Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Giao an Bai tho so 28

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.01 KB, 13 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>GIÁO ÁN GIẢNG DẠY</b>


<b>Giáo viên hướng dẫn: Trần Thị Thanh Mai</b>
<b>Giáo sinh thực tập: Nguyễn Bích Nguyệt</b>
<b>Tiết 92</b>


<b>Đọc thêm</b>


<b>BÀI THƠ SỐ 28</b>


<b>A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT</b>


<b>1. Kiến thức: </b>
Giúp học sinh:


- Thấy rõ tâm lý, nguyện vọng của đôi nam nữ đang yêu đồng thời thấy được đặc
trưng tư duy người Ấn Độ.


- Thấy được sự kết hợp giữa chất trữ tình và trí tuệ trong thủ pháp nghệ thuật khiến
cho bài thơ có sức gợi cảm mãnh liệt.


<b>2. Kĩ năng</b>


- Nắm được đặc trưng tư duy của người Ấn Độ qua cách tư duy thơ Targo – triết lý
và trữ tình.


<b>3. Thái độ</b>


- Hiểu và trân trọng tình u trong cuộc sống.
<b>B. CƠNG VIỆC CHUẨN BỊ</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

- HS: SGK, Để học tốt, học bài, soạn bài theo hướng dẫn của giáo viên.


<b>C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH </b>


GV tổ chức giờ học theo phương pháp phát huy tính độc lập, chủ động, sáng
tạo trong suy nghĩ của học sinh. Hoạt động theo nhóm, trên cơ sở từng cá nhân đã
được chuẩn bị .


<b>D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC</b>
<b>1. Ổn định tổ chức </b>


<b>2. Kiểm tra bài cũ</b>
<b>3. Bài mới</b>


<b>Hoạt động của GV và HS</b> <b>Yêu cầu cần đạt</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>-GV: Dựa vào phần tiểu dẫn, em hãy nêu những</b>
nét khái quát về tác giả và hiểu biết của em về
tập thơ Người làm vườn?


(Tagore sinh tại Kalculta trong một gia đình
thuộc đẳng cấp Brahman – đẳng cấp cao nhất
trong xã hội Ấn Độ (Brahman – Kshastriya –
Vaisya – Soudra – Pariah). Cha của Tagore là
một điền chủ giàu có đồng thời là một nhà cải
cách tơn giáo, có nhiều đóng góp cho xã hội Ấn
Độ. Tagore đi học ở trường một thời gian ngắn
sau đó ở nhà học với cha. Năm 8 tuổi, ông đã
nổi tiếng giỏi văn nhất vùng Bengal; 13 tuổi có
thể sáng tác nhạc, họa, đọc sách cổ bằng tiếng
Phạn và dịch kịch Shakespeare; 17 tuổi sang
Anh du học; năm 1880 trở về Ấn Độ, viết vở



<i>Thành/ Của hai vũ trụ chứa đầy bí</i>
<i>mật.” Dù yêu nhau, khao khát hiểu</i>
nhau nhưng dường như điều đó là
khơng thể. Ngày hơm nay, để có hiểu
hơn về nét tâm lý vừa xa lạ lại vừa
gần gụi và không kém phần đáng
yêu, đồng thời hiểu được những chân
lý – nghịch lý trong tình yêu, chúng
ta sẽ cùng nhau đi vào tìm hiểu Bài
<i><b>thơ số 28 của R.Targo.</b></i>


<b>I.GIỚI THIỆU CHUNG</b>
<b>1.Tác giả</b>


- R.Tagore (1861 – 1941): Là một
nhà thơ, nhà văn, đồng thời là một
nhà văn hóa lớn, có nhiều đóng góp
cho dân tộc Ấn Độ và nhân loại.
- Ơng để lại một gia tài khổng lồ các
tác phẩm thuộc nhiều lĩnh vực khác
nhau mà ở lĩnh vực nào cũng xuất
sắc.


