Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

cv 1257 ve HD cua TTHTCD

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.35 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

UBND TỈNH HÀ GIANG <b>CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM</b>
<b>SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Độc lập - Tự do - Hạnh phúc</b>


<b> Số: 1257 </b>/HD-SGDĐT <i>Hà Giang<b>,</b> ngày 16 tháng 12 năm 2013</i>
<b>HƯỚNG DẪN</b>


<b>Tổ chức và Hoạt động của các Trung tâm học tập cộng đồng</b>


Căn cứ Quy chế Tổ chức và hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng tại
xã, phường, thị trấn ban hành kèm theo Quyết định số 09/2008/QĐ-BGDĐT ngày
24 tháng 3 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;


Căn cứ Thông tư số 40 /2010/TT-BGDĐT ngày 30/12/2010 của Bộ GD&ĐT
về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tổ chức và hoạt động của trung
tâm học tập cộng đồng tại xã, phường, thị trấn ban hành kèm theo Quyết định số
09/2008/QĐ-BGDĐT ngày 24 tháng 3 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo;


Thực hiện văn bản số 3760/UBND-VX ngày 19/11/2013 của của UBND tỉnh
về việc tăng cường thực hiện giải pháp nâng cao chất lượng Trung tâm HTCĐ trên
địa bàn tỉnh Hà giang;


Thực hiện Kế hoạch số 199/KH-UBND ngày 25 tháng 11 năm 2013 của
UBND tỉnh Hà Giang về việc thực hiện Đề án xây dựng xã hội học tập giai đoạn
2013-2020.


Để nâng cao chất lượng hoạt động của các Trung tâm học tập cộng đồng
(TTHTCĐ), Sở Giáo dục và Đào tạo - cơ quan thường trực Ban chỉ đạo Xây dựng
XHHT tỉnh hướng dẫn các TTHTCĐ một số nội dung như sau:


<b>I. Cơng tác tổ chức nhân sự</b>


<b>1. Kiện tồn Ban giám đốc </b>


Các xã, phường, thị trấn tham mưu kiện toàn Ban giám đốc TTHTCĐ theo
hướng:


- Giám đốc: Là Chủ tịch (hoặc Phó chủ tịch) UBND xã, phường, thị trấn kiêm
nhiệm. Riêng đối với các xã có trí thức trẻ hiện đang giữ chức vụ phó chủ tịch xã,
giao nhiệm vụ làm Giám đốc TTHTCĐ. Nhiệm vụ quyền hạn của Giám đốc
TTHTCĐ thực hiện theo khoản 3 điều 12 của Quy chế 09.


- Phó giám đốc: Mỗi TTHTCĐ cơ cấu 02 Phó giám đốc


+ 01 Phó giám đốc thường trực: Là Chủ tịch (hoặc Phó chủ tịch) Hội Khuyến
học chuyên trách (hưởng thù lao theo Nghị quyết số 59/2012/NQ-HĐND ngày
14/7/2012 của HĐND tỉnh Hà giang).


+ 01 Phó giám đốc: Là Hiệu trưởng (hoặc Phó hiệu trưởng) trường tiểu học
hoặc trung học cơ sở trên địa bàn kiêm nhiệm.


Nhiệm vụ quyền hạn của Phó giám đốc TTHTCĐ thực hiện theo khoản 2 điều
13 của Quy chế 09.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>2. Các bộ phận giúp việc tại TTHTCĐ</b>
2.1. Cán bộ thường trực


- Mỗi TTHTCĐ bố trí 01 cán bộ thường trực là giáo viên có đủ phẩm chất, đủ
năng lực của trường tiểu học hoặc THCS trên địa bàn được nhà trường biệt phái
sang chuyên trách tại TTHTCĐ để dạy xoá mù chữ (sau dây viết tắt là XMC), giáo
dục tiếp tục sau khi biết chữ, củng cố chất lượng phổ cập giáo dục và làm nhiệm
vụ khác theo quy định cụ thể dưới đây:



+ Giúp lãnh đạo trung tâm xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai kế hoạch
của TTHTCĐ.


+ Tham mưu, giúp lãnh đạo trung tâm tổ chức điều tra nhu cầu học tập của
cộng đơng, xây dựng nội dung và hình thức học tập phù hợp với điều kiện cụ thể
của từng nhóm đối tượng.


+ Quản lý sổ sách, số lượng, chất lượng người học, các hoạt động của
TTHTCĐ.


