Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

BỐN CÁCH TU HÀNH Trích trong Niệm Phật Cảnh của Thiện Đạo Đại Sư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (414.66 KB, 20 trang )

BỐN CÁCH TU HÀNH Trích trong Niệm Phật Cảnh của Thiện Đạo Đại Sư 1. Tu Lâu
Dài: Nghĩa là từ khi mới phát tâm niệm Phật cho đến lúc được vãng sanh thành Phật hoàn
toàn không thoái chuyển. 2. Tu Thành Kính: Nghĩa là thường hướng về phương tây
chuyên quán tưởng không dời đổi. 3. Tu Không Gián Đoạn: Nghĩa là chỉ chuyên niệm
Phật không xen lẩn những việc lành khác làm gián đoạn, không bị gián đoạn bởi các phiền
não, tham, xân, và các việc ác xen lẫn. 4. Tu Chuyên Nhất: Nghĩa là không đem những
đều lành khác xen lẫn làm cho gián đoạn. Tại sao? Vì tu tập những đều lành, xen lẫn nhiều
kiếp mới thành tựu bởi do tự lực, chỉ chuyên niệm Phật từ 1 đến 7 ngày liền vãng sanh Tịnh
Độ, ở vào bật bất thối chuyển mau chống thành bật giác ngộ, vô thường. Do nơi sức bản
nguyện của Phật A Di Đà được nhanh chống thành tựu nên gọi là Tu Chuyên Nhất.
NIỆM PHẬT VÃNG SANH CÓ 30 ĐIỀU LỢI ÍCH Thiện Đạo Đại Sư 01. Diệc trừ tội
lỗi 02. Công đức vô biên 03. Được sự thù thắng trong Pháp của chư Phật 04. Chư Phật đồng
thanh chứng minh 05. Chư Phật đồng hộ niệm 06. Chư Phật trong mười phương đồng
khuyên tín niệm 07. Bao nhiêu bệnh tật do niệm Phật đều được tiêu trừ 08. Lúc sắp lâm
chung tâm không điên đảo 09. Một pháp niệm Phật thâu nhiếp mười Pháp 10. Lúc sắp
mạng chung Phật đến tiếp dẫn 11. Dùng công phu ích mà được vãng sanh tịnh độ 12. Hóa
sanh trong đài hoa 13. Thân sắc vàng rực 14. Mạn sống lâu dài 15. Sống mãi không chết 16.
Thân có ánh sáng 17. Đủ ba mươi hai tướng 18. Được sáu thần thông 19. Được vô sanh
pháp nhẩn 20. Thường thấy chư Phật 21. Làm bạn với chư Bồ Tát 22. Hương hoa âm nhạc
sáu thời cúng dường 23. Y phục, thức ăn tự nhiên đầy đủ 24. Tự nhiên tiến thẳng đến giác
ngộ 25. Thường được trẻ mãi không già 26. Thường được mạnh khoẻ không bệnh 27.
Không bị đoạ vào ba đường ác 28. Thọ sanh tự tại 29. Ngày đêm sáu thời thường nghe Diệu
Pháp 30. Trụ nơi bật bất thối
MƯỜI HẠNG NGƯỜI
KHI LÂM CHUNG KHÔNG THỂ NIỆM PHẬT
Trích Trong Sách Luận Quần Nghi

01. Khó gặp bạn lành nên không người khuyên niệm

02. Bệnh khổ buột thân không rảnh rổi để niệm Phật


03. Trúng phong cứng miệng nói không ra tiếng

04. Cuồng loạn nói không ra tiếng

05. Thình lình gặp tai nạn nước lửa

06. Thoạt bị hùm sói ăn thịt

07. Bị bạn ác phá hoại lòng tin

08. Hôn mê mà chết

09. Thoạt chết giữa quân trận

10 Từ nơi chổ cao té xuống
MƯỜI PHƯƠNG PHÁP TU HÀNH
HT Tuyên Hóa

Đây là mười phương-pháp dạy trong kinh Hoa-Nghiêm, nơi phần Trị-Địa-Trụ ở phẩm Thập
Trụ. Thật sự ra phương-pháp này không hạn cuộc nơi chư Tăng Ni, mà dành cho mọi người
tu Bồ-Tát Hạnh, tại gia và xuất gia. Song nói rằng dành cho chư Tăng Ni là bởi chư Tăng
Ni có điều kiện, nhân duyên thù thắng để thực hiện phương-pháp này. Đồng thời, sinh-hoạt
của tăng chúng là sinh-hoạt hướng về sự giác-ngộ, phù-hợp hoàn-toàn với mười phương-
pháp của kinh nêu ra. Phương-pháp ấy như sau:
1. Tụng tập đa văn
Tức là học hỏi sâu rộng Phật-Pháp. Học để biết rõ Phật-lý, chân lý. Học để tài bồi đức-
hạnh. Do đó đối tượng của việc học là chân lý, đưa tới sự giải-thoát phiền-não, phá tan sự
mê hoặc của bản ngã.
2. Hư nhàn tịch tịnh
Đây là thái-độ tự tại với đời. Nếu "đa văn" có nghĩa là chất chứa những tri-kiến, chuyện thị-

