Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Môi trường với phát triển du lịch bền vững ở kim liên – nam đàn – nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.86 KB, 26 trang )

A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Du lịch là ngành kinh tế xã hội ra đời từ rất sớm trên thế giới và có
vai trị ngày càng quan trọng trong đời sống con người. Trong chiến lược
phát triển của nhiều quốc gia, du lịch được xác định là ngành kinh tế mũi
nhọn.
Du lịch Việt Nam ra đời từ 09/07/1960 và khơng ngừng phát triển, có
vị trí xứng đáng trong nền kinh tế quốc dân. Từ ngày đổi mới, tỉnh Nghệ
An đã có nhiều chính sách phát triển tạo đà cho du lịch hội nhập quốc tế,
khu vực. Hàng năm du khách đến Kim Liên đạt khoảng 1,5 triệu người
trong đó khách quốc tế từ 3000 – 4000 người.
Hiện nay, môi trường của xã Kim Liên đang chịu tác động của hoạt
động du lịch, có thể ảnh hưởng đến du lịch bền vững nhất là ảnh hưởng
đến công tác bảo tồn khu di tích Kim Liên – di sản văn hóa quốc gia. Ý
thức được tầm quan trọng của vấn đề, tôi quyết định lựa chọn đề tài: “Môi
trường với phát triển Du lịch bền vững ở Kim Liên – Nam Đàn – Nghệ
An” để nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
- Hiện trạng môi trường xã Kim Liên
- Tác động của hoạt động du lịch đến môi trường xã Kim Liên, trên
cơ sở đó đưa ra một số giải pháp cho vấn đề phát triển Du lịch bền vững.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hiện trạng môi trường xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An
- Tác động của hoạt động du lịch đến môi trường của xã Kim Liên

1


- Một số giải pháp bảo vệ môi trường và phát triển du lịch bền vững
4. Phương pháp nghiên cứu
- Thu thập tư liệu


- Phương pháp nghiên cứu thực địa
- Phương pháp xử lý tư liệu
- Phương pháp bản đồ
5. Đối tượng và phạm vi đề tài
- Đối tượng nghiên cứu: của đề tài là môi trường của xã Kim Liên –
huyện Nam Đàn – Nghệ An, từ đó đưa ra các biện pháp để phát triển Du
lịch bền vững ở xã Kim Liên – huyện Nam Đàn – Nghệ An
Phạm vi nghiên cứu:
- Về nội dung: Phân tích các vấn đề môi trường
- Phạm vi không gian: Xã Kim Liên – Nam Đàn – Nghệ An
- Phạm vi thời gian: năm 2010 tầm nhìn năm 2030
6. Bố cục của đề tài
Ngồi phần mở đầu và kết luận thì tiểu luận gồm có 4 chương:
Chương 1. Vai trị của Du lịch và cơ sở lý luận về môi trường
Chương 2. Hiện trạng môi trường xã Kim Liên, huyện Nam Đàn,
tỉnh Nghệ An
Chương 3. Hoạt động du lịch tác động tới môi trường xã Kim Liên
Chương 4. Giải pháp bảo vệ môi trường để phát triển Du lịch bền
vững ở xã Kim Liên – Nam Đàn – Nghệ An

CHƯƠNG 1
2


VAI TRÒ CỦA DU LỊCH
VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MƠI TRƯỜNG
1.1. Vai trị của du lịch trong bối cảnh hiện nay
1.1.1. Vai trò của du lịch về mặt kinh tế
Ngành du lịch tác động đến nền kinh tế của một nước hoặc của một
vùng thông qua việc tiêu dùng của khách du lịch, kích cầu, định hướng

cung.
- Thơng qua tiêu dùng, du lịch tác động mạnh lên lĩnh vực lưu thông,
và do vậy gây ảnh hưởng lớn đến nhiều lĩnh vực khác của q trình tái sản
xuất xã hội.
Cơng nghiệp: Phải phát triển và mở rộng phục vụ nhu cầu du lịch
như các ngành: Sản xuất phương tiện giao thông, thiết bị điện, đồ gỗ, các
mặt hàng tiêu dùng, thực phẩm chế biến… Ngay cả nhu cầu về một số mặt
hàng như đồ lưu niệm tuy đơn giản nhưng cũng có tác dụng làm sống lại
các ngành thủ cơng truyền thống.
Nông nghiệp cũng hướng vào sản xuất các sản phẩm phục vụ nhu
cầu du lịch.
Ảnh hưởng của du lịch lên sự phát triển của các ngành lao động khác
như: Giao thông, thương nghiệp, thông tin, xây dựng, y tế, văn hóa cũng
rất lớn. Sự sẵn sàng đón tiếp khách du lịch của một vùng không chỉ thể
hiện ở chỗ nơi đó có tài nguyên du lịch mà bên cạnh đó cịn phải có cơ sở
vật chất kỹ thuật, hệ thống đường sá, nhà ga, sân bay, bưu điện, ngân hàng,
mạng lưới thương nghiệp… Do vậy để đưa một vùng có tài nguyên du lịch
vào sử dụng, kinh doanh cần phải xây dựng ở đó hệ thống đường sá, bưu
điện, mạng lưới thương nghiệp, ngân hàng, khách sạn, nhà hàng, …
3


