Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.44 KB, 3 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>TIẾT 2: Ngày soạn: 25/ 8/ 2013 Ngày dạy: 26/ 8/ 2013 Bài 2: SIÊNG NĂNG, KIÊN TRÌ (tiết 1) I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu thế nào là siêng năng, kiên trì. 2. Kỹ năng: Tự đánh giá được hành vi của bản thân và của người khác về siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động; Biết siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động và các hoạt động sống hằng ngày. 3. Thái độ: Biết quý trọng những người siêng năng, kiên trì, không đồng tình với những biểu hiện của sự lười biếng, hay nản lòng. II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục: - Kĩ năng xác định giá trị. - Kĩ năng tư duy phê phán. III. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực: - Nghiên cứu trường hợp điển hình. Thảo luận nhóm. Động não. Trình bày 1 phút. Chúng em biết 3. IV. Phương tiện dạy học: SGK, SGV, SCKTKN, tranh, chuyện về những thần đồng… V. Tiến trình dạy học. 1. Ổn định. 2. Kiểm tra bài cũ. - Muốn có sức khoẻ tốt chúng ta cần phải làm gì? - Hãy kể một vài việc làm chứng tỏ em biết chăm sóc sức khoẻ cho bản thân? - Kiểm tra việc xây dựng KH rèn luyện SK của một số HS. 3. Bài mới: a. Khám phá. Tình huống: Ngày nào củng thế, dù bận đến mấy thì sau bữa cơm cùng cả nhà Loan cũng đều rửa bát. Loan còn thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, cho gà ăn và giúp mẹ nhặt rau để nấu bữa cơm chiều. Ai cũng khen Loan siêng năng và ngoan ngoãn. Vậy mà bạn Bích lại nói đấy không phải là siêng năng, vì chỉ có học sinh chăm học mới được coi là người siêng năng. Theo em, Bich suy nghĩ và nói như vậy có đúng không ? - HS suy nghĩ trả lời. - GV vậy Siêng năng kiên trì là gì? Có cần thiết với mọi người không? Chúng ta cùng tìm hiểu qua tiết học hôm nay. b. Kết nối: Hoạt động của thầy trò Nội dung kiến thức cơ bản *Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện đọc 1. Thế nào là siêng năng, kiên trì? SGK và hình thành khái niệm. * Tìm hiểu truyện “Bác Hồ tự học ngoại ngữ”:.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> - Gọi 1 HS đọc truyện SGK. Gv: Bác Hồ của chúng ta sử dụng được bao nhiêu thứ tiếng nước ngoài? Gv: Vì sao Bác nói được nhiều thứ tiếng như vậy? GV: Bác đã gặp những khó khăn gì trong quá trình tự học? Gv: Bác đã khắc phục những khó khăn đó như thế nào? Gv: Cách học của Bác thể hiện đức tính gì? Gv: Thế nào là siêng năng? Gv: - Yêu cầu mỗi HS tìm 2 ví dụ thể hiện siêng năng trong học tập và trong lao động? Gv: Trái với siêng năng là gì? Cho ví dụ?. a. Siêng năng là đức tính của con người, biểu hiện ở sự cần cù, tự giác, miệt mài, làm việc thường xuyên đều đặn, không tiếc công sức.. - Trái với siêng năng là: lười biếng, không muốn làm việc, hay lần lữa, trốn tránh công việc, ỷ lại, đùn đẩy việc cho người khác. Gv: Thế nào là kiên trì? b. Kiên trì là quyết tâm làm đến cùng không bỏ dỡ giữa chừng dù có gặp khó Gv: Trái với kiên trì là gì? Cho ví dụ? khăn, gian khổ hoặc trở ngại. Gv: Nêu mối quan hệ giữa siêng năng và - Trái với kiên trì là: nãn lòng, chống kiên trì? chán, thiếu quyết tâm. * Hoạt động 2: Thảo luận nhóm. - GV chia HS thành 3 nhóm thảo luận theo 3 nội dung sau: Nhóm 1: Kể tên những người em biết mà nhờ có tính siêng năng, kiên trì đã thành công xuất sắc trong sự nghiệp. Nhóm 2. Kể 3 việc làm thể hiện sự siêng năng, kiên trì . Nhóm 3. Cần phải siêng năng, kiên trì trong những công việc nào? - HS thảo luận. - Đại diện nhóm trình bày, lớp nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét. - GV cho HS xem tranh “những tấm gương siêng năng, kiên trì” và lấy thêm một vài ví dụ minh họa. c. Thực hành, luyện tập: * HĐ 3: Hướng dẫn HS làm bài tập,.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Cho học sinh làm bài tập a SGK trang 7, bài tập 11,12,13 sách. TKTDGTC/15,16. - HS trình bày, lớp nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, ghi điểm. Gv: Điều quan trọng nhất các em học đuợc hôm nay là gì? Theo các em, vấn đề gì là quan trọng nhất mà chưa được giải đáp?... ( HS suy nghĩ, trình bày trong 1 phút) 4. Củng cố, vận dụng: * Cho HS sắm vai theo tình huống sau: Chuẩn bị cho giờ kiểm tra văn ngày mai, Tuấn đang ngồi ôn bài thì Nam và Hải đến rủ đi đánh điện tử. Nếu em là Tuấn em sẽ làm gì? - GV chia lớp thành 3 nhóm phân công sắm vai. - Gọi 1 nhóm trình bày. - Lớp nhận xét. - GV nhận xét và kết luận toàn bài. 5. Hướng dẫn về nhà: - Học bài cũ; làm bài tập b,c SGK. - Xem tiếp phần còn lại của bài. - Tìm những tấm gương siêng năng, kiên trì trong cuộc sống. VI. Rút kinh nghiệm tiết dạy: ..................................................................................................................................... ......................................................................................................................................
<span class='text_page_counter'>(4)</span>