phi của thế-gian, thì mình chắc chắn chiêu-cảm lấy đủ chuyện thị-phi, phiền-não ở đời; do
đó mình sẽ kẹt trong vòng luẩn quẩn của "việc đời". Nếu "đa văn" có nghĩa là huân-tập
chân lý trong kinh-điển, tiêu-hóa (internalize) đạo lý giải-thoát, thì mình sẽ trở nên tự tại.
Bởi thế, hư nhàn tịch-tịnh là thái-độ vứt bỏ chuyện đời, chuyện hơn thua, tranh chấp,
chuyện lợi lộc cho mình. Mọi thứ tính toán cho mình đều không phải là nhàn, là tịch.
3. Cận thiện tri thức
Nghĩa là gần gũi những bậc thầy có kiến-địa, giác-ngộ hay giải-thoát. Hoặc gần gũi những
bậc thầy có trí-huệ và đạo-đức để dắt dẫn mình tu hành. Bậc thiện-tri-thức phải là bậc đi
trước mình nhiều bước trên đường tu, do đó có thể khiến mình phát bồ-đề tâm, dạy mình
trương dưỡng và thành-thục bồ-đề tâm; cứu giúp lúc mình gặp bế-tắc; chỉ bảo lúc mình còn
đầy khuyết điểm. Do gần gũi thiện-tri-thức mình mới thành-tựu được đa văn, tức là nghe
nhiều những lời chỉ dạy của bậc thầy.
4. Pháp ngôn hòa duyệt
Nghĩa là nói năng ôn-hoà vui-vẻ. Lời nói chỉ có thể ôn-hoà, duyệt-lạc khi mà tâm mình thật
sự ôn-hoà. Do đó mình phải tập thái-độ không tranh: không tranh-chấp với ai; bất kỳ việc
gì, hãy sẵn sàng nhận lỗi, chịu thua. Không đấu lý, không tự bào chữa. Khi tâm mình không
thấy ai là kẻ thù, không có thành-kiến về ai cả, cũng không cho rằng mình hay mình giỏi,
cách mình làm việc là độc nhất đúng đắn thì mình rất dễ tự tại, ôn-hoà.
Nếu chú ý kỹ mình sẽ thấy có những lúc nhất định nào đó, mình hay thích lên giọng, cọc
cằn. Những lúc ấy, trí-huệ hay tâm mình không còn khống-chế làm chủ lời nói nữa, bấy giờ
thói quen hư xấu khống chế cái lưỡi mình. Bởi vậy, phải tập lắng nghe lời mình nói, quán-
sát và chú ý từng lời, khiến lời không ngược lại với tinh-thần "Bất tranh".
5. Ngữ tất tri thời
Tức là nói cho đúng lúc. Cổ-nhân dạy rằng khi nói chuyện, hãy xem mặt đối phương. Nếu
người ta tỏ thái-độ khó chịu, không muốn nghe, buồn-bực thì chớ nói nữa. Gặp lúc đối
phương không chú ý, đang bận rộn, đang nói, thì chớ ngắt lời, chớ nói. Biết đối phương
không thích, không muốn nghe một đề tài gì đó thì chớ đem nó ra nói, bàn luận. Biết đối
phương không có thì giờ đàm luận, thì chớ giông dài. Việc vô-ích, vô nghiã, việc thế-tục thì
người tu không nên nói.
Người xuất gia nếu thích đàm luận chuyện thế-tục, chuyện tranh-chấp, lợi lộc riêng tư thì

