Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

sang kien kinh nghiem

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.33 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Một vài biện pháp góp phần nâng cao hiểu quả</b>
<b>giờ kể chuyện cho học sinh lớp 4$5</b>


<b> PHẤN I. ĐẶT VẤN ĐỀ</b>


Phân mơn kể chuyện ở Tiểu học có một vị trí hết sức quan trọng nó củng cố
kỉ năng kể chuyện đã được hình thành ở các lớp dưới, đồng thời hình thành những
kỉ năng mới về kể chuyện. Ngồi ra, nó cịn cung cấp cho học sinh những tri tức về
tự nhiên, xã hội rèn luyện một số kỉ năng cần thiết phục vụ cho việc học tập. Hình
thành cho các em những phẩm chất đạo đức cao đẹp. Mặt khác, phân mơn kể
chuyện cịn nhằm nâng cao năng lực, trí tuệ, rèn luyện cho các em khả năng diễn
đạt bằng ngơn ngữ nói và kể trước đám đơng một cách có nghệ thuật. Chính vì vậy
tiết kể chuyện đòi hỏi người giáo viên phải biết kể chuyện hấp dẫn, biết kết hợp lời
kể với điệu bộ , nét mặt, biết thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung câu
chuyện.Quan trọng hơn giáo viên biết rèn cho học sinh tập nói- tập kể chuyện và
được tiếp xúc với một văn bản truyện khá lí thú, cảm nhận được nội dung và thu
hoạch được những bài học bổ ích…nhưng điều quan trọng hơn là các em được học
cách dùng từ ngữ, câu văn, diễn đạt một ý, liên kết các ý trong một đoạn, một bài.
Mặt khác chương trình trước đây mơn kể chuyện có sách riêng, câu chuyện được
khai thác từ dễ đến khó. Nhưng hiện nay mơn kể chuyện được lồng ghép trong
từng chủ điểm của môn tập đọc. Đa dạng về thể loại, phong phú về cách kể, diễn
đạt…Thúc đẩy trí tưởng tượng và cách dùng từ của học sinh. Giúp các em phải tư
duy, động não thì giờ học mới có hiệu quả. Như vậy mơn kể chuyện có một vị trí
hết sức quan trọng nhưng thực tế dạy học hiện nay chưa đáp ứng với mục tiêu môn
học, cịn xem nhẹ mơn học. Giáo viên thì ít quan tâm, ngại khó, ngồi ra con mặc
cảm với giọng nói ( nặng ) do phương ngữ của địa phương.Trong một số cuộc thi
giáo viên dạy giỏi ít khi có dạng bài kể chuyện. Học sinh thì ngại khó đặc biệt là
nhưng câu chuyện, chứng kiến hoặc tham gia. Từ những vướng mắc, suy nghĩ, băn
khoăn đó bản thân đã mạnh dạn đưa ra “ Một số biện pháp nhằm góp phần nâng
<i><b>cao hiểu quả giờ dạy kể chuyện cho học sinh lớp 4,5”</b></i>



<b> PHẦN II. NỘI DUNG</b>
<i><b>1, THỰC TRẠNG.</b></i>


1.Giáo viên:


- Một số ít giáo viên đã coi trọng mơn học và đã tìm ra nhiều phương pháp
hay, thực hiện giờ dạy có hiệu quả.


- Một số giáo viên coi nhẹ môn học, coi môn kể chuyện là môn học phụ trong
môn tiếng việt nói chung.


- Dạy khó thành cơng nên ít người quan tâm đến cách dạy, thiếu sự sáng tạo
trong giờ dạy học.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

- Ít tìm hiểu về câu chuyện ngoài sách giáo khoa, nên vốn về câu chuyện của
giáo viên ít.


a. Học sinh:


- Học sinh ít đọc sách báo và ít tìm hiểu câu chuyện mới, đặc biệt là các câu
chuyện chứng kiến hoặc tham gia ( Có nội dung câu chuyện nhưng diễn đạt thành
câu chuyện thì khơng làm được mà học sinh chỉ kể câu chuyện dưới dạng liệt kê
các sự việc)


- Thiếu mạnh dạn, thiếu tự tin, không giám kể trước đám đông, lúng túng do
vốn từ ngữ ít lại mang tâm lí lo sợ nên không kể được câu chuyện một cách suôn
sẻ.


