Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

DE CUONG CTXH TRUONG HOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.22 KB, 10 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------------------------BỘ MÔN CÔNG TÁC XÃ HỘI. ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC. “CÔNG TÁC XÃ HỘI TRƯỜNG HỌC” (School Social Work). TPHCM , 2010.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> 1. Thông tin về giảng viên Họ và tên: Tạ Thị Thanh Thủy Chức danh, học hàm, học vị:ThS, Giảng viên Email: Điện thoại: 083. 9100 797 - 0903 361 380 Các hướng nghiên cứu chính + Xã hội học giáo dục + Công tác xã hội trong trường học + Công tác xã hội trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần 2. Thông tin chung về môn học 2.1. Tên môn học: Công tác xã hội trường học School Social Work 2.2. Mã môn học: 2.3. Số tín chỉ: 02 2.4. Loại hình học: Bắt buộc 2.5. Môn học tiên quyết: Nhập môn công tác xã hội 2.6. Môn học kế tiếp: Không 2.7. Giờ tín chỉ đối với các hoạt động + Giờ nghe giảng lý thuyết: + Giờ làm bài tập trên lớp:. 20 5. + Thảo luận. 15. + Thực hành, điền dã. 10. + Số giờ sinh viên tự chuẩn bị bài ở nhà. 50. 2.9. Hình thức kiểm tra đánh giá giữa kỳ, cuối kỳ: + Giữa kỳ: Làm 3 bài cá nhân và 2 bài nhóm (mỗi bài tối đa 2 điểm) + Cuối kỳ: Thi viết, đề đóng. 2.8. Địa chỉ Bộ môn: Phòng A.108, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, 10 – 12, Đinh Tiên Hoàng, quận 1, TPHCM.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> 3. Mục tiêu môn học: 3.1. Mục tiêu chung: Môn học cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về thực hành công tác xã hội trường học; từ việc xác định các vấn đề cơ bản trong trường học đến việc đưa ra các công cụ can thiệp phù hợp với các nhóm thân chủ là người học khác nhau khác nhau, đồng thời giúp sinh viên phát triển tri thức và kỹ năng cần thiết để có được các hình thức thực hành công tác xã hội thành công ở trường học, từ cấp I đến bậc đại học, với trọng tâm là nhấn mạnh đến kỹ năng đánh giá và các kỹ năng hợp tác, can thiệp khủng hoảng, phòng ngừa khủng hoảng. Đi vào đánh giá những vấn đề xã hội hiện tại có ảnh hưởng đến thực hành của công tác xã hội trong trường học (như vấn đề vô gia cư, HIV, bạo lực, nghiện) và xem xét những mô hình thực hành công tác xã hội. 3.2. Mục tiêu cụ thể: sinh viên sau khi hoàn tất học phần này sẽ 1. Hiểu được những vấn đề kinh tế, văn hoá, xã hội và xúc cảm có tác động đến người học khác nhau ở những nhóm nhân khẩu đa dạng (người học xuất thân từ nông thôn, gia đình giàu có, người học là nam-nữ) và cả với trường học như thế nào; 2. Hiểu được nhu cầu của người học ở trong điều kiện khó khăn của bản thân như vấn đề khuyết tật, khó khăn về kinh tế, sống trong gia đình tan vỡ, hay có những vấn đề về môi trường, điều kiện sống sống và có thể có can thiệp đối với thầy cô giáo, những nhà tham vấn trong trường học, những nhà trị liệu tâm lý và những nhân viên cơ sở xã hội trong việc tham gia giải quyết nhu cầu của người học. 3. Giải quyết những mối quan hệ giữa gia đình và trường học, giúp cha mẹ hiểu được nhu cầu của trẻ, giải thích cách đánh giá của người học đối với cha mẹ và cùng với cha mẹ phát triển kỹ năng cho người học; 4. Thể hiện được khả năng đi vào phân tích, quản lý các trường hợp, thúc đẩy sự hợp tác và hoà nhập của các dịch vụ của cộng đồng nhằm đem lại lợi ích cho người học và cha mẹ chúng 5. Hỗ trợ người học có những nhu cầu đặc biệt thông qua việc xây dựng lịch sử vấn đề của cá nhân, đóng góp vào quá trình phát triển và thực hiện các chương trình giáo dục cá