1.1.2. Vai trị của du dịch về mặt văn hóa – xã hội
- Nâng cao chất lượng cuộc sống, giúp con người nhanh chóng phục
hồi sức khỏe và chữa bệnh.
- Thông qua hoạt động du lịch, con người được tiếp xúc với các giá
trị tự nhiên và nhân văn từ đó giúp họ mở mang kiến thức, nâng cao nhu
cầu và năng lực hiểu biết, góp phần hình thành phương hướng đúng đắn
trong nhận thức của con người.
- Du lịch tạo cơ hội cho con người mở mang hiểu biết lẫn nhau, hiểu

biết về các giá trị văn hóa, lịch sử, phong tục tập quán, đạo đức, chế độ xã
hội … làm giàu và phong phú thêm khả năng thẩm mỹ của con người.
- Giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, giữ gìn và nâng cao truyền
thống u hịa bình bởi vì thơng qua các chuyến du lịch con người có điều
kiện làm quen với cảnh đẹp, với lịch sử văn hóa dân tộc.
- Góp phần khai thác và sử dụng một cách có hiệu quả tài nguyên du
lịch tự nhiên, tài nguyên du lịch nhân văn trong đó bao gồm cả việc bảo tồn
các di tích văn hóa lịch sử, bảo vệ và phát triển môi trường tự nhiên.
1.2. Cơ sở lý luận về môi trường
1.2.1. Khái niệm về môi trường
1.2.1.1. Các khái niệm về môi trường
Hiện tại, trên thế giới có khá nhiều các khái niệm khác nhau về môi
trường. Do khoc học môi trường là một bộ mơn cịn hết sức non trẻ so với
các khoa học truyền thống khác; cùng với thời gian phát triển, khái niệm
mơi trường ngày càng được bổ sung hồn thiện và chính xác dần. Đồng
thời cũng tùy vào mục đích nghiên cứu hoặc ứng dụng mà người ta đưa ra
những khái niệm khác nhau về môi trường cho phù hợp.
4


Theo Luật bảo vệ môi trường năm 2005, môi trường bao gồm yếu tố
tự nhiên, vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời
sống, sản xuất, sự tồn tại và phát triển của con người, sinh vật.
Từ định nghĩa tổng quát này khái niệm môi trường còn được hiểu
theo nhiều nghĩa khác nhau, nhưng tựu trung lại khơng nằm ngồi định
nghĩa của Luật bảo vệ mơi trường
1.2.1.2. Các chức năng cơ bản của môi trường
Môi trường là khơng gian sống của con người và các lồi sinh vật.
Trong cuộc sống hàng ngày mỗi con người đều cần một không gian để sinh
sống, nghỉ ngơi, để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp… Yêu cầu về không

gian sống của con người thay đổi theo trình độ khoa học kỹ thuật. Trình độ
khoa học kỹ thuật càng cao thì nhu cầu về không gian sản xuất càng giảm.
Môi trường là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và
hoạt động sản xuất của con người. Từ khi xuất hiện trên trái đất con người
đã biết khai thác tiềm năng tự nhiên để phục vụ cho cuộc sống của mình.
Với sự hỗ trợ của các hệ thống sinh thái con người đã lấy từ tự nhiên
những nguồn tài nguyên cần thiết đệ phục vụ cho việc sản xuất của cải vật
chất nhằm đáp ứng nhu cầu của mình. Rò ràng thiên nhiên là nơi cung cấp
mọi tài nguyên cần thiết. Nó cung cấp ngun liệu, năng lượng, thơng tin
(Kể cả thông tin di truyền), cần thiết cho hoạt động sinh sống, sản xuất và
quản lý con người. Cùng với thời gian và mức độ phát triển của xã hội,
nhu cầu của con người về tài nguyên thiên nhiên ngày càng tăng.
Môi trường là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra
trong cuộc sống và hoạt động sản xuất. Trong quá trình sản xuất và tiêu
dùng con người luôn đào thải các chất không sử dụng được nữa vào môi
trường. Tại đây, các chất thải dưới tác động của vi sinh vật và các yếu tố từ
5


môi trường khác sẽ bị phân hủy, biến đổi từ phức tạp sang đơn giản và
tham gia vào hàng loạt q trình sinh địa hóa khác. Trong thời kỳ sơ khai,
nhân loại cịn ít, q trình phân hủy chất thải diễn ra một cách tự nhiên
trong môi trường, sau một thời gian biến đối nhất định chất thải trở lại
trạng thái của nguyên liệu tự nhiên. Tuy nhiên cùng với sự phát triển của
dân số và sản xuất, lượng chất thải của con người vượt quá giới hạn tự làm
sạch của môi trường làm cho nhiều nơi bị quá tải, ô nhiễm. Chức năng này
của môi trường còn gọi là chức năng sản xuất tự nhiên gồm:
Rừng tự nhiên: Có chức năng cung cấp nước, bảo tồn tính đa dạng
sinh học và độ phì nhiêu của đất, nguồn gỗ củi, dược liệu và cải thiện điều
kiện sinh thái.

Các thủy vực: Có chức năng cung cấp dinh dưỡng, nước, nơi vui
chơi giải trí và nguồn thủy hải sản.
Động thực vật: Cung cấp lương thực, thực phẩm và các nguồn gen
quý hiếm.
Không khí, nhiệt độ, năng lượng mặt trời, gió, nước: để chúng ta hít
thở, cây cối ra hoa kết trái.
Các loại quặng, dầu mỏ: Cung cấp năng lượng và nguyên liệu cho
các hoạt động sản xuất công nghiệp…
Môi trường là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới
con người và sinh vật trên trái đất. Các hợp phần của mơi trường bao
quanh con người cũng có chức năng bảo vệ con người trước các tai biến và
tác động có hại của tự nhiên. Đó là tầng O3 bảo vệ con người tránh khỏi
những tác động có hại từ mặt trời, các cánh rừng phòng hộ ngăn chặn bớt
ảnh hưởng của những cơn bão biển, những trận lũ quét ở vùng núi …

6


Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người. Bởi
vì mơi trường chính là nơi:
Cung cấp các ghi chép và lưu trữ lịch sử địa chất, lịch sử tiến hóa của
vật chất và sinh vật, lịch sử xuất hiện và phát triển văn hóa của loài người.