- Năm 1913, Tagore trở thành người
châu Á đầu tiên được trao giải Nobel
về văn học với tập Thơ Dâng.


<b>2.Tập thơ Người làm vườn</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

nhạc kịch đầu tiên. Những năm tháng sau đó cho
đến cuối đời, Tagore không ngừng cống hiến
cho nền văn hóa Ấn Độ và thế giới với những
hoạt động chính trị, văn hóa, xã hội.)


<b>-GV: Em hãy nêu hiểu biết của mình về Bài thơ</b>
<i>số 28?</i>


(Tagore viết thơ tình sau khi vợ ông là bà
Mirnalini Devi qua đời. Rất nhiều bài thơ hay
được ơng viết trong khoảng thời gian này, trong
đó có Bài thơ số 28. Trong nguyên bản tiếng
Anh mà Tagore dịch, bài thơ này được viết theo
thể thơ văn xuôi, gồm 12 câu. Đây là một trong
những bài thơ hay nhất trong tập Người làm
<i>vườn.</i>


<b>*Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản</b>


<b>-GV: Yêu cầu học sinh đọc diễn cảm bài</b>
thơ(chú ý đến đoạn, mạch, nhịp điệu của bài thơ
để đọc diễn cảm, giọng thiết tha, trìu mến, chân
thành).


<b>-GV: Qua việc đọc và chuẩn bị bài ở nhà, em</b>
hãy cho biết bài thơ được chia thành mấy phần?
Em có nhận xét gì về bố cục của bài thơ?


(Bài thơ được chia thành ba phần:



+Phần 1 (Từ đầu đến…khơng biết gì tất cả về


dịch sang tiếng Anh, xuất bản năm
1941.


- Tập thơ tiêu biểu cho phong cách
giàu chất trữ tình, chất triết lý của
Tagore, được dịch ra nhiều thứ tiếng.
<b>3.Bài thơ số 28</b>


- Các bài thơ trong tập Người làm
<i><b>vườn khơng có tên mà chỉ được đánh</b></i>
số.


- Bài thơ số 28 là bài thơ nổi tiếng
trong tập thơ Người làm vườn, có
mặt trong nhiều tuyển tập thơ tình
thế giới.


<b>II.HƯỚNG DẪN ĐỌC HIỂU VĂN</b>
<b>BẢN</b>


<b>1.Đọc.Tìm bố cục</b>
<b>a.Đọc</b>


<b>b.Chia bố cục</b>


+Phần 1 (Từ đầu đến…khơng biết gì
<i>tất cả về anh): Khát vọng hịa hợp</i>
trong tình u.



</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<i>anh): Khát vọng hịa hợp trong tình u.</i>


+Phần 2 (Tiếp đến…em có biết gì về biên giới
<i>của nó đâu): Khát vọng dâng hiến trong tình</i>
u.


+Phần 3(Cịn lại đến hết): Sự vơ cùng của cuộc
đời – trái tim – tình yêu.


Cuối mỗi phần đều có câu chuyển ý Em chẳng
<i>thể biết tất cả về anh.)</i>


-GV: Mở đầu là hình ảnh đơi mắt. Đơi mắt là
hình ảnh thể hiện điều gì?


(Đơi mắt là cửa sổ của tâm hồn, là điều khiến
người ta nhớ nhung khi xa cách: “Những đêm
<i>dài hành quân nung nấu/ Bỗng bồn chồn nhớ</i>
<i>mắt người yêu”. Với Shakespear: “Ánh mắt là</i>
<i>ngơn ngữ chân thành nhất của tình u”. Với tư</i>
cách là một triết gia, Tagore luôn tìm hiểu,
khám phá bản chất của tình u . Ơng ln băn
khoăn, tự hỏi: “Tình u bắt đầu từ đâu”. Và
trong Bài thơ số 16, nhà thơ đã khẳng định: Tình
u bắt đầu từ đơi mắt. “Tay nắm chặt tay, mắt
<i>dừng lâu trong mắt/Câu chuyện của lịng ta bắt</i>
<i>đầu như vậy đó/ Ấy là đêm tháng ba trăng tỏ/</i>
<i>Hương Kena dịu dàng tỏa khắp không trung”.</i>
Cũng chính vì có quan niệm tình u bắt đầu từ



+Phần 3(Còn lại đến hết): Sự vô
cùng của cuộc đời – trái tim – tình
yêu.


