Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Tài liệu Việt Nam Đồng đang ở đâu và sẽ đi về đâu? ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (245.08 KB, 21 trang )

VIỆT NAM ĐỒNG ĐANG Ở ĐÂU VÀ SẼ ĐI VỀ ĐÂU
Những số liệu được công bố cho biết trong 3 năm từ 2005
đến 2007 tăng trưởng GDP của Việt Nam là 27% tạo ra
thêm khoảng 434 ngàn tỷ đồng giá trị sản phẩm quốc nội
nhưng lượng cung tiền lại tăng tới 135%.
Điều này có nghĩa rằng nhà nước đã phát hành thêm một
lượng tiền lớn hơn gấp nhiều lần trị giá của cải xã hội làm
ra được trong 3 năm trên.
Nếu lượng tiền đó được lưu thông hết vào thị trường thì sẽ
tạo ra khả năng lạm phát lên đến 80% trong quãng thời
gian này.
Lạm phát cao chủ yếu do tăng tiền - Ảnh minh họa: Lao Động
Thế nhưng con số lạm phát danh nghĩa từ 2005 đến 2007
đã được công bố là 27,6% (2005: 8,4%, 2006: 6,6%,
2007: 12,6%), như vậy mức độ lạm phát thêm 52,4% nữa
sẽ có thể xảy ra bất kỳ lúc nào từ đầu năm 2008 trở đi.
Nếu loại trừ các yếu tố lạm phát không do tiền tệ (giá đầu
vào tăng, kỳ vọng của người dân, v.v..) trong con số
27,6% nêu trên thì mức độ lạm phát tiềm tàng còn cao
hơn 52,4%
Cung tiền tệ của Việt Nam đã tăng lên mạnh trong mấy tháng nay
Ảnh: Việt Tuấn. (TBKTVN) VNN
Con số này chưa xảy ra vào cuối năm 2007 nghĩa là có
trên 600 ngàn tỷ đồng (tương đương 52,4% GDP của năm
2007) đã được phát hành nhưng đang bị ghim giữ bởi một
số cá nhân và tổ chức nào đó chưa đẩy cho lưu thông vào
thị trường.
1. Tiền đồng đang ở đâu?
Người dân Việt Nam không có thói quen giữ tiền đồng làm
dự trữ an toàn, trong tình hình lạm phát tăng nhanh thì
biện pháp này lại càng không được lựa chọn.


Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thì luôn trong tình
trạng cần vốn, phải đi vay.
Các ngân hàng thương mại không có lý do gì cầm giữ một
lượng tiền đồng lớn mà không cho vay ra để phải gánh
chịu lãi suất huy động trừ các khoản dự trữ bắt buộc.
Khả năng duy nhất là một lượng lớn tiền đồng đang bị
ghim giữ bởi các quỹ đầu cơ (hedge fund) buôn chứng
khoán tại Việt Nam.
Cuối năm 2006 đến cuối năm 2007 đô-la Mỹ bị mất giá
mạnh trên thị trường thế giới, lãi suất của nó liên tục
giảm; trong thời gian đó Việt Nam vẫn theo đuổi chính
sách duy trì tỷ giá tiền đồng thấp; đầu năm 2007 nước ta
chính thức gia nhập WTO.
Vậy là đã hội đủ các yếu tố cần để tạo thời cơ tuyệt vời
cho bầy thú điện tử sừng mềm – cách gọi của Thomas
Friedman dành cho các quỹ đầu cơ tài chính trong thời đại
toàn cầu hóa – tấn công trục lợi nhanh tại Việt Nam.
Các hedge fund mau chóng được thành lập và huy động
vốn bằng đô-la Mỹ với lãi suất thấp để đầu cơ vào Việt
Nam.
Những tháng cuối 2006 đến 2007 các quỹ này đã rót
khoảng 160 ngàn tỷ đồng tương đương với 10 tỷ đô-la Mỹ
vào thị trường chứng khoán, bơm giá cổ phiếu tăng đến
chóng mặt, tạo ra một ma lực cuốn hút người dân đổ tiền
vào cổ phiếu.
Ước tính đã có hơn 350 ngàn tỷ đồng bị hút vào chứng
khoán từ nguồn tự có, vay mượn và thế chấp của người
dân.
Giá cổ phiếu ít thì tăng vài ba lần, nhiều thì đến vài chục
lần, vượt xa hoàn toàn khả năng tạo ra giá trị thực tế của