7


CHƯƠNG 2
HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG
XÃ KIM LIÊN, HUYỆN NAM ĐÀN, TỈNH NGHỆ AN
2.1. Tổng quan về xã Kim Liên

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
- Vị trí địa lý và lãnh thổ
Xã Kim Liên, quê hương Bác vốn có tên là Chung Cự. Theo suốt
chiều dài lịch sử, ranh giới xã có nhiều thay đổi. Từ đầu năm 1986, xã Kim
Liên được hình thành có 7 làng, 1 xóm với tổng diện tích đất tự nhiên là
1.511,67 ha.
Kim Liên có bắc giáp Nam Lĩnh, Nam Giang; phía Nam giáp Xuân
Lâm, Nam Cát; phía Tây giáp xã Hùng Tiến của huyện Nam Đàn. Ngồi ra
Kim Liên cịn có vị trí tiếp giáp với các xã của huyện Hưng Nguyên.
Nằm cạnh tuyến đường 46 nối Vinh với của khẩu Thanh Thủy
(Thanh Chương), cách Vinh – Trung tâm kinh tế - xã hội lớn nhất Bắc
Trung Bộ 15Km, thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế - xã hội giữa địa
phương với các vùng trong tỉnh và với nước bạn Lào nhất là trong việc
hình thành các tuyến du lịch.
- Khí hậu
Khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa hạ, chịu tác động của gió Lào, mưa
nhiều gây ngập úng cho một bộ phận đất sản xuất nơng nghiệp. Mùa đơng
có gió đơng bắc, khơ, ít mưa, đơi lúc có hạn cục bộ.
- Địa hình
Địa hình chủ yếu là đồng bằng phù sa, trũng thấp thuận lợi cho sản
xuất nơng nghiệp. Phía nam của xã nổi lên một ngọn đồi độc lập gồm 3
8


đỉnh, đỉnh cao nhất khoảng 50m. Phía trước núi có hồ rộng, cảnh quan hữu
tình thuận lợi cho phát triển du lịch.
- Đất đai
Kim Liên có 1.511,67 ha đất tự nhiên. Nhìn chung đất đai chất lượng
tốt, chủ yếu là đất thủy thành. Đất màu mỡ, độ pH vừa phải thuận lợi cho
sản xuất nơng nghiệp.

- Sơng ngịi
Xã có sơng Lam Trà viền quanh phía tây và phía nam. Một đoạn
sơng Đào vắt qua phía bắc. Sơng nhỏ lượng nước không lớn lắm nhưng
cũng đủ cung cấp cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp.
- Sinh vật
Hệ sinh thái chịu sự tác động mạnh mẽ của con người. Khu vực núi
Chung cịn một ít thảm rừng. Động vật chủ yếu là các lồi thủy sản nước
ngọt như cá, tơm, cua …
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
- Kinh tế
Hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp. Dịch vụ chủ yếu phát
triển ở cụm di tích Kim Liên tuy nhiên cũng có tính thời vụ. Cơng nghiệp
hầu như khơng có. Cả xã chỉ có 3 cơ sở sản xuất gạch phục vụ cho nhu cầu
địa phương song hoạt động không ổn định.
- Dân cư và nguồn lao động
Năm 2007, toàn xã có 2,794 hộ với 11.492 nhân khẩu chiếm xấp xỉ
7% dân số toàn huyện. Mật độ dân số 760 người/Km2, cao gấp 4 lần mật

9


độ dân số tồn tỉnh. Dân cư đơng đúc phân bố đều trên các địa bàn sản xuất
nông nghiệp.
Năm 2006, tồn xã có 6150 lao động chiếm 7,5% trong tổng số lao
động toàn huyện. Cơ cấu lao động của địa phương có tới 80% lao động
nơng nghiệp, 15% lao động dịch vụ còn lại là lao động hỗn hợp vừa tham
gia dịch vụ vừa sản xuất nông ngiệp hoặc nghề thủ cơng truyền thống.
- Văn hóa – xã hội
Tính đến hết năm 2007, số hộ nghèo toàn xã là 315 hộ, chiếm 15,8%
dân số. Hộ giàu đạt khoảng 7-8%.

Toàn xã có 5 trường học trong đó có 2 trường mầm non, 2 trường
tiểu học và 1 trường THCS.
Xã đã bê tơng hóa tồn bộ tuyến đường liên thơn, liên xóm.
Dân cư có truyền thống yêu quê hương, hiếu học, ý chí cách mạng
quật cường nhưng vẫn đằm thắm trong điệu ví, câu hị.
2.1.3. Giới thiệu về cụm di tích Kim Liên
Cụm di tích Kim Liên bao gồm: Quê nội (22ha) và quê ngoại Bác
(17,2ha), núi Chung (128ha), nhà cử nhân Vương Thúc Quý và cây đa, sân
vận động làng Sen. Hiện các di tích đang trong dự án và đã đưa vào phục
vụ du lịch là quần thể di tích gắn với tuổi thơ Bác. Quần thế di tích rộng
167,2ha, chiếm 11% diện tích tồn xã.
- Làng Hồng Trù (Q ngoại)
Cụm di tích Hồng Trù bao gồm: Nhà thờ chi nhánh họ Hồng Xn,
ngơi nhà cụ Hồng Đường và ngơi nhà nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đời.
Nhà thờ chi nhánh họ Hoàng Xuân

10


Cụ Hồng Đường (ơng ngoại của Chủ tịch Hồ Chí Minh) là hậu duệ
đời thứ 18 của dịng họ Hồng Xn đã dựng ngơi nhà thờ chi nhánh họ
Hồng Xn để thờ cố nội, ông nội và phụ thân là Hoàng Cương. Những
năm tháng tuổi thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sống ở đây. Người
thường theo cha dâng hương hoa, lễ vật lên thờ cúng anh linh tổ tiên.
Ngơi nhà cụ Hồng Đường
Ngơi nhà cụ gồm có 5 gian hai chái, trong đó ba gian ngồi thơng với
nhà thờ rất thống mát. Ngơi nhà là nơi bà Hồng Thị Loan sinh ra và lớn
lên, lớp học đầu tiên ươm trồng tài năng của ông Nguyễn Sinh Sắc, nơi ghi
dấu những kỷ niệm êm đẹp trong tuổi thơ ấu thơ của Chủ tịch Hồ Chí
Minh.

