Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Tài liệu CHIẾN THẮNG TÂY SƠN TRƯỚC VIỆN BINH XIÊM LA docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.67 KB, 12 trang )

CHIẾN THẮNG TÂY SƠN TRƯỚC VIỆN BINH XIÊM LA
Sau trận Đồng Tuyên, Nguyễn Ánh lại thêm một lần khốn đốn. Trong lúc quân lính chết
đuối thì nhờ biết bơi, ông đã thoát nạn. Có những may mắn đưa đến cho ông Chúa này để
sử quan nhà Nguyễn lại có dịp tán tụng phước mạng đế vương. Qua Rạch Chanh, ông nhờ
đến một con trâu nằm trên bờ; giữa dòng nước triều chiều chảy xiết chìm trâu thì may sao
một con cá sấu (?) lại đưa giúp ông qua bờ bên kia[164]. Tây Sơn đã có mặt tại Hậu Giang
chận mất con đường chạy trốn quen thuộc, ông phải chạy xuống trú ở Mỹ Tho, rồi từ đó
đưa gia quyến đi Phú Quốc.
Bị săn đuổi, binh tướng trở lòng. Đó là đám người từ lâu vẫn khó đồng hoá: quân Hoà
Nghĩa đạo. Nguyên để có người điều khiển đám tân binh, Ánh sai Tôn Thất Cốc trông coi
rồi sai tướng Hoà Nghĩa Trần Đình về cửa Cần Giờ để do thám. Công việc thật khó khăn
mà tướng sai thì không đủ uy tín, Đình không thi hành. Ánh sai Cốc giết đi. Thuộc tướng
của Đình là Trần Hưng và Lâm Húc làm phản chiếm Hà Tiên. Rủi ro cho Nguyễn Kim Phẩm
và công chúa Ngọc Chú, người về Hà Tiên thu binh, người mua gạo mắm, đều bị bọn này
giết chết.
Tuy nhiên việc quân đội Gia Định có mặt ở các đảo vịnh Xiêm gây nên khó khăn cho các
đám cướp biển ở vùng này. Vinh-ly-ma, một tướng Xiêm từ sau loạn Phi-nhã Oan-sản
(1781) tụ tập một đám người Mã Lai chiếm cứ đảo Cổ Long trong vịnh Kompong Som,
thấy lẽ khôn ngoan là đem thuộc binh ra thần phục Nguyễn Ánh. Đội quân lưu vong lái
thêm 100 chiến thuyền và 200 người nữa.
Thêm người tất thêm miệng ăn cho đám quân thiếu thốn sẵn. Nguyễn Ánh phải dùng binh
Vinh-ly-ma quen cướp giựt hai ba lần vào Hà Tiên và quanh đó để kiếm khí giới, lương
thực. Tin tức nơi trú ẩn lộ ra ngoài.
Tháng 6 âm lịch, lúc Nguyễn Ánh đang ở mũi Đá Chồng thì Tổng suất Tây Sơn là Phan Tấn
Thuận kéo binh tới vừa thuỷ vừa bộ. Cai cơ Lê Phước Điển phải đóng vai trò Lê Lai thuở
trước, Ánh mới chạy thoát về đảo Cổ Long.[165] Tôn Thất Điển, Tôn Thất Cốc, Hoảng,
Vinh-ly-ma đều bị bắt và bị giết.[166] Tây Sơn vẫn không tha. Một tháng sau, phò mã
Trương Văn Đa lại đem quân đến Cổ Long vây ba vòng trùng trùng, điệp điệp, quyết không
để Ánh thoát lần nữa. Rủi ro cho Tây Sơn, một trận bão đánh đắm nhiều thuyền để Ánh
nhân đó thoát ra, chạy đi Cổ Cốt.
Tây Sơn rút đi, Ánh lại mò về Phú Quốc. Tình cảnh đám quân bại thật thảm thương:


thuyền Ánh gãy nát cột buồm, quân lính hết lương phải bứt cỏ mà ăn rồi sống nhờ một
thuyền gạo của một người đàn bà Hà Tiên đem giúp. Để vợ con lại hải đảo, Ánh táo bạo
đem một chiếc thuyền vào cửa Ma Ly[167] do thám tình hình. Độ 20 thuyền Tây Sơn thấy
được đến vây, ông giương buồm chạy thẳng ra biển, lênh đênh suốt 7 ngày đêm. Gặp
được dòng nước ngọt, thoát chết khát, ông quay trở về Phú Quốc.