- Ghi nhớ câu chuyện chưa tốt. Hoặc là nhìn tranh kể thì thường là kể lại
khơng đầy đủ.



- Khả năng giao tiếp, sử dụng điệu bộ, tinh cảm khi kể chuyện chưa tốt dẫn
đến câu chuyện khô khan làm người nghe không hứng thú.


- Trong năm học vừa qua tôi đã khảo sát 25 em ở lớp 5E với đề bài sau:
Em hãy kể lại câu chuyện đã nghe đã đọc có nội dung


<b>“Những tấm gương sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh”.</b>
Có kết quả như sau:


Tổng số học sinh Giỏi khá Trung bình Yếu


25 em 0em: 0% 1 em : 4 % 10 em : 40 % 14 em: 56 %
* Các biện pháp thực hiện


<i><b>* Biện pháp 1: Dùng lời kể của giáo viên làm chỗ dựa cho học sinh kể lại</b></i>
<i><b>câu chuyện.</b></i>


- Đối với học sinh Tiểu học, phương pháp dạy học không thể thiếu đó là
phương pháp trực quan. Ở phân mơn kể chuyện, lời kể của giáo viên là “ Phương
<i><b>tiện trực quan, quan trọng nhất” khắc sâu trong lòng học sinh giúp các em nhớ</b></i>
chuyện, xúc động về câu chuyện và có nhu cầu kể lại câu chuyện đó. Biết kết hợp
lời kể với các phương tiện trực quan khác nhau để tăng khả năng ghi nhớ câu
chuyện của học sinh. Vì thế trong giờ kể chuyện giáo viên nhất thiết phải thuộc
truyện, nắm chắc nội dung, diễn biễn câu chuyện, phải hiểu chuyện mới kể
được.Khi kể chuyện giáo viên khơng trình bày nguyên văn một văn bản viết, hay
đọc lại văn bản đó, lúc này người kể nhập vào một thế giới khác với thế giới đang
sống, đó là thế giới của câu chuyện. Trong câu chuyện ấy người kể lúc là người
dẫn chuyện, lúc lại là nhân vật này hay nhân vật khác. Người kể thể hiện những
tâm trạng của các nhân vật khác nhau khi thì vui sướng hả hê, lúc lại buồn rầu lo


lắng tức giận.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

lại đứa con của mình, tâm trạng phấn khởi ). Còn ở đoạn 2, giọng kể hơi trầm
(Tâm trạng của thiên nga con buồn vì nó cảm thấy bị lẻ loi khi ở cùng đàn vịt ). Nó
khơng có ai để làm bạn. Vịt mẹ thì bận bịu kiếm ăn suốt ngày,đàn vịt con thì chạnh
chọe, bắt nạt hắt hủi nó. Trong mắt của vịt con, nó là con vịt xấu xí vơ tích sự. Cịn
ở đoạn 3-4 khi kể, giọng kể thong thả, chậm rãi, thể hiện tâm trạng vui sướng của
thiên nga con khi gặp lại bố mẹ, nó vơ cùng sung sướng. Nó qn hết mọi chuyện
buồn đã qua. Nó cảm ơn vịt mẹ, lưu luyến chia tay với đàn vịt con và thái độ ân
hận của đàn vịt khi nhận ra lỗi lầm của mình.


Ví dụ: Kể lại câu chuyện “ Bàn chân kì diệu” TV4 Tập 1, trang 107
Kể đoạn 1: “ Kí đến lớp xin cơ giáo cho học”


Hình ảnh một cậu bé thập thị ngồi cửa, giáo viên cần nhấn giọng ở từ ngữ
gợi tả về hình ảnh này “Thập thị”. Đoạn “ Cơ giáo cầm tay kí, hai cánh tay em
mềm nhũn, buông thõng, bất động”, giáo viên làm mẫu động tác này để học sinh
thấy rõ hình ảnh của cậu bé tàn tật nhưng khát khao học tập ( Giọng kể thong thả
chậm rãi ). Khi kể đến đoạn 2, hình ảnh một cậu bé ngồi cuối góc lớp học, với đơi
chân hì hục tập viết, bàn chân dẫm lên trang giấy, cựa quậy một lúc là giấy nhàu
nát, mực giây bê bết. Bỗng cậu nằm ngửa ra, chân dơ lên, mặt nhăn nhó, miệng
xuýt xoa đau đớn ( Gv vừa thể hiện sự thông cảm sự đau đớn của người tàn tật, vừa
nhấn giọng ở từ ngữ “Cựa quậy” Để thể hiện quyết tâm của Nguyễn Ngọc Kí, thấy
rõ tinh thần ham học, vươn lên trở thành người có ích – tấm gương sáng nhiều
người cần phải học tập ).