Ngơi nhà Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đời.
Ngơi nhà tranh 3 gian nằm ở góc vườn phía Tây nhà ơng bà Hồng
Đường là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh cất tiếng khóc chào đời và sống ở đây
cho tới năm lên 3 tuổi. Bà Hoàng Thị Loan vừa dệt vải, vừa hát ru con để
chồng n tâm việc bút nghiên. Tại đây cịn có chiếc võng gai đơn sơ xưa
kia Bác Hồ từng nằm ngủ. Tuổi thơ Bác đã được mẹ chăm sóc, vun đắp
bằng những làn điệu dân ca bay bổng chứa đựng những ước mơ cao đẹp, hi
vọng sâu xa.
- Làng sen (Quê nội)
Rời Hoàng Trù theo đường liên hương đi tiếp khoảng 2,3Km chúng
ta đến làng Kim Liên (làng Sen) nơi có nhà cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc
thân sinh ra Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Nhà được xây dựng từ năm 1901 là món quà do dân làng góp tặng cụ
Phó bảng. Đây chính là nơi hun đúc cho Bác những tư tưởng yêu nước

11


thương nịi, chí hướng lập thân. Những cuộc đàm đạo giữa ơng Nguyễn
Sinh Sắc và những người bạn cùng chí hướng như Phan Bội Châu, Vương
Thúc Quý, rồi cụ Trần Thân đã tác động sâu sắc đến Nguyễn Sinh Cung.
Cho đến nay, ngơi nhà cụ Phó bảng là nơi 2 lần chứng kiến Bác về
thăm “Quê hương nghĩa trọng tình cao”.
Lị rèn Cố Điền
Trước cổng nhà ơng Nguyễn Sinh Sắc gần 100m là lò rèn Cố Điền.
Cố Điền tên thật là Hoàng Xuân Luyến. Nhưng theo phong tục nên mọi
người thường gọi cụ theo tên con trai cả. Thuở niên thiếu Bác thường ra
đây kéo bễ, làm quen với lao động.
Giếng Cốc
Cách nhà cụ Phó bảng gần 100m về phía đông nam là giếng Cốc.

Cách đây vài trăm năm ông Nguyễn Danh Cốc đã đào nên giếng này. Nước
giếng ngọt, nấu chè xanh và làm tương ngon nổi tiếng cả vùng. Nhớ ơn
người đào giếng nên dân làng đã đặt tên giếng là giếng Cốc. Nơi đây nghĩa
quân Chung nghĩa binh giấu vũ khí khi bị thực dân Pháp truy đuổi. Trong
thời gian sống ở làng Sen, Nguyễn Sinh Cung thường ra giếng gánh nước
về cho gia đình. Những trưa hè người thường ra đây hóng mát và nghe kể
chuyện lịch sự oanh liệt về quê hương.
- Núi Chung
Núi Chung là một ngọn đồi độc lập nổi lên giữa thung lũng Nam Đàn
được ôm trọn bởi cánh tay thiên nhiên khổng lồ là dãy Thiên Nhân và dãy
Đại Huệ. La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp từng vịnh:
“Chung sơ tam đỉnh hình vương tự
Kế thế anh hùng vượng tử tơn”
12


Phía bắc núi có hồ nước thường gọi là bàn Cự. Cảnh quan bàu Cự và
núi Chung là niệm tự hào của nhân dân địa phương. Hiện núi Chung chưa
được đưa vào tham quan du lịch. Trong tương lai gần khi dự án bảo tồn và
tơn tạo khu di tích Kim Liên hoàn thành, núi Chung sẽ được đưa vào là
một trong những đia điểm tham quan trong tour du lịch về thăm quê Bác.
2.2. Hiện trạng môi trường xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh
Nghệ An
2.2.1. Hiện trạng môi trường tự nhiên
2.2.1.1. Chất thải rắn
Chất thải rắn được hiểu là bất ký vật liệu nào ở dạng rắn bị loại bỏ
mà không được tiếp tục sử dụng như ban đầu.
- Vấn đề chất thải rắn
Do chưa phát triển công nghiệp, hoạt động nông nghiệp và du lịch
vẫn đang là hoạt động chính nên nguồn phát sinh chất thải rắn chủ yếu là

từ khu dân cư, hoạt động nông, rác thải do hoạt động du lịch và tiêu dùng
của du khách.
Theo báo cáo hiện trạng môi trường nông thôn Nghệ An năm 2007
thì lượng rác thải trong khu vực nơng thơn của tồn tỉnh khoảng
0,4Kg/người/ngày. Theo số liệ trên, Kim Liên năm 2007 dân số 11.492
người thì lượng rác thải trong một ngày là 4.596,8kg và trong một năm là
1.677.832kg (=1.677,8 tấn). Cộng với số rác thải xây dựng và du lịch (5660 tấn) thì mỗi năm trên địa bàn Kim Liên phát sinh khoảng 1.730 tấn rác
trong đó chất thải của dân cư là chủ yếu.
2.2.1.2. Môi trường không khí