Không ở yên được một chỗ, Ánh phải sai Cai cơ Nguyễn Văn Chính về Long Xuyên chiêu
binh, tập mã. Thuyền đến cửa sông Ông Đốc[168] thì bắt được tướng Tây Sơn là Quản
Nguyệt, Ánh sai chém đầu thị chúng. Oai vũ chưa thấy đâu mà chỉ làm động đến Tây Sơn.
May mắn, đạo quân tuần đêm bắt được viên Phó chiến Dạng trong đội phục binh ở cửa
sông do Lưu thủ Long Xuyên của Tây Sơn là Nguyễn Hoá điều động. Rõ được cơ mưu, Ánh
giục thuyền chạy mau cho thoát.
Lúc bấy giờ Lữ, Huệ đã về Quy Nhơn, để lại Trương Văn Đa với Chưởng tiền Bảo. Nguyễn
Ánh trôi dạt Hòn Chông, rồi Thổ Châu, Cổ Long, Cổ Cốt... sống cuộc đời vật vờ phẫn chí
của viên chúa tể trong cơn bại vong. Ông phải thay phiên chèo chống, chia sớt cùng khổ
với bọn tòng thần cùng vài trăm binh trên độ mươi lăm chiếc thuyền. Tướng sĩ có khi vài
ngày không ăn, phải đào rễ cây nhấm nhá cầm hơi.[169]
Vắng Nguyễn Huệ, dư đảng Ánh ở đất liền tưởng có dịp nổi lên thành công. Hồ Văn tân
đánh ở Tân Châu, Tôn Thất Hội chiếm giồng Sao[170], đắp luỹ cự địch trong khi Lê Văn
Quân lại giữ sông Tân Hoà. Quân Tây Sơn tiến đánh giồng Sao rồi phá tan đồn Tân Hoà.
Tháng giêng năm Nhâm Thìn (1784), kiện tướng Ánh không còn ai ở Gia Định vì Hội, Quân
đều bỏ chạy sang Xiêm, chỗ trú cuối cùng.
Châu Văn Tiếp sau trận Cá Trê đã theo đường thượng chạy một mạch qua Xiêm kêu xin
viện binh. Tiếp thực táo bạo trong lúc Ánh không dám liều lĩnh[171]. Sở dĩ có sự dè dặt
này vì bang giao Xiêm Việt lúc bấy giờ tuy có dấu hiệu cải thiện nhưng chưa đủ cho Ánh
thấy Xiêm tỏ ra quên những cừu thù cũ.
Nam Vang và Hà Tiên là hai địa điểm đầu mối gây chiến. Ta đã biết âm mưu mở rộng Hà
Tiên qua phía Xiêm đã gây nên trận chiến tranh giữa Mạc Thiên Tứ và Trịnh Quốc
Anh[172]. Khi Duệ Tông bị bắt, Tứ với Tôn Thất Xuân chạy trốn bị thuyền Xiêm bắt về
Vọng Các. Mùa xuân 1778, Ánh sai Cai cơ Lưu Phúc Trưng qua tìm Tứ. Mùa hạ năm đó sứ
bộ của Cai cơ Tham, Tịnh đi Xiêm thì gặp rủi ro: một thuyền Xiêm đi buôn Quảng Đông về

qua Hà Tiên bị Lưu thủ Thăng giết cướp. Có người Chân Lạp lại nói dèm rằng Gia Định có
mật thư cho Tứ, Xuân làm nội ứng để chiếm Vọng Các. Muốn khỏi lo lắng, Trịnh Quốc Anh
cho giết Tứ, các con lớn Tử Diên, Tử Hoàng, Tử Thượng và Tôn Thất Xuân, Tham, Tịnh, 50
người tuỳ tùng, chỉ chừa lại con nhỏ và cháu Tứ phải đi đày thôi[173]. Tình hình bang giao
không mấy khả quan thì lại tiếp xảy ra việc tranh quyền bảo hộ Chân Lạp.