+ Lưu trữ thông tin và giúp lãnh đạo trung tâm thực hiện chế độ báo cáo theo
qui định.


- Mối quan hệ:


+ Chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc, Phó giám đốc TTHTCĐ.
+ Sinh hoạt đồn thể, bình xét thi đua thực hiện tại trường cử giáo viên biệt
phái (có sự tham khảo ý kiến nhận xét của TTHTCĐ).


+ Thường xuyên giữ mối quan hệ với nhà trường, UBND xã, phường, thị trấn,
Trưởng thôn, bản, tổ dân phố nhằm giúp Giám đốc, Phó giám đốc TTHTCĐ trong
việc phối hợp, chỉ đạo, quản lý để thực hiện nhiệm vụ có hiệu quả.


- Chế độ chính sách đối với cán bộ thường trực TTHTCĐ:


+ Thực hiện số giờ trực tiếp dạy XMC, giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ và
các chuyên đề bằng số giờ qui định thực dạy của Phó hiệu trưởng trường tiểu học
(nếu là giáo tiểu học) hoặc trung học cơ sở (nếu là giáo viên trung học cơ sở).



+ Được hưởng lương, phụ cấp theo qui định hiện hành của Nhà nước (tiền
lương và phụ cấp hàng tháng được lĩnh tại trường biệt phái) và các quyền lợi khác
theo qui định hiện hành.


+ Được hưởng quyền lợi vật chất và tinh thần do TTHTCĐ và địa phương qui
định (nếu có).


- Cán bộ thường trực TTHTCĐ do Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quyết
định theo đề nghị của Giám đốc TTHTCĐ (Thực hiện theo văn bản số
675/UBND-VX ngày 29/3/2011 của UBND tỉnh về việc nâng cao hiệu quả hoạt động của các
TTHTCĐ) và Kế hoạch số 199/KH-UBND ngày 25 tháng 11 năm 2013 của
UBND tỉnh Hà Giang về việc thực hiện Đề án xây dựng xã hội học tập giai đoạn
2013-2020.


2.2. Các tổ chuyên môn, nghiệp vụ của TTHTCĐ


Thành lập 05 tổ chuyên môn, nghiệp vụ giúp Giám đốc TTHTCĐ thực hiện
nhiệm vụ đợc giao. Tổ trởng và các tổ viên là cán bộ đơng chức kiêm nhiệm, những
cán bộ nghỉ hu, những ngời trong cộng đồng tình nguyện tham gia và đợc Giám
đốc TTHTCĐ phê duyệt danh sách. Riờng tổ giỏo vụ và Hành chớnh, quản trị thỡ Tổ
trưởng phải là Cỏn bộ thường trực.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

- Tuyên truyền vận động, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về vai trò, chức
năng nhiệm vụ của trung tâm và động viên mọi người tham gia các hoạt động của
Trung tâm.


<i>-</i> Tổ chức cho người dân trong cộng đồng học tập đường lối, chủ trương,
chính sách, pháp luật và phổ biến thời sự...


- Cung cấp thông tin cho dân (viết hoặc dán thông tin lên bảng thông báo,


thuận tiện, dễ xem, hoặc thông tin qua hệ thống truyền thanh xã).


- Xây dựng, quản lý thư viện của trung tâm. Tổ chức đọc hoặc giới thiệu sách,
báo hoặc cho mượn.


- Thực hiện tư vấn những vấn đề mà người dân quan tâm.
b) Tổ Phổ cập giáo dục


- Phối hợp với trường Tiểu học và trường Trung học cơ sở tổ chức các lớp
XMC, giáo dục tiếp tục sau biết chữ, các lớp phổ cập trung học cơ sở.


- Phối hợp với trung tâm giáo dục thường xuyên, Trung tâm Ngoại ngữ và Tin
học tổ chức các lớp về ngoại ngữ, tiếng dân tộc và tin học đáp ứng yêu cầu người
học.


c) Tổ Kinh tế, thu nhập


- Liên kết, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, cá nhân tổ chức việc phổ biến
chuyển giao kỹ thuật sản xuất, công nghệ mới và cây con; các kiến thức về kinh tế
thị trường, kinh nghiệm quản lý để đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế thị
trường, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi.


- Liên kết, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, cá nhân tổ chức các lớp học
nghề mới và các nghề thủ cơng truyền thống của địa phương.


d) Tổ Văn hố, đời sống và phát triển cộng đồng


- Cung cấp những kiến thức, hoạt động về văn hoá, lối sống, sức khoẻ (dinh


dưỡng, ẩm thực, phịng chữa bệnh...), bảo vệ mơi trường, phòng chống thiên tai và


các tệ nạn xã hội.


