Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

De kiem tra van 7 HK II

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.97 KB, 11 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>TRƯỜNG THCS LAO XẢ PHÌNH TỔ KHOA HỌC XÃ HỘI Đề 01+02. BẢNG MÔ TẢ ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II Năm học: 2014 – 2015 Môn: Ngữ văn - Lớp 7. I/ Xác định chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ của chủ đề. a) Kiến thức. - Nắm được khái niệm tác dụng câu rút gọn khi tạo lập văn bản. - Tác dụng của câu đặc biệt, trạng ngữ trong câu khi tạo lập văn bản - Sử dụng trạng ngữ để mở rộng câu trong nói và viết. - Nắm được tác giả, tác phẩm, các chi tiết và nội dung của thể loại văn học dân gian : tục ngữ và một số tác phẩm nghị luận, truyện ngắn Việt Nam. Hiểu và nắm vững giá trị nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của tục ngữ và một số tác phẩm nghị luận, truyện ngắn Việt Nam. b) Kỹ năng. - Sử dụng các kiểu câu rút gọn, câu đặc biệt và sử dụng trạng ngữ trong việc tạo lập văn bản phù hợp với mục đích giao tiếp. - Biết cách đọc – hiểu, ghi nhớ những nội dung liên quan đến tác giả, tác phẩm; những chi tiết, hình ảnh đặc sắc về nội dung và nghệ thuật tục ngữ và một số tác phẩm nghị luận, truyện ngắn Việt Nam. - Vận dụng kiến thức tổng hợp về văn giải thích để tạo lập một văn bản giải thích một vấn đề. c) Thái độ. - Có ý thức sử dụng các kiểu câu: câu rút gọn, câu đặc biệt phù hợp để đạt được mục đích giao tiếp. - Bồi dưỡng niềm tự hào đối với quê hương đất nước. - Biết rút ra những bài học, suy nghĩ của bản thân trong cách ứng xử với mọi người sau khi tạo lập một bài văn giải thích. II/ Bảng mô tả các mức độ đánh giá theo định hướng năng lực. Mức độ Nhận biết Nội dung 1. Tiếng Việt. - Các kiểu câu: + Câu rút gọn. + Câu đặc biệt. 2. Đọc - hiểu. Nhớ được các khái niệm câu rút gọn, câu đặc biệt. Tái hiện được khái niệm về thể loại và nội dung của văn bản. Câu hỏi định tính. Vận dụng Thông hiểu Vận dụng Vận dụng thấp cao Tác dụng của Vận dụng Rèn kĩ năng việc sử dụng câu hiểu biết về bài văn giải đặc biệt, tác phẩm để thích. đánh giá một nhận định về tác phẩm..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> văn bản. - Tục ngữ. - Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. 3. Tập làm văn. - Viết bài làm văn giaỉ thích.. - Câu tự luận trả lời ngắn (tái hiện, phát hiện câu đặc biệt, câu rút gọn, ...) - Trình bày khái niệm, đặc sắc về giá trị nội dung văn bản. - Vận dụng kiến thức về văn giải thích để tạo lập văn bản chứng theo yêu cầu.. TRƯỜNG THCS LAO XẢ PHÌNH TỔ KHOA HỌC XÃ HỘI. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II Năm học: 2014 – 2015.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> ĐỀ 01 + 02. Môn: Ngữ văn - Lớp 7. Mức độ. Vận dụng Nhận biết. Chủ đề. Thông hiểu. Cộng Mức độ thấp. 1. Các loại câu. - Câu rút gọn. - Câu đặc biệt.. Khái niệm, tác dụng của việc sử dụng câu rút gọn, câu đặc biệt. 1/2 1,0 10% - Nhớ khái niệm về thể loại.. Số câu Số điểm Tỉ lệ % 2. Đọc hiểu văn bản. - Tục ngữ. - Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Số câu 1/2 Số điểm 1,0 Tỉ lệ % 10% 3. Tập làm văn. - Viết bài làm văn giaỉ thích.. Mức độ cao. - Hiểu tác dụng của câu đặc biệt trong đoạn văn.. 1/2 1,0 10%. 1 2,0 20% Vận dụng hiểu biết về tác phẩm để đánh giá một nhận định về tác phẩm. 1/2 2,0 20%. 1 3,0 30% - Vận dụng kiến thức về văn giải thích để tạo lập văn bản chứng theo yêu cầu..