Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tài liệu Tìm hiểu về Mainboad - Phương pháp kiểm tra đèn Mosfet trên Mainboard ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (315.9 KB, 7 trang )

Tìm hiểu về Mainboad
Phương pháp kiểm tra đèn Mosfet trên Mainboard

Trên Mainboard ta thường thấy đèn Mosfet được sử dụng
rất nhiều, chúng được sử dụng trong mạch điều khiển
nguồn cấp cho CPU, cho Chipset và RAM

Kiến thức về Mainboard



Đèn Mosfet trên Mainboard
Chức năng của đèn Mosfet trên Mainboard
Trên Mainboard ta thường thấy đèn Mosfet được sử dụng rất nhiều, chúng được sử dụng
trong mạch điều khiển nguồn cấp cho CPU, cho Chipset và RAM
Cấu tạo của đèn Mofet
Đèn Mosfet được cấu tạo từ các chất bán dẫn N-P-N , chúng được cấu tạo bởi 3 cực:
- Cực nền (Drain) - D
- Cực nguồn (Source) - S
- Cực cổng (Gate) - G

Đặc điểm của đèn Mosfet ngược (dùng trên Mainboard)
- Từ chân G sang chân S là cách điện
- Từ chân G sang chân D là cách điện
- Từ chân D sang chân S (khi cấp dương vào D) thì còn phụ thuộc vào điện áp chân G
Nếu điện áp chân G > điện áp chân S thì đèn dẫn (khi cấp dương vào D, âm vào S)
Nếu điện áp chân G < = điện áp chân S thì đèn tắt
=> Như trên là đèn tốt.
Các trường hợp đèn hỏng
- Nếu đo từ chân G sang chân S mà có trở kháng thấp => là đèn chập G-S
- Nếu đo từ chân G sang chân D mà có trở kháng thấp => là đèn chập G-D


- Nếu điện áp chân G dương hơn chân S mà đèn không dẫn (khi cấp dương vào D, âm
vào S) => là đèn đứt D-S
- Nếu điện áp chân G nhỏ hơn hoặc bằng
điện áp chân S mà đèn vẫn dẫn => là đèn bị
chập D-S
Nguyên lý hoạt động của đèn Mosfet (Cập nhật file flash sau)
Phương pháp đo kiểm tra đèn Mosfet trên Mainboard4.1 - Đo xem đèn Mosfet có bị
chập không ?
- Khi đo trực tiếp các đèn Mosfet trên Mainboard, bạn chỉ xác định được là đèn có bị
chập hay không chứ không xác định được chất lượng của đèn
- Cách đo như hình minh hoạ dưới đây.
Gi
ải thích kết quả của phép đo như sau:
- Khi đo trực tiếp Mosfet trên Mainboard bạn để đồng hồ ở thang X 1
- Đo vào cực D và cực S , đảo chiều que đo hai lần
=> Nếu hai chiều đo thấy :
- Một chiều kim chỉ lên một chút
- Một chiều lên gần hết thang đo
=> Là đèn có D - S không bị chập
=> Nếu cả hai chiều đo thấy kim lên bằng 0 Ω là Mosfet bị chập D - S
Nh
ư minh hoạ ở trên ta thấy rằng
- Đèn số 1 - không bị chập
- Đèn số 2 - bị chập D - S
4.2 - Đo kiểm tra chất lượng của đèn Mosfet
- Để kiểm tra được chất lượng của đèn, bạn cần tháo hai chân G và S ra khỏi mạch in, sau
đó chỉnh đồng hồ ở thang 1 KΩ và đo như sau:
(Cập nhật file flash sau)
Các trường hợp sau là đèn Mosfet bị hỏng
- Đo gi

ữa G và S thấy có trở kháng thấp => Là đèn bị dò hoặc chập G-S
- Đo giữa G và D thấy có trở kháng thấp => Là đèn bị dò hoặc chập G-D
- Sau khi đã nạp dương cho G (để mở đèn) mà đo ngược D-S đèn không dẫn => Là đứt
D-S
- Sau khi đã nạp âm cho G (để khoá đèn) mà đo ngược D-S đèn vẫn dẫn là chập D-S
Lưu ý: Khi đo chất lượng đèn chỉ cho kết quả chính xác khi bạn gỡ chân G và S ra khỏi
mạch in
Ứng dụng của đèn Mosfet trên Mainboard5.1 - Mosfet được sử dụng để khuếch đại
dòng điện trong các mạch ổn áp

Ở trên là mạch ổn áp nguồn cho RAM, Mosfet đóng vai trò khuếch đại dòng điện, IC
khuếch đại thuật toán LMV358 thực hiện điều khiển điện áp ở chân G, mạch có tác dụng
cung cấp một điện áp ổn định với dòng điện tương đối lớn.
5.2 - Mosfet kết hợp với cuộn dây thực hiện đóng mở điện áp một chiều thành dạng
xung có rộng xung thay
đổi được từ đó có thể tăng hay giảm điện áp đầu ra so với
điện áp đầu vào theo ý muốn.
Hoạt độ
Mosfet t
5.3 - Mo
ng ngắt mở
trog mạch ổ
osfet nhỏ đ
ở của Mosfe
ổn áp nguồn
được sử dụn
et trong mạc
n cấp cho C
ng thay cổn
ch hạ áp

CPU (mạch
ng đảo

VRM)


Các Mosfet nhỏ trên Mainboard được sử dụng để thay thế các cổng đảo, khi chân G có
điện (giá trị logic 1)
thì Mosfet dẫn và chân D mất điện áp (cho giá trị logic 0) và ngược lại
Đặc điểm của các đèn Mosfet trên Mainboard
- Đặc điểm của Mainboard là sử dụng điện áp thấp nhưng dòng lớn
Ví dụ: các đường điện áp
12V có dòng tiêu thụ khoảng 2 đến 3A
5V có dòng tiêu thụ khoảng 1A
3,3V có dòng tiêu thu khoảng 4A
CPU sử dụ
ng điện áp khoảng 1,5V nhưng có dòng tiêu thụ lên đến 10A
=> Vì vậy các đèn Mosfet trên Mainboard thường có điện áp chịu đựng thấp nhưng dòng
tiêu thụ lớn, bạn không thể sử dụng các đèn Mosfet trên Monitor để thay thế vào
Mainboard được.


Ví dụ 1
: Một đèn Mosfet trên Mainboard có các thông
số như sau:
- Điện áp chịu đựng giữa D - S chỉ có 30V
- Dòng đi qua mối D - S lên đến 42 A

×