chỉ khiến người tại gia khinh thường và chỉ-trích. Chỉ nên nói những việc khiến người nghe
phát khởi lòng tin, phát bồ-đề-tâm, hoặc giải-trừ được bế-tắc và phiền-não trong đời sống.
Nên tập quán-sát thời-cơ, nhân-duyên rồi hãy phát biểu.
6. Tâm vô khiếp bố
Tức là tâm không sợ hãi, bố-úy. Không sợ hãi rằng pháp quá thâm sâu, mình không thể thọ
nhận. Không bố-úy rằng pháp quá khó tu, mình không thể thực-hành. Khi tâm có hy-vọng,
có mong cầu thì tâm ấy lúc nào cũng có bố-úy sợ hãi. Bởi vậy tập luyện tâm thái không
khiếp-bố là tập luyện tính không cầu. Hễ được dạy pháp nào thì tu pháp ấy, không mong
cầu quả báo, không nghĩ tới mình sẽ được lợi-ích gì.
7. Liễu đạt ư nghĩa
Tức là dùng trí-huệ tư-duy, giải đạt thâm nghiã. Đây không phải là hiểu bề ngoài, hay học
thuộc làu. Liễu đạt nghiã-lý tức là thấy được sự thể hiện của nghiã-lý ấy trong cuộc sống.
Ví như khi nghiên-cứu đoạn: "Thế-gian vô-thường, quốc độ nguy thuý..." mình cần phải
thấy sự vô-thường ấy, không phải chỉ qua mặt chữ, lời văn, mà là qua trực-giác và sự cảm
nhận thực tại cảnh vô-thường ở trần-gian.
8. Như pháp tu hành
Trong quá trình liễu đạt thâm nghiã, sẽ có những lúc mình không dùng suy nghĩ để hiểu rõ,
cũng không thể dùng cảnh-giới bên ngoài để minh chứng, những lúc ấy, đòi hỏi mình phải
dùng cảnh-giới thiền-định để giải đáp. Bởi vậy người tu cần phải "Như pháp tu hành" để
phát triển năng-lực thấu hiểu chân-lý bén nhạy hơn khả-năng của đầu óc suy tư này. Như
pháp có nghiã là làm đúng theo sự chỉ dẫn, đúng với chân-lý, đúng với giới-luật, hợp với
đạo đức nhân nghiã.
Khi tu không như pháp thì tức là tu không đúng theo lời thiện-tri-thức chỉ dạy, hoặc giả
không phù hợp với tinh thần của kinh Phật, hoặc là tự mình sáng tác ra phương-pháp cách
thức hoàn-toàn không theo một tiền-đề, hệ-thống hay quy củ, giới-luật nào cả. Có kẻ ở
trong chúng nhưng tự mình làm ra vẻ khác biệt, lập dị; Khi không cùng tu, không hoà-đồng
với đại-chúng, mình phải quan-sát, xem mình có tu như pháp hay chăng. Hễ như pháp tu
hành thì không bao giờ có "cái mình", "cái tôi" đặc biệt "nổi" hơn kẻ khác cả.
9. Viễn ly ngu mê
Gốc ngu mê là ở lòng dục-vọng, phiền-não, chấp-trước. Khi tu mình hãy nhớ mục tiêu là

dứt trừ những thứ ấy. Càng tu phải càng bớt phiền-não, bớt nóng giận, bớt cống cao, bớt
dục-vọng. Do đó sẽ thêm sáng-suốt, nên Phật dạy phải "siêng tu giới, định, huệ để dứt trừ
tham, sân. si".
Phải để ý năm thứ mà dục-vọng thèm khát nhất:
a/ Tiền tài, vật chất, tivi, video.
b/ Sắc đẹp trai gái: cửa sắc dục mà không thoát được thì tu pháp môn cao siêu tới đâu cũng
vô-ích, không thể giải-thoát. Kinh Lăng-Nghiêm dạy: "Dâm tâm không trừ, không thể thoát
trần".
c/ Danh vọng, địa vị, tên tuổi: Mong được kẻ khác cung kính, trọng vọng cũng là hình-thức
mê-muội vô cùng.
d/ Ăn uống: Thích ăn ngon, ăn sang cũng là một dục vọng đáng sợ; bởi vì thực dục chỉ là
biến hoá từ sắc dục mà ra.
e/ Ngủ nghỉ: Hay nói đúng hơn là lòng ưa thích hưởng thụ, sung-sướng, làm biếng, ngồi
không cho qua ngày. Khi lòng ưa thích này biến thành nghiện thì càng nguy hại hơn nữa, ví
dụ như ngày nay nhiều người nghiền thuốc, rượu, bài bạc, chơi computer hay xem phim bộ,
v.v.. Năm thứ trên đều cần phải lánh xa.
Nói về duyên của sự ngu mê thì có lẽ nên nói thêm về những thứ khiến mình nẩy sinh tà-
kiến:
Tivi, video với những chương-trình đầy dẫy bạo lực, dâm-dục, ô-nhiễm. Bạn xấu hay kẻ
thiếu tri-kiến về chân-lý; Nếu người bạn có quá nhiều thói hư tật xấu thì khó thể giúp đỡ,
gây ảnh hưởng tốt cho mình, mà mình nếu không đủ trí huệ và phương tiện, cũng không
giúp đỡ gì y được.
10. An trụ bất động
Tâm chỉ bất động khi nào tâm an-trụ hay thấy được sự thật, chân-lý bất biến. Bởi vậy trong
mọi chuyện, mọi việc, mình phải phát-triển con mắt biết thẩm-thấu sự thật hay chân-lý, gọi
là Trạch-Pháp-Nhãn. Phải biết nhìn xuyên thủng hiện-tượng hay hình-tướng để biết đặng
chân-lý. Khi ấy tâm mình lúc nào cũng an-định, dù ở bất cứ hoàn-cảnh trắc-trở, xáo-động
nào đi chăng nữa. Khi tâm không còn bị tình-dục, phiền-não, vọng tưởng quấy nhiễu, thì
lúc ấy tâm mới thật sự an-trụ bất động. Mười phương-pháp trên, đa số đều dùng trí-huệ để
dẫn dắt, từ đó khởi thêm lòng đại bi thì mới tới được chỗ viên mãn. Song những phương-