Vào cuối năm 1781, Trịnh Quốc Anh phái các tướng Chất-tri, Xô-si qua Chân Lạp hỏi tội
Nặc-ấn, trả thù vụ Nặc-vinh bị Đỗ Thanh Nhân giết. Nặc-ấn thua rút binh về Colompé cầu
cứu với Gia Định vào cuối tháng giêng 1782. Nguyễn Hữu Thuỵ và Hồ Văn Lân tiến quân
lên Loveck[174]. Chiến tranh còn dằng dai thì ở Xiêm xảy ra chính biến. Giặc thành Cổ Lạc
(Korat) nổi dậy, Trịnh Quốc Anh sai Phi-nhã Oan-sản[175] cầm quân dẹp mà không biết
tại sao lại không lưu ý rằng người cầm đầu cuộc loạn lại là em Sản. Sản quay giáo đem
quân về Vọng Các bắt Anh cầm tù. Ở Chân Lạp, Chất-tri cầu hoà với Thuỵ, bẻ tên thề,
nhận cờ, đao, kiếm của Thuỵ tặng rồi kéo quân về giết Quốc Anh, vu tội cho Sản rồi giết
luôn. Chất-tri, Xô-si, và cháu là Ma-lặc làm đệ nhất, đệ nhị, đệ tam Phật vương, cùng nhau
cai trị truyền dòng Rama[176].
Việc kết giao với Nguyễn Hữu Thuỵ, tiếp theo với việc Rama I kêu Mạc Tử Sanh về Vọng
Các nuôi, có thể coi như những dấu hiệu khuyến khích Nguyễn Ánh tới gần Xiêm hơn. Cho
nên, khi bại binh ở sông Ngã Tư, Ánh sai sứ bộ trên 100 người theo đường Chân Lạp qua
Xiêm cầu viện. Dân Chân Lạp gặp dịp may trả thù kẻ thất thế, bèn giết gần hết sứ bộ với
Nguyễn Hữu Thuỵ, Trần Xuân Đàm. Chỉ có Nguyễn Văn Nhân, Cao Phước Trí là chạy
thoát[177]. Tuy bị trở ngại, Nguyễn Ánh khôn ngoan vẫn cố giữ liên lạc thân thiện để hi
vọng nhờ cậy. Mùa thu năm 1782, khi trở lại Gia Định rồi, ông cũng sai sứ đi Xiêm nữa.
Đến nay, Xiêm vương nghe lời Châu Văn Tiếp ai cầu, một mặt sai Tiếp theo thượng đạo trở
về tìm chủ, một mặt sai Thát-xỉ-đa đem thuyền đi Hà Tiên tìm rước Ánh ở Long Xuyên vào
tháng 5- 1784[178]. Nhưng có phải vì lời kêu xin khẩn thiết của Châu Văn Tiếp ngày nay
và vì nhớ mối kết giao với Nguyễn Hữu Thuỵ trước kia mà Xiêm vương cho rước Nguyễn
Ánh để rồi tính việc trợ giúp không? Có những tài liệu khiến ta phải dè dặt.
Bá-đa-lộc đến Bangkok vào đầu tháng 11-1783 có gặp ở đây một sứ giả của Tây
Sơn[179]. Tài liệu thật là ít ỏi để cho ta có thể biết thêm về ngày tháng tới lui, sứ mệnh
giao phó, sự tiến hành công việc của viên sứ giả này ở Bangkok. Tuy nhiên do đó, ta cũng

thấy Xiêm phải lựa chọn Nguyễn Ánh và Tây Sơn mà quyết định nghiêng về bên nào lại
tuỳ thuộc vào tình hình Chân Lạp.
Thực vậy, trong tháng 12-1783, Trương Văn Đa dẫn quân tấn công Chân Lạp. Trước đó,
Nặc Ấn bị Chiêu-thuỳ-biện, một người Mã Lai, nổi dậy đánh đuổi đến phải trốn qua Xiêm.
Đa đến, Biện vốn được Xiêm công nhận làm phụ chính ở đây từ trước, vội vàng chạy qua
cầu viện. Và rồi Tây Sơn giáp mặt quân Xiêm. Trương Văn Đa nghe tin điệp viên báo rằng
quân Xiêm sẽ tiến theo đường Lào đánh Quy Nhơn, nên quyết định khai chiến. Xiêm cũng
đòi Tây Sơn trả những kẻ thù của Xiêm mà Tây Sơn giữ (?) không thì chiến tranh. Và chiến
tranh xẩy ra. Tây Sơn bị Xiêm vây, hai bên đánh nhau vài lần.
