Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

loi hoi han muon mang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.58 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>VỞ KỊCH:. LỜI HỐI HẬN MUỘN MÀNG Tác giả: Văn Ánh. Các vai: …………..trong vai: Cha …………..trong vai: Mẹ …………..trong vai: Người giúp việc …………..trong vai: Con trai lớn …………..trong vai: Con dâu lớn …………..trong vai: Con trai thứ …………..trong vai: Con gái út …………..trong vai: Bác sỹ Cảnh 1: ( vợ chồng con trai lớn đang đi thì gặp con trai thứ và con gái út) Con trai thứ , gái út: chào anh chị Gái út: chứ anh chị 2 đi đâu mà có vẻ vội vàng quá vậy? Anh trai: các em biết đấy, ngày hết tết tới ; phải dốc sức vào công việc cuối năm chứ em Chị dâu: thời điểm tăng tốc để thu nhập đó các em ạ! Em trai: thế khi nào anh chị mới về quê Anh trai: dạo này anh có phi vụ làm ăn béo bở lắm, về thì bỏ lỡ cơ hội đấy em ạ. Gái út: Tết mà cũng làm hả anh ? Chị dâu: có chứ em ! Những ngày tết làm ăn thì ít ai theo dõi mình, nhất là bên công an, bên kiểm soát; hễ mà lọt được vụ nào thì tha hồ mà hốt tiền đấy em ạ ! Anh trai: Thôi ! 2 đứa tranh thủ về với ông bà già, gọi là cho vui với ngày tết ở quê, còn anh chị thì không về được, bận nhiều công việc lắm – Về thăm cha thăm mẹ thì khi nào về mà không được Em trai: ý ! Đâu có được anh hai? Em với con Út tính trước rồi, năm này anh chị về đi, sang năm sau em và con Út hãy về. Tụi em tính rồi ăn tết, chơi tết tại Thành phố vui lắm mà! Gái út: Em không về đâu? Về quê buồn lắm đó. Anh trai: Thôi , anh tính thế này! Cả vợ chồng anh với 2 em mình ở lại thành phố luôn nhé! Chỉ cần gởi về cho ổng , bã ít tiền để ỗng bã mua sắm đồ tết là được rồi Chị dâu: đúng vậy đó anh? Gởi tiền là được rồi, ở quê mình chỉ cần có tiền thôi? Còn việc về thăm là chuyện nhỏ mà Gái út: nhưng mà ở nhà ba mẹ đau , anh em mình không về em sợ . . . Chị dâu: nhưng có gì đâu mà sợ, ỗng đau cả năm nay rồi mà có sao đâu? Anh trai: không “ nhưng” với “ nhị” chi hết ! Tất cả chúng ta cùng ở lại thành phố ; các em có đồng ý không nào ? Anh trai – em trai – chị dâu – gái út : đồng ý “ DUYỆT “ ( cả 4 đều chập tay vào). Tất cả đi vào.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Lời dẫn (trong màn) : Từ cuộc sống phức tạp , đã làm cho nhiều người không còn cảm nhận được tình yêu thương ấm áp nơi quê nhà; người thì lo công việc; người thì chạy theo đồng tiền; người thì sa vào ăn chơi lêu lổng. Họ có bao giờ nghĩ đến tình cảnh của ba mẹ nơi quê nhà. Nơi mà họ đã từng sinh ra và lớn lên; nơi mà họ đã được đùm bọc chắt chiu từ tấm bé; nơi mà đại gia đình của họ luôn luôn đón nhận những cái tết sum vầy, hạnh phúc và đầm ấm . . . Cảnh 2: ( trang trí một cái bàn, bình nước . . . ) Cha: ( từ từ đi ra , ngồi vào ghế nhẹ nhẹ, run run . . .) ho . . .ho . . . ho Mẹ: ( bước