Bạn có kiếm được số tiền tối đa khi bán doanh
nghiệp của mình không? (Phần 1)
Làm việc một mình trong văn phòng của người anh, Jim Moon vừa mua
Herman, và bây giờ ông ta cố gắng soạn các bản ghi tài chính của Time Mark Borp.,
một công ty sản xuất và bán các đồ điện tử mà họ đã xây dựng ở Tulsa, Okla. Đó là
năm 1987, và mặc dù Jim Moon không định bán Time Mark sớm như thế, như ông
hiểu một sự thật đơn giản là các nhà sở hữu doanh nghiệp nhỏ bỏ lỡ cơ hội hàng ngày:
Nếu mọi sự thuận lợi, bạn có thể bán nó đi. Và cần phải làm cho công ty trong thật đẹp
đẽ, ngay lúc này.
Thực tế là Jim Moon đã bán Time Mark năm 1998. Bây giờ đã 65 tuổi, ông là
một điển hình của một người về hưu sung sướng: vợ là người bạn tốt nhất, các cháu
trai cháu gái mạnh khỏe; mà một chiếc xe máy Harley dễ được mọi người nhận ra khi
ông phóng trên thảm cỏ Oklahoma.
Với nền kinh tế phát triển và tỷ lệ lãi suất thấp, cơ hội thực chẳng bao giờ tốt
hơn thế cho những ai muốn bán doanh nghiệp. Nhưng những người bán thông minh
như Jim Moon không mong đợi tối đa hóa giá trị của tất cả những gì họ đã nhọc sức
đầu tư mà không chuẩn bị chu đáo.
Trong trường hợp của ông Moon, ông đã sẵn sàng khi thời cơ đến, một phần vì
ông thành lập nên hệ thống này từ cách đây 13 năm. Khi ông mua công ty từ người
anh, công ty đang hoạt động tốt. Tới năm 1987, Time Mark đã có tới 65 nhân viên sản
xuất và phân phối các vật bảo vệ mạch điện và các bộ phận điện tử khác đi khắc thế
giới.
Với những người ngoài ngành, đó là những bản ghi thành tích không mấy rõ
ràng. Herman Moon, lúc đó là chủ tịch, đã điều hành doanh nghiệp theo cách riêng của
mình. Trước đó, các bản ghi tài chính còn được viết tay. Công ty của hai anh em do bố
mẹ họ thành lập đã có một loạt các số sách kế toán khác nhau. Một số bản ghi ở trong
tủ hồ sơ, một số khác được lưu trong nhiều cặp giấy.
Jim Moon tim tưởng vào việc lưu giữ hồ sơ của người anh, nhưng lúc này ông
muốn những người mua tiềm năng phải thấy được điều gì đó thực sự khác biệt: một
hàng các cặp hồ sơ gáy đen được xếp đều đặn trên giá sách của ông. Mỗi cặp hồ sơ ghi
cho một năm. Chiều cao bằng nhau, chiều rộng bằng nhau – mỗi cặp đều được ghi
nhãn với chữ cùng loại, cùng kích thước. Bên trong có những gì: bản thống kê thuế,
các thông tin tài chính đã được kiểm toán, các bảng theo dõi bán hàng hàng ngày, các
biểu đồ về các chương trình quảng cáo và hiệu quả của chúng, mức lương tùy theo
lượng hàng bán hàng tháng.
Nghe có vẻ như gọn gàng quá mức, nhưng hãy nói chuyện với một người mua
hay người môi giới ngày nay mà xem, ông Moon được coi như một ngoại lệ tốt chứ
không phải chỉ ở mức chuẩn đâu.
Và nỗ lực đó được đền bù xứng đáng. Theo một trong những người mua cuối
cùng, các cuốn sổ gây ấn tượng mạnh với người mua, cộng thêm quan điểm đàm phán
cứng rắn khiến ông Moon bán doanh nghiệp được giá cao hiếm có mặc dù ông từ chối
tiết lộ giá bán.