Cuối cùng Trương Văn Đa rút khỏi Nam Vang (6-1-1784). Nhưng từ đó “chiến tranh càng
ngày càng nhen nhúm giữa người Xiêm và bọn giặc ở Sài Gòn”.[180]
Để phân tán lực lượng Tây Sơn, Xiêm vương nghĩ tới Nguyễn Ánh. Và đó là cớ quan trọng
nhất để giải thích việc Nguyễn Ánh được “rước mời” vào Vọng Các. Cuộc đón rước nếu thực
tình và diễn tiến trong bình đẳng thì sao lại để xẩy ra những điều mà khi gặp lại Bá-đa-lộc
lần thứ hai, Ánh phải than phiền về “cách thức người ta lôi ông vào Xiêm”?
Tuy vậy, Ánh cũng ở Vọng Các chờ đợi đưa về. Đây là dịp may mắn cho Xiêm vương có thể
mở rộng cương giới về phía Thuỷ Chân Lạp. Viện binh Xiêm gồm có hai vạn quân, ba trăm
chiến thuyền dưới quyền điều khiển của Chiêu Tăng, Chiêu Sương, xuất binh ngày Nhâm
thìn tháng sáu (25-7-1784).
Chiến tranh dùng Xiêm binh chiếm Gia Định được Nguyễn Ánh tóm thuật trong một bức
thư gởi cho J. Liot[181]:
“Từ Thầy theo Ta mà trở về[182] thì Ta cùng Xiêm binh tựu tại Mang Thít[183] hạnh công
Tây tặc, thủ thắng tàu một chiếc, hải đạo[184] 5 chiếc. Nhẩn ngày sau trực tấn xứ
Lạch[185]. Nay thì Xiêm binh đại tứ lỗ lược, dâm nhơn phụ nữ, lược nhơn tài vật, túng sát
bất dung lão thiếu. Vậy nên Tây tặc binh thế nhựt thạnh, Xiêm binh thế nhựt suy. Cớ ấy
qua tháng chạp, mùng tám vừa thất lợi, các giai hội tản”...
Sử quan ghi cẩn thận hơn: tháng 7 âm lịch, khi quân Nguyễn Ánh và Xiêm chiếm Kiên
Giang rồi đánh Đô đốc Tây Sơn Nguyễn Hoá ở Trấn Giang (Cần Thơ), quân Xiêm chia nhau
đồn trú Ba Vác, Trà Ôn, Mang Thít, Sa Đéc. Nguyễn Ánh lo kiến tạo lực lượng riêng. Ông
sai Cai cơ Trịnh Ngọc Trí đi đến các làng kêu cựu thần đang lẩn trốn và hào kiệt nổi lên

hưởng ứng quan binh. Kết quả sơ khởi cũng khả quan: ở Vũng Liêm[186], phó Đốc chiến
Lý của Tây Sơn ra hàng. Cai cơ Nguyễn Tấn Văn hàng Tây Sơn ở trận Cá Trê năm ngoái
nay cũng trở về. Sau đó là Lê Văn Duyệt, Nguyễn Văn Khiêm bị bắt sau trận Đồng Tuyên
và dư đảng Đông Sơn do Nguyễn Văn Thành chiêu dụ.
10 âm lịch, Nguyễn Ánh chịu một cái tang đau đớn: Châu Văn Tiếp quá hăng hái tiến sâu
vào trận địa chết đổi mạng với Chưởng tiền Bảo ở Mang Thít. Trương Văn Đa vội rút về
Long Hồ, sai người cấp báo Quy Nhơn.
Quân Xiêm hoành hành dữ. Ánh kêu với cận tướng[187], rồi bỏ ra các hải đảo, gặp Bá-đa-
lộc ở Thổ Châu vào tháng 12-1784, than thở với ông này rằng: người Xiêm lừa gạt ông,
lấy cớ lập lại quyền binh cho ông chỉ để dùng danh vị ông mà cướp bóc dân chúng và bắt
sống ông thôi[188]. Trong khi đó, các tướng ông còn lại ở lục địa cố gắng tìm chiến thắng.
Lê Văn Quân tiếp tục công việc của Châu Văn Tiếp, làm Khâm sai Tổng nhung, đem
Chưởng cơ Đổng tiến chiếm Ba Lai, Trà Lọt.
Nhưng không lâu, tháng chạp Giáp Thìn, Nguyễn Huệ kéo quân vào. Chạm với một kẻ địch
lạ tay, Nguyễn Huệ đánh mấy lần không thủ thắng đã có ý rút quân về. Vừa lúc một hàng
tướng của Nguyễn Ánh, Lê Xuân Giác, liền cho Huệ kế phục binh, đánh mạnh, bất thần,
hợp với sở trường viên tướng trẻ mà đầy khả năng này.
