Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

skkn the duc tieu hoc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (58.46 KB, 8 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHẦN A. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Bác Hồ ta có nói : “Sức khỏe là vàng lao động là vinh quang” Sức khỏe - trí tuệ, những thứ quí giá nhất của mỗi con người và mỗi quốc gia. Làm việc gì cũng cần có sức khỏe, với phương châm khỏe để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Mỗi người dân khỏe mạnh là tổ quốc khỏe mạnh… Sống và rèn luyện theo gương Bác Hồ vĩ đại “Sống vui sống khỏe sống có ích”. Muốn có được sức khỏe không chỉ cần có dinh dưỡng và vệ sinh tốt mà cần phải kiên trì tập luyện thể dục thể thao. Tập luyện thể dục thể thao góp phần tích cực nâng cao sức khỏe, thể lực, giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống lành mạnh, làm phong phú đời sống văn hóa, tinh thần, nâng cao năng suất lao động và sức chiến đấu của nhân dân ta, góp phần tạo nên con người Việt Nam mới ở thế kỷ XXI . Vận dụng theo câu nói của Bác từ đó chúng ta có thể khẳng định được rằng vai trò của thể dục thể thao rất quan trọng. Bên cạnh việc đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài là quốc sách hàng đầu trong công tác giáo dục thế hệ trẻ. Thế hệ trẻ chúng ta hôm nay và mai sau sẽ trở thành những con người phát triển toàn diện trên tất cả lĩnh vực có trình độ kiến thức nhất định thì không thể thiếu sức khỏe. Giáo dục là một trong những nhiệm vụ trọng tâm là quốc sách hàng đầu trong công tác đào tạo thế hệ trẻ. Thấm nhuần lời dạy của Chủ Tịch Hồ Chí Minh “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người” cho thấy được nhà nước ta hết sức quan tâm đến công tác giáo dục, sự quan tâm đó được thể hiện rõ trong các nghị quyết của Đảng, văn bản của nhà nước, đặc biệt quan trọng nhất là ở hội nghị trung ương IV khóa VI “Cùng với khoa học giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu đó là động lực thúc đẩy và là một điều kiện cơ bản, đảm bảo việc thực hiện những mục tiêu kinh tế xã hội, xây dựng và bảo vệ đất nước”. Góp phần để thực hiện mục tiêu của sự nghiệp giáo dục và đào tạo chuẩn. bị hành trang cho thế hệ trẻ bước vào thế kỉ XXI là vấn đề cần thiết quan.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> trọng không những nước ta mà còn ở các nước phát triển trên thế giới đã được đảng và nhà nước quan tâm đó là vấn đề có tính chiến lược nhằm mục đích phát triển con người toàn diện “Phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức” là mục đích của toàn Đảng toàn dân và là điều Bác Hồ mong ước. Cùng với sự quan tâm đó Thể dục thể thao nói chung trong đó giáo dục thể chất nói riêng là bộ phận không thể thiếu của nền giáo dục nước nhà. Giáo dục thể chất ngày càng chiếm một vị trí quan trọng trong nền giáo dục ở nước ta. Mục tiêu của nền giáo dục thể chất là đào tạo con người phát triển toàn diện. Đào tạo những chủ nhân tương lai của đất nước, hội tụ những phẩm chất tài đức vẹn toàn, nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hoá đất nước. Trong giai đoạn hiện nay mục tiêu giáo dục thể chất trong nhà trường nhằm góp phần thực hiện mục tiêu của sự nghiệp giáo dục đào tạo.Với yêu cầu ngày càng cao