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Số câu Số điểm Tỉ lệ % Tổng số 1 câu 2,0 Tổng số 20% điểm Tỉ lệ % TRƯỜNG THCS LAO XẢ PHÌNH TỔ KHOA HỌC XÃ HỘI. 1/2 1,0 10%. 1/2 2,0 20%. 1 5,0 50% 1 5,0 50%. 1 5,0 50% 3 10 100%. ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II Năm học: 2014 – 2015 Môn: Ngữ văn - Lớp 7 Thời gian 90 phút (Không kể thời gian giao đề). Đề chính thức - Đề 01 (Đề kiểm tra có 01 trang) ĐỀ BÀI Câu 1 ( 2,0 điểm ). a. Câu rút gọn là gì ? b. Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới. “ An gào lên: - Sơn! Em Sơn! Sơn ơi! - Chị An ơi! Sơn đã nhìn thấy chị.” (Ngữ văn 7, tập 2) ? Cho biết câu in đậm trong đoạn văn trên thuộc kiểu câu gì? Tác dụng của việc sử dụng kiểu câu đó trong đoạn văn trên? Câu 2 (3,0điểm) a, Tục ngữ là gì ? b, Xác định giá trị nội dung của văn bản: “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” ? Câu 3 (5,0điểm) Tục ngữ có câu: " Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng". Em hãy giải thích câu tục ngữ trên..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> -------------- Hết ----------Giáo viên coi kiểm tra không giải thích gì thêm. TRƯỜNG THCS LAO XẢ PHÌNH TỔ KHOA HỌC XÃ HỘI. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II Năm học: 2014– 2015. Đề 01 Câu 1 (2,0điểm). 2 (3,0điểm). Môn: Ngữ văn - Lớp 7 Đáp án. Đáp án: a. Khi nói hoặc viết, có thể lược bỏ một số thành phần câu, tạo thành câu rút gọn. Hướng dẫn chấm: - Mức tối đa: trả lời đúng được 1,0 điểm. - Mức tối đa: trả lời thiếu hoặc không đúng trừ 0,25 điểm. - Mức không đạt: trả lời sai không được điểm. Đáp án: b, Câu in đậm trong đoạn văn trên thuộc kiểu câu đặc biệt. - Tác dụng : câu đặc biệt trong đoạn văn trên dùng để gọi đáp. Hướng dẫn chấm: - Mức tối đa: trả lời đúng mỗi ý được 0,5 điểm. - Mức tối đa: trả lời thiếu hoặc không đúng trừ 0,25 điểm. - Mức không đạt: trả lời sai không được điểm a, Đáp án: - Tục ngữ: là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt (tự nhiên, lao động sản xuất, xã hội), được nhân. Điểm 1,0đ. 0,5đ 0,5đ.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> 3 (5,0điểm). dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hàng 0,5đ ngày. - Đây là một thể loại văn học dân gian. 0,5đ Hướng dẫn chấm: - Mức tối đa: trả lời đúng mỗi ý được 0,5 điểm. - Mức chưa tối đa: trả lời không đủ nội dung mỗi ý trừ 0,25điểm. - Mức không đạt: trả lời sai hoặc trả lời không được điểm. b, Đáp án: - Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước, đó là truyền thống quý báu. 0,5đ - Truyền thống yêu nước của dân ta đã được chứng minh qua lịch sử dựng nước và giữ nước. 0,5đ - Biểu hiện cho lòng yêu nước trong giai đọan hiện tại: cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp của nhân dân ta. 0,5đ - Nhiệm vụ của Đảng trong việc phát huy hơn nữa truyền thống yêu nước của toàn dân: biểu dương tất cả những biểu hiện khác nhau của lòng yêu nước; tuyên truyền, tổ chức,lãnh đạo, để mọi người đóng góp vào công cuộc kháng chiến. 0,5đ Hướng dẫn chấm: - Mức tối đa: trả lời đúng được 0,5 điểm. - Mức chưa tối đa: trả lời không đủ nội dung mỗi ý trừ 0,25điểm. - Mức không đạt: trả lời sai hoặc trả lời không được điểm. a, Mở bài. - Môi trường, hoàn cảnh xung quanh có ảnh hưởng rất lớn đối với đời sống con người. 0,25đ - Tục ngữ có câu "Gần mực thì đen. gần đèn thì rạng". 