nhân và giúp được việc đảm bảo sự tham gia của cha mẹ 6. Hiểu được những quy định luật pháp quốc gia và những chính sách có liên quan đến người học, gồm cả những chính sách-vấn đề về dịch vụ cho người học đang có bất lợi, về các dịch vụ mà người học trong tình trạng khuyết tật yêu cầu, cả về quá trình thực hiện quyền của người học và gia đình, những vấn đề liên quan đến lạm dụng trẻ, bỏ rơi trẻ em, những vấn đề về HIV/AIDS, những vấn đề liên quan đến bỏ học, đuổi học… 7. Mô tả và phân tích được các vai trò và chức năng của cán sự trường học (vai trò biện hộ, vai trò như người giáo viên,) trong hoạt động thực hành đối với các nhóm sinh viên, những gia đình và cả những cộng đồng khác nhau..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> 8. Hiểu được các tổ chức xã hội và môi trường xã hội của trường học có ảnh hưởng như thế nào đối với công tác xã hội trường học 9. Phát triển các kỹ năng về lượng giá về các vấn đề, phát triển những hình thức can thiệp được dựa trên nghiên cứu thực nghiệm, thực hiện điều gì với nhóm dân số lớn-đa dạng, và đánh giá được kết quả của những hình thức can thiệp này 10. Xác định hàng loạt những vấn đề mâu thuẫn đạo đức mà các nhà thực hành công tác xã hội phải đối mặt trong trường học bao gồm cả việc khám phá những giá trị cá nhân và những xung đột tiềm tàng giữa những giá trị cá nhân và giá trị chuyên môn 4. Tóm tắt nội dung môn học: Với việc xác định mục tiêu môn học như vậy, môn học đi vào xem xét những khía cạnh mang tính lịch sử của môn học này, đặc biệt là sự phát triển ở các nước phương Tây, qua đó sẽ giúp người học xác định rõ hơn về đối tượng, chức năng của công tác xã hội trường học, những luận điểm lý luận thường được áp dụng trong công tác xã hội trường học. Môn học cũng đi vào xem xét những vấn đề xã hội của trường học, từ khung cảnh cấp tiểu học đến môi trường học tập bậc đại học, cao đẳng, qua việc xác định vấn đề như vậy sẽ là cách giúp cho người học nâng cao được kỹ năng xác định vấn đề và kỹ năng giải quyết vấn đề. Môn học cũng đi vào bàn luận việc xem xét các công cụ và phương pháp can thiệp trong công tác xã hội, và cách thức lượng giá các chương trình thực hành công tác xã hội trường học.. 5. Nội dung chi tiết môn học 1. Những vấn đề chung 1.1. Khái niệm, đối tượng, vai trò, chức năng, giá trị của công tác xã hội trường học 1.1.1. Khái niệm công tác xã hội trường học 1.1.2. Đối tượng của công tác xã hội trường học 1.1.3. Vai trò của công tác xã hội trường học 1.1.4. Chức năng của công tác xã hội trường học 1.1.5. Các giá trị và mục tiêu của công tác xã hội trường học 1.2. Lịch sử phát triển của công tác xã hội trường học 2. Những luận điểm cơ bản về công tác xã hội trường học 2.1. Công tác xã hội trường học lấy người học làm trung tâm 2.2. Công tác xã hội trường học tập trung vào trường học như một hệ thống.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> 2.3. Vai trò của cán sự xã hội trường học như là người tư vấn và thành viên của trường học 2.4. Sự tham gia của cha mẹ trong các hoạt động xây dựng nhà trường 3. Vai trò của cán sự trường học (nhân viên công tác xã hội trường học) 3.1. Các tiêu chuẩn, kiến thức và kỹ năng cần có của cán sự trường học 3.2.Những quy điều đạo đức cán sự trường học 3.3. Công việc của cán sự trường học 4. Các lý thuyết trong công tác xã hội trường học và trọng tâm - mô hình công tác xã hội trường học 4.1. Các lý thuyết trong công tác xã hội trường học 4.2. Các mô hình của công tác xã hội trường học 5. Các công cụ và phương pháp can thiệp trong công tác xã hội trường học 5.1. Các phương pháp