<i><b>* Biện pháp 2: Sự dụng tranh minh họa để gợi mở, hướng dẫn học sinh kể</b></i>
<i><b>từng chuyện, từng đoạn và toàn bộ câu chuyện.</b></i>


- Muốn kể được câu chuyện, trước hết học sinh phải nhớ nội dung câu


chuyện.Chúng ta cũng biết học sinh Tiểu học còn nhỏ, mau biết, chóng quên nên
việc kể mẫu của giáo viên là rất quan trọng, không thể thiếu nhưng chỉ nghe qua
hai lần kể của giáo viên thì học sinh khó mà nhớ hết nội dung, diễn biến câu
chuyện để kể lại. Do đó giáo viên phải sử dụng trannh minh hoạ, phóng to đính lên
bảng để gợi mở, Hướng dẫn học sinh kể lại từng đoạn và toàn bộ câu chuyện. Đây
là phương pháp rất hay và thiết thực, phù hợp với học sinh Tiểu học. Qua quan sát
tranh, học sinh hiểu nội dung, nhớ lại những diễn biến câu chuyện. Đồng thời tranh
vừa là phương tiện trợ giúp trí nhớ một cách đắc lực, vừa là cơng cụ làm việc thể
hiện lại câu chuyện theo tranh đã phát huy được khả năng quan sát, óc tưởng
tượng, đặc biệt là phát huy khả năng nói ( Ngơn ngữ ) ở các em.


- Ví dụ: Khi dạy bài “ Lời ước dưới trăng” TV4 T1 Trang 69, đối với câu
chuyện này, trước khi sử dụng tranh lần thứ nhất ( Nhằm giúp học sinh có ấn tượng
chung về câu chuyện ), Tôi yêu cầu học sinh quan sát tranh minh họa và gợi ý dưới
tranh ( trong sách giáo khoa).


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Thông qua mỗi câu chuyện, tôi tận dụng triệt để nội dung chứa đựng trong
tranh đã có bộ đồ dùng dạy học. Tôi khai thác tranh bằng cách cho học sinh quan
sát tranh đến tận nhóm, bàn, hướng dẫn gợi ý cho các nhóm bằng hệ thống câu hỏi:


<i><b>Cụ thể khi kể theo tranh 1.</b></i>


Câu hỏi gợi ý: Quê tác giả có phong tục gì?
Những lời nguyện ước đó có gì lạ?


<i><b>Kể theo tranh 2:</b></i>
Câu hỏi gợi ý:


- Tác giả chứng kiến tục lễ thiêng liêng này cùng với ai?



- Đặc điểm nào về hình dáng của chị Ngàn khiến tác giả nhớ nhất?
- Tác giả có suy nghĩ như thế nào về chị Ngàn?


- Hình ảnh ánh trăng đêm rằm có gì đẹp?
<i><b>Kể theo tranh 3:</b></i>


Câu hỏi gợi ý:


- Đêm rằm khơng khí ở hồ Hàm Nguyệt như thế nào?
- Trước khi nói điều ước chị Ngàn đã làm gì?


- Chị Ngàn đã khẩn cầu điều gì?
<i><b>Kể theo tranh 4:</b></i>


Câu hỏi gợi ý: - Chị Ngàn đã nói gì với tác giả?


- Tại sao tác giả nói chị Ngàn ơi em đã hiểu rồi?
- Câu chuyện khuyên ta điều gì?


Như vậy hình thức kể chuyện theo tranh đã được phát huy tác dụng của nó.
Để dạy được hình thức bài tập này đạt hiểu quả cao thì giáo viên khơng nên
treo tất cả các tranh cùng một lúc mà kể đoạn nào thì giáo viên treo tranh đoạn đó
để thu hút sự tập trung của học sinh. Nếu nhìn tranh kể lại tồn bộ câu chuyện thì
mới treo tất cả tranh cùng một lúc ( Phần củng cố ). Hơn nữa giáo viên nên cho học
sinh quan sát ở dưới lớp trước (SGK), sau đó cho học sinh lên bảng kể và khuyến
khích các em khi kể khơng nên chăm chú nhìn vào tranh mà chỉ xem tranh như là
một phương tiện mà thơi, để lời kể của các em có sức hấp dẫn hơn. Nghĩa là học
sinh quay xuống lớp để kể, chỗ nào cần đến tranh thì các em mới chỉ vào tranh.