13


Khí quyển là bầu dưỡng khí bao quanh con người, cung cấp O2 giúp
cho con người duy trì sự sống. Chúng ta có thể nhịn ăn, nhịn uống nhưng
khơng thể ngừng thở 1 phút. Khí quyển là nơi diễn ra các hoạt động khí
tượng của trái đất tác động mạnh mẽ đến con người… Khơng khí có vai trị
vơ cùng to lớn và ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của con người.
Cảm nhận của mọi người khi đến với Kim Liên là mơi trường khơng
khí đảm bảo. Khơng khí hầu như vẫn giữ được sự trong lành vốn có, khơng
có mùi lạ, cường độ aamm thanh ở mức khơng gây tác động khó chịu cho
con người.
Khơng khí chưa bị ô nhiễm là do bên cạnh các nguồn phát thải gây ơ
nhiễm khơng khí như rác thải, hoạt động đun nấu, đốt lị, giao thơng … của
nhân dân thì phải kể đến một diện tích màu xanh lớn trên các ruộng đồng
và cánh rừng ở khu vực núi Chung. Đây là cỗ máy khổng lồ đang ngày
đêm bảo vệ bầu khí quyển của địa phương.
Thêm vào đó hoạt động du lịch của Kim Liên chưa sầm uất lắm.
Lượng xe cộ và du khách tới đây vẫn nằm trong giới hạn chịu đựng của
môi trường. Hoạt động du lịch chủ yếu diễn ra theo mùa, mùa đơng mơi

trường có thời gian nghỉ ngơi để phục hồi nên không bị quá tải.
2.2.1.3. Môi trường đất
Đất đai là tài sản quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất không
thể thiếu của nông nghiệp, là nơi cư trú của động thực vật, là địa bàn phân
bố các khu dân cư và là nơi diễn ra các hoạt động sống của con người.
Theo số liệu thống kê năm 2006, tổng diện tích đất tự nhiên tồn xã
là 1.511,67ha. Trong đó đất nơng nghiệp chiếm 59% (893ha), đất lâm
nghiệp 4,5% (68ha), đất chuyên dùng 19,5% (295,51ha), đất ở 4,3%
(65,59ha) còn lại là đất chưa sử dụng (12,7%).
14


Về cơ bản chất lượng đất còn khát tốt, độ phì cao, năng suất lúa tốt
đáp ứng đủ cho nhu cầu của nhân dân. Tuy nhiên môi trường đất ở đây vẫn
có điều cần bàn. Đó là tình trạng ơ nhiễm đất mặt tại khu vực bãi rác và
tình trạng ô nhiễm nặng tại khu vực hai kho thuốc trừ sâu của Cơng ty hóa
chất bảo vệ thực vật Nghệ An.
Khu vực bãi rác tại xóm Mậu 5 rộng 2600m2, rác thải được tích tụ
lâu ngày và phân hủy trong mơi trường tự nhiên. Nước rỉ từ q trình phân
hủy rác ngấm vào đất làm cho tầng đất mặt bị nhiễm bẩn. Các vi sinh vật
và vi trùng trong rác cũng là nguyên nhân làm bẩn tầng đất mặt.
2.2.1.4. Môi trường nước
a. Nước mưa
Nguồn nước mưa của xã khá phong phú. Lượng mưa trung bình năm
trên 1000mm. Mưa phân bố không đều trong năm. Mùa mưa từ tháng 9
đến tháng 12 tập trung một lượng nước trên mặt lớn, kết hợp với địa hình
trũng thấp gây ngập úng nhiều nơi. Mùa khô, thiếu nước cho sản xuất và
sinh hoạt.
b. Nước sơng
Cả xã có hai con sơng nhỏ chảy qua là sông Lam Trà và sông Đào.

Lượng nước vừa phải, cung cấp cho sản xuất nông nghiệp thông qua hệ
thống kênh mương nội đồng. Thủy chế của sông theo sát độ mưa. Mùa
mưa nước lớn, mùa khô mực nước sông xuống thấp không đủ cung cấp
nước cho sản xuất.Sông chảy qua khu vực dân cư thưa thớt, chủ yếu sản
xuất nông nghiệp nên chất lượng nước còn tốt, chưa bị biến đổi nhiều.
c. Nước ao hồ

15


Xưa kia Kim Liên từng có một dịng sơng chảy qua sau này dịng
sơng chết để lại cho vùng khá nhiều hồ lớn hay còn gọi là Bàu. Bàu lớn
nhất là bàu Nậy có, rồi đến bàu Đầm (Đàm Thủy), bàu Ui tuy không rộng
lớn nhưng tạo thành những cảnh quan đẹp. Trong dân hầu như nhà nào
cũng có ao nuôi cá.
2.2.2. Môi trường nhân văn
Môi trường nhân văn bao gồm trình độ phát triển kinh tế, chất lượng
cuộc sống của dân cư và văn hóa – xã hội.
Trình độ phát triển kinh tế của Kim Liên nhìn chung cịn ở mức thấp.
Hoạt động kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp hiệu quả thấp. Lao
động nông nghiệp chiếm trên 80% lao động tồn xã. Trình độ cơ giới hóa
cịn hạn chế do thiếu vốn đầu tư và hoạt động sản xuất còn manh mún. Du
lịch cũng là một ngành kinh tế mang lại thu nhập cao cho địa phương. Đó
là thu nhập từ các dịch vụ phục vụ khách du lịch như bán đồ lưu niệm, bán
hoa quả, nước giải khát, giữ xe… Hoạt động công nghiệp hầu như vắng
bóng. Tồn xã chỉ có 3 lị gạch cơng suất thấp, hoạt động không thường
xuyên. Làng nghề làm tương, dệt vải ở Hoàng Trù mấy năm nay cũng bị
mai một, không mang lại thu nhập cho nhân dân địa phương.
Đi cùng nhịp dộ phát triển của nhân dân cả nước, Kim Liên đang
thay da đổi thịt. Thu nhập của dân cư được nâng cao nhờ đa dạng hóa

ngành nghề và mở rộng hoạt động dịch vụ. Cơ cấu bữa ăn được cải thiện.
Tồn xã khơng cịn nhà tranh tre dột nát. Cơng tác chăm sóc sức khỏe ban
đầu cho người dân được chú trọng. Cả xã có 2 trường Mầm non, 2 trường
tiểu học, 1 trường THCS. Hệ thống cơ sở vật chất và trường lớp đảm bảo,
trẻ đủ tuổi đi học đều được đến trường, gần 100% dân số biết chữ. Cơ sở
hạ tầng nơng thơn được hồn thiện, với 12Km đường nhựa, 100% hộ dân
16


