Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Tài liệu Nghệ thuật đối nhân sử thế pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (228.06 KB, 16 trang )

Nghệ thuật đối nhân xử thế
Thứ ba, 03 Tháng 3 2009 18:19 Quan Tri
Ðối nhân xử thế" là cả một "nghệ thuật". Bài này giúp chúng ta những phương thết để đối
xử sao cho đẹp lòng người.

(Ảnh:Sưu tầm).
I : hiểu rõ ước muốn con người
1. Bước đầu tiên trong quan hệ giao tế là hiểu rõ về con người.
2. Điều mà mọi người quan tâm, đó chính là bản thân họ chứ không phải bạn. Đây là mấu
chốt của giao tế.
II : khéo léo trong trò chuyện
1. Khi trò chuyện với người khác, bạn hãy chọn vấn đề mà họ cảm thấy hứng thú nhất : đó
cũng chính là bản thân họ.
2. Bạn sẽ thấy rằng mọi người say sưa nói về họ hơn bất cứ vấn đề nào.
3. Nếu bạn khéo gợi cho họ nói về họ thì họ sẽ rất thích bạn và bạn sẽ trở thành một người
nói chuyện được hoan nghênh.
4. Chúng ta không gây được cảm tình với người khác vì chỉ biết suy nghĩ về mình, đàm
luận về mình.
III : khéo léo khiến kẻ khác cảm thấy
mình là quan trọng
“Ai cũng cho mình là quan trọng”. Ý thức được điều đó và khéo vận dụng nó là một trong
những hòn đá tảng quan trọng của quan hệ giao tế thành công. Muốn vậy, phải :
1. Lắng nghe họ. Từ chối lắng nghe người khác sẽ khiến đối tượng cảm nhận sâu sắc là
bản thân họ không quan trọng.
2. Khen ngợi họ.
3. Thường xuyên sử dụng họ, tên và hình ảnh của họ sẽ khiến họ rất thích bạn.
4. Dùng chữ “Ông”, “của Ông”, chứ không nói “Tôi”, “của tôi”.
5. Chú ý đến mỗi người trong nhóm, đừng chỉ quan tâm đến lãnh đạo hay người phát biểu.
IV : khéo léo tán đồng người khác
Đây là một trong những kết tinh trí tuệ của thời đại chúng ta. Gồm 6 điểm :
1. Khi tán đồng người khác, hãy nói ra. Gật đầu và nói “Tôi đồng ý với ông” hay “ông nói


đúng”.
2. Khi không tán đồng, nhất thiết đừng nói cho họ biết, trừ phi bất đắc dĩ.
3. Khi bạn phạm lỗi, cần can đảm thừa nhận.
4. Tránh tranh luận với người khác, cho dù bạn đúng. Không ai có thể chiến thắng từ tranh
luận, cũng không ai có được bạn bè từ cuộc tranh luận.
5. Xử lý chính xác xung đột. Người hiếu chiến chỉ nghĩ tới một việc là đấu ngay. Phương
thế tốt để đối phó với họ là từ chối tranh đấu với họ.
Tóm lại, căn nguyên của nghệ thuật tán đồng là bởi vì :
1.Người ta thích được tán đồng họ.
2.Người ta không thích bị phản đối.
V : khéo léo lắng nghe
Trong cuộc sống, không có gì giúp bạn hữu hiệu hơn là làm một thính giả tốt : bạn sẽ dành
được nhiều tình cảm tốt đẹp hơn là làm một người nói hay. Cần có 5 điều :
1. Nhìn chăm chú người nói chuyện.
2. Tập trung lắng nghe họ.
3. Nêu câu hỏi.
4. Không bao giờ ngắt lời kẻ khác.
5. Sử dụng kiểu nói “Ông”, “của Ông”.
Tóm : 5 điều này sẽ giúp bạn đạt được những báo đáp to lớn do việc lắng nghe mang lại.
VI : nghệ thuật gây ảnh hưởng
1. Điều trước tiên là phải tìm hiểu xem họ thích cái gì hay đang theo đuổi cái gì. Và rồi hãy
nói với người khác điều họ thích nghe. Đây là bí quyết lớn gây ảnh hưởng trên người khác
vì ta đã đánh trúng mục tiêu. Bạn hãy vận dụng nguyên tắc này vào thực tế cuộc sống.
2. Phương pháp để hiểu rõ điều người khác muốn là : hỏi ý kiến nhiều, quan sát nhiều, lắng
nghe nhiều, cộng thêm nỗ lực không biết mệt mỏi của bản thân.
VII : nghệ thuật thuyết phục
1. Phương thức tốt nhất là đừng trực tiếp trình bày nhưng nên để người khác nói thay cho
bạn, dù người ấy không có mặt bên cạnh bạn. Ví dụ : chiếc xe này người hàng xóm của tôi
dùng bốn năm nay rồi mà vẫn chạy tốt.
2. Đây quả là một hiện tượng kỳ lạ : người ta thường ít hoài nghi tính chân thực điều mà

