
- Triển khai bồi dưỡng cho các giáo viên bộ môn (chuyên ngành đào tạo
không phải là ngoại ngữ) đi học ngoại ngữ để đạt trình độ tối thiểu B1.
2. Kế hoạch thực hiện
a) Thực hiện chương trình đào tạo ngoại ngữ bắt buộc ở cấp học phổ
thơng đạt các bậc trình độ như sau: tốt nghiệp tiểu học đạt trình độ bậc 1 theo
KNLNN; tốt nghiệp trung học cơ sở đạt trình độ bậc 2 theo KNLNN; tốt nghiệp
trung học phổ thơng đạt trình độ bậc 3 theo KNLNN.
- Khuyến khích các trường THPT trên địa bàn chủ động thực hiện các
chương trình song ngữ, bồi dưỡng nâng cao trình độ ngoại ngữ cho giáo viên,
giảng viên trong các cơ sở của mình.
b) Thực hiện đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá trong đào tạo ngoại
ngữ; xây dựng các dữ liệu ngân hàng câu hỏi, phục vụ cho việc kiểm tra, đánh
giá trình độ ngoại ngữ của người học; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin
trong đào tạo môn ngoại ngữ; nâng cao hiệu quả cơng tác khảo thí và kiểm định
chất lượng đào tạo các mơn ngoại ngữ.
- Rà sốt, điều chỉnh, bổ sung những cơ chế, chính sách của tỉnh dành cho
đội ngũ giáo viên, giảng viên ngoại ngữ các cấp học; có chính sách sàng lọc, đào

tạo, đào tạo lại, tinh giản hoặc bố trí, sắp xếp lại đối với một bộ phận giáo viên
ngoại ngữ năng lực yếu, không đáp ứng được yêu cầu mới.
c) Khuyến khích, tạo cơ chế thuận lợi để các trường liên kết, hợp tác
giảng dạy, đào tạo, tuyển dụng người Việt Nam ở nước ngoài hoặc người nước
ngồi có đủ trình độ ngoại ngữ làm giáo viên dạy ngoại ngữ trong các nhà
trường. Thu hút sự giúp đỡ, tham gia đào tạo của các tổ chức, đội ngũ giáo viên
tình nguyện có chất lượng đến từ những nước nói tiếng Anh, Pháp, Nga và
Trung Quốc.
- Đẩy mạnh cơng tác xã hội hố, thu hút sự đóng góp của tồn xã hội cho
cơng tác dạy và học ngoại ngữ; khuyến khích đầu tư nước ngồi để phát triển
mở rộng các loại hình cơ sở đào tạo ngoại ngữ;
- Phấn đấu từ nay đến năm 2025 tổ chức được cho 35-40% số giảng viên,
giáo viên ngoại ngữ của các trường cao đẳng, đại học và một bộ phận giáo viên
ngoại ngữ của các trường phổ thông, dạy nghề, trung cấp chuyên nghiệp được đi
học tập, bồi dưỡng chun mơn ngắn hoặc dài hạn ở nước ngồi.
d) Tăng cường đầu tư mọi mặt để nâng cao năng lực, chất lượng đào tạo
của Trung tâm Giáo dục thường xuyên, Tin học và Ngoại ngữ thuộc Sở, Khoa
Ngoại ngữ - Tin học của Trường Đại học Hoa Lư để trở thành những cơ sở nòng

12


cốt thực hiện nhiệm vụ đào tạo, liên kết đào tạo; thực hiện việc kiểm tra, liên kết
kiểm tra, đánh giá trình độ, năng lực ngoại ngữ của giảng viên, giáo viên và học
sinh, sinh viên của tỉnh;
e) Tiếp tục đầu tư, mua sắm thiết bị tối thiểu phục vụ cho việc dạy và học
ngoại ngữ trong các cấp học, trình độ đào tạo; đảm bảo tiêu chuẩn phịng học
tiếng nước ngồi, phịng nghe nhìn và phịng đa phương tiện; Xây dựng và triển
khai kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên, định kỳ về công tác sử dụng thiết bị dạy
và học ngoại ngữ, bảo đảm tính thiết thực và hiệu quả; tăng cường ứng dụng