Huệ đem lính thiện chiến mai phục ở Rạch Gầm, rạch Xoài Mút[189] rồi dụ quân Xiêm tới.
Quen mùi chiến thắng, quân Xiêm tiến sâu vào nội địa bị đánh úp tan tành, chỉ còn vài
nghìn người lẩn trốn theo đường bộ Cao Miên chạy về nước. Thực là một chiến thắng làm
choáng váng địch quân. Nguyễn Ánh không trông cậy gì ở viện binh Xiên nữa. “Họ sợ Tây
Sơn như sợ cọp”.
Nguyễn Ánh chạy về Trấn Giang sai Cai cơ Châu Phúc Trung tâu sự tình lên Nhị vương
nước Xiêm. Cuộc đời lao đao bị săn đuổi lại bắt đầu qua Thổ Châu rồi Cổ Cốt. May mắn
hơn, lần này đã quen sẵn, ra Cổ Cốt, Nguyễn Ánh gặp Cai cơ Trung đem binh Xiêm rước.
Tháng ba năm Ất Tỵ (1785), với các tướng tòng vong trên 5 thuyền và 200 binh, Nguyễn
Ánh lủi thủi vào Vọng Các.
Nhưng hi vọng chưa dứt, ông còn mong chờ. Trong khi đó Tây Sơn lại bắt đầu tính chuyện
tuôn đổ sức mạnh có sẵn của họ ngược lên phía bắc, cưỡng bách đám dân chúng ở đây
nhìn nhận oai quyền, giá trị của kẻ bà con phương xa về đã thu nhặt được trong chuyến

viễn du mấy trăm năm cách biệt.
chú thích:
[164] Ta biết là những khúc sông có tên là Rạch Chanh bắt đầu từ Long Định (Long An) đi
vào Vàm Cỏ đông phía hạ lưu Bến Lức, qua Vàm Cỏ tây rồi ra Tiền Giang bằng kinh Bà Bèo
và rạch Ba Rài. Vậy thì Nguyễn Ánh đã thoát nạn ở các khúc Rạch Chanh nào?
Chứng tích hiện tại so với sử sự thì hình như không hợp. Rạch Chanh khá nhỏ (trừ phi vào
thế kỷ XVIII nó có lớn hơn không) mà sử quan kể chuyện Ánh lội qua sông, leo lên lưng
trâu cỡi, nước triều buổi chiều dâng, trâu chìm, cá sấu đưa đi... như trên một khúc sông
lớn vậy. Địa điểm chính xác chắc là vịnh Đá Hàn trên sông Vàm Cỏ tây gần chỗ một khúc
Rạch Chanh nhập vào (xã Hướng Thọ Phú, Long An). Đó là một vùng nước xoáy rất dữ
(một khuỷu sông). tục truyền Nguyễn Ánh đi qua đó không ghe thuyền, bỗng nhiên đá
dưới sông trồi lên, hàn lại (vi thế mới có tên là Đá Hàn. Người ta đồn ở khúc sông này có
bầy trâu nước, ai lấy được một sợi lông của nó mang theo qua sông, thân mình không bao
giờ bị chìm. Phảng phất trong truyện tích, ta thấy có chuyện Nguyễn Ánh cỡi trâu qua
sông. Vậy chắc khúc sông này là chỗ Nguyễn Ánh thoát nạn. )
[165] Sử quan gọi là đảo Côn Lôn. Tìm ra địa điểm Cổ Long là công của Ch. Maybon
(Histoire moderne du pays d’Annam, t. 201, chú số 3). Tuy nhiên, tên Côn Lôn nói ở các
quyển Thực lục về sau không thể lẫn được vì đảo này, từ lúc Nguyễn Ánh chiếm hẳn Gia
Định đã đóng vai trò quan trọng trong việc tiếp xúc với Tây phương mà Tây phương thì
biết rõ nó hơn Cổ Long.
[166] Chi tiết vụ này lấy ở Thực lục q2, 3ab, Liệt truyện q28, 9b, thư Langenois gởi cho
Descourvières từ Sa Đéc 14-11-1783. Sử quan gọi vị trí xảy ra cuộc vây hãm là “Điệp
thạch dự”, hòn Đá Chồng. Trịnh Hoài Đức (Aubaret, t. 52) kể chuyện Vinh-ly-ma, gọi là
vũng Luỹ Thạch ở Phú Quốc. Hai chữ “luỹ” và “điệp” có thể lẫn với nhau. Thực ra chữ “dự”
ở đây không chỉ một hòn đảo mà chỉ một mõm núi nhô ra sát biển.
