Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

sang kien kinh nghiem giup tre thich den truong dant

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (358.94 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>ĐỀ TÀI: GIÚP TRẺ DÂN TỘC THIỂU SỐ HAM THÍCH ĐẾN TRƯỜNG. I. Lý do chọn đề tài: Trẻ em như búp trên cành Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan Trẻ em giống như một chiếc búp nhỏ mới nhú lên trên cành, giống như tờ giấy trắng tinh khiết. các em rất cần đến trường để học những điều mới là, được vui chơi. Vì vậy, việc đưa trẻ em đến trường lớp là một nhiệm vụ rất là quan trong không chỉ đối với phụ huynh mà đó còn là nhiệm vụ của người giáo viên Những ngày đầu, để vận động trẻ ra lớp là một điều khó khăn, khi đưa trẻ đến trường rồi, giữ được trẻ ở lại lớp, duy trì được sỉ số lớp, đảm bảo cho các cháu được ở lại học, được chơi với các bạn, và ham thích đến trường đó lại là điều khó khăn hơn nữa. Càng khó khăn hơn, đối với lớp có học sinh đa số là con đồng bào dân tộc thiểu số, phụ huynh còn ít quan tâm tới con em và việc học của con mình thì việc tạo cho trẻ sự ham muốn đến trường lại là vấn đề hết sức cần thiết. Chính vì điều này mà tôi chọn đề tài nghiên cứu là những nội dung phù hợp để áp dụng vào thực tiễn để tạo và khơi dậy trong lòng trẻ những suy nghĩ, ham thích đến trường.. II. Nội dung đề tài: 1. Đặc điểm của lớp: Với lớp có độ tuổi mẫu giáo 3-4 tuổi: tổng số 24 trẻ, trong đó 16 cháu nữ, 8 cháu nam thuận lợi cho việc chăm sóc, giáo dục thể chất, phát triển nhận thức, thẩm mỹ và cac lĩnh vực khác. Tuy nhiên, trong lớp có đa số trẻ là con đồng bào dân tộc thiểu số (cụ thể là 19 trẻ đều là dân tộc Kor). Đây chính là một trong những khó khăn trong việc giữ vững sỉ số lớp, đặc biệt là sự ham thích đến lớp của trẻ. 2. Đặc điểm về cô: Cô giáo là người mới được phân công về cùng đứng lớp với giáo viên chính, nên việc nắm rõ tình hình trẻ vẫn con gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, với sự cố gắn học hỏi từ người đi trước, và thông qua trò chuyện với trẻ cô giáo phần nào nắm rõ hơn đặc điểm tâm lý từng trẻ, từ đó dễ dàng thực hiện nội dung nghiên cứu cúa mình.. 3.. Nội dung được lựa chọn trong đề tài:.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> a.. Môi trường hoạt động của cô và trẻ:. Môi trường hoạt động hay học tập của trẻ ở trường mầm non là vô cùng quan trọng, nó không chỉ kích thích trẻ ham học, ham tìm hiểu mà có tạo cho trẻ sự ham thích sau mỗi ngày học ở trường về lại thích đi học tiếp sau đó. Làm thế nào để đạt được điều đó, tôi đã nghĩ ra một cách mà thấy rằng áp dụng vào lớp mình đang dạy là hợp lý và sẽ đạt hiệu quả. Đó chính là trong quá trình học, cô giáo không chỉ dạy mà còn phải thân thiện với trẻ. Cô dạy trẻ, khuyên bảo trẻ, nhưng không dùng những lời nói khó nghe, ánh mắt dễ sợ; mà dạy trẻ bằng nhừng lời nói dịu dàng và ánh mắt trìu mến, gần gũi, yêu thương; qua đó, tạo cho trẻ cảm giác gần gũi và an toàn. Nhất là sau những giờ học mệt mỏi, ở những giờ hoạt động chiều xong đến giờ trả trẻ, cô giáo nên gần gũi trẻ, coi trẻ như là những đứa em hay là những đứa con bé nhỏ của mình. Vừa trò chuyện với trẻ, kể cho trẻ nghe những mẫu truyện vui, đồng thời cũng tạo cho trẻ sự mạnh dạn trong giao tiếp với cô, với bạn bè trong lớp. Đối với trẻ là đồng bào dân tộc thiểu số, thì ta lại cần gần gũi với trẻ hơn, vì thông qua việc trò chuyện mà trẻ sẽ hiểu rõ hơn tiếng kinh, nói được và nói tốt tiếng kinh, khi đó thi việc trò chuyện với cô và trẻ sẽ không còn gặp khó khăn về ngôn ngữ giao tiếp nữa. Đối với trẻ, khi thấy cô trò