<b>2.Hướng dẫn đọc hiểu chi tiết văn</b>
<b>bản</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

“đôi mắt”, nên nhà thơ đã dùng “đơi mắt” để
phân tích tâm linh, để miêu tả thế giới nội tâm
của con người.)


<b>-GV: Đôi mắt được miêu tả như thế nào? Miêu</b>
tả đôi mắt em nhằm nói lên khao khát gì trong
tình u?


<b>-GV: Em cảm nhận điều gì về hình ảnh so sánh</b>
trong đoạn thơ này?


(Đôi mắt cô gái buồn, chất chứa những câu hỏi
khám phá thế giới tình cảm bí ẩn của chàng trai,
được so sánh với hình ảnh trăng muốn thăm dị
biển cả. Trăng mn đời vẫn muốn soi sáng để
biết lịng biển nơng sâu, cũng như con người
ln muốn tận hiểu tình yêu mà người tình dành
cho mình. Suy cho cùng, khám phá, cắt nghĩa
tình yêu cũng là một cách thức để khẳng định


-Đôi mắt: Băn khoăn, buồn, muốn
<i>nhìn sâu vào tâm tưởng của anh.</i>


=> Đôi mắt rụt rè, chất chứa suy tư
khao khát khám phá thế giới tâm hồn
bí ẩn của người yêu.


=>Tâm trạng chung của những
<i><b>người đang yêu.</b></i>


-Hình ảnh so sánh tượng trưng:


+mắt em – trăng: Thế giới nội tâm
phong phú, trong sáng.


+tâm tưởng của anh – biển cả: Thế
<i>giới bí ẩn, bao la.</i>


<i>=> Trăng và biển là biểu tượng thiên</i>
nhiên sóng đơi, thể hiện khát khao
hịa chung tâm tưởng của đơi tình
nhân được đẩy lên đỉnh điểm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

mình đang được sống trong hạnh phúc của tình
u. Cơ gái trong bài thơ “<i><b>Hoa doi” của Xn</b></i>
Quỳnh đã từng thổ lộ: “Đốt lòng em câu hỏi/
<i>Yêu em nhiều không anh?”. </i>Con người là thế,
xưa cũng thế mà nay cũng thế, “vì mấy khi yêu
<i>mà chắc được yêu”. Khi đã “chắc” rồi thì lại</i>
ln dằn vặt, tự hỏi : có được u nhiều hay
khơng và nhiều đến mức nào. Ngun nhân có
lẽ xuất phát từ tâm lý “khơng bao giờ là đủ”
trong tình yêu . Chúng ta dễ dàng bắt gặp điều


này trong thơ Xuân Diệu:“Yêu tha thiết, thế vẫn
<i>cịn chưa đủ/Phải nói u, trăm bận đến nghìn</i>
<i>lần/Phải mặn nồng cho mãi mãi đêm xuân/Đem</i>
<i>chim bướm thả trong vườn tình ái”</i>


<b>-GV:Trước những địi hỏi đáng u của cơ gái,</b>
chàng trai đã hành động như thế nào?