có điện thắp sáng, hệ thống chiếu sáng cống cộng khu vực di tích Kim Liên
cũng được đảm bảo.
Văn hóa – xã hội được chính quyền địa phương chú trọng quan tâm.
Văn hóa mang hồn quê hương, dân tộc. Giữ gìn văn hóa là giữ hồn q
hương xứ sở, cội nguồn của ơng cha. Văn hóa làng đang ngày càng được
xem trọng. Tất cả các xóm đều có nhà văn hóa xây dựng kiên cố từ nguồn
vốn dân đóng góp và hỗ trợ của chính quyền. Ngay cạnh di tích Kim Liên
xã có xây dựng một nhà văn hóa quy mô lớn dùng làm điểm sinh hoạt cộng
đồng. Sân vận động làng sen cũng được khôi phục. Đời sống văn hóa tinh
thần của người dân ngày một đi lên. Nhiều chương trình văn hóa, thể thao
được tổ chức: Các giải thi đấu thể thao mừng xuân, mừng 2-9, mừng 19-5
… các trò chơi dân gian được tổ chức vào dịp tết, hội thi hát phường Vải,
hát ví …
Nếp nhà cũng được chú trọng giữ gìn. Tỷ lệ hộ gia đình đạt danh
hiệu gia đình văn hóa, thể thao lớn. Có nhiều xóm đạt danh hiệu xóm văn
hóa. Gia phong, truyền thống tốt đẹp của người dân vẫn được giữ gìn.
Theo dịng thời gian, tính thật thà, trung hậu cần cù, hiếu khách vẫn không
mất đi trong nếp sống của người dân Kim Liên.
Hệ thống di tích lịch sử văn hóa quốc gia bao gồm quê nội và quê
ngoại Bác Hồ, núi Chung, cây đa, sân vận động làng Sen, nhà cụ Vương
Thúc Quý, nhà thờ họ Nguyễn Snh … càng làm phong phú thêm truyền

thống văn hóa của làng quê hiếu học và giàu truyền thống cách mạng.
Văn hóa lãng xã trong nhịp sống hiện đại tưởng như mai một nhưng
nay lại được chính quyền địa phương và nhân dân khơi phục, giữ gìn và
làm sống dậy. Chính văn hóa là cái cốt lõi, là sợi dây gắn bó con người.

CHƯƠNG 3
17


TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG
DU LỊCH TỚI MÔI TRƯỜNG XÃ KIM LIÊN
Du lịch được xem là ngành “Công nghiệp không khói”. Hoạt động
du lịch đáp ứng tốt nhu cầu nghỉ ngơi, khám phá, giải trí của con người. Du
lịch là ngành có định hướng tài nguyên rõ rệt. Sự phụ thuộc đó làm cho tác
động của hoạt động du lịch vào tài ngun và mơi trường càng lớn. Để có
những giải pháp quản lý môi trường một cách triệt để cần xác định những
yếu tố của hoạt động du lịch tác động lên môi trường. Các yếu tố của hoạt
động du lịch tác động lên môi trường bao gồm: Khách du lịch, phương tiện
vận tải và các dự án phát triển du lịch.
3.1. Khách du lịch
Khách du lịch là chủ thể của hoạt động du lịch. Khách du lịch với
nhu cầu nghỉ ngơi, khám phá kéo theo loại hình du lịch tương ứng. Các
loại dịch vụ này sẽ quy định mức độ tác động lên mơi trường. Các loại
hình dịch vụ du lịch càng hiện đại thì khả năng tác động lên mơi trường
càng lớn.
Số lượng khách càng lớn thì tác động lên môi trường càng sâu sắc.
Việc tập trung du khách trên một diện tích nhỏ sẽ gây sức ép lên môi
trường.
Kim Liên với đặc trưng là hoạt động du lịch tìm hiểu về q hương
Chủ tịch Hồ Chí Minh khơng có nhiều hoạt động vui chơi giải trí hiện đại

nên tác động vào môi trường của du khách ít hơn.
Tuy nhiên du khách du lịch đến Kim Liên hàng năm khoảng 1,5 triệu
người gấp 130 lần dân số địa phương thì tác động của du khách lên mơi
trường vẫn phải kể đến.

18


3.2. Phương tiện vận tải
Để đến với Kim Liên, khách du lịch trong và ngoài nước phải sử
dụng phương tiện gia thông vận tải đường bộ chủ yếu là ôtô, xe máy. Việc
di chuyển giữa các cụm di tích cũng được tiến hành bằng những phương
tiện này.
Hàng năm để vận chuyển 1,5 triệu du khách đến Kim Liên một
lượng lớn phương tiện giao thông vận tải đã ra vào địa bàn xã. Ơtơ, xe máy
và các hoạt động của chúng là nguồn phát thải gây ơ nhiễm khơng khí bậc
nhất trên thế giới hiện nay.
Hoạt động của các động cơ thải các chất khí độc hại ra mơi trường
như CO, SOx, CnHm, NOx, … Việc tồn tại một lượng lớn các chất này trong
khơng khí gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và sự sinh trưởng
phát triển bình thường của sinh vật.
Phương tiện giao thơng cịn gây ra một lượng bụi lớn gây ra các bệnh
đường hô hấp ở con người, giảm tầm nhìn và ảnh hưởng đến sinh hoạt bình
thường của nhân dân.
Phương tiện giao thơng là nguồn phát sinh tiếng ồn cho khu dân cư
và khu vực di tích. Cường độ âm thanh lớn trong khơng khí phá vỡ cảnh
quan nơng thơn, ảnh hưởng sức khỏe và sinh hoạt của dân cư.
Việc tập trung một lượng lớn phương tiện vào những ngày lễ lớn gây
tắc nghẽn giao thông, ảnh hưởng đến việc đi lại của nhân dân.