của xã hội về thể dục thể thao đòi hỏi nhà trường phổ thông phải nâng cao chất lượng đào tạo. Đối với từng môn học mỗi môn học đều có tính đặc thù riêng, đều có những ưu điểm và những hạn chế nhất định chính vì thế môn Thể dục là môn không thể thiếu ở các trường THCS và việc phát triển các tố chất lại càng không thể không có được. Điền kinh có lịch sử phát triển lâu đời, có nhiều nội dung và được đưa vào thi đấu chính thức ngay từ thế vận hội đầu tiên. Điền kinh là nền tảng phát triển các tố chất thể lực, và là cơ sở để phát triển các môn thể thao khác. Điền kinh bao gồm các hoạt động như: đi, chạy, nhảy, ném, đẩy,... Chạy là một trong những kỹ năng vận động cơ bản của con người, có giá trị thực dụng lớn, đồng thời cũng là biện pháp rất có hiệu quả để tăng cường sức khỏe và phát triển toàn diện cơ thể. Chạy cự ly ngắn thuộc nhóm hoạt động có chu kỳ của điền kinh. Cho nên chạy cự ly ngắn không chỉ là môn có sức hấp dẫn mạnh mẽ nhất mà còn là phương pháp tuyệt vời để phát triển sức mạnh, sức nhanh cho các môn thể.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> thao khác. Chạy cự ly ngắn được xem là nội dung chủ yếu của chương trình nội khóa. Thông qua thành tích chạy cự ly ngắn, người ta có thể đánh giá được phần nào trình độ điền kinh nói riêng và trình độ thể dục thể thao nói chung. Những năm gần đây, Bộ giáo dục và đào tạo không ngừng nghiên cứu, cải tiến nội dung, đổi mới chương trình, phương pháp giảng dạy Thể dục trong trường học các cấp. Trong đó điền kinh là một trong những nội dung cơ bản không thể thiếu của hầu hết các chương trình giáo dục thể dục ở các trường phổ thông. Giảng dạy chạy cự ly ngắn không chỉ dạy về kỹ thuật động tác mà còn phải phát triển sức mạnh, sức nhanh để nâng cao thành tích cho học sinh. Vì thế có rất nhiều bài tập được vận dụng trong quá trình dạy môn chạy cự ly ngắn. Thông qua kết quả chạy cự ly ngắn ở các lần thi đấu hội khỏe phù đổng hằng năm ở trường, huyện, thị, tỉnh tổ chức, tôi nhận thấy rằng thành tích đạt được ở các lần thi đấu ấy còn hạn chế do nhiều nguyên nhân, trong đó có một phần không nhỏ là do phương pháp giảng dạy chưa hợp lý nên chưa phát huy hết những khả năng tiềm ẩn của học sinh. Trước những yêu cầu này, đòi hỏi những người làm công tác giảng dạy thể dục thể thao ở cấp học trung học cơ sở, phải tìm ra những bài tập bổ trợ hợp lý để giảng dạy. Trước hết là nâng cao sức khỏe cho các em học sinh và sau đó là nguồn để đào tạo những vận động viên có đẳng cấp cho đất nước. Để việc vận dụng hệ thống các bài tập chuyên môn cho học sinh một cách có hiệu quả, phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường và đặc điểm tâm lý, lứa tuổi học sinh tôi chọn đề tài: “NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG MỘT SỐ BÀI TẬP NHẰM NÂNG CAO THÀNH TÍCH CHẠY 60M CHO HỌC SINH LỚP 7 TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN ” 2. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 7A1 Trường THCS Thị Trấn Châu Thành 3. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu:.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> 3.1. Phạm vi nghiên cứu: Nội dung: Chạy cự ly ngắn, chương trình thể dục lớp 7. 