0,25đ b, Thân bài. Giải thích câu tục ngữ: - Nghĩa đen: trực tiếp hiểu về mặt câu tục ngữ. 0,25đ - Nghĩa bóng: tiếp xúc với người xấu, môi trường hoàn cảnh xấu,con người dễ bị nhiễm hoàn cảnh xấu. Gần môi trường, hoàn cảnh tốt dễ dàng học tập tiếp thu những cái tốt. 0,25đ - Vì sao " Gần mực thì đen, gần đen thì rạng"con người nói chung đặc biệt thiếu niên, học sinh nói riêng thường hay bắt chước lẫn nhau............( dẫn chứng) 0,5đ * Liên hệ: - Tuổi trẻ chưa có môi trường, hoàn cảnh rèn luyện thử thách. Vì vậy cũng chưa có bản lĩnh vững vàng để nhìn nhận giải quyết những vấn đề trong cuộc sống. Khi tiếp xúc vớ cái đúng, sai, tốt xấu chưa nhận ra được ( dẫn chứng). 0,75đ - Người ta ví tâm hồn các em như những tờ giấy trắng, điều hay dở rất dễ tác động vào tâm hồn trẻ thơ chính vì vậy mà có.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> câu tục ngữ này. c, Kết bài. - Khẳng định lại vấn đề: phải tự rèn luyện để có bản lĩnh trong cuộc sống không nên chạy theo những cám dỗ vật chất, nên sống có văn hóa nghiêm khắc với bản thân, có thái độ rõ ràng trước mọi vấn đề tiếp diễn trong đời sống hàng ngày. * Điểm kĩ năng (Hình thức): - Viết đúng đặc trưng của kiểu bài văn, làm nổi bật được vấn đề cần cần giải thích, viết đúng chính tả, ngữ pháp, dùng từ chuẩn xác, lời văn trong sáng, diễn đạt lưu loát, hấp dẫn, trình bày mạch lạc, sáng sủa, có tính sáng tạo. * Hướng dẫn chấm. - Mức tối đa: đảm bảo đúng kiểu bài, bố cục rõ ràng, diễn đạt lô gíc. - Mức chưa tối đa: đảm bảo đúng kiểu bài nhưng chưa làm nổi bật vấn đề cần giải thích, bố cục tương đối rõ ràng, nhưng còn mắc lỗi diễn đạt, liên hệ và giải thích chưa thuyết phục. - Mức không đạt: viết sai kiểu bài hoặc lạc đề. * Lưu ý: Trong quá trình chấm giáo viên cần tôn trọng tính sáng tạo của học sinh, chấp nhận cách diễn đạt khác, cách thể hiện khác mà vẫn đảm bảo hợp lí theo chuẩn kiến thức kĩ năng của kiểu bài.. 0,75đ. 0,5đ. 1,0đ.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> TRƯỜNG THCS LAO XẢ PHÌNH TỔ KHOA HỌC XÃ HỘI Đề chính thức - Đề 02 (Đề kiểm tra có 01 trang). ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II Năm học: 2014 – 2015 Môn: Ngữ văn - Lớp 7 Thời gian 90 phút (Không kể thời gian giao đề) ĐỀ BÀI. Câu 1 ( 2,0 điểm ). a. Câu đặc biệt là kiểu câu có cấu tạo khác với kiểu câu bình thường như thế nào? b. Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới. “ Trời ơi!” , cô giáo tái mặt và nước mắt giàn giụa. Lũ nhỏ cũng khóc mỗi lúc một to hơn. (Khánh Hoài) ? Cho biết câu in đậm trong đoạn văn trên thuộc kiểu câu gì? Tác dụng của việc sử dụng kiểu câu đó trong đoạn văn trên? Câu 2 (3,0điểm) a, Trình bày hiểu biết của em về thể loại văn học dân gian Tục ngữ ? b, Xác định giá trị nội dung của văn bản: “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” ? Câu 3 (5,0điểm) Hãy giải thích câu tục ngữ: "Thất bại là mẹ thành công". -------------- Hết ----------Giáo viên coi kiểm tra không giải thích gì thêm.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> TRƯỜNG THCS LAO XẢ PHÌNH TỔ KHOA HỌC XÃ HỘI Đề 02 Câu 1 (2,0điểm). 2 (3,0điểm). HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II Năm học: 2014 – 2015 Môn: Ngữ văn - Lớp 7. Đáp án a. Đáp án: Câu đặc biệt là loại câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ. Hướng dẫn chấm: - Mức tối đa: trả lời đúng được 1,0 điểm. - Mức tối đa: trả lời thiếu hoặc không đúng trừ 0,25 điểm. - Mức không đạt: trả lời sai không được điểm. b, Đáp án: Câu in đậm trong đoạn văn trên thuộc kiểu câu đặc biệt. - Tác dụng : câu đặc biệt trong đoạn văn trên dùng để bộc lộ cảm xúc. Hướng dẫn chấm: - Mức tối đa: trả lời đúng mỗi ý được 0,5 điểm. - Mức tối đa: trả lời thiếu hoặc không đúng trừ 0,25 điểm. - Mức không đạt: trả lời sai không được điểm a, Đáp án: - Tục ngữ: là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt (tự nhiên, lao động sản xuất, xã hội...), được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hàng ngày. - Đây là một thể loại văn học dân gian. Hướng dẫn chấm: - Mức tối đa: trả lời đúng mỗi ý được 0,5 điểm.. Điểm 1,0đ. 0,5đ 0,5đ. 0,5đ 0,5đ.