( Như muốn giúp cơ gái trả lời day dứt câu hỏi
đó, chàng trai đã “khơng giấu một điều gì” để
“cuộc đời trần trụi dưới mắt em”. Một loạt cụm
từ gần nghĩa được sử dụng như “trần trụi”
(bare), “khơng giấu điều gì”, (nothing hidden),
“khơng giữ điều gì” (nothing held back), để
khẳng định ước vọng hòa hợp tha thiết của
chàng trai. Nhưng thực tế trớ trêu và đầy nghịch
lý. Cơ gái lại “khơng biết gì tất cả”. Cái nghịch
lý này tồn tại cùng tình yêu, hiển nhiên như sự
tồn tại của cuộc sống.


-Hành động của chàng trai:


+Chàng trai: cuộc đời trần trụi dưới
<i>mắt em, không giấu một điều gì,</i>
(bare, nothing hidden, nothing held
back)


=>Khẳng định ước muốn tha thiết
muốn hịa hợp.



-Nghịch lý: Cơ gái lại “khơng biết gì
<i>tất cả về anh”.</i>


=>Cả hai cùng nỗ lực vươn tới nhau
nhưng hiểu biết viên mãn về nhau có
thể vẫn bất khả.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<b>-GV</b>: Nếu ở đoạn một đứng trước “đôi mắt băn
khoăn” của cô gái, chàng trai không ngần ngại
mở ngỏ tâm hồn thì sang đoạn hai, nhiệt thành
hơn, chàng trai sẵn sàng dâng hiến cả cuộc đời
mình cho người yêu.


<b>-GV: Khát vọng dâng hiến cuộc đời được nhà</b>
thơ thể hiện bằng những hình ảnh nào?


-GV: Những động tác “<i>cài lên mái tóc em</i>”,“


<i>quàng vào cổ em</i>” nhằm tôn vinh người yêu,
làm cho người yêu xinh đẹp, đáng yêu hơn mà
vẫn luôn được ở gần bên em. Ý thơ này rất gần
với lời ước nguyện của Lemantor: “Nếu em là
<i>trăng, anh sẽ là sao ghì chặt em trong quỹ đạo</i>
<i>quay tròn/ Nếu em là mây, anh sẽ là gió để nâng</i>


sự khao khát hịa nhập và khám phá
tâm hồn nhau bởi tình u ln là
một bí ẩn.


<i><b>b.Khát vọng dâng hiến trong tình</b></i>


<i><b>yêu</b></i>


-Cấu trúc giả định: Nếu A chỉ là B.
-Hai câu thơ đầu khổ 2:


+đời anh chỉ là viên ngọc.
+đời anh chỉ là đóa hoa.


=>Hiện thực hóa cuộc đời (trừu
tượng) thành những sự vật cụ thể,
tượng trưng cho sự quý giá (ngọc) và
thanh cao (hoa). Cuộc đời của thi
nhân ngầm chứa sự quý giá và thanh
cao ấy.


-Sự hi sinh của chàng trai:


+Nếu cuộc đời là viên ngọc: nguyện
“đập vỡ”, “xâu thành chuỗi quàng
<i>vào cổ em”.</i>


+Nếu cuộc đời là đóa hoa: “hái nó
<i>đặt lên mái tóc em”.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

<i>cánh em bay/Nếu em là dòng suối mát, anh sẽ là</i>
<i>sỏi cát dưới chân em”. Có điều Lemantor làm</i>
những dịng thơ này khi mới vừa trịn 18 tuổi,
cịn Tagore thì đã ngồi 50, mặc dù vậy thì thơ
ơng vẫn hết sức trẻ trung, gợi cảm.



Từ việc đặt giả định, Tagore đi đến sự phủ định
những giả thiết ấy bằng một “sự thực”:


<b>-GV</b>: Em hãy cho biết nghịch lý tình yêu mà nhà
thơ muốn nói tới ở đây là gì?


<b>-GV: Tác giả đã so sánh trái tim với những</b>
trạng thái tâm lý nào của con người? Em có
nhận xét gì về việc lặp lại cấu trúc giả định ở


“đập” (break), “hái” (pluck) nhằm
nhấn mạnh khát vọng tận hiến nồng
nhiệt của chàng trai.