pháp trên, có thể nói, vô cùng thực tiễn cho những ai sống trong tùng lâm: cứ tu tập theo
chúng thì đường đạo ắt phải tiến-bộ.
HÃY SỐNG TRONG THẾ GIỚI BIẾT ƠN Tác Giả: H.T. Thích Tịnh Không
Hãy biết ơn những người khiển trách ta, vì họ giúp ta tăng trưởng Định Tuệ.
Hãy biết ơn những người làm ta vấp ngã, vì họ khiến năng lực của ta mạnh mẽ hơn.
Hãy biết ơn những người bỏ rơi ta, vì họ đã dạy cho ta biết tự lập.
Hãy biết ơn những người đánh đập ta, vì họ đã tiêu trừ nghiệp chướng cho ta.
Hãy biết ơn những người lường gạt ta, vì họ tăng tiến kiến thức cho ta.
Hãy biết ơn những người làm hại ta, vì họ đã tôi luyện tâm trí của ta.

* Hãy biết ơn tất cả những người khiến ta được Kiên Định Thành Tựu.
Ý NGHĨA 108 HẠT CHUỖI Trích Trong “Nhập Đạo Tín Tâm” Tác Giả: Thích Phước Nhơn
Phật giáo nhìn vào vũ trụ nhân sinh, không phải là duy vật, không phải duy
tâm, cũng không phải là duy thần. Mà, Phật giáo nhìn vào sự hình thành của con người ở ba
trạng thái kết hợp nhau là tâm, sinh và vật lý. Hay nói bằng danh từ Phật học là sự duyên hợp
của ngũ uẩn, tứ đại; hoặc căn, trần và thức. Căn là nói về sinh lý, trần là vật lý, và thức là tâm
lý. Căn, trần và thức tụ hội nhau để tồn tại. Nếu lìa một chỉ còn hai thì thế giới sẽ không tồn tại.
Vậy căn, trần, thức là gì?
Căn là: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý. Trần là: sắc, thanh, hương, vị, xúc và pháp. Thức là:
nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức và ý thức. Từ nơi sáu căn tiếp xúc sáu trần
sanh ra sáu thức. Thức tạo tác vọng động, tạo nghiệp hoặc thiện hoặc ác để trôi lăn trong sáu
nẻo luân hồi. Dụ như mắt nhìn thấy sắc đẹp của một người (nam hoặc nữ), liền khởi tâm say
đắm, từ nơi đắm mê sắc đẹp mà tạo nên hành nghiệp. Cho đến tai nghe âm thanh, mũi ngửi
mùi thơm, thân chạm xúc những chỗ trơn láng mềm mại, ý suy nghĩ ghét, thương, hận, thù…Lục
căn là công cụ sai khiến của lục thức để tạo tác hành nghiệp thiện hoặc ác. Từ nơi hành nghiệp
tích tụ chứa nhóm mang đi trong sáu nẻo luân hồi, từ quá khứ đến hiện tại, và, sẽ tiếp diễn trong
tương lai; để chịu khổ trong vòng luân hồi.
Quá khứ do sáu căn không thanh tịnh, chạy theo trần cảnh khởi lên đắm trước tạo nghiệp:
tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến. Và trong đời vị lai ta lại cũng theo con đường cũ tạo nghiệp
sanh tử tham, sân,… nầy mà đi.