3.2. Kế hoạch nghiên cứu: Từ tháng 09 năm 2010 đến tháng 03 năm 2011 TT Nội dung công việc Thời gian Bắt đầu Kết thúc 01 Chọn vấn đề, xác định vấn đề nghiên cứu. 09/2010 09/2010 02 Nghiên cứu tài liệu 09/2010 02/2011 03 Xây dựng đề cương. 09/2010 09/2010 04 Tiến hành kiểm tra lấy số liệu lần 1 09/2010 09/2010 05 Tổ chức thực nghiệm 09/2010 11/2010 06 Tiến hành kiểm tra lấy số liệu lần 2 11/2010 11/2010 07 Hoàn chỉnh đề tài 03/2011 03/2011 4. Phương pháp nghiên cứu: 4.1. Phương pháp tham khảo tài liệu: Mục đích của phương pháp này là ghi chép, phân tích, tổng hợp có. chọn lọc các tài liệu có liên quan đến các vấn đề giảng dạy môn điền kinh nói chung và môn chạy cự ly ngắn nói riêng, nhằm hình thành cơ sở lý luận, xây dựng đề cương, phương pháp đánh giá … 4.2. Phương pháp kiểm tra sư phạm: Dùng phương pháp này lấy số liệu về thành tích chạy 60 m. * Chạy 60 m xuất phát cao (s): - Mục đích: Dùng để đánh giá sức nhanh. - Phương pháp kiểm tra và công nhận thành tích: Người được kiểm tra sẽ đứng ở tư thế xuất phát cao. Khi nghe lệnh xuất phát thì nhanh chóng rời khỏi vạch xuất phát và chạy nhanh về đích. Mỗi học sinh sẽ thực hiện hai lần, lấy thành tích ở lần thực hiện cao nhất. 4.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Được sử dụng nhằm mục đích đưa các nhân tố mới nghiên cứu vào thực tiễn giảng dạy. Qua thực nghiệm góp phần làm sáng tỏ những yếu tố tác động trực tiếp tới kết quả tập luyện của đối tượng nghiên cứu. Sau khi đã lựa chọn các bài tập tôi sẽ tổ chức tập luyện cho nhóm đối tượng thực nghiệm trong chương trình. Sau khi thực nghiệm sẽ kiểm tra.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> thành tích của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng. Nhằm đánh giá hiệu quả của các bài tập đã chọn trên những đối tượng cụ thể trong tổ chức thực nghiệm, tôi chọn: - Học sinh lớp 7A1 trường THCS Thị Trấn để thực nghiệm được tập thêm các bài tập bổ trợ. - Học sinh lớp 7A2 trường THCS Thị Trấn để đối chứng được học theo chương trình chính khóa tại trường. PHẦN B. NỘI DUNG 1.Cơ sở lí luận: 1.1.Cơ sở lí luận về bài tập thể lực chuyên môn trong chạy cự ly ngắn: Giáo dục thể chất là một quá trình giáo dục nhằm hoàn thiện về mặt thể chất con người, nhằm hình thành và củng cố những kỹ năng, kỹ xảo vận động cơ bản trong đời sống con người, cùng những hiểu biết có liên quan đến những kỹ năng, kỹ xảo đó. Trong thể dục thể thao nói chung và điền kinh nói riêng, các bài tập thể dục thể thao được coi là phương tiện chủ yếu và chuyên biệt, tác động đến đối tượng tập luyện nhằm đạt được mục đích giáo dục thể chất. Dựa theo các quan điểm khác nhau, các bài tập thể dục thể thao dùng trong giảng dạy, huấn luyện được phân loại theo nhiều cách khác nhau. Một trong những cách phân loại phổ biến là phân thành các bài tập nhằm tạo điều kiện cho việc nắm vững kỹ thuật động tác (bài tập bổ trợ) và các bài tập thể lực chuyên môn nhằm phát triển các tố chất thể lực: sức nhanh, sức mạnh, sức bền,…Trên thực tế các tố chất này thể hiện dưới dạng tổng hợp gắn liền với nhau. Tuy nhiên, trong cự ly ngắn thì sức mạnh tốc độ và sức nhanh thể hiện rõ ràng hơn. Để đạt được thành tích cao trong chạy cự ly ngắn thì cần phối hợp có hiệu quả và sử dụng các bài tập huấn luyện về sức mạnh tốc độ, sức nhanh…Phải được lựa chọn phù hợp với lứa tuổi, giới tính và điều kiện cơ sở vật chất ở từng địa phương. 