-Sự phủ định: Nhưng A (không là B)
lại là C (Đời anh không là ngọc, là
hoa mà là trái tim khơng biên giới)
-Cách ví von tình tứ: Em là nữ
<i>hồng của vương quốc đó =>Tiếng</i>
nói của anh chàng si tình, nguyên
dâng hiến trái tim vơ biên cho người
mình u.


=>Nghịch lý: Xuất phát từ mong
muốn tìm hiểu cuộc đời người mình
yêu của cô gái, chàng trai đã không
ngần ngại phơi bày cho cô thấy;
nhưng càng muốn phơi bày bao
nhiêu thì cô gái lại càng như rơi vào
mê trận vô biên của trái tim và tình


yêu. Càng tìm hiểu, tình yêu càng
mơng lung, khó nắm bắt.


<i><b>c. Sự vơ cùng của cuộc đời – trái</b></i>
<i><b>tim – tình yêu</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

đoạn thơ cuối?


<b>-GV: Sử dụng những tương đồng, khác biệt giữa</b>
<i>viên ngọc, đóa hoa với trái tim, giữa lạc thú,</i>
<i>khổ đau với tình u, Tagore muốn nói điều gì</i>
về cuộc đời, về trái tim?


<b>-GV: Qua việc tìm hiểu bài thơ, em hãy khái</b>
quát về mối quan hệ giữa cô gái với cuộc đời


+Trái tim (cụ thể) – phút giây lạc thú
(trừu tượng) – nở ra thành nụ cười
<i>nhẹ nhõm.</i>


+Trái tim (cụ thể) – khổ đau(trừu
tượng) – tan thành lệ trong, phản
<i>chiếu nỗi niềm u ẩn.</i>


=>Hai trạng thái tâm lý trái ngược
nhau: niềm vui và nỗi buồn, từ đó
thể hiện khát khao phơi trải cho
người mình yêu thấu suốt trái tim
được dề dàng hơn.



-Cấu trúc phủ định: Nhưng A không
là B mà lại là C.


=> Lặp cấu trúc phủ định kết hợp sử
dụng tính từ trái nghĩa vui sướng –
<i>khổ đau, đòi hỏi (mong muốn) –</i>
<i>giàu sang (sở hữu) cùng với tính từ</i>
chỉ sự vô hạn về không gian thời
gian (vô biên, trường cửu)


=> Tô đậm đặc điểm của trái tim tình
u: Trái tim tình u khơng hề đơn
giản, nó là sự tổng hòa của những
tâm trạng phức tạp, thậm chí là đối
nghịch nhau. Tất cả những điều đó
đều tồn tại không phải chỉ trong phút
giây chốc lát mà là mãi mãi.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

chàng trai? Qua việc thể hiện mối tương quan
đó, nhà thơ đã kết luận điều gì?


<b>-GV: Từ một sự thực hiển nhiên đó, Tagore đã</b>
đúc kết triết lý nào về tình yêu?


(Cuộc đời là tình u với biểu hiện mn màu
của nó, mà tình yêu lại ẩn chứa những mâu
thuẫn, đối lập, đòi hỏi con người phải khám phá
và thống nhất. Nhưng khi tưởng chừng đã thống
nhất được mâu thuẫn này thì mâu thuẫn mới lại
phát sinh và cứ thế vịng tuần hồn lại tiếp tục.


Tình u tự nó trong khao khát chiếm lĩnh và
thấu hiểu sẽ là nhân tố mở ra bao điều kì diệu


ở hai câu thơ cuối:


+Đoạn 1: Xuất phát từ đôi mắt băn
<i>khoăn buồn của cô gái, chàng trai đã</i>
phơi bày toàn bộ cuộc đời mình
trước mắt cô => Mối quan hệ: Cô
gái – cuộc đời chàng trai là hai khách
thể cùng tồn tại.