Từ nơi mắt thấy sắc tạo nên sáu món căn bản phiền não: tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến;
cho đến mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý, mỗi căn đều tạo nên sáu phiền não căn bản giống nhau:
tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến. Mỗi căn chúng ta có sáu thứ căn bản phiền não, và; như vậy,
sáu giác quan đã tạo nên 36 thứ phiền não trong đời sống thường ngày.


Do đó, như trên đã nói cuộc đời của chúng ta liên tục nối tiếp trong ba đời từ quá khứ đến hiện
tại và tương lai. Như vậy, trong ba đời ta đã tạo thành 108 thứ phiền não để làm hành trang
trong đoạn đường sanh tử không cùng tận. Cho nên, bây giờ chúng ta lần tràng hạt 108 lần
trong khi niệm Phật, là quyết tâm đoạn trừ 108 món phiền não mà mình đã tạo trong ba đời.
Đoạn trừ 108 món phiền não cũng có nghĩa là làm cho sáu căn thanh tịnh.
Sáu căn từ trước đến nay chạy theo sáu trần, khởi lên sáu món phiền não căn bản: tham, sân,
si,….bây giờ ta lần tràng hạt niệm Phật, là ngăn cản không cho sáu căn vọng động chạy theo
cảnh trần, và, giúp cho sáu căn quay về với tự tánh.
Sáu căn cảm nhận sáu trần sanh ra sáu thức, thức vọng động tạo nghiệp luân lưu trong vòng
sống chết. Lần tràng niệm Phật là không cho căn nhiễm với trần; căn không nhiễm trần tức căn
thanh tịnh, căn đã tịnh thì nghiệp không còn, nghiệp đã dứt sanh tử đoạn diệt. Ấy gọi là giải
thoát, hoặc vãng sanh về thế giới Cực Lạc của Phật A Di Đà.
Thấu triệt được lý đạo như vậy thì không còn vọng niệm phân biệt pháp tu này hơn pháp tu
khác. Hoặc cho rằng đức Thích Ca xưa kia do Thiền Tọa mà thành Phật chứ không phải niệm
Phật mà thành chánh quả. Hoặc còn tệ và vọng niệm hơn khi tuyên bố rằng: thầy Tổ đã khuyên
bảo ta trong thời mạt pháp lấy pháp môn niệm Phật cầu vãng sanh là trốn tránh, không thích
ứng với lời Phật dạy.
CÁCH XƯNG HÔ TRONG PHẬT GIÁO
Tác Giả: Thích Chân Tuệ Nguồn: Lê Bích Sơn
Trong khóa nghiên tu an cư mùa hạ năm 2005, tại Tổ đình Từ Quang Montréal, Canada, các thắc mắc sau
đây được nêu lên trong phần tham luận:

1) Khi nào gọi các vị xuất gia bằng Thầy, khi nào gọi bằng Đại Đức, Thượng Tọa hay Hòa Thượng?


2) Khi nào gọi các vị nữ xuất gia bằng Ni cô, Sư cô, Ni sư hay Sư Bà? Có bao giờ gọi là Đại Đức Ni,
Thượng Tọa Ni hay Hòa Thượng Ni chăng?

3) Khi ông bà cha mẹ gọi một vị sư là Thầy (hay Sư phụ), người con hay cháu phải gọi là Sư ông,
hay cũng gọi là Thầy? Như vậy con cháu bất kính, coi như ngang hàng với bậc bề trên trong gia
đình chăng?

4) Một vị xuất gia còn ít tuổi đời (dưới 30 chẳng hạn) có thể nào gọi một vị tại gia nhiều tuổi (trên
70 chẳng hạn) bằng “con” được chăng, dù rằng vị tại gia cao niên đó xưng là “con” với vị xuất gia?

5) Sau khi xuất gia, một vị tăng hay ni xưng hô như thế nào với người thân trong gia đình?