- Tổ chức các hoạt văn nghệ, thể dục thể thao.


- Tổ chức các câu lạc bộ như : “Câu lạc bộ của những người cao tuổi”, “Câu


lạc bộ thơ “, “ Câu lạc bộ những người không sinh con thứ ba’...


đ) Tổ giáo vụ và Hành chính, quản trị


- Tham mưu tổ chức điều tra, tổng hợp nhu cầu, xây dựng kế hoạch chi tiết
các hoạt động của trung tâm hàng tuần, hàng tháng, hàng năm.


- Liên kết, phối hợp để có điều kiện về cơ sở vật chất, tài chính,... thực hiện
kế hoạch đã đề ra.


- Xây dựng, quản lý mạng lưới giáo viên, hướng dẫn viên.
- Lập và quản lý các loại hồ sơ, sổ sách.


- Lập các báo cáo.


- Thực hiện công tác kế tốn, quản lý tài chính , tài sản.
- Thường trực, liên hệ, giao dịch.


- Bảo vệ cơ sở vật chất.
e. Lưu ý


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

- Với thực tế hiện nay, nhu cầu chưa thật sự xuất phát từ tính tự giác của cộng
đồng thì các tổ chun mơn, nghiệp vụ phải tham mưu cho lãnh đạo TTHTCĐ có
biện pháp để chủ động truyền tải những kiến thức cần thiết đến cộng đồng.



2.3. Câu lạc bộ trực thuộc TTHTCĐ


- Nhằm tạo điều kiện học tập thường xuyên, học tập suốt đời, đáp ứng yêu cầu
học tập của từng cá nhân và các nhóm đối tượng có chung nhu cầu về nội dung,
hình thức học tập, chia sẻ kinh nghiệm một cách thuận lợi, gần gũi, thân thiện và
có hiệu quả, khơng nhất thiết mọi hoạt động phải đặt tại TTHTCĐ xã mà nên đặt
tại từng thôn, bản, tổ dân phố; Giám đốc TTHTCĐ thành lập tại mỗi thôn, bản, tổ
dân phố 01 Câu lạc bộ Phát triển cộng đồng (sau đây gọi chung là CLB phát triển
cộng đồng thôn).


- Nhiệm vụ của CLB phát triển cộng đồng thơn:


+ Duy trì và phát triển các nhóm hoặc CLB chia sẻ (sau đây viết tắt là


nhóm/CLB), nhóm/CLB sở thích, nhóm/CLB tự quản...trong thôn.


+ Thông qua các buổi sinh hoạt định kỳ, thành viên nhóm /CLB xác định nhu
cầu cần thiết, tìm hiểu những vấn đề khó khăn trong cộng đồng để tổ chức các hoạt


động học tập, trao đổi kinh nghiệm cho phù hợp.


+ Kết nối với TTHTCĐ hoặc phối kết hợp với các ban, ngành, đoàn thể của xã
để cùng chia sẻ và tháo gỡ khó khăn nhằm thực hiện các mục tiêu đã đề ra.


- Cơ cấu tổ chức của CLB phát triển cộng đồng thôn :


+ Chủ nhiệm : Trưởng thơn (xóm, bản, tổ) hoặc Bí thư Chi bộ.


+ Phó chủ nhiệm: Là cán bộ Hội phụ nữ, Đồn thanh niên, Hội cựu chiến


binh...,


+ Hướng dẫn viên: Là giáo viên các trường trên địa bàn, các cán bộ nghỉ hưu,
những người tình nguyện...


+ Uỷ viên: đại diện các nhóm/CLB chia sẻ, nhóm/CLB sở thích, nhóm/CLB
tự quản...


- Mỗi CLB phát triển cộng đồng thơn cần có từ 03 nhóm/CLB cộng đồng
thành viên trở lên nhằm thu hút mọi thành phần trong cộng đồng dân cư tham gia
hoạt động học tập.


- Nhóm/ CLB cộng đồng thành viên có tên gọi như sau:


+ Nhóm/CLB chia sẻ, nhóm/ CLB sở thích, nhóm/CLB tự quản...:
+ Nhóm/CLB chăn ni,


+ Nhóm/CLB trồng trọt,


+ Nhóm/CLB chia sẻ kinh nghiệm ni con.
+ Nhóm/CLB CLB trợ giúp pháp lý,


+ Nhóm/CLB cộng đồng phát triển nghề thủ cơng.
....