<i><b>* Biện pháp 3: Sử dụng câu hỏi gợi ý để hướng dẫn học sinh sưu tầm</b></i>


<i><b>truyện phù hợp với yêu cầu của từng tiết dạy.</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

giờ kể chuyện một tuần, giáo viên yêu cầu các em chuẩn bị tốt cho tiết kể chuyện
tuần sau. Cần nhắc các em chuẩn bị những câu chuyện phù hợp với chủ điểm.
Nhắc các em đọc kĩ câu chuyện, nhớ chuyện, đặc biệt phải kể thử ở nhà cho bố me,
anh …nghe, để được góp ý về nội dung câu chuyện, cách diễn đạt, cử chỉ, điệu
bộ…Thì giờ dạy mới có khả năng thành cơng, thực hiện theo cách này không
những giáo viên đỡ “ cháy giáo án” mà còn giúp các em thi đua nhau kể những câu
chuyện mà mình đã được cha, mẹ hay anh chị ở nhà giúp đỡ ( Nêu cao thành tích
học tập của mình ) Mặt khác cịn giúp các em tự học, tự rèn luyện để không bị thua
thiệt bạn bè, cũng từ mặt này mà giáo viên cần khuyến khích những học sinh yếu
kém, cũng như các em có giọng kể chuyện chưa hay được kể trước. Nhưng cũng
cần có thái độ rõ ràng với những học sinh chây lười không chuẩn bị câu chuyện
theo yêu cầu của chủ điểm.


<i><b>* Biện pháp 4: Sử dụng câu hỏi, gợi ý hoặc dàn ý để hướng dẫn học sinh</b></i>
<i><b>xây dựng những câu chuyện được chứng kiến hoặc tham gia.</b></i>


Trong chương trình lớp 5 có rất nhiều chủ điểm yêu cầu kể lại câu chuyện đã
được chứng kiến tham. Đây là dạng bài mới và khó hầu hết khi dạy bài này tất cả
giáo viên và học sinh đều có tiết học kém sơi nổi, và cịn có nhiều tiết học để thời
gian trơi đi một cách vô vị. Đây là những câu chuyện có thật, người thật việc thật,
học sinh trơng thấy tận mắt, hoặc mình là nhân vật của câu chuyện, nhưng làm sao
các em xây dựng được một câu chuyện có đầu có cuối, có nhân vật chính, nhân vật
phụ, kể lại để người nghe hiểu và chia sẽ được những quan điểm của các em. Vậy
để tiết dạy thành công chúng ta cần làm các cơng việc sau.


Ví dụ: kể về một buổi sum họp đầm ấm trong gia đình.TV5 tập 1


- Ngoài sự gợi ý từ SGK các em có thể liên hệ những buổi sum họp đầm ấm


của các gia đình cạnh nhà em, hoặc một số gia đình khác. Nhưng để làm được điều
đó giáo viên cần có hệ thống câu hỏi giúp các em định hình được câu chuyện mà
các em sắp kể lại.


- Câu chuyện em định kể của gia đình nào? Vào ngày tháng năm nào và trong
câu chuyện đó em là người chứng kiến, hay là nhân vật chính trong câu chuyện đó.


- Phần diễn biến câu chuyện ra sao?
- Lí do nào để có buổi sum họp đó?
- Mọi người sẽ nói những chuyện gì?


- Những câu chuyện đó tạo cho khơng khí gia đình có gì đặc biệt?


<i><b>* Biện pháp 5: Phối hợp các phương án và hình thức tổ chức dạy luyện nói</b></i>
<i><b>cho học sinh.</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

sinh chiếm 2/3 tiết học, mục đích rèn luyện kỉ năng nói cho học sinh . Giáo không
phải kể cho học sinh nghe mà chỉ nghe học sinh kể. Muốn rèn luyện kỉ năng nói
cho học sinh có hiệu quả thì giáo viên phải linh hoạt phối hợp các phương pháp và
hình thức tổ chức dạy học phù hợp với môn học, tiết học, phù hợp với tâm sinh lí
học sinh Tiểu học, học sinh lớp mình.