3.3. Dự án phát triển du lịch
Các dự án phát triển du lịch bao gồm việc xây dựng kết cấu hạ tầng
phục vụ du lịch, sửa sang địa điểm du lịch, trùng tu di tích, trơng cây, nạo
19


vét sông, di dời dân cư ... Những hoạt động trên làm biến đổi môi trường tự
nhiên, thay đổi môi trường văn hóa – xã hội. Bên cạnh mặt tích cực như
làm cho cảnh quan thiên nhiên thêm phong phú đa dạng thì tác động của
nó tới mơi trường là đáng kể.
Hiện Kim Liên đang được triển khai "Dự án bảo tồn và tơn tạo khu
di tích lịch sử văn hóa Kim Liên gắn với phát triển du lịch".
Dự án triển khai vào năm 2003 dự kiến hoàn thành vào năm 2006,
tuy nhiên do tiến độ chậm nên phải kéo dài đến năm 2015. Dự án sẽ thực
hiện các hạng mục như xây dựng khu vực núi Chung thành địa điểm du
lịch lịch sử gắn với du lịch sinh thái, cải tạo các di tích hiện có trên cơ sở
bảo tồn các giá trị truyền thống, phục dựng nguyên trạng khu cực xung
quanh di tích như thời thế kỷ 19, bổ sung thểm các khu vực vui chơi giải
trí, mở rộng tuyến đường nối các cụm di tích, xây dựng cơ sở hạ tầng riêng
cho toàn bộ hệ thống di tích.
Với những hạng mục như vậy, tác động của dự án lên mơi trường rất
đáng quan tâm. Đó là làm thay đổi cảnh quan môi trường tự nhiên cũng
như xã hội, gia tăng cảnh quan cây xanh, bóng mát, cơ sở hạ tầng địa
phương được cải tạo. Nhưng dự án cũng làm môi trường bị ảnh hưởng xấu.
Lượng chất thải rắn từ hoạt động xây dựng, bụi, ô nhiễm không khí do xây
dựng làm nhiễm bẩn mơi trường. San lấp mặt bằng xây dựng khu vực núi
Chung và tạo dựng các hồ sen làm thay đổi cảnh quan môi trường ...

20



CHƯƠNG 4
CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NHẰM
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở XÃ KIM LIÊN
Hoạt động du lịch trên địa bàn xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh
Nghệ An cho tới này vẫn chưa gây hại cho mơi trường. Mơi trường tại cụm
di tích nói riêng và xã Kim Liên nói chung vẫn chưa đảm bảo tuy nhiên để
bảo vệ lâu dài đảm bạo phát triển du lịch bền vững cần có một giải pháp
đồng bộ đặt ra.
Với tầm vĩ mô cần tiến hành phân cấp quản lý rõ ràng trong công tác
bảo vệ môi trường. Theo đó UBND huyện chịu trách nhiệm chỉ đạo cơng
tác, UBND xã trực tiếp tổ chức cơng tác giữ gìn trật tự, trị an, mơi trường
xung quanh khu vực di tích. Ban quản lý di tích Kim Liên đảm nhận bảo vệ
mơi trường trong khu vực di tích.
Về phương diện vi mô, giải pháp bảo vệ môi trường muốn triệt để
cần tính tới các yếu tố của hoạt động du lịch tác động lên mơi trường từ đó
đưa ra những giải pháp thích hợp. Trong phạm vi của đề tài người nghiên
cứu mạnh dạn đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường trên cơ sở phân tích các
yếu tố của hoạt động du lịch tác động lên mơi trường đó là khách du lịch
và hoạt động phục vụ du lịch ; phương tiện vận tải khách.
4.1. Giải pháp kinh tế
Sử dụng phương pháp này nhằm đầu tư tôn tạo lại môi trường
- Đối với khách và hoạt đọng phục vụ du lịch
+ Thu phí đối mơi trường với khách du lịch tuy nhiên mức phí đặt ra
phải phù hợp với tính chất khu du lịch (ví dụ như 500 – 1500đ/lượt khách).

21


+ Đề ra chế tài xử phạt đối với du khách vi phạm quy định về bảo vệ

môi trường như : Vi phạm quy định về vệ sinh công cộng ; bẻ cây, xả rác,
khạc nhổ bừa bãi, viết vẽ bậy lên di tích ... làm tổn hại đến cảnh quan và
phá hoại di tích.
+ Có chế tài xử lý đối với những hộ kinh doanh không tuân thủ quy
định về vệ sinh môi trường, chèo kéo, nâng giá tùy tiện các mặt hàng ...
gây phiền hà cho du khách.
- Đối với phương tiện vận tải hành khách
+ Tiến hành thu phí bảo vệ mơi trường đối với phương tiện giao
thơng vào tham quan di tích. Phí này có thể lồng ghép vào vé gửi xe.
+ Có chế tài xử lý đối với các phương tiện giao thông gây ô nhiễm
môi trường đi vào địa bàn xã cũng như khu vực xung quanh di tích.
4.2. Giải pháp kỹ thuật
- Đối với khách và hoạt động phục vụ du lịch
+ Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào xây dựng các cơng trình
thốt nước bẩn, làm nhà vệ sinh .... Làm mương ngầm nối các điểm di tích
và nối thơng với hệ thống hồ sen và đồng ruộng bên ngoài để thốt nước
nhanh chóng vào mùa mưa, tránh ngập úng làm hư hại di tích. Làm nhà vệ
sinh tự hoại phục vụ cho du khách nhằm đảm bảo môi trường.
+ Thiết lập hệ thống thu gom rác thải, bố trí các thùng rác hợp lý vừa
đảm bảo mỹ quan vừa phát huy cơng dụng. Hiện tại các điểm di tích đều có
cac thùng rác đúng tiêu chuẩn song số lượng còn hạn chế cần bổ sung
thêm.
Trang bị xe chuyên dụng để làm cơng tác thu gom rác tránh tình
trạng rác tập kết lâu dài gây tác hại đối với môi trường và di tích. Cần có
22