- Cơ cấu nhóm/ CLB cộng đồng thành viên:


+ Số lượng mỗi Nhóm/CLB khơng q 30 Hội viên;


+ Ban chủ nhiệm : Do các Hội viên bầu, bao gồm: 01 Chủ nhiệm, 01 Phó


Chủ nhiệm, 01 uỷ viên.


+ Hội viên: Là những người đang cư trú tại nơi hoạt động của Nhóm/CLB có
nhu cầu, tự nguyện tham gia.


<b>II. Công tác tổ chức hoạt động</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

2. Giám đốc TTHTCĐ chỉ đạo việc tham mưu của các tổ chuyên môn trong
việc điều tra nhu cầu cộng đồng, phối hợp với các ngành của huyện, xã để xây
dựng Kế hoạch hoạt động cho cả năm; Chỉ đạo việc triển khai thực hiện Kế hoạch,
duy trì hoạt động của TTHTCĐ, từng bước nâng cao chất lượng hoạt động của
TTHTCĐ.


3. Hệ thống hồ sơ sổ sách quản lý, đánh giá xếp loại, báo cáo kết quả hoạt
động của các TTHTCĐ


- TTHTCĐ phải có đầy đủ các loại hồ sơ sổ sách theo mẫu quy định (đã ban
hành).


- Hàng năm việc tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm đối với hoạt động của
TTHTCĐ được thực hiện vào ngày 15 tháng 6. Tổ chức khai giảng các TTHTCĐ
trong khoảng thời gian từ 30/9 đến 06/10 hàng năm.


- Tiêu chí đánh giá xếp loại các TTHTCĐ: Thực hiện theo tiêu chí đánh giá
xếp loại do sở GD&ĐT - cơ quan thường trực Ban chỉ đạo xây dựng XHHT tỉnh đã
ban hành.


- Chế độ báo cáo: Báo cáo tổng kết một năm hoạt động của TTHTCĐ được
tính từ 15 tháng 6 năm này đến 15 tháng 6 năm kế tiếp. Báo cáo gửi về ban chỉ đạo
tỉnh qua sở GD&ĐT- cơ quan thường trực Ban chỉ đạo xây dựng XHHT tỉnh chậm


nhất là ngà 22/6 hàng năm.


4. Sự hỗ trợ về chuyên mơn của các Phịng, Ban chun mơn, Tổ chức đồn
thể của huyện


- Khi có đề nghị được hỗ trợ chuyên mơn từ phía các TTHTCĐ, các Phịng,
Ban chun mơn, Tổ chức đoàn thể của huyện phải tạo mọi điều kiện tốt nhất để
đáp ứng yêu cầu của TTHTCĐ.


- Các Phòng, Ban chun mơn, Tổ chức đồn thể của huyện cũng cần chủ
động phối hợp với các TTHTCĐ để lên Kế hoạch triển khai những nội dung cần
thiết đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị theo chức năng nhiệm vụ chuyên môn của
đơn vị. Các hoạt động chuyên môn cần cập nhật cho cộng đồng tại xã, phường, thị
trấn nhất thiết phải được thực hiện thông qua Trung tâm HTCĐ địa phương.


Sở Giáo dục và Đào tạo - cơ quan thường trực Ban chỉ đạo Xây dựng XHHT
tỉnh Hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của TTHTCĐ thực hiện từ năm 2013 và
các năm tiếp theo. Đề nghị Ban chỉ đạo xây dựng XHHT các huyện, thành phố chỉ
đạo tổ chức triển khai. Trong quá trình thực hiện có gì khó khăn vướng mắc phản
ánh về sở GD&ĐT để cùng có hướng giải quyết./.


<i><b>Nơi nhận: KT.GIÁM ĐỐC</b></i>


- T.Tr Tỉnh uỷ; PHÓ GIÁM ĐỐC


- T.Tr HĐND tỉnh;
- T.Tr UBND tỉnh;


- T.Tr Thành uỷ, các huyện uỷ;
- UBND các huyện, thành phố;



- BCĐ xây dựng XHHT tỉnh; ( đã ký)
- Lãnh đạo sở GD&ĐT;


- Sở Tài chính;


- Hội Khuyến học tỉnh;


- Phòng GD&ĐT các huyện, TP;


- TTHTCĐ các xã, phường, thị trấn; Vũ Văn Sử
- Web của Sở GD&ĐT;


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×