+Đoạn 2: Cô gái – nữ hoàng của
vương quốc trái tim chàng trai =>
Mối quan hệ: Sở hữu.


+Đoạn 3: Trái tim anh ở gần em như
chính đời em vậy => Mối quan hệ:
Gần như đồng nhất.


Thế nhưng ở cả ba khổ nhà thơ đều
kết luận: Dù thế nào cô gái cũng
không hề biết trọn, biết hết về cuộc
đời – trái tim – tình yêu của chàng
trai.


=>Đúc kết triết lý mối quan hệ cuộc
đời – trái tim – tình yêu


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

của cuộc đời.)



<b>*Hoạt động 3: Tổng kết giá trị nội dung – nghệ</b>
thuật


(Bài thơ toát lên âm hưởng của giọng điệu thơ
tình qua cách thức bộc lộ về tình yêu mà ở đây
là tình u đơi lứa . Bằng hình thức cấu trúc câu
thơ theo lối giả định – khẳng định – phủ định,
nhà thơ đã chỉ ra những nghịch lý trong tình
yêu. Bài thơ diễn tả một nội dung triết lý về tình
u, từ đó mở rộng ra ý nghĩa trong cuộc đời.
Âm hưởng trữ tình tha thiết tạo ra sự trầm lắng
suy tư đầy chất triết lý, vừa gợi mở cho độc giả
niềm vui hướng tới tình yêu thiêng liêng, vừa
tạo ra cảm giác kỳ diệu, bí ẩn của tình yêu,
khiến người ta khao khát chiếm lĩnh nó. Nhưng,
càng muốn chiếm lĩnh, càng muốn lý giải thì lại
càng thấy tình u bí ẩn, và rồi mn đời con
người vẫn khơng lý giải nổi tình u. Xn Diệu
nói rằng:


“Làm sao định nghĩa nổi tình u!/Có nghĩa gì
<i>đâu, một buổi chiều/Nó chiếm hồn ta bằng nắng</i>
<i>nhạt/Bằng mây nhè nhẹ, gió hiu hiu…”. Và</i>
Xuân Quỳnh cũng băn khoăn khơng kém :“Sóng
<i>bắt đầu từ gió/Gió bắt đầu từ đâu/ Em cũng ko</i>
<i>biết nữa/Khi nào ta yêu nhau”.</i>


Vậy thì tình u là gì ? Đó là câu hỏi vẫn cịn để
ngõ, một “miền đất bí ẩn” đang chờ sự khám



<b>III.TỔNG KẾT</b>
<b>1.Nội dung</b>


<i><b>Bài thơ số 28 đòi hỏi con người</b></i>
hướng về một tình u hịa hợp về
mặt tâm hồn. Tình u khơng bao
giờ có giới hạn. Muốn có hạnh phúc
trong tình u, muốn có tình u trọn
vẹn chỉ có một cách là ln khám
phá cái bí ẩn, cái sâu xa của tình yêu.
<b>2.Nghệ thuật</b>


-Tagore đã vận dụng bút pháp hướng
nội, thực hiện lối cấu trúc theo tầng
bậc: từ thấp lên cao hoặc ngược lại
từ ngoài vào trong.


- Nghệ thuật miêu tả thế giới nội
tâm: Dùng hình ảnh “đơi mắt”


- Thủ pháp so sánh, tượng trưng, ẩn
dụ.


- Chất suy tư triết lý: Các từ được lặp
đi lặp lại: “if” (nếu), “only”(chỉ),
<i>“but”(nhưng) giả định rồi khẳng</i>
định, nhiều câu tưởng như nghịch lý
mà lại rất có lý (câu 3,4,5 hoặc 2 câu
cuối).



</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

phá của tất cả những ai chưa yêu và đang yêu…) nhưng đồng thời cũng đầy chất triết
lý.


<b>4.Củng cố, dặn dò</b>


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×