ra): bệnh ông chưa khỏi hẳn mà ông ra ngoài này làm gì vậy (vừa nói vừa lấy tay sửa lại khăn trên cổ của chồng) gió lớn lắm, lạnh lắm coi chừng bịnh càng thêm bình đó ông . Mẹ: con Vui đâu? ( có thể là có nhạc nền . . . . . .. . . . . . . . . . . . . .) Vui: Dạ con đây ạ ( vừa đi ra vừa đi vừa lắc, nhí nhảnh . . . .hát theo nhạc ) Vui: kính thưa ông chủ , bà chủ - con đã có mặt ( nhí nhánh , vòng tay, tréo chân) Mẹ: con có thấy cô cậu gọi điện về hay không vậy con! Vui: dạ thưa! Năm 12 tháng , dạ quên năm nhuần 13 tháng rồi con đâu có thấy cái “ Alo xinh “ nhà mình lên tiếng nói năng gì đâu ạ. Hihi: chỉ có mấy đứa bạn của con tò te tút tít xí cho vui thôi , chứ có thấy cô cô cậu cậu chi mô – Ôi buồn ơi là buồn – ( ngâm ) Đời người như cánh chuồn chuồn Khi vui nó đậu, khi buồn nó bay Cha: ( ho ) Mẹ: kìa ông ! Cha: Bà đừng có lo, tui không sao mà Mẹ: tết nhứt sắp tới nơi rồi mà trong nhà chỉ có tui với ông và con Vui , bịnh tình của ông như vậy làm sao mà tui không lo Cha: Tui không sao đâu ? ( ho) ( ho mạnh - phất tay ) Mẹ: đấy, đấy – ông thấy chưa ! Vui ơi! Lấy thuốc cho ông đi con À, mà này! Con gọi hỏi thăm cô cậu có khỏe không, khi nào là cô cậu về tết hả con Vui: ui . . . bà ơi! Không cần gọi con cũng biết mà, các cô các cậu bận lắm: Nào là công việc nè Nào là tiếp khách nè Nào là chạy hàng nè Nào là tính tiền nè . . . ( nói chỉ vào các ngón tay) Nhưng mà thôi , Bà thấy đó ; cả 1 năm nay con có thấy bóng dáng ai về nhà này đâu . Kể cả vợ chồng cậu lớn, cậu nhỏ, luôn cả cô Út nữa đó Cha: con thử lần này xem sao hả con ( ho nhè nhẹ ) Vui: (rút ĐT trong túi ra ) bấm vào ĐT ( nhạc đệm tít tít . . . ) Anh trai( trong màn): A lô.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Vui: Ơ . . cậu hả! con Vui nè cậu Anh trai: Vui hả ! Cậu bận lắm ; con gọi cho cậu 3 đi, rồi cậu 3 sẽ nhắn lại cho cậu sau, thế nhé ! thôi nhé ! Vui: A lô A lô A lô ; lại cắt máy rồi Cha: ho nhẹ Mẹ: để tui đưa ông vào trong ( ông bà vào trong) Vui: ông bà vô nghỉ đi để con gọi cho cậu 3( bấm số khác ) Vui: A lô ( có thể ngồi chùm hủm trên ghế ) Em trai: ủa ! mày gọi tao có chuyện gì hả Vui Vui: Dạ ông , bà hỏi là Tết này mấy cô cậu có về nhà không ạ? Em trai: mày hỏi lạ kỳ quá hả; tao không về nhà chắc tao ở ngoài đường hay sao Vui: ui chu cha ơi! Có vậy chứ! ( lên bàn ngồi lun) Ông , bà mà nghe được câu này thì vui lắm đó, con cứ tưởng cậu thành đạt rồi thì quên cái cảnh nhà quê rồi chứ . Chứ ai như Cậu 2 trả lời cái rẹt là không về rồi cúp máy. Mà khi nào cậu về để con còn ra bến xe mà đón cậu chứ ! Em trai: Mày vừa nói gì ! Tao về quê ăn tết hả - Không đâu . Tết này tao không về được , bận lắm, bận lắm Còn bịnh tình của ông già thì tao đã gởi tiền về rồi, mày ở nhà mà lo thuốc thang cho ỗng dùm tao, sang năm tao về tao thưởng cho mày. Có việc gì mà