Trước khi đi vào phần giải đáp các thắc mắc trên, chúng ta cần thông qua các điểm sau đây:
1) Chư Tổ có dạy: “Phật pháp tại thế gian”. Nghĩa là: việc đạo không thể tách rời việc đời. Nói một cách
khác, đạo ở tại đời, người nào cũng đi từ đời vào đạo, nương đời để ngộ đạo, tu tập để độ người, hành
đạo để giúp đời. Chư Tổ cũng có dạy: “Hằng thuận chúng sanh”. Nghĩa là: nếu phát tâm tu theo Phật, dù
tại gia hay xuất gia, đều nên luôn luôn thuận theo việc dùng tứ nhiếp pháp (bố thí, ái ngữ, lợi hành và
đồng sự) để đem an lạc cho chúng sanh, tức là cho mọi người trong đời, bao gồm những người đang tu
trong đạo.
2) Từ đó, chúng ta chia cách xưng hô trong đạo Phật ra hai trường hợp: Một là, cách xưng hô chung trước
đại chúng nhiều người, có tính cách chính thức, trong các buổi lễ, cũng như trên các văn thư, giấy tờ hành
chánh. Hai là, cách xưng hô riêng giữa hai người, tại gia hay xuất gia, mà thôi. Người chưa rõ cách xưng
hô trong đạo không nhứt thiết là người chưa hiểu đạo, chớ nên kết luận như vậy. Cho nên, việc tìm hiểu
và giải thích là bổn phận của mọi người, dù tại gia hay xuất gia.
3) Có hai loại tuổi được đề cập đến, đó là: tuổi đời và tuổi đạo. Tuổi đời là tuổi tính theo đời, kể từ năm
sinh ra. Tuổi đạo là tuổi thường được nhiều người tính từ ngày xuất gia tu đạo. Nhưng đúng ra, tuổi đạo
phải được tính từ năm thụ cụ túc giới và hằng năm phải tùng hạ tu học theo chúng và đạt tiêu chuẩn, mỗi
năm như vậy được tính một tuổi hạ. Nghĩa là tuổi đạo còn được gọi là tuổi hạ (hay hạ lạp). Trong nhà
đạo, tất cả mọi việc, kể cả cách xưng hô, chỉ tính tuổi đạo, bất luận tuổi đời. Ở đây không bàn đến việc
những vị chạy ra chạy vào, quá trình tu tập trong đạo không liên tục.


Bây giờ, chúng ta bắt đầu từ việc một người tuổi đời dưới 20 phát tâm xuất gia, hay do gia đình
đem gửi gắm vào cửa chùa, thường được gọi là chú tiểu, hay điệu. Đó là các vị đồng chơn nhập đạo. Tùy
theo số tuổi, vị này được giao việc làm trong chùa và học tập kinh kệ, nghi lễ. Thời gian sau, vị này được
thụ 10 giới, gọi là Sa di (nam) hay Sa di ni (nữ), hoặc Chú (nam) hay Ni cô (nữ). Khi tuổi đời dưới 14, vị
này được giao việc đuổi các con quạ quấy rầy khu vực tu thiền định của các vị tu sĩ lớn tuổi hơn, cho nên
gọi là “khu ô sa di” (sa di đuổi quạ).

Đến năm được ít nhất là 20 tuổi đời, và chứng tỏ khả năng tu học, đủ điều kiện về tu tánh cũng như
tu tướng, vị này được thụ giới cụ túc, tức là 250 giới tỳ kheo (nam) hay 348 giới tỳ kheo ni (nữ) và được
gọi là Thầy (nam) hay Sư cô (nữ). Trên giấy tờ thì ghi là Tỳ Kheo (nam) hay Tỳ Kheo Ni (nữ) trước pháp
danh của vị xuất gia. Ở đây xin nhắc thêm, trước khi thụ giới tỳ kheo ni, vị sa di ni (hoặc thiếu nữ 18 tuổi
đời xuất gia và chưa thụ giới sa di ni) được thụ 6 chúng học giới trong thời gian 2 năm, được gọi là Thức
xoa ma na ni. Cấp này chỉ có bên ni, bên tăng không có. Tuy nhiên trong tạng luật, có đến 100 chúng học
giới chung cho cả tăng và ni. Cũng cần nói thêm, danh từ tỳ kheo có nơi còn gọi là tỷ kheo, hay tỳ khưu,
tỷ khưu. Bên nam tông, tỷ kheo có 227 giới, tỷ kheo ni có 311 giới.

Giới cụ túc (tỳ kheo hay tỳ kheo ni) là giới đầy đủ, viên mãn, cao nhất trong đạo Phật để từng vị
xuất gia tu tập cho đến lúc mãn đời (thường gọi là viên tịch), không phải thụ giới nào cao hơn. Việc thụ
bồ tát giới (tại gia hay xuất gia) là do sự phát tâm riêng của từng vị theo bắc tông, nam tông không có giới
này. Ở đây, xin nói thêm rằng: Bắc tông (hay bắc truyền) là danh từ chỉ các tông phái tu theo sự truyền
thừa về phương bắc của xứ Ấn Độ, qua các xứ Tây Tạng, Trung Hoa, Triều Tiên, Nhật bổn và Việt Nam.
Nam tông (hay nam truyền, nguyên thủy) là danh từ chỉ các tông phái tu theo sự truyền thừa về phương
nam của xứ Ấn Độ, qua các xứ Tích Lan, Thái Lan, Miến Điện, Lào, Cao Miên và Việt Nam.