1.2. Nguyên lý kỹ thuật và tác dụng tập luyện môn chạy cự ly ngắn. 1.2.1. Nguyên lý kỹ thuật chạy cự ly ngắn: Môn chạy cự ly ngắn có các cự ly 60m, 100m, 200m, 400m. Chạy cự ly ngắn là một hoạt động có tính chu kỳ, có cường độ tối đa, chủ yếu phát triển sức mạnh bền tốc độ. Đặc điểm chung của cự ly ngắn là tốc độ cao nhất, cường độ lớn nhất và thời gian ngắn nhất. Một chu kỳ hoạt động trong chạy cự ly ngắn đều có hai bước chạy, bao gồm 4 thời kỳ: chống tựa.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> của một chân, bay, chống tựa của chân kia, bay. Mỗi thời kỳ chống tựa có 2 giai đoạn: Giai đoạn chống trước: Từ khi chân lăng mới tiếp xúc xuống mặt đất tới khi tổng trọng tâm của cơ thể dọi thẳng góc xuống chân chống tựa (thời điểm thẳng đứng). Giai đoạn chống sau: Từ khi tổng trọng tâm thân thể dọi thẳng góc xuống chân chống tựa (thời điểm thẳng đứng) tới khi chân chống tựa đạp sau rời khỏi mặt đất. Bước chạy càng tích cực, tốc độ càng nhanh thì thời kỳ bay trên không càng ngắn, hệ số tích cực của bước chạy càng nhỏ. Như vậy, muốn chạy nhanh phải giảm thời gian bay trên không. Hay nói cách khác, trong giai đoạn chống sau, phải giảm tốc độ đạp sau và tăng lực đạp sau, để đưa cơ thể chuyển động nhanh về phía trước. Ở giai đoạn chống sau, các cơ duỗi chân chống tựa phải hoạt động rất tích cực theo chế độ khắc phục đạp thẳng hết chân. Các cơ chân kia (chủ yếu là cơ tứ đầu đùi) cũng phải hoạt động tích cực, để phối hợp đánh đùi về phía trước lên trên. Muốn đánh đùi của chân lăng tích cực và nhanh, cẳng chân phải theo quán tính gập sát với đùi trên để rút ngắn bán kính chuyển động, tăng tốc độ góc. Ngoài hoạt động của hai chân còn có sự phối hợp hiệu quả của các cơ tham gia đánh tay và các cơ tham gia giữ thân trên ở vị trí hợp lý. Giai đoạn chống sau có liên quan mật thiết hữu cơ với giai đoạn chống trước, giai đoạn chống trước lại có quan hệ mật thiết với thời kỳ bay. Trong khi chạy xuất phát thấp, thân người ngã nhiều về phía trước. Ở các bước đầu, chân chống tựa đặt phía sau điểm dọi của trọng tâm cơ thể, ít bị tác động bất lợi của phản lực chống tựa. Trọng tâm cơ thể cao nhất ở thời kỳ bay và thấp nhất ở thời kỳ chống tựa. Trọng tâm cơ thể càng ít di động thì tốc độ càng cao. Trong quá trình chạy, tốc độ bước chạy phụ thuộc vào tần số bước và độ dài bước. Những công trình nghiên cứu chưa nhất trí khẳng định: Tốc độ trong chạy cự ly ngắn phụ thuộc vào tần số bước chạy hay độ dài bước. Tuy nhiên một số công trình nghiên cứu gần đây khẳng định tốc độ bước chạy phụ thuộc vào tần số bước chạy với độ dài bước thích hợp. Động tác chạy phải hết sức thoải mái, không bị căng thẳng, kết hợp tốt việc phối hợp bước chạy với hô hấp. 1.3. Đặc điểm tâm - sinh lý và phát triển thể chất của học sinh THCS lứa tuổi 12 – 13:.