chuyện gần gũi với mình, coi mình như người thân thì trẻ sẽ ngày càng yêu mến cô, thích gần gũi, trò chuyện với cô. Mỗi buổi chiều khi tạm biệt cô ra về, trẻ sẽ thấy lưu luyến, mong muốn tới ngày mai, để được được đến trường gặp lại cô, gặp lại bạn bè. b. Tạo tình huống hấp dẫn trong các giờ học: Thay vì vào tiết dạy bằng các bài hát, bài thơ quen thuộc thì cô có thể tùy thuộc và từng tiết dạy mà thay đổi hình thức vào bài nhằm tạo sự lôi cuốn cho trẻ. Khi mình nghỉ ở nhà trẻ sẽ muốn biết ở trường hôm nay cô sẽ cho chơi gì, làm những gì, vì cảm thấy như thế mà trẻ lại càng muốn đến trường hơn. Ví dụ: Trong tiết âm nhạc, dạy hát : “Chú khỉ con” thay vì ta vào đề một cách quen thuộc là bằng cách cho trẻ trưc tiếp xem tranh chú khỉ, thì cô có thể thay đổi là cho các cháu đi thăm quan vườn bách thú, cho các cháu gặp những con vật đáng yêu sống ở trong rừng, rồi cô mới bắt đầu dẫn dắt để giới thiệu bài hát về “ Chú khỉ con”. Hay chỉ đơn giản trong tiết khám phá khoa học, tiết học trước cô đã vào để bằng một bài hát, thì tiết hôm sau cô sẽ đổi cách vào đề bằng cách là đọc cho trẻ nghe một câu đố về con vật cho trẻ giải và giới thiệu về đối tượng mà cô cần giới thiệu; hay đơn giản là giới thiệu về con vật, cô sẽ mời trẻ tạo dáng hay giả tiếng kêu của con vật đó và hỏi trẻ tên con vật, cô bắt đầu giới thiệu con vật và cho trẻ khám phá các con vật. Từ sự đổi mới trong cách vào bài của cô, mà quan trong là ngôn ngữ chuyển tiếp giữa các hoạt động càng làm thu hút trẻ, tạo sự hứng thú cho trẻ khi vào tiết học. Giúp trẻ khắc sâu được nội dung bài dạy của cô, và qua đó cũng.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> chính là động lực khiến trẻ thích đến trường để học, để tìm hiểu, khám phá và vui chơi. c. Tạo cho trẻ sự trải nghiêm, khám phá: Trải nghiệm, khám phá ở đây không phải là để trẻ tự do lấy, phá cá đồ dùng trong lớp học. Mà sự trải nghiệm ở đây chính là, giúp trẻ có khả năng tự mình tạo ra sản phẩm thông qua sự hướng dẫn của cô. Ở đây, cô giáo sẽ là người hướng dẫn, là người đưa ra mẫu sản phẩm, con trẻ sẽ là người làm cùng cô, giúp cô hoàn thành sản phẩm. Cô giáo sẽ đưa ra một chú thỏ làm từ đĩa CD và xốp màu bitit. Cô sẽ là người dẫn dắt, trò chuyện xem là chú thỏ này làm từ vật liệu gì và có những bộ phận nào, cách tạo ra các bộ phận đó ra sao. Tiếp sau đó, cô giáo sẽ cắt những tơ bằng giấy bitit ra thành những bộ phận khác nhau của chú thỏ như: Tai, mắt, râu và chân của chú thỏ. Cô sẽ làm mẫu trước: Cô cho trẻ biết cô sẽ dùng đĩa CD làm thân chú thỏ và cô bắt đầu dán các bộ phận lên thành chú thỏ hoàn chỉnh. Sau đó, cô hướng dẫn cho các nhóm trẻ cùng làm. Nhưng để đảm bảo an toàn cho trẻ thay vì dùng keo, cô sẽ dùng keo 2 mặt dán sẵn vào các bộ phận, trẻ là người sẽ kết nối các bộ phận đó lại với nhau để tạo thành chú thỏ hoàn chỉnh. Thông qua việc cùng cô làm đồ dùng phục vụ cho tiết dạy, trẻ cảm nhận được rằng mình đã lớn hơn và mình có thể tự làm được những công việc nhỏ, nhẹ để giúp đỡ mọi người. Trẻ sẽ thấy vui khi mình học được điều mới là khi đến trường học với cô. Mỗi ngày đến trường lại học được một điều mới thì tất nhiên trẻ sẽ không muốn nghỉ học ở nhà, muốn lên trường lên lớp làm thật nhiều điều hay và thú vị. d. Tập làm diễn viên: Đến lớp không hẳn trẻ đã thích, đối với trẻ đồng bào dân tộc thiểu số thì trẻ lại càng không thích. Chính vì vậy mà cần tạo môi trường, tạo điều kiện để trẻ được tập làm cô giáo, quản lí các nhóm bạn của mình; tập làm bác sĩ. Để trẻ thấy rằng đến trường thật là vui. Nhất định sẽ đến trường thường xuyên. Đến trường trẻ sẽ được tham gia vào