Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Toan Sinh thai 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.11 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Phương pháp giải bài tập phần Sinh thái học lớp 12 I - TÓM TẮT KIẾN THỨC CƠ BẢN: 1/ Tổng nhiệt hữu hiệu: Tổng nhiệt hữu hiệu là hằng số nhiệt cần cho một chu kì phát triển của một động vật biến nhiệt. Công thức:. S = (T – C)xD. S: Tổng nhiệt hữu hiệu T: Nhiệt độ môi trường C: Ngưỡng nhiệt phát triển D: Thời gian phát triển 2/ Hiệu suất sinh thái: Hiệu suất sinh thái là tỉ lệ % chuyển hóa năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái. Công thức : eff = ( C i+1/Ci )*100 (đơn vị là %) eff : Hiệu suất sinh thái ; Ci : Bậc dinh dưỡng thứ I ; C i+1: Bậc dinh dưỡng thứ i+1(sau C i) II – BÀI TẬP VẬN DỤNG: 1. Bài tập tính tổng nhiệt hữu hiệu BÀI TẬP 1: Trứng cá hồi bắt đầu phát ở 0 oC. Nếu nhiệt độ tăng dần đến 2 oC thì sau 205 trứng mới nở thành cá con. a/ Xác định tổng nhiệt hữu hiệu cho sự phát triển từ trứng đến cá con. b/ Nếu nhiệt độ là 5oC và 10oC thì mất bao nhiêu ngày. c/ Tính tổng nhiệt hữu hiệu ở nhiệt độ 5oC và 10oC. Rút ra kết luận gì ? d/ Tại sao gọi tổng nhiệt hữu hiệu là hằng số nhiệt ? BÀI TẬP 2: Ở ruồi giấm có thời gian của chu kì sống (từ trứng đến ruồi trưởng thành) ở 250C là 10 ngày đêm, còn ở 180C là 17 ngày đêm. a/ Xác định ngưỡng nhiệt phát triển của ruồi giấm ( C ) b/ Xác định tổng nhiệt hữu hiệu cho chu kì sống của ruồi giấm ( S ) c/ Xác định số thế hệ (hệ số trung bình) của ruồi giấm trong năm. d/ Suy ra phạm vi ngưỡng nhiệt, chiều hướng tác động của nhiệt độ tới tốc độ phát triển và mối quan hệ biểu hiện ra sao? BÀI TẬP 3: Tổng nhiệt hữu hiệu cho các giai đoạn sống của sâu khoang ở Hà Nội như sau: Trứng: 56 độ/ngày; Sâu: 311 độ/ngày; Nhộng: 188 độ/ngày; Bướm: 28,3 độ/ngày. Biết nhiệt độ trung bình ở Hà Nội là 23,6oC. Ngưỡng nhiệt phát triển của sâu khoang cổ là 10oC. a/ Xác định thời gian phát triển ở từng giai đoạn. b/ Xác định số thế hệ trung bình của sâu khoang cổ trong một năm..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> 2. Bài tập tính hiệu suất sinh thái BÀI TẬP 4: Một hệ sinh thái được năng lượng mặt trời cung cấp 10 6 kcal/m2/ngày. Chỉ có 2,5% năng lượng đó được dung trong quang hợp. Số năng lượng bị mất đi do hô hấp là 90%. Sinh vật tiêu thụ cấp 1 sử dụng được 25 kcal; Sinh vật tiêu thụ cấp 2 sử dụng được 2,5 kcal; Sinh vật tiêu thụ cấp 3 sử dụng được 0,5 kcal. a/ Xác định sản lượng sinh vật toàn phần ở thực vật. b/ Xác định sản lượng sinh vật tinh (thực tế) ở thực vật. c/ Vẽ hình tháp sinh thái năng lượng. d/ Tính hiệu suất sinh thái của các SVTT cấp 1,2,3. BÀI TẬP 5: Lập sơ đồ hình tháp sinh thái năng lượng với số liệu như sau: - Sản lượng sinh vật thực SVTT bậc 1: 0,49 x 106 = kcal/ha/năm - Hiệu suất sinh thái SVTT bậc 1 là 3,5% - Hiệu suất sinh thái SVTT bậc 2 là 9,2% BÀI TẬP 6: Ở một hệ sinh thái (đơn vị: Kcal/m2/ngày) - Sức sản xuất sơ cấp thô: 625 - Số năng lượng bị mất đi do hô hấp ở SVSX:60% - Sản lượng sinh khối SVTT bậc 1 tạo ra:100 - Sản lượng sinh vật thực ở SVTT bậc 1 là: 20 - Hiệu suất sinh thái giữa bậc dinh dưỡng cấp 2 và cấp 3 là 10%. - Năng lượng bị mất đi do hô hấp ở SVTT bậc 2 là: 90%.Tính: a/ Sản lượng sinh vật thực ở SVTT bậc 2 ? b/ Hiệu suất sinh thái giữa bậc dinh dưỡng BÀI TẬP 7: Trong một chuỗi thức ăn, sản lượng sinh vật toàn phần của SVTT bậc 1 là 2,4x104 Kcal. Hiệu suất sinh thái theo thứ tự của SVTT bậc 1, SVTT bậc 2, SVTT bậc 3 là 6,4%, 5%, 2,6%. Tính sản lượng sinh vật toàn phần của các sinh vật còn lại..

<span class='text_page_counter'>(3)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×