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> 1.3.1. Đặc điểm tâm lý: Các em có những bước phát triển nhảy vọt về thể chất lẫn tinh thần. Các em đang tách dần khỏi thời kỳ thơ ấu để chuyển sang giai đoạn trưởng thành. Các em không còn là trẻ em nữa, nhưng cũng chưa phải là người lớn. Do đó các nhà tâm lý học thường gọi giai đoạn này là thời kỳ quá độ chuyển từ trẻ con sang người lớn. Trong giai đoạn này trẻ em được hình thành những phẩm chất về trí tuệ, tình cảm, ý chí. Đặc trưng của giai đoạn này là sự phát dục còn gọi là tuổi dậy thì, nó ảnh hưởng không nhỏ đến cá tính các em. Tuổi dậy thì đã đem lại cho các em nhiều cảm xúc, ý nghĩ, hứng thú, tính cách…mới mẻ mà trước đây các em chưa ý thức được. Trong quan hệ với người xung quanh các em cũng gần gũi hơn. Các em muốn làm người lớn, biết lo lắng trách nhiệm, hăng hái nhiệt tình đi tìm cái mới. Tuy nhiên các em chưa có kinh nghiệm tự lượng sức mình, dễ lẫn lộn giữa tình cảm và liều lĩnh, giữa khiêm tốn và nhu nhược. Các em đòi hỏi người lớn phải công nhận khả năng và tôn trọng nhân cách của mình. Tính độc lập ở lứa tuổi này cũng phát triển. Các em có thể gánh vác nhiều công việc gia đình, nhà trường và xã hội. Các em có khả năng tổ chức tập thể tự quản. Song không phải lúc nào các em cũng có quan điểm đúng đắn, vì thế chúng ta cần đánh giá đúng tính độc lập của các em Hơn lứa tuổi nào hết, sự phát triển trẻ em ở lứa tuổi này mang tính độc đáo nổi bật, nhất là tính chất quá độ “ Vừa trẻ con, vừa người lớn”. 1.3.2. Đặc điểm sinh lý: Ở lứa tuổi này diễn ra quá trình phát dục mạnh mẽ. Cơ thể các em phát triển nhanh, mạnh nhưng mất cân đối giữa các mặt đòi hỏi các nhà. giáo dục phải biết chăm sóc các em thật chu đáo. Thiếu tập thể dục, vệ sinh, nghỉ ngơi không hợp lý sẽ dẫn đến những nguy hại không nhỏ sau này. Học tập và lao động quá sức dễ bị gây bệnh. Nếu có biện pháp đúng sẽ phát triển được nhiều tài năng ở lứa tuổi này, kể cả những tài năng thể thao. Dưới ảnh hưởng của tập luyện, cơ thể học sinh có khả năng thực hiện một hoạt động cơ bắp nhất định với thành tích cao. Đó là quá trình tạo cho con người thích nghi với hoạt động cơ bắp, nhờ hoàn thiện sự điều khiển và phối hợp hoạt động giữa các hệ chức năng, trên cơ sở những biến đổi về cấu tạo, chức phận và sinh hóa trong cơ thể. * Hệ thần kinh:.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Ở học sinh cấp II, quá trình hưng phấn vẫn chiếm ưu thế so với quá trình ức chế. Sự phối hợp động tác ở lứa tuổi này vẫn còn kém, động tác cứng, vụn về. Mặc dù các biểu hiện trên chỉ mang tính tạm thời, song vẫn cần được chú ý trong tập luyện thể dục thể thao. Khả năng phân tích tổng hợp của các em còn thấp nhưng sâu sắc hơn tuổi nhi đồng, dễ thành lập phản xạ. Xong cũng dễ bị phai mờ, vì thế các em dễ tiếp thu nhưng chóng quên. Hệ thần kinh thực vật của các em còn yếu, các dấu hiệu về kích thích cảm giác tăng lên, các biểu hiện chủ quan, lo lắng rất hay gặp. Một số em hay xuất hiện đau đầu một cách vô cớ, chóng mệt mỏi, dễ bị chấn thương tinh thần khi bị rối loạn giấc ngủ, do làm việc nặng nhọc, hay học tập quá sức. * Trao đổi chất và năng lượng: Đặc điểm chính của lứa tuổi này là quá trình đồng hóa chiếm ưu thế so với quá trình dị hóa, do nhu cầu phát triển và hình thành cơ thể. Cơ thể các em đang phát triển cần nhiều đạm, nhu cầu đạm cao cả về số lượng và chất lượng. Ngược lại nhu cầu về đường và mỡ giảm dần theo lứa tuổi. Sự điều hòa trao đổi đường ở cơ thể các em kém hoàn thiện hơn so với người lớn. Nước và chất khoáng có ý nghĩa quan trọng đối với cơ thể các em..

<span class='text_page_counter'>(9)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×