can thiệp 5.1.1. Phương pháp làm việc với cá nhân, nhóm và cộng đồng 5.1.2. Phương pháp phân tích trị liệu hành vi 5.2. Các công cụ thực hành 5.2.1. Xác định vấn đề và giải quyết vấn đề 5.2.2. Quan sát 5.2.3. Vấn đàm 5.2.4. Lắng nghe 5.2.5. Vãng gia 5.2.6. Tạo dựng mối quan hệ 6. Những vấn đề xã hội ở trường học 6.1. Khái niệm 6.2. Cơ sở của các vấn đề học sinh mắc phải trong quá trình học tập 6.3. Các nguồn gốc vấn đề của học sinh 7. Thực hành công tác xã hội trường học 7.1. Các trường hợp cụ thể 7.2. Nhận xét 8. Khuynh hướng phát triển của công tác xã hội trường học 8.1. Khuynh hướng phát triển của công tác xã hội trường học trên thế giới.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> 8.2. Khuynh hướng phát triển công tác xã hội trường học tại Việt Nam 6. Học liệu 6.1. Học liệu bắt buộc [1] The Social Services – An Introduction, Fifth Edition, H. Wayne Jonhson And Contributors, F.E. Feacock Publishers, Inc Itasca, Illinois,1998 (tr 123 – 138) [2] Introduction to social work- ten edition, O.William Farly, Larry Lorenzo Smith, Scott W.Boyle , University of Utah, 2006 (tr 189 – 205) [3] Social work: An introduction to contemporary practice; Kate Willson, Gillian; Longman; 2008 (tr 250 – 287) [4] Lý thuyết và phương pháp nghiên cứu sự phát triển của trẻ em, Nguyễn Thạc, NXB Đại học sư phạm Hà Nội, 2003 (tr 38- 212) [5] Khung phát triển kỹ thuật CTXH, TS. Nguyễn Hải Hữu, Nxb Lao động xã hội, 2003 (tr 121 -124) 6.2. Học liệu tham khảo [6] Nguyễn Văn Lệ , Quản lý trường học (tập 2); NXB Giáo dục, 1996 [7] Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM, Phát triển môi trường học thân thiện với trẻ em ở TPHCM (sách tham khảo) –NXB Chính trị Quốc gia , Hà Nội 2004 [8] Kiến văn- Lý Chủ Hưng, Tư vấn tâm lý học đường, Nxb Phụ nữ, 2007 [9] Lê Ngọc Hùng, Xã Hội Học Giáo Dục, Nxb Lý Luận Chính Trị, 2006 [10] Kỷ yếu Hội thảo Công tác xã hội học đường, Đại học Mở TPHCM, 2011 [11] Lê Chí An, Công Tác Xã Hội Cá nhân, Đại Học Mở TPHCM, 2003 (tr 110- 115) [12] Nguyễn Thị Oanh, Công tác xã hội đại cương, NXB Giáo dục, 1999 [13] . 7. Hình thức tổ chức dạy học 30 tiết giảng dạy trong 6 buổi, mỗi buổi học 5 tiết, mỗi tiết học 50 phút. Như vậy, 1 buổi = 250 phút.. Buổi 1: Những vấn đề chung của công tác xã hội trường học Hình thức tổ chức dạy học. Thời gian, địa điểm. Nội dung chính. Yêu cầu SV chuẩn bị. Ghi chú.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Lí thuyết 5 tiết. Trên giảng 1. Hướng dẫn cách đọc đề 1. Xem đường cương, thống nhất nội dung-quy trước đề định-nguyên tắc làm việc cương môn học 2. Khái niệm 3. Đối tượng của CTXH trường Chia nhóm làm việc, học đăng ký đề 4. Vai trò của CTXH trường học tài thuyết 5. Chức năng của CTXH trường trình (theo học tổ) 6. Các giá trị, mục tiêu của Đọc tài liệu CTXH trường học [3], tr 250 7. Lịch sử phát triển của CTXH – 254 trường học Đọc tài liệu [5], tr. 122 - 124. Kiểm tra-Đánh giá Tư vấn. Hiện diện trên lớp Tham gia chuẩn bị bài. Các nội dung trên. Tại Văn Cách đọc đề cương môn học, Có thể gửi phòng bộ tìm kiếm nguồn tài liệu câu hỏi qua môn, email email. Buổi 2: Những luận điểm cơ bản của CTXH trường học Hình thức tổ chức dạy học Lí thuyết 5 tiết. Thời gian, địa điểm. Nội dung chính. Yêu cầu SV chuẩn bị. Trên giảng 1. Những luận điểm cơ bản của Đọc tài liệu đường CTXH trường học [3], tr 254 273 - Công tác xã hội trường học lấy Đọc tài liệu người học làm trung tâm [9]. Chương 4 - Công tác xã hội trường học tập Đọc tài liệu trung vào trường học như một [9],tr 283- 288 hệ thống - Vai trò của cán sự xã hội trường học như là người tư vấn và thành viên của trường học - Sự tham gia của cha mẹ trong các hoạt động xây dựng nhà trường Tài liệu 2. Vai trò của NVXH trường “Những tiêu học chuẩn của - Những quy điều đạo đức cho. Ghi chú.