Sáng tạo…tìm thấy ở đâu?
Một số người cứ gắn sự sáng tạo (phát minh) với thung lũng Silicon, máy vi
tính và dụng cụ bán dẫn. Tuy nhiên, sáng tạo đơn giản có nghĩa là thay đổi và tiến lên,
không liên quan gì tới hình thức và thể thức của nó.
Và để phát triển doanh nghiệp của bạn, nâng cao khả năng cạnh tranh, bạn cần
sáng tạo trên cơ sở liên tục, luôn thay đổi và phát triển sản phẩm, dịch vụ mới và kỹ
thuật marketing mới. Tuy nhiên nếu đổi mới xuất hiện tình cờ (không theo nguyên tắc)
và bắt nguồn từ sáng tạo thì một người cần xây dựng tính sáng tạo tại nơi làm việc như
thế nào? Một doanh nghiệp nhỏ phải khơi dậy, nuôi dưỡng và phát triển tính sáng tạo
ra sao?
1. Kiểm tra mục tiêu của tổ chức
Phân tích quá trình tạo ra lợi nhuận. Nếu bạn là một tổ chức cung cấp dịch vụ
và khách hàng của bạn trả tiền cho bạn để làm cho công ty của họ hoạt động tốt hơn,
bạn phải tập trung vào việc phát triển những cách thức mới và hiệu quả hơn để giúp
doanh nghiệp của họ có lợi nhuận cao hơn.
Nếu công ty của bạn thuộc lĩnh vực sản xuất bán lẻ, quá trình từ thiết kế tới sản
xuất, marketing, phải được tính toán chi tiết. Vẽ một bản biểu đồ chi tiết mô tả các
bước thực hiện. Tìm kiếm điểm mấu chốt và những vùng mà chi phí về tài chính và
thời gian quá nhiều cho việc tạo ra sản phẩm. Sau đó tìm cách cải tiến. Hạn chế những
hoạt động lãng phí và không hiệu quả làm giảm quá trình tìm kiếm lợi nhuận.
2. Khuyến khích sáng tạo
Tạo cho công nhân của bạn cơ hội thử nghiệm và phát triển những ý tưởng mới.
Đón nhận những viễn cảnh tươi mới. Lên lịch nhóm thảo luận và yêu cầu công nhân từ
các bộ phận khác nhau cùng có mặt. Bằng cách đưa mọi người đến gần nhau, họ sẽ
chia sẻ những phương pháp, quy trình và những mối quan tâm của mình. Và bằng cách
trao đổi thông tin, những ý tưởng mới, công nhân của bạn sẽ phát triển ý tưởng mới.
Cách này, mỗi bộ phận sẽ nhận được sự tác động tích cực từ những bộ phận khác nhau
và tổ chức của bạn trở nên hợp nhất. Và tất nhiên bạn cũng không nên quên khen
thưởng cho từng cá nhân hay bộ phận có ý tưởng hiệu quả.
3. Thử nghiệm
Thu thập các ý tưởng từ công nhân, nhà cung cấp và khách hàng. Phân tích các
bước tiến hành của bạn như thể bạn thực hiện các ý tưởng này: đâu là những ảnh
hưởng tích cực và tiêu cực? Tiến hành phân tích chi phí-lợi nhuận để xác định liệu
việc biến ý tưởng mới thành hiện thực có hiệu quả hay không.
4. Tha thứ cho sự sai lầm
Không phải tất cả các ý tưởng đều hay. Nhưng việc hình thành ý tưởng, thậm
chí từ những người kém nhất dần dần cũng sẽ cho ra những ý tưởng mới và tốt hơn.
Và khi bạn tha thứ cho những sai lầm, ít nhất thì cho những sai lầm nhỏ, bạn đã
khuyến khích nhân viên miệt mài tưởng tượng và cải tiến công ty.
5. Phân tích sự cạnh tranh
Giả sử bạn điều hành một công ty cung ứng nhỏ. Hãy phân tích những công ty
lớn như Walmart, Barnes & Noble và Home Depot. Họ làm gì khác công ty bạn?
Những điểm khác biệt này có thành công hơn không? Họ làm gì tốt hơn công ty bạn?
Họ làm gì tồi hơn công ty bạn? Bạn có thể lợi dụng như thế nào đối với những điểm
khác biệt để cải thiện chính mình?
6. Phân tích những nhà lãnh đạo của các ngành công nghiệp khác
Thông thường, chúng ta tiêu tốn khá nhiều thời gian và nỗ lực cho việc phân
tích sự cạnh tranh trực tiếp và nếu chúng ta là nhà công nghiệp hàng đầu chúng ta tự
hài lòng về sự thành công của chúng ta. Điều đó cũng giống như những công ty ở cùng
ngành tham dự cùng một hội chợ thương mại và đọc cùng một tạp chí thương mại, và
kết quả, ứng dụng cùng một công nghệ và cải tiến. Bởi vậy, như một tập đoàn công
nghiệp, sự đổi mới giữa các công ty thường giống nhau. Bằng việc phân tích các công
ty ở những ngành công nghiệp khác, bạn có thể phát hiện ra những quy trình và cách
tân mới chưa từng được áp dụng ở ngành của mình.
7. Phá bỏ truyền thống
Nghĩ lại những thể thức mà bạn đang thực hiện nhiều năm nay. Chúng có thể
không phải là tối ưu nhất trong môi trường hiện tại. Nhìn lại trường hợp nghiên cứu
của IBM, kẻ thống lĩnh thị trường máy tính nhiều năm liền và Apple Computer, người
thừa kế với máy tính cá nhân để có thể rút ra bài học cho mình. 8. Đọc và nghiên cứu
Đặt mua các tạp chí định kỳ và trở thành một người tham gia tích cực vào các
hiệp hội thương mại. Tham dự các cuộc hội thảo và trao đổi kinh nghiệm để phát triển
những triển vọng mới và phương pháp mới cho công ty mình.
9. Nghĩ theo hướng khác và tiến về phía trước
Suy nghĩ từ việc thiết kế sản phẩm tới thị trường và sau đó nghĩ từ thị trường
trở ngược lại việc thiết kế sản phẩm. Quan niệm này tương đồng với thị trường chứng
khoán. Có giá mua mà ở đó thị trường sẽ mua chứng khoán của bạn và giá bán mà bạn
có thể mua chứng khoán từ thị trường. Chỉ khi xem lại cả hai giá bạn sẽ quyết định nên
bán hay mua.
Hãy giữ cho sự sáng tạo luôn tồn tại trong doanh nghiệp của bạn và áp dụng các
ý tưởng mới, chiến lược mới; sự cạnh tranh của bạn sẽ hiệu quả hơn rất nhiều.