Những hồ sơ mà ông Moon cung cấp cho những người mua tiềm năng là một
trong nhiều chiêu thức quan trong mà các chủ doanh nghiệp nhỏ có thể bản đảm có
được một vụ bán thành công. Sau đây là một số lời khuyên để vụ bán công ty của bạn
đạt lợi nhuận cao nhất có thể được.
Chuẩn bị sổ sách
Những đặc điểm cổ vũ mọi người khởi sự doanh nghiệp – như tầm nhìn, tính
sáng tạo, sự độc lập – thường đi ngược với những đặc điểm của người lưu giữ hồ sơ.
Thật khó làm sao! Colin Gabriel, tác giả cuốn “Làm thế nào để bán doanh nghiệp và
thu được số tiền bạn muốn, nói: “Hầu hết những người bán không nhận thức được điều
này.”
Nhiều nhà khởi sự doanh nghiệp hoảng sợ trước chi phí thuê các nhân viên kế
toán bên ngoài. Vì vậy hãy thử điều này: Thuê một công ty địa phương, quy mô vừa
muốn phát triển cùng bạn. Và ít nhất hãy mua cho bản thân bạn một phần mềm kế toán
giá $100. Ông Gabriel nói: “Nhưng vấn đề là hầu hết đều chẳng có cái gì cả.”
Nhiều nhà khởi sự doanh nghiệp lo lắng rằng sổ sách sạch sẽ sẽ làm hỏng trò
chơi của họ với người thu thuế. Bạn biết đấy, một chuyến đến thăm người anh trai
Dave ở Cleveland sẽ trở thành chi phí đi lại. Jeff Webster, chủ tịch của công ty môi
giới chuyên nghiệp Professional Business Inc., Melbourne, cho biết: “Hầu hết các
thông báo tài chỉnh của doanh nghiệp nhỏ đều được xây dựng chỉ nhằm tối thiểu hóa
thuế phải đóng.”
Nhưng cách thức này – chưa nói đến khía cạnh luật pháp và đạo đức – thường
làm giảm giá bán. Bạn thường nói nói với người mua tiềm năng: Hãy tin tôi khi tôi nói
với bạn rằng kế hoạch thương mại điện tử mới của chúng tôi thành công, nhưng đừng
tin những gì tôi nói với nhân viên thu thuế.
Và tất nhiên là một loạt sổ kế toán thứ hai – hai các tài liệu “giải thích” – là vấn
đề lớn nếu nhân viên thu thuế xuất hiện với trát đòi hầu tòa hoặc giả vờ là một người
mua tiềm năng – điều này đã từng xảy ra.
Dan Hall, một người môi giới doanh nghiệp ở Texas, gần đây đã tham gia vụ
bán một cửa hàng bán lẻ khi giá bán giảm xuống cùng với uy tín của người bán. Người
chủ cửa hàng này đã báo cáo doanh thu thấp hơn cho sở thu thuế và cho công ty bán
quyền kinh doanh hàng hóa cho họ, vì thế giảm được số tiền franchise phải trả. Người
chủ cửa hàng muốn bán cửa hàng của mình với giá $165.000, cái giá mà cuối cùng anh
ta buộc phải thú nhận cùng với sự gian dối của mình. Ông Hall kể: “Người bán coi như
bị rớt đài. Uy tín của anh ta vỡ tan.” Giá mua cuối cùng là $105.000.
Tất nhiên là hầu hết các quy định truyền thống đều không cần thiết khi bán một
doanh nghiệp công nghệ mới nhất. Không cần phải trình ra hồ sơ tài chính ba năm liền
khi bạn không có nó.
Nên nhớ một điều: bạn có thể biết tương lai – và cả những điểm hạn chế - của
công ty nhiều hơn người mua. Hãy sẵn sàng cho câu hỏi: “Tại sao ông/bà lại muốn
bán?” với câu trả lời: “Tôi cũng không chắc tại sao tôi lại muốn bán nữa.”