bạn gián tiếp trình bày. Còn nếu bạn trực tiếp nói ra thì họ sẽ hoài nghi bạn, không tin
tưởng bạn đâu. Vì vậy, cần thông qua người thứ ba để nói ra.
VIII : nghệ thuật để người khác ra quyết định
Bốn phương pháp giúp bạn thành công trong quan hệ giao tiếp :
1. Hãy nói với mọi người rằng nếu họ làm theo điều bạn nói thì họ sẽ được lợi, chứ không
phải bản thân bạn.
2. Hỏi những câu chỉ có thể trả lời “vâng”.
3. Khiến người khác chọn một trong hai chữ “được”. Nghĩa là chọn cái nào thì cũng đều
nói “được” với bạn.
4. Cho người ta thấy tầm quan trọng của sự việc.
IX : trước tiên hãy cười lên.
1. Giây phút ban đầu trong giao tế luôn có tính quyết định. Vì vậy, trước khi nói hay phá
vỡ sự im lặng, bạn hãy nở nụ cười thân thiết. Phản ứng tiếp theo là người ta cũng sẽ nở nụ
cười đáp lại bạn.
2. Người ta thường quên điều này : mình bỏ ra bao nhiêu thì sẽ được báo đáp bấy nhiêu.
Nếu bạn trao cho người khác ánh mặt trời thì bạn sẽ nhận lại được ánh mặt trời, nếu bạn
trao cho người khác mưa bão thì bạn cũng sẽ nhận trở lại mưa bão.
3. Ngữ điệu và biểu lộ cảm xúc nét mặt của bạn cũng rất quan trọng, vì chúng cho thấy tư
tưởng nội tâm của bạn. Vậy, bạn hãy cười lên.
X : nghệ thuật khen ngợi
Con người không chỉ sống bằng cơm bánh. Bạn còn nhớ cảm giác khi nhận được một lời
ca ngợi làm bạn hưng phấn suốt ngày đêm chứ ? Vì vậy, bạn nên nói những lời ca ngợi tán
thưởng người khác thì người ta càng thích bạn, đồng thời cũng vì vậy mà bạn được lợi vô
cùng. Nhưng xin bạn hãy chú ý những điều sau đây :
1. Lời ca ngợi phải chân thành.
2. Ca ngợi hành vi chứ đừng ca ngợi con người
3. Ca ngợi cần cụ thể, cần bắn tên có đích.
4. Tập thói quen ca ngợi ba người mỗi ngày.
XI : nghệ thuật cảm tạ
Nếu bạn cảm kích người nào đó mà họ biết được thì lần sau họ sẽ báo đáp bạn nhiều hơn.