Trong lúc hành đạo, tức là làm việc đạo trong đời, đem đạo độ đời, nói chung sự sinh hoạt của Phật
giáo cần phải thiết lập tôn ti trật tự (cấp bậc) có danh xưng như sau theo hiến chương của giáo hội Phật
giáo:

1) Năm 20 tuổi đời, vị xuất gia thụ giới tỳ kheo được gọi là Đại Đức.


2) Năm 40 tuổi đời, vị tỳ kheo được 20 tuổi đạo, được gọi là Thượng Tọa.

3) Năm 60 tuổi đời, vị tỳ kheo được 40 tuổi đạo, được gọi là Hòa Thượng.

Còn đối với bên nữ (ni bộ):

4) Năm 20 tuổi đời, vị nữ xuất gia thụ giới tỳ kheo ni được gọi là Sư cô (hiện nay ở Canada, có giáo hội
gọi các vị tỳ kheo ni này là Đại Đức).

5) Năm 40 tuổi đời, vị tỳ kheo ni được 20 tuổi đạo, được gọi là Ni sư.

6) Năm 60 tuổi đời, vị tỳ kheo ni được 40 tuổi đạo, được gọi là Sư bà (bây giờ gọi là Ni trưởng).

Đó là các danh xưng chính thức theo tuổi đời và tuổi đạo (hạ lạp), được dùng trong việc điều hành
Phật sự, trong hệ thống tổ chức của giáo hội Phật giáo, không được lạm dụng tự xưng, tự phong, tự thăng
cấp, mà phải được xét duyệt và chấp thuận bởi một hội đồng giáo phẩm có thẩm quyền, và được cấp giáo
chỉ tấn phong, nhân dịp đại lễ hay đại hội Phật giáo, trong các giới đàn, hay trong mùa an cư kết hạ hằng
năm.

Như trên, chúng ta có thể hiểu rằng: Sư cô nghĩa là Đại đức bên ni bộ. Ni sư nghĩa là Thượng tọa
bên ni bộ. Sư bà (hay Ni trưởng) nghĩa là Hòa thượng bên ni bộ. Bởi vậy cho nên, các buổi lễ hay văn
thư chính thức, thường nêu lên là: “Kính bạch chư tôn Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức, Tăng Ni”, chính
là nghĩa đó vậy. Tuy vậy, trên thực tế, chưa thấy có nơi nào chính thức dùng các danh xưng: Đại đức ni,
Thượng tọa ni, hay Hòa thượng ni. Nếu có nơi nào đã dùng, chỉ là cục bộ, chưa chính thức phổ biến,
nghe không quen tai nhưng không phải là sai.

Đối với các bậc Hòa Thượng mang trọng trách điều hành các cơ sở giáo hội Phật giáo trung ương
cũng như địa phương, hay các Đại tùng lâm, Phật học viện, Tu viện, thường là các vị trên 80 tuổi đời,
được tôn xưng là Đại Lão Hòa Thượng hay Trưởng Lão Hòa Thượng. Các vị thuộc hàng giáo phẩm này

thường được cung thỉnh vào các hội đồng trưởng lão, hoặc hội đồng chứng minh tối cao của các giáo hội
Phật giáo. Tuy nhiên, khi ký các thông bạch, văn thư chính thức, chư tôn đức vẫn xưng đơn giản là Tỳ
kheo, hay Sa môn (có nghĩa là: thầy tu).

Đến đây, chúng ta nói về cách xưng hô giữa các vị xuất gia với nhau và giữa các vị cư sĩ Phật tử tại
gia và tu sĩ xuất gia trong đạo Phật.

1) Giữa các vị xuất gia, thường xưng con (hay xưng pháp danh, pháp hiệu) và gọi vị kia là Thầy (hoặc gọi
cấp bậc hay chức vụ vị đó đảm trách). Bên tăng cũng như bên ni, đều gọi sư phụ bằng Thầy, (hay Sư
phụ, Tôn sư, Ân sư).