nhân viên môi trường chuyên trách để bảo vệ, đảm bảo cho di tích và khu
vực bên ngồi di tích ln sạch sẽ.
+ Tại các điểm di tích cần trang bị đầy đủ, thường xuyên bảo trì các

cột chống sét, bình chữa cháy ... để hạn chế sự cố về mơi trường, bảo vệ di
tích.
+ Các khu vui chơi giải trí cạnh khu vực di tích khi đi vào hoạt động
cần lắp các thiết bị chống ồn để bảo vệ mơi trường
+ Dọc đường đi vào di tích và trên các bãi đỗ xe cần trồng nhiều cây
xanh để tạo cảnh quan bóng mát đồng thời thiết thực bảo vệ mơi trường.
Có thể cho du khách trồng cây lưu niệm khi đến thăm quê Bác. Ban
quản lý có thể dành ra một khu đất rộng, ở đó chỉ với 100USD du khách
nước ngồi có thể sở hữu một cây xanh và trồng để lưu niệm lại Ban quản
lý và trên cây. Ban quản lý sẽ chăm sóc và thơng báo cho khách tình trạng
của cây. Nếu cây chết Ban quản lý sẽ thay thế bằng cây khác. Làm như vậy
vừa tuyên truyền bảo vệ môi trường cho du khách vừa thiết thực bảo vệ
môi trường đồng thời tự tạo kinh phí cho cơng tác mơi trường. Chương
trình này tạm dịch là “Your name will be here fovever”.
- Đối với phương tiện vận tải hành khách
+ Xây dựng bãi đỗ xe ra xa để tránh khơng làm ảnh hưởng đến di
tích
+ Sử dụng các phương tiện giao thơng ít gây ơ nhiễm mơi trường
như xích lơ, xe đạp … để di chuyển giữa các cụm di tích. Việc sử dụng các
phương tiện này thường gắn với du lịch sinh thái. Trên các chuyến xích lơ,
xe, du khách sẽ thưởng ngoạn kỹ hơn vẻ đẹp làng quê Bắc trung bộ, tạo

23


được ấn tượng và những cảm xúc mới mẻ khi về thăm quê Bác đồng thời
lại thân thiện với môi trường.
+ Chỉ cho phép các loại ôtô, xe máy đạt tiêu chuẩn khí thải vào khu
vực di tích.
4.3. Giải pháp giáo dục

Biện pháp này nhằm ngăn chặn và ngăn ngừa các tác động có hại tới
mơi trường.
+ Đào tạo kiến thức du lịch sinh thái cho nhân viên ban quản lý
nhằm phát triển du lịch theo hướng thân thiện với môi trường đồng thời
trang bị cho họ kiến thức tốt để tuyên truyền cho du khách.
+ Tuyên truyền nếp sống văn minh lịch sự, phát huy truyền thống
văn hóa của địa phương. Tuyên truyền cho nhân dân địa phương và du
khách ý thức bảo vệ môi trường không xả rác bừa bải, khơng nói tục nói
bậy, có tác phong ăn nói và cư xử đúng đắn khi vào tham quan di tích…
+ Tổ chức tun truyền thơng qua loa đài, phương tiện thơng tin đại
chúng. Xây dựng mơ hình bảo vệ mơi trường có sự tham gia của cộng
đồng. Đây là hướng quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường của địa
phương.
+ Giáo dục ý nghĩa của việc sử dụng các phương tiện giao thông vận
tải công cộng và các phương tiện thơ sơ ít gây ơ nhiễm mơi trường bảo vệ
di tích. Từ đó nhằm thay đổi tư duy của du khách trong việc sử dụng
phương tiện di chuyển.
+ Nâng cao hiểu biết môi trường và ý nghĩa của bảo vệ môi trường
cho các lái xe, đồng thời vận động họ tham gia vào công tác tuyên truyền,
bảo vệ môi trường.
24


KẾT LUẬN
1. Những đóng góp của đề tài
- Phân tích được thực trạng môi trường của xã Kim Liên, huyện Nam
Đàn, tỉnh Nghệ An
- Phân tích được tác động của hoạt động du lịch tới môi trường xã
Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
- Đề xuất một số giải pháp bảo vệ môi trường nhằm phát triển Du

lịch bền vững tại cụm di tích Kim Liên.
2. Những hạn chế của đề tài
Do thiếu tư liệu về xã Kim Liên và bản thân năng lực có hạn nên đê
tài có những hạn chế sau:
- Số liệu cịn ít, thiếu cập nhật do khơng có tư liệu
- Giải quyết vấn đề cịn thiếu sắc sảo
3. Kiến nghị
Nhằm giúp Khu di tích Kim Liên cần có những chính sách và biện
pháp bảo vệ môi trường để phát triển Du lịch bền vững, đề tài xin đề xuất
một số ý kiến sau:
- Đề nghị ngành du lịch huyện thực hiện đúng tiến độ những giải
pháp đã đề ra trong quy hoạch tổng thể phát triển du lịch huyện.
- Công tác thống kê du lịch của huyện nói riêng và của tỉnh nói
chung sâu sát, đồng bộ, cập nhật hơn nhằm tạo thuận lợi cho việc đề ra giải
pháp.
Do thời gian thực hiện ngắn, khả năng bản thân có hạn nên đề tài
khơng thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong được sự góp ý,
nhận xét của các thầy cơ giáo cùng bạn bè để đề tài hoàn thiện hơn.

25


×