tiền không giải quyết được đâu chứ . Thôi nhé, tao bận lắm – báy bay Cha , mẹ : ( bước ra ) : ông bà nghe hết rồi, sinh con không nỡ sinh lòng mà Mẹ: Này Vui ! Ngày hết Tết tới rồi con phải lo thu xếp còn về quê đi con, chuyện của ông bà biết lo liệu được mà. Ai cũng có ông có bà mà con Vui: Nhưng mà con về rồi thì . . . ông bà ai lo, hơn nữa ông bị bịnh nặng lắm Mẹ: Bà biết ! Con an tâm đi, ở đây còn có hàng xóm mà con Vui: Thế thì con xin phép được về, con sẽ lo lên sớm để giúp ông bà Cha, mẹ: Ừ ! đi đi con, đi cho kịp xe đi con Vui: Dạ thưa ông bà con về ạ ! ( đi vô ) ( ở ngoài này ông ho càng to, đứng lên rồi té xuống , bà hoảng hót la làng kêu cứu, 2 người hàng xóm chạy đến – xe cứu thương kéo còi . . . ) Lời dẫn: Những câu trả lời ngắn ngủi như những mũi kim đã đâm sâu vào da thịt của người thân , để rồi họ phải gánh chịu những hối hận từ lời nói của chính mình Cảnh 3 ( cảnh tại bệnh viện ) Vai người hàng xóm (ĐT gọi các cô cậu) : Này các cô cậu hãy về gấp , ba của cô, cậu đang hấp hối tại bệnh viện nè (vợ chồng cậu 2, cậu 3, cô Út ) về đến bệnh viện ngồi đợi có vẻ sốt ruột, hối hận, nhìn nhau mà không nói nên lời ) (Bác sỹ bước ra) Mọi người: Chào bác sỹ ! Anh trai: bệnh của ba cháu thế nào hả bác sỹ Em trai: Sao rồi hả bác sỹ Chị dâu: ỗng có nặng lắm không hả bác sỹ, có qua nổi không hả bác sỹ Anh trai: kìa em ?.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Gái Út: ( khóc nhẹ ): Bác sỹ hãy cứu lấy ba cháu, chúng con thật bất hiếu Bác sỹ: Tuy bệnh của ông rất nặng, nhưng nhờ háng xóm đã kịp thời đưa đến đây, vì vậy cơn nguy kịch đã qua nhưng sức khỏe vẫn còn yếu lắm. Các cô cậu làm con mà như vậy không những làm cho người thân của mình mất đi mà còn làm mất đi cái đạo đức, cái giá trị của con người, các cô cậu làm mất đi cái thuần phong mỹ tục , cái truyền thống đạo lý của ông cha ta từ xưa để lại Anh trai: Ba ơi! Con là người có lỗi, con là con lớn trong gia đình mà con đã xử sự một cách tồi tệ của một người con Em trai: Ba ơi! Tại sao con lại làm vậy hả ba, con là người có lỗi Chị dâu: Ba ơi! Hãy tha lỗi cho con, con chưa làm tròn bổn phận của một người làm dâu, con không để chồng con về với Ba là con quá sai. Ba tha lỗi cho con Gái Út: con gái của Ba thật hư thân, chỉ lo ham chơi bời mà con đã quên đi lời dạy dỗ của Ba , Mẹ, con thật có lỗi Tất cả: chúng con thật có lỗi, chúng con thật hối hận Bác sỹ: các cô cậu vào thăm ông cụ đi Bà con thấy đó : lời hối hận quá muộn màng, phận làm con thì sống làm sao cho tròn đạo hiếu, hãy thức tỉnh và thay vào lời hối hận bằng những hành động cụ thể và hữu ích mới thực sự là những đứa con hiếu thảo./. ( bác sỹ nói xong tất cả mọi người choàng tay dẫn ông cụ ra và cúi chào khán giả). HẾT.

<span class='text_page_counter'>(5)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×