Tải bản đầy đủ (.pdf) (1 trang)

niem phat vo tuong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (41.33 KB, 1 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>hoavouu.com. Niệm Phật Vô Tướng. NIỆM PHẬT VÔ TƯỚNG (Lí Luận và Nhập Môn Pháp Môn Niệm Phật Viên Thông của Bồ Tát Đại Thế Chí) Nguyên tác Hoa văn của Tiêu Bình Thật cư sĩ Cư sĩ Hạnh Cơ dịch ra Việt văn và chú thích bổ túc Cư sĩ Tịnh Kiên đọc và sửa chữa bản thảo Hội Cư Sĩ Phật Giáo Orange County in lần thứ nhất, California, 2006 { Xem bản PDF } TỰA “Niệm Phật” , đối với phần đông đệ tử Phật, là xưng niệm thánh hiệu Phật và Bồ-tát. Do đem tâm chí thành xướng niệm liên tục, hoặc mặc niệm, tin tưởng sâu xa, hướng về nương cậy, mà được Phật và Bồ-tát cảm ứng, hoặc trong âm thầm, hoặc hiện rõ hình tướng. Và mục đích chủ yếu rất phổ biến của họ là cầu mong cho mai sau, khi xả bỏ báo thân này, được nhờ Phật, Bồ-tát tiếp dẫn họ vãng sinh về cõi tịnh độ Cực-lạc. Nhưng thực ra, tịnh độ của chư Phật trong mười phương, kể cả tịnh độ của đức Thế Tôn Bổn Sư Thích Ca, là nhiều vô lượng vô số, không thể kể xiết, chứ đâu phải chỉ có một cõi nước Cực-lạc của đức Phật A Di Đà mà thôi! Ngoài ra, “tịnh độ” cũng có sự khác nhau giữa “duy tâm tịnh độ” và tịnh độ do chư Phật hóa hiện. Nếu nói một cách rộng rãi hơn, tất cả giáo pháp Phật giáo đại thừa, lẽ nào chỉ có một pháp môn Niệm Phật, lẽ nào chỉ có một pháp môn Tịnh Độ? Một cách phổ quát như mọi người đều biết: trì danh hiệu Phật, trì chú, lễ Phật, cúng dường, chỉ quán, trì giới, tụng kinh, xem kinh, chép kinh, giảng kinh, tham cứu [1] , tư duy, nhớ nghĩ v.v..., đều là mục đích của người học Phật nhằm tu hành, ngộ nhập tri kiến Phật, chứng nhập cảnh giới giải thoát, có được công đức Phật, thậm chí đi đến chỗ thành Phật, thành tựu cả bốn loại tịnh độ [2] . Đó là ý nghĩa rộng rãi của sự niệm Phật. Thật ra, Thiền và Tịnh Độ có mối liên hệ mật thiết không thể tách rời. Muốn được thành Phật, không phải chỉ trì niệm danh hiệu Phật là xong; mà quyết phải nhờ tới thiền định để khơi sáng tâm tánh. Sau địa vị Kiến-đạo [3] , mau chóng tiến lên địa vị Tu-đạo [4] , thì quả Phật đã gần kề. Nhưng muốn đạt địa vị Kiến-đạo, cần phải tham thiền, hoặc tu tập lí quán của pháp môn chỉ quán. Như thế tức là, không có định lực thì không thành tựu được việc gì, nhất là công phu trong động [5] . Mà người niệm Phật, muốn trì danh niệm Phật cho đến chỗ “nhất tâm bất loạn”, thì cũng cần có công phu. Nếu dùng cách trì danh niệm Phật và lễ Phật làm phương tiện, để đi vào pháp môn niệm Phật viên thông của Bồ-tát Đại Thế Chí, hoàn toàn không phải việc khó; thế thì việc vãng sinh về cõi tịnh độ Cực-lạc có thể nắm chắc được. Cũng có thể tham cứu niệm Phật: Nói rằng “Không nhờ phương tiện mà tâm tự sáng.”, không phải là không có thể. Nếu đem cái công phu bước đầu của pháp môn niệm Phật viên thông mà chuyển sang tham thiền, thì cánh cửa vô môn tự nhiên hiện rõ trước mắt; muốn được thấy rõ tâm tánh, cũng có hi vọng. Như thế có thể thấy, Thiền và Tịnh Độ khắng khít không thể phân li. Người đệ tử Phật, nếu có thể đem cái tinh yếu của Thiền Định mà tu tập pháp môn Tịnh Độ, và đem pháp môn tịnh độ trợ giúp thêm để thành tựu cái công phu trong động, thì bất luận là tu Thiền hay tu Tịnh, đều dồi dào công lực, mau chóng đạt được thành tích. Kẻ hậu học này đã không lượng sức học nông cạn của mình, dám nói lên cái nhìn của mình như trên, chỉ vì muốn đem cái kinh nghiệm hạn hẹp, cái văn bút thô lậu của mình mà bày tỏ lòng chí thành của kẻ quê mùa. Chỉ cầu mong lợi ích cho chúng sinh mà không kể gì cá nhân mình bị chê cười, cầm bút viết văn, để dành dần từng bài, cuối cùng thì thành sách. Ngoài những ý kiến thiển cận vừa nêu ở trước, sau đây xin sơ lược trình bày về duyên khởi của sách này, gọi là làm tỏ rõ gốc ngọn. Vào đầu năm 1987, kẻ hậu học này, nhân vì công việc quá bận rộn, đã không có thì giờ ngồi thiền, mỗi buổi tối tụng kinh Kim Cang thì vừa tụng vừa ngáp; xong thời khóa tụng thì lạy Phật và Bồ-tát. Năm ấy, vào một đêm hè, sau thời khóa tụng và lạy Phật xong, bỗng nhiên tôi nghĩ rằng, nên thử bỏ đi danh hiệu Phật và hình tướng Phật, chỉ chuyên nhất nhớ niệm Phật Bồ-tát mà lạy Phật. Phải thực hành điều này ngay. Thế là, từ ngày hôm sau trở đi tôi đều sử dụng phương pháp “nhớ nghĩ vô tướng” mà lạy Phật. Lâu ngày chầy tháng, phương pháp nhỏ bé ấy tạm thành. Thế nhưng, ai thực tập phương pháp “niệm Phật vô tướng” này, đều tràn đầy niềm vui đạo pháp, hoàn toàn không còn biết tới những bận rộn phiền lụy của sinh hoạt thế tục. Về sau, việc lạy Phật như thế đã đạt được trọn niềm hoan hỉ, tôi liền dứt khoát bỏ thời khóa tụng buổi tối, mà chuyên nhất lạy Phật với tâm niệm vô tướng. Trong sinh hoạt hằng ngày cũng chuyên tâm niệm.

<span class='text_page_counter'>(2)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×