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> nhân viên xã hội trường học. NVXH trường - Công việc của nhân viên xã học”, sinh viên nhận qua hội trường học email. Kiểm tra-Đánh giá. - Chuẩn bị bài và hiện diện tại lớp - Bài tập cá nhân 1:. Tư vấn. Qua email, hoặc gặp tại Văn phòng bộ môn. Buổi 3: Các lý thuyết trong CTXH trường học Hình thức tổ chức dạy học Lí thuyết 5 tiết. Thời gian, địa điểm. Nội dung chính. chuẩn bị. Trên giảng 1. Các lý thuyết trong công tác xã hội trường đường học 2. Trọng tâm - mô hình công tác xã hội trường học. Kiểm tra-Đánh giá. Yêu cầu SV. Ghi chú. Đọc tài liệu [4] (tr 38212) Thảo nhóm. luận. => Lựa chọn mô hình lý thuyết áp dụng vào các trường hợp cụ thể. Sự hiện diện trên lớp. Nộp cho giáo Tham gia đóng góp ý kiến viên ( buổi 3) Bài tập nhóm 1. Tư vấn. Qua email, hoặc gặp tại Văn phòng bộ môn. Buổi 4: Các công cụ và phương pháp can thiệp trong công tác xã hội trường học Hình thức tổ chức dạy học Lý thuyết 3 tiết. Thời gian, địa điểm. Nội dung chính. Yêu cầu SV chuẩn bị. Trên giảng 1. Các công cụ thực đường hành - Xác định vấn đề và giải quyết vấn đề - Quan sát - Vấn đàm. Đọc tài liệu [11], tr.110 – 125. Ghi chú.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> - Lắng nghe - Vãng gia - Tạo dựng mối quan hệ 2. Phương pháp can thiệp =>Phương pháp làm việc với cá nhân, nhóm và cộng đồng =>Phương pháp trị liệu hành vi Thảo luận 2 tiết. Trên giảng Thảo luận tập trung vào Chuẩn bị đường các công cụ trong trước các ý CTTXH trường học thực kiến thảo luận hành. Kiểm tra-Đánh giá Tư vấn. Bài tập nhóm 2:. Nộp cho giáo viên (buổi 5). Qua email, hoặc gặp tại Văn phòng bộ môn. Buổi 5: Những vấn đề xã hội ở trường học Hình thức tổ chức dạy học Lý thuyết 3 tiết. Thời gian, địa điểm. Nội dung chính. Yêu cầu SV chuẩn bị. Trên giảng 1. Khái niệm đường 2. Cơ sở của các vấn đề học sinh mắc phải trong quá trình học tập. Đọc tài liệu [2],tr 192-196. 3. Các nguồn gốc vấn đề của học sinh. Đọc tài liệu [6] chương 1 và 2. Đọc tài liệu [3], tr 273281. Đọc tài liệu [7] tr 28 -63 Thảo luận 2 tiết Kiểm tra-Đánh giá. Trên giảng Thảo luận nhóm về các Chuẩn bị đường vấn đề xã hội trong trước các ý trường học kiến thảo luận Bài tập cá nhân 2:. Ghi chú.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Buổi 6: Thực hành CTXH trường học và khuynh hướng phát triển của CTXH trường học Hình thức tổ chức dạy học Lí thuyết. Thời gian, địa điểm Trên giảng đường. 5 tiết. Nội dung chính. Yêu cầu SV chuẩn bị. 1.. Thực hành CTXH Đọc tài liệu trường học [1]tr 132- 136. 2.. Khuynh hướng Đọc tài liệu phát triển CTXH [1], tr 129trường học 132. Phân tích trường hợp của Sinh John và bé A thảo - Phân tích tình nhóm, vai huống. Kiểm tra-Đánh giá Căn dặn. -. Xác định vấn đề. -. Kế hoạch trị liệu. Ghi chú. viên luận sắm. Bài tập cá nhân 3: -. Thi cuối kỳ ( đề đóng). 8. Chính sách của môn học o Thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của môn học được ghi trong đề cương môn học. o Thiếu một điểm thành phần sẽ không được dự thi kết thúc môn học o Các bài tập phải nộp đúng hạn, có thể làm lại nếu muốn điểm cao hơn o Đi học đầy đủ (nghỉ không quá 20% tổng số giờ) o Chuẩn bị bài trước khi đến lớp theo hướng dẫn trong đề cương môn học. Duyệt. Chủ nhiệm bộ môn. Giảng viên Tạ Thị Thanh Thủy.

<span class='text_page_counter'>(11)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×