Trận chiến hình như không phải chỉ xảy ra ngoài biển, ở mũi Đá Chồng của đảo Phú Quốc
mà còn có trên đất liền ở vùng Hà Tiên nữa. Tài liệu Tây phương trên ghi: “...(Ánh) trong
lúc chờ đợi viện binh ở Xiêm đã hai ba lần lẻn vào Cancao và quanh đó với bọn Mã Lai
Campot để tìm lương thực, khí giới thì thuỷ quân Tây Sơn và đạo quân Lào, Bassac bằng
đường bộ đổ xô đến cướp của ông nhiều thuyền đi biển, bắt các tướng, hầu hết đều phản

bội. Một vài người bị giết, số còn lại đem về Sài Gòn”. (A. Launay, III, t. 79, chú số 1).
Chúng tôi nhấn mạnh các chữ Mã Lai Campot vì đó là đầu mối tổng hợp các tài liệu. Sử
quan vẫn gọi bọn cướp biển ở vịnh Xiêm là giặc Chà-và (từ chữ Java). Khi Nguyễn Ánh ở
Xiêm đánh Pégou (Mã Lai) giúp Rama I, sử quan cũng gọi là đánh giặc Chà-và. Vậy Chà-và
ở đây là chỉ dân Malais, và bọn “Malais du Campot” nói trên là tướng sĩ của Vinh-ly-ma.
Thực lục ghi việc Xiêm tướng Vinh-ly-ma về đầu rồi tiếp theo vụ Điệp Thạch Dự liền, khiến
ta có thể thấy ngay sự liên tục giữa hai sự kiện. Hơn nữa trong thời gian chờ đợi viện binh
Xiêm, chỉ có trận bại chiến này là lớn thôi, trận mà Pigneau có nói tới: “... (khoảng 17, 18-
7) vua đánh với bọn nổi loạn một trận mất gần hết binh thuyền còn lại” (A. Launay, III. t.
88) rất đúng với thời điểm tháng 6 âl của Thực lục.
[167] Đồng Khánh, quyển hạ, t. 209 cho biết đó là cửa biển của xã Tam Tân (nay thuộc
Bình Tuy). Sông Ma Ly có tên trên bản đồ của Nha Địa dư là sông Phan. Ta có thể hoài
nghi là địa điểm Ánh tới quá xa Phú Quốc và quá gần Tây Sơn. Tuy nhiên sự việc lại quá
hợp với chi tiết nước ngọt giữa biển kể sau. Phải ở Ma Ly chạy thẳng ra biển Đông, đi tới 7
ngày đêm người ta mới vẫn có thể may ra gặp các dòng nước ngọt do sông Cửu Long đổ ra
vì khối lượng lớn quá nên không lẫn với nước mặn được.
[168] Đốc Công hải khẩu. Thực lục, q2, 7ab
[169] Thực lục, q2, 8b; thư của Pigneau kể chuyện nửa sau tháng giêng 1784 (A. Launay
III, t. 90.)
[170] Cù lao Ông Chưởng
[171] Thư ông Descourvières (A. Launay, III, t. 80).
[172] Ch. Maitre “Documents sur Pigneau de Béhaine, évêque d’Adran”, RI, 1913. t 176.
Liệt truyện tiền biên, q6, 5ab
[173] Liệt truyện q32, 3b, 4a
[174] La-bích, Lô-việt của sử quan
[175] Phi-nhã là chức tước (sử quan cũng biết đến điều này: Liệt truyện q32, 2a). Chất-tri
cũng vậy. Tên Rama I là P’hut Yodfa (P. Schweisguth, Un siècle d’histoire dans la
péninsule indochinoise (1750-1830), Taupin, Hanoi. 1944.
[176] . Thực lục q1, 14ab, 15ab. Thư J. Liot cho Ô. Descourvières, 25-7-1782, A. Launay,
III, t. 74.

[177] Thực lục q1, 18a, Liệt truyện q13 truyện Nguyễn Hữu Thuỵ 6a, truyện Nguyễn Văn
Nhân 15b. “La révolte ét la guerre des Tây Sơn”, bđd, t. 87.

×