công nghệ thông tin trong việc dạy và học ngoại ngữ ở các nhà trường.
a) Tổ chức triển khai các lớp bồi dưỡng giáo viên về chuyên môn, nghiệp
vụ, ưu tiên cử giáo viên trẻ (dưới 40 tuổi) thuộc các bộ mơn Tốn học, Vật lý,
Hóa học, Sinh học, Tin học đi học ngoại ngữ để đạt trình độ tối thiểu B1.
b) Xây dựng mơi trường làm việc có sử dụng ngoại ngữ ở các cơ quan,
đơn vị; gắn yêu cầu về ngoại ngữ trong việc tuyển dụng, sử dụng công chức,
viên chức nhà nước;
- Duy trì thường xuyên, mở rộng, nâng cao chất lượng các chương trình
tiếp sóng truyền hình, phát thanh dành riêng cho việc dạy và học ngoại ngữ. Sử
dụng các kênh có dạy ngoại ngữ của các đài truyền thanh và truyền hình của
nước ngồi. Khuyến khích mua, đọc các loại báo, tạp chí bằng ngoại ngữ trong
các nhà trường; tổ chức các hoạt động văn hố, âm nhạc, nghệ thuật, thơng tin
tuyên truyền, quảng bá có sử dụng ngoại ngữ;
- Khuyến khích phát triển các câu lạc bộ ngoại ngữ của giáo viên, học
sinh, sinh viên các cơ sở giáo dục có dạy ngoại ngữ.
c) Từng bước tổ chức bồi dưỡng ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ, công
chức, viên chức của tỉnh (chuyên ngành đào tạo không phải là ngoại ngữ), nhất
là đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trẻ (từ 40 tuổi trở xuống) nâng
dần trình độ từ A1 lên B1; ưu tiên đối tượng là cán bộ, cơng chức hành chính
cấp tỉnh, đối tượng được tiếp tục đào tạo ở trình độ Sau Đại học, giáo viên trung
học dạy các bộ mơn Tốn, Lý, Hóa, Sinh, Tin học.
IV. Đề xuất và kiến nghị
1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo quan tâm hơn trong việc cấp kinh phí
phân bổ hàng năm cho tỉnh Ninh Bình phục vụ cho công tác đào tạo, bồi dưỡng
giáo viên, giảng viên tiếng Anh và đầu tư trang thiết bị giảng dạy cho phù hợp
với yêu cầu của Đề án dạy và học ngoại ngữ (Tham mưu các bộ ngành liên quan
đảm bảo điều kiện giáo viên, điều kiện cơ sở vật chất triển khai Đề án).
- Tích cực tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn về công tác quản lý, triển
khai bồi dưỡng cho giáo viên và việc thực hiện triển khai Đề án dạy và học

ngoại ngữ tại địa phương dành cho các cán bộ chuyên trách, kịp thời giải đáp
các thắc mắc và hỗ trợ tháo gỡ những khó khăn vướng mắc của địa phương khi
thực hiện Đề án (bằng văn bản).
- Tổ chức các đợt tập huấn thực tế tại các đơn vị trường điểm trong xây
dựng đơn vị điển hình dạy và học ngoại ngữ nhằm tạo điều kiện cho các tỉnh,

13


thành học hỏi để phát triển và nâng cấp mô hình trường học dạy ngoại ngữ theo
phương pháp mới.
- Tham mưu với Chính phủ ban hành quy định sử dụng kinh phí dành
riêng cho cơng tác đào tạo, bồi dưỡng (hiện nay đang sử dụng quy định chung
như công tác mua sắm chuyên môn khác, chưa phù hợp với thực tiễn).
- Xây dựng lại định mức biên chế giáo viên/lớp học cho phù hợp với tình
hình thực tiễn hiện nay.
2. Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh
- Tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên người nước ngoài tham gia giảng dạy
tại các cơ sở giáo dục trong tỉnh; có chính sách để giáo viên tiếng Anh của trường
THPT Chuyên và giáo viên cốt cán của các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh được
đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, năng lực ngoại ngữ tại nước ngoài.
- Tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học mơn tiếng Anh: phịng học
ngoại ngữ, bảng tương tác thơng minh, thiết bị âm thanh, phần mềm....
Trên đây là báo cáo sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện Đề án dạy và học
ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2018-2020 trên địa bàn
tỉnh Ninh Bình./.
Nơi nhận:
- Ban Quản lý Đề án NNQG 2020, số 18, ngõ 30,
Phố Tạ Quang Bửu, Phường Bách Khoa, Quận Hai
Bà Trưng, Thành phố Hà Nội;

- UBND tỉnh (để b/c);
PHÓ GIÁM ĐỐC
- Lãnh đạo Sở;
- Các phòng: GDTH, GDTrH, GDTX, KHTC;
- Lưu: VT;TCCB.VN.

GIÁM ĐỐC

Phan Thành Công

14



×