Nếu bạn không bày tỏ thì rất có thể bạn sẽ không còn cơ hội
1.Thái độ cần chân thành.
2. Bày tỏ rõ ràng, tự nhiên.
3. Nhìn thẳng vào đối tượng.
4. Nói ra tên của đối tượng.
5. Tìm kiếm cơ hội bày tỏ lòng cảm kích.
Những nguyên tắc trên nhìn thì đơn giản nhưng không có kỹ xảo giao tế nào hữu hiệu hơn
XII : nghệ thuật gây ấn tượng tốt
Khi chúng ta gặp kẻ khác lần đầu, ấn tượng mà chúng ta để lại cho họ chủ yếu là do hành
vi của bản thân chúng ta quyết định. Cần phải :
1. Chân thành : lời nói đi đôi với việc làm.
2. Nhiệt tình.
3. Không cần quá nôn nóng.
4. Đừng hạ thấp kẻ khác mà đề cao mình.
5. Đừng đả kích ai, bất cứ việc gì.
Một điều hiển nhiên là con trai và con gái khác nhau!
Việc cân nhắc giữa nhu cầu bộc lộ bản thân và sự cần thiết của các bí mật cá nhân cũng ko
giống nhau giữa họ. Nhưng các câu hỏi mà mọi người đều quan tâm trong các mối quan hệ
mật thiết của mình đó là:
- Là tình yêu, thân thiết thì cần phải thành thực mọi thứ với nhau ,ko hề che dấu mới là
trong sáng?
- Hoặc nếu ko thì làm sao để biết chọn những gì nên nói , những gì nếu nói ra sẽ là ko tốt?
- Làm sao biết sự im lặng nào là cần thiết và ntn sẽ gây hiểu lầm?
" Việc tất cả sẽ tự được nói ra hết là 1 điều gần như ảo tưởng, vì ngay cả chính ta còn chưa
tự hiểu hết về ta thì làm sao mà nói cho hết tất cả được" - Nhà thực hành tâm lý học trị liệu
Sylvie Jenenbaum giai thich'. Và, hơn là chỉ nói về những biến cố trong ngày, quan trọng là
nói lên được cảm xúc của mình. " khi bạn nói về nó, tôi sẽ hiểu nó" - chuyên viên TLH tiếp
tục - điều này cho phép cho phép người # hiểu chúng ta tốt hơn.
Ta sẽ thấy 5 bí kíp để thông hiểu tốt hơn trong mối quan hệ tình cảm của mình:
1.Cần định rõ ràng 1 sự bắt đầu.