Giáo viên cần giúp đỡ, hướng dẫn cho học sinh đến tận từng đối tượng giỏi,
khá, trung bình, yếu kém để học sinh biết cách tìm hiểu các câu chuyện phù hợp
với từng kiểu bài. Sau đó giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành giao tiếp, tạo
điều kiện cho tất cả học sinh được kể chuyện trước lớp, trao đổi về nội dung, ý
nghĩa câu chuyện.


Ví dụ: Khi học sinh kể câu chuyện đã nghe, đã đọc, giáo viên nên áp dụng
hình thức dạy học theo nhóm ( lưu ý trong nhóm cần có đủ đối tượng ) có thể cho


em yếu hơn kể trước và kể một đoạn cịn các em khá hơn thì kể 2,3 đoạn hoặc toàn
bộ câu chuyện, hay giáo viên cho các em yếu hơn tự kể một đoạn mà em yêu thích
hoặc nhận xét về một nhân vật trong câu chuyện, nên tạo cho các em sự thoải mái,
tránh gị bó, phát huy tính tự chủ của của các em. Khi kể xong, học sinh tham gia
trao đổi nội dung câu chuyện vừa kể từ đó giúp các em ai cũng có trách nhiệm và
nghĩa vụ trong câu chuyện, em yếu thì thấy mình khơng bị bỏ qn, kkhá giỏi thì
phát huy được khả năng của mình.


*Ví dụ: Khi dạy bài kể lại câu chuyện đã nghe đã đọc về một anh hùng, danh
nhân nước ta.TV5 tập 1 tuần 2.


Giáo viên cần yêu cầu: Tên câu chuyện em muốn kể cho các bạn là gì?
Em xin kể câu chuyện “ Ông Phùng Khắc Hoan”


Giọng kể thể hiện như thế nào?
…………..


Lúc đó học sinh phải kể với giọng tự hào,mưu trí của ơng khi bị qn lính
kiểm tra nghiêm ngặt cố tình khơng cho ơng đem hạt giống về Việt Nam.


*Như vậy hình thức kể chuyện phong phú đã thu hút lôi cuốn các em trong
giờ kể chuyện làm cho các em như sống với từng nhân vật của mình. Nhận thấy
giờ kể chuyện thực sự trở thành sân chơi của học sinh.


<b> PHẦN III. KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT</b>
<b>* Kết quả: </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

khơng cịn ngại khi phải lên lớp một bài kể chuyện (Kể cả bản thân tôi) Nhiều
đồng nghiệp say sưa , tận tâm tận tụy với môn học này hơn.



Tôi đã khảo sát lại đề bài lúc đầu và đã thu được kết quả sau.
Em hãy kể lại câu chuyện đã nghe đã đọc có nội dung


<b>“Những tấm gương sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh”.</b>
Có kết quả như sau:


Tổng số học sinh Giỏi khá Trung bình Yếu


25 em 10 em: 40% 10 em : 40 % 5 em : 20 % 1 em: 0
%
<b>*Kết luận:</b>


Trên đây là kinnh nghiệm của tôi, khi dạy kể chuyện cho học sinh lớp 4&5.
Tôi đã áp dụng trong 2 năm học và đạt hiểu quả cao. Tôi mong muốn rằng giáo
viên chúng ta hãy quan tâm nhiều hơn nữa về vấn đề này. Vì mỗi con người chúng
ta sinh ra đã muốn nghe những câu chuyện từ tiếng ru à ơi của mẹ và nó sẽ theo
suốt cuộc đời mỗi con người.Nó giúp cho chúng ta đào tạo ra được những con
người vừa đủ sức đủ tài để xây dựng đất nước Việt Nam giàu manh, văn minh. Với
thời gian và suy nghĩ cịn hạn hẹp nên khơng tránh khỏi những sai sót. Rất mong
được sự góp ý của bạn bè đồng nghiệp để cùng nhau nâng cao chất lượng giáo dục
thế hệ trẻ của đất nước.


<b>*Kiến nghị đề xuất</b>


Đối với trường cần triển khai dạy thảo giảng, thể nghiệm để góp ý bổ sung.
Đối với ngành: Trong các cuộc hội thảo chun mơn, hay dạy thể nghiệm
cần có những tiết kể chuyện.


Tôi xin chân thành cảm ơn!



Mỹ Thành, ngày 20 tháng 3 năm 2014
Người viết:


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×