Các vị xuất gia cùng tông môn, cùng sư phụ, thường gọi nhau là Sư huynh, Sư đệ, Sư tỷ, Sư muội, và gọi
các vị ngang vai vế với Sư phụ là Sư thúc, Sư bá. Có nơi dịch ra tiếng Việt, gọi nhau bằng Sư anh, Sư
chị, Sư em. Ngoài đời có các danh xưng: bạn hữu, hiền hữu, hội hữu, chiến hữu. Trong đạo Phật có các
danh xưng: đạo hữu (bạn cùng theo đạo), pháp hữu (bạn cùng tu theo giáo pháp). Các danh xưng: tín hữu
(bạn cùng tín ngưỡng, cùng đức tin), tâm hữu (bạn cùng tâm, đồng lòng) không thấy được dùng trong đạo
Phật.

2) Khi tiếp xúc với chư tăng ni, quí vị cư sĩ Phật tử tại gia (kể cả thân quyến của chư tăng ni) thường đơn
giản gọi bằng Thầy, hay Cô, (nếu như không biết rõ hay không muốn gọi phẩm trật của vị tăng ni có tính
cách xã giao), và thường xưng là con (trong tinh thần Phật pháp, người thụ ít giới bổn tôn kính người thụ
nhiều giới bổn hơn, chứ không phải tính tuổi tác người con theo nghĩa thế gian) để tỏ lòng khiêm cung,
kính Phật trọng tăng, cố gắng tu tập, dẹp bỏ bản ngã, dẹp bỏ tự ái, cống cao ngã mạn, mong đạt trạng thái:
niết bàn vô ngã, theo lời Phật dạy. Có những vị cao tuổi xưng tôi hay chúng tôi với vị tăng ni trẻ để tránh
ngại ngùng cho cả hai bên. Khi qui y Tam bảo thụ ngũ giới (tam qui ngũ giới), mỗi vị cư sĩ Phật Tử tại gia
có một vị Thầy (Tăng bảo) truyền giới cho mình. Vị ấy được gọi là Thầy Bổn sư. Cả gia đình có thể
cùng chung một vị Thầy Bổn sư, tất cả các thế hệ cùng gọi vị ấy bằng Thầy. Theo giáo phái khất sĩ, nam
tu sĩ được gọi chung là Sư và nữ tu sĩ được gọi chung là Ni. Còn nam tông chỉ có Sư, không có hay chưa
có Ni. Việc tâng bốc, xưng hô không đúng phẩm vị của tăng ni, xưng hô khác biệt trước mặt và sau lưng,

tất cả đều nên tránh, bởi vì không ích lợi cho việc tu tâm dưỡng tánh.

3) Khi tiếp xúc với quí vị cư sĩ Phật tử tại gia, kể cả người thân trong gia quyến, chư tăng ni thường xưng
là tôi hay chúng tôi (hay xưng pháp danh, pháp hiệu, hoặc bần tăng, bần ni), cũng có khi chư tăng ni xưng
là Thầy, hay Cô, và gọi quí vị là đạo hữu, hay quí đạo hữu. Cũng có khi chư tăng ni gọi quí vị tại gia
bằng pháp danh, có kèm theo (hay không kèm theo) tiếng xưng hô của thế gian. Cũng có khi chư tăng ni
gọi quí vị tại gia là “quí Phật tử”. Chỗ này không sai, nhưng có chút không ổn, bởi vì xuất gia hay tại gia
đều cùng là Phật tử, chứ không riêng tại gia là Phật tử mà thôi. Việc một Phật tử xuất gia (tăng ni) ít tuổi
gọi một Phật tử tại gia nhiều tuổi bằng “con” thực là không thích đáng, không nên. Không nên gọi như
vậy, tránh sự tổn đức. Không nên bất bình, khi nghe như vậy, tránh bị loạn tâm. Biết rằng mọi chuyện
trên đời: ngôi thứ, cấp bậc, đều có thể thay đổi, nhưng giá trị tuổi đời không đổi, cứ theo thời gian tăng
lên. Theo truyền thống đông phương, tuổi tác (tuổi đời) rất được kính trọng trong xã hội, dù tại gia hay
xuất gia.

4) Trong các trường hợp tiếp xúc riêng, tùy thuận theo đời, không có tính cách chính thức, không có tính
cách thuyết giảng, chư tăng ni có thể gọi các vị cư sĩ Phật tử tại gia, kể cả người thân trong gia quyến,
một cách trân trọng, tùy theo tuổi tác, quan hệ, như cách xưng hô xã giao người đời thường dùng hằng
ngày. Danh xưng Cư sĩ hay Nữ Cư sĩ thường dùng cho quí Phật tử tại gia, qui y Tam bảo, thụ 5 giới, phát
tâm tu tập và góp phần hoằng pháp. Còn được gọi là Ưu bà tắc (Thiện nam, Cận sự nam) hay Ưu bà di
(Tín nữ, Cận sự nữ).

×