Chắc chắn, có 1 thời điểm mấu chốt quyết định, đó là giai đoạn đầu của tình yêu. Khi đó,
liệu người ta phải dấu đi một mặt nào đó của cuộc sống trước đây ko? Các NTLH cho rằng
ko nhất thiết, bởi khi đang trong giai đoạn say đắm nhau, người ta luôn muốn được biết về
quá khứ của người kia để thấy sự tin tưởng của họ cho mình, và vì tin tưởng, ta dễ dàng
tán thành với người kia( ko định kiến mấy). Nói về tình yêu trước kia của nhau cũng giống
như cách bạn nói với người kia: " Bạn còn thú vị hơn cả những gì mà tôi đã biết dù cái mà
tôi đã biết có khác tới đâu với cái mà tôi giờ mới biết" (!). Nhưng vẫn cẩn thận 1 chút nhé,
đừng nói ra quá chi tiết về vấn đề lêin quan tới cuộc sống tình dục đã qua, bởi khi đó sự
ghen tuông trong tình yêu có thể xuất hiện rất nhanh. Vậy cần xác định rõ: làm sao mà nói
ra sự thật với cách để người # thích theo dõi. " Nguy cơ sẽ xuất hiện khi nói dối, vì nó làm
giảm sút hình ảnh mà người kia muốn thấy ở bạn".
2. Về những mối tình đã qua: phải nói hay cần học để im lặng?
Đó là câu hỏi mà tới nay vẫn có nhiều băn khoăn nhất. Trong chuyện này, tính hồn
nhiên ko phải luôn có lợi. Nó là tốt khi sự dấu diếm( dối lừa) có thể dẫn đến những vấn đề
bất lợi với tương lai đôi lứa. Khi đó , nói ra 1 cách vô tư về các cuộc phiêu lưu tình cảm
trước đây cho phép ta đương đầu với cơn khủng hoảng và vượt qua nó. Ngược lại, với một
vài cá nhân có tính ghen tuông và dễ bị kích động, tốt nhất là nên im lặng ko đề cập tới vì
họ có thể ko suy nghĩ kỹ càng & làm tan tành cuộc tình. Có trường hợp , 1 bên yêu cầu
được biết về 1 thời yêu đương đã qua của người kia vì ham muốn 1 cách vô thức đơn thuần
chỉ để biết , còn sau đó có thể nói chuyện đó với bạn bè trong nhóm mình. Vậy, tốt nhất là,
nếu được thử nói ,thì trước khi thú nhận với người kia, bạn hãy thảo luận điều định nói với
người thứ ba để rồi cuối cùng hiểu ra lý do hợp lý nhất khiến bạn muốn nói.
3. Tránh những chủ đề dễ gây bất hoà.
Có một vài chủ đề thật khó đề cập tới . Như Sylvie Jenebaun nói:" Ko cần phải phê
phán gia đình người kia & cả bạn bè của họ nữa, dù chính họ đang làm như vậy.Họ sẽ ko
chấp nhận dù bạn làm cùng cách họ làm." Song cũng đừng làm họ "choáng váng" bởi
những câu như : " bạn lúc nào cũng nói vậy được mà!" . Sẽ làm người ta cảm thấy ko thoải
mái. Nhưng mà, điều phiền phức xem ra ko nằm ở những lời nói, khi có 1 sự làm thing mới
là đáng lo. Ví như khi đang trò chuyện mà người ta biến ra ngoài đâu mất suốt 3 giờ , & rồi
trở lại nói rằng họ vừa ra ngoài mua báo(!). Các NTLH giải thích hiện tượng đó như là

những đoạn băng trắng trong cuộc nói chuyện mà người ta tạo ra để hòng cứu cánh cho họ
trong việc tạo ra 1 ảnh hưởng với người #, lúc khó xử chẳng hạn.
4. Hãy biết suy tính tìm một thời điểm tốt khi muốn nói cho người # biết 1 bài học gì đó.
Khi muốn khuyên hoặc uốn nắn 1 chút, có những người cố ấn định sự # biệt vượt trội
của mình trong khi lấy chính người kia ra làm đối chứng, đó thật là thảm hoạ! Cái chỗ yếu
của ai mà bị công khai sẽ có nguy cơ làm họ mất mặt. Vậy thì đừng mong sau đó họ sẽ cởi
mở với ta. Kể cả sau những dịp vui vẻ, như vừa dự tiệc về chẳng hạn, vấn đề đó vẫn xuất
hiện và có thể nhanh chóng trở thành lời buộc tội. Để cuộc đối thoại có tất cả cơ may trở
nên ích lợi, hãy chọn 1 thời điểm yên lành.
5. Hãy chuyện trò, chuyện trò, và chuyện trò.
Ngôn từ là ko thể thiếu giữa các cặp đôi, nhất là trong tình bạn và tình yêu. Nói để chia
sẻ bản thân mình là 1 món quà mà người ta làm cho người #, việc đưa ra những câu hỏi với
họ là 1 cách để đưa họ tới cái có lợi cho mối quan hệ, tất nhiên là có lợi cho cả đôi bên.
Ngôn ngữ phát triển những quy tắc riêng biệt để giúp ích đắc lực cho các ý định. Đừng lơ
là lời ăn tiếng nói vì chúng có thể truyền tải về tình cảm rất nhiều, chúng là 1 mặt quan
trọng của tình yêu. Đó là cái giữ chặt nhất sự gắn bó yêu thương. Chuyện trò đồng nghĩa

×