nó.
Khi mọi người đã đạt đến cơn say ghim giữ cổ phiếu bởi
giấc mộng làm giàu nhanh thì tai họa ập xuống.
Nhưng tai họa không chỉ đến một lần.
Mỗi khi các cổ phiếu được đầu cơ bị bán ra ồ ạt để thu lợi,
chỉ số chứng khoán sụt giảm thì ngay sau đó sẽ xuất hiện
những thông tin hỗ trợ từ chính phủ, từ nước ngoài và
được tuyên truyền quá nhiệt tình bởi các phương tiện
truyền thông đại chúng chính thống.
Người dân lại được hâm nóng bằng những hy vọng mới,
bầy thú tiếp tục nhồi tiền làm mồi nhử, cổ phiếu lại lên
giá, dân lại hồ hởi mua vào.
Cái vòng xoáy hút – nhồi ấy được lặp đi lặp lại nhiều lần
trong suốt năm ngoái đến nay.
Tiền trong dân tuôn ra ngày càng nhiều, guồng máy hút –
nhồi này lại càng tăng công suất, các ngân hàng trong
nước càng nhiều nguy cơ.
Kết quả cuối cùng như thế nào thì giờ đây ai cũng thấy,
nhưng thật đáng tiếc là chính phủ vẫn không chịu nhìn
thấy, vẫn tiếp tục bị thao túng bởi những kẻ cơ hội để ra
những quyết sách tiếp tay cho bầy thú điện tử.
Giờ đây, khi mà hàng triệu người đã trở về với “cái máng
lợn” thì những con thú điện tử sừng ngắn đã tích lũy được
những khoản lời kếch xù, ít thì cũng bằng số vốn bỏ vào,
nhiều phải đến một vốn bốn lời.
Hiện nay các chỉ số chứng khoán đã lùi về thấp hơn mức
trước khi bầy thú tham gia vào thị trường, điều này đồng
nghĩa với mấy trăm ngàn tỷ đồng không tự mất đi mà chỉ
được dịch chuyển từ túi người dân và túi nhà nước vào túi
bầy thú.

Các quỹ đầu cơ này đang kiểm soát một lượng tiền đồng
khoảng 500 ngàn tỷ và được giữ tại các ngân hàng nước
ngoài ở Việt Nam trong khi mức dự trữ trong dân đang dần
cạn kiệt.
Và đây chỉ mới là khúc dạo đầu của một kế hoạch.
Sau giai đoạn chứng khoán bị làm giá rồi rơi tự do, sẽ đến
giai đoạn tiền đồng bị làm giá.
Đồng tiền quốc gia của 86 triệu dân đã bắt đầu bị lũng
đoạn.
2. Tiền đồng đi về đâu?
Để hỗ trợ cho đầu tư nước ngoài tăng vọt trong năm 2007,
ngân hàng Nhà nước đã được lệnh phát hành thêm tiền
đồng vượt mức an toàn để mua đô-la Mỹ.
Áp dụng cách thức này trong lúc các điều kiện cần để tạo
ra thời cơ tuyệt vời cho bầy thú điện tử đầu cơ đã hội tụ,
chính là đưa đến điều kiện đủ cho một cuộc tấn công lũng
đoạn có thể bắt đầu.
Luồng vốn đầu tư gián tiếp tập kích ồ ạt vào chứng khoán
nhưng hầu như chẳng được đưa vào đầu tư thực sự, nó
chạy lòng vòng từ người này qua người khác theo cái vòng
xoáy hút – nhồi để cuối cùng quay trở lại túi của bầy thú
với trị giá được nhân lên nhiều lần.
Một tỷ lệ nhỏ tiền văng khỏi vòng xoáy của bầy thú, vào
túi những kẻ tiếp tay. Số vốn này cuối cùng được đầu cơ
vào bất động sản hoặc được cất giữ an toàn tại ngân hàng
nước ngoài.
An sinh của gần 86 triệu dân hiện nay đang phụ thuộc
hoàn toàn vào sự rộng lượng của “những con sói”.
Nếu vài trăm ngàn tỷ đồng đang bị ghim giữ được tung ra
đổi thành đô-la Mỹ thì lạm phát sẽ đẩy người dân đến

thảm họa.
Lượng đô-la này nếu bị đảo chiều – chuyển ra khỏi Việt
Nam – thì toàn bộ dự trữ ngoại hối của quốc gia sẽ bốc hơi
trong tích tắc nhưng cũng chỉ là muối bỏ bể trước sự thâm
hụt cán cân thanh toán và thương mại quốc tế trầm trọng.

×