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> 3 (5,0điểm). - Mức chưa tối đa: trả lời không đủ nội dung mỗi ý trừ 0,25điểm. - Mức không đạt: trả lời sai hoặc trả lời không được điểm. b, Đáp án: - Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước, đó là truyền thống quý báu. 0,5đ - Truyền thống yêu nước của dân ta đã được chứng minh qua lịch sử dựng nước và giữ nước. 0,5đ - Biểu hiện cho lòng yêu nước trong giai đọan hiện tại: cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp của nhân dân ta. 0,5đ - Nhiệm vụ của Đảng trong việc phát huy hơn nữa truyền thống yêu nước của toàn dân: biểu dương tất cả những biểu hiện khác nhau của lòng yêu nước; tuyên truyền, tổ chức,lãnh đạo, để mọi người đóng góp vào công cuộc kháng chiến. 0,5đ Hướng dẫn chấm: - Mức tối đa: trả lời đúng được 0,5 điểm. - Mức chưa tối đa: trả lời không đủ nội dung mỗi ý trừ 0,25điểm. - Mức không đạt: trả lời sai hoặc trả lời không được điểm. a, Mở bài. - Giới thiệu câu tục ngữ: " Thất bại là mẹ thành công " - Ý nghĩa của câu tục ngữ 0,25đ b, Thân bài. 0,25đ - Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ; + Từ “mẹ”ở đây chỉ có nghĩa là điều sinh ra điều làm nên 0,25đ + Qua câu T " hất bại là mẹ thanh công"người xưa muốn nói "thất bại sẽ sinh ra thành công, sự thất bại có thể giúp cho côn người ta làm nên những thành công" 0,25đ - Vì sao người xưa lại nói như vậy: + Sự thất bại giúp ta hiểu rõ hơn bản chất công việc ta phải làm, giúp ta có thêm kinh nghiệm, còn giúp ta rèn ý chí. 0,5đ - Ta phải vận dụng câu tục ngữ như thế nào trong đời sống: + Ta không nên ngã lòng trước thất bại, thắng không nên kiêu, thua không nên nản..... 0,75đ + Ta cũng cần tỉnh táo rút kinh nghiệm vì sao thất bại, để từ đó tìm tòi những con đường mới đưa ta tới thành công..... 0,75đ c, Kết bài. - Khẳng định lại vấn đề: phải tự rèn luyện để có bản lĩnh trong cuộc sống không nên chạy theo những cám dỗ vật chất, nên sống có văn hóa nghiêm khắc với bản thân, có thái độ rõ ràng trước mọi vấn đề tiếp diễn trong đời sống hàng ngày. 0,5đ * Điểm kĩ năng (Hình thức): - Viết đúng đặc trưng của kiểu bài văn, làm nổi bật được vấn đề cần cần giải thích, viết đúng chính tả, ngữ pháp, dùng.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> từ chuẩn xác, lời văn trong sáng, diễn đạt lưu loát, hấp dẫn, trình bày mạch lạc, sáng sủa, có tính sáng tạo. * Hướng dẫn chấm. - Mức tối đa: đảm bảo đúng kiểu bài, bố cục rõ ràng, diễn đạt lô gíc. - Mức chưa tối đa: đảm bảo đúng kiểu bài nhưng chưa làm nổi bật vấn đề cần giải thích, bố cục tương đối rõ ràng, nhưng còn mắc lỗi diễn đạt, liên hệ và giải thích chưa thuyết phục. - Mức không đạt: viết sai kiểu bài hoặc lạc đề. * Lưu ý: Trong quá trình chấm giáo viên cần tôn trọng tính sáng tạo của học sinh, chấp nhận cách diễn đạt khác, cách thể hiện khác mà vẫn đảm bảo hợp lí theo chuẩn kiến thức kĩ năng của kiểu bài.. 1,0đ.

<span class='text_page_counter'>(12)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×