hoạt động góc, sẽ được đóng vai người lớn mà trẻ thường ao ước. Nhưng ở trường đôi lúc ta làm theo “Khuôn mẫu” và buộc trẻ làm theo mình. Vì vậy mà sau các tiết hoạt động góc, chuyển sang hoạt động chơi tự do, tôi nghĩ mình sẽ cho trẻ tự do lựa chọn “vai diễn” mà cháu thích, cháu muốn được chơi mà chưa được chơi, hay trong kế hoạch dạy của cô không có nghề mà trẻ thích. Mỗi ngày cô sẽ cho khoảng từ 5 đến 6 trẻ chọn vai chơi chính rồi lần lượt chơi. Các cháu còn lại sẽ là người phụ diễn với các cháu diễn chính. Đơn giản, cháu thích được làm cô giáo và dạy các bạn hát, dạy các bạn đọc thơ như cô. Cô sẽ cho trẻ trực tiếp làm cô giáo ngay tại lớp. Cô không quên quy ước trước với trẻ rằng: “Bạn sẽ là người làm cô giáo, cô giáo sẽ dạy các con hát các bài hát và đọc thơ, các con phải chú ý và làm theo cô giáo”. Trẻ vừa cầm trống lắc vừa vỗ tay và hát theo các bài hát của chủ đề, các bạn.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> cùng lớp sẽ làm theo. Những trong quá trình chơi, chắc rằng trẻ sẽ không tập trung vào bài mà “Cô giáo nhỏ” dạy, vì thế mà cô giáo “chính mình” phải thường xuyên quan sát nhắc nhở để trẻ có thể hoàn thành tốt được vai chơi mà mình đã chọn. Đến ngày hôm sau, đá số trẻ lại thích chơi trò “cảnh sát giao thông”. Mặc dù đang ở một chủ đề khác, nhưng cô giáo cũng sẽ tạo điều kiện để trẻ được đóng vai mà mình thích. Cô sẽ cho các cháu chơi trò “ngã tư đường phố”. Chia lớp thành 3 nhóm nhỏ để trẻ lần lượt được chơi, hoăc cô có thể cho 1 cháu làm “cảnh sát giao thông” cầm còi và gậy, các cháu con lại sẽ làm phương tiện giao thông đang lưu thông trên đường. Cô cho 3-4 cháu làm ô tô, rôi, cũng với số lượng tương tụ cô cho trẻ làm xe đạp xe máy, và những người đi bộ. Cô giáo cũng cần phải dùng phấn màu hay băng keo màu để làm ngã tư đường phố có 4 ngã đường rõ ràng cho trẻ chơi và một chiếc ghế làm bục cho chú cảnh sát giao thông đứng điều khiển. Sau khi đã phân rõ các phần đường các phương tiện giao thông cô sẽ nói cách chơi và luật chơi cho trẻ biết và chơi tốt trò chơi mà cô đã giao. Tiết học đó cô tổ chức cho trẻ dơn giản, gần gũi như là một trò chơi bình thường để trẻ dễ hiểu và tiếp thu tốt. Tự các giờ chơi tự do, tập làm người lớn mà cô tổ chức cho trẻ theo yêu cầu của chính trẻ mà trẻ thấy mình được tự do, được thỏa mãn nguyện vọng của mình, trẻ sẽ thích đến trường hơn nữa. e. Phối hợp với phụ huynh: Đây là một trong những biện pháp quan trọng, không thể thiếu. trong khi thực hiện những nội dung trên, mà lại không trao đổi, tuyên truyền cho phụ huynh biết được tầm quan trọng của việc đưa con em đến trường, thì chắc chắn rằng, trẻ thích đến trường, nhưng phụ huynh thì lại không đưa trẻ đi. Trong khi, lớp có con em đa số là đồng bào dân tộc thiểu số, thì việc phối hợp với phụ huynh lại càng quan trọng hơn. Phối hợp với phụ huynh như thế nào để phụ huynh dễ hiểu khi đa số phụ huynh là đồng bào dân tộc thiểu số? Cách đơn giản mà hiểu quả nhất, đó chính là trực tiếp nói với từng phụ huynh của lớp, mỗi ngày đến giờ trả trẻ ta sẽ trò chuyện và trao đổi với 2-3 phụ huynh ý định của mình, nói ý nghĩa của việc đưa con em mình đến lớp. Nhưng khi trò chuyện ta phải nói chậm, nhẹ nhàng và cách phát âm cũng nhẹ để phụ huynh dễ nghe và dễ hiểu. Bởi nếu nói nhanh quá thì những gì mình cần truyền đạt họ sẽ không nghe, mà có nghe thì cũng không hiểu nếu như thế thì sự ham thích đến lớp của trẻ sẽ bị phụ huynh ngăn lại. Điều tôi thấy cũng rất cần thiết mà mình phải làm đó là biết được số điện thoại của từng trẻ hay tốt nhất là biết được nhà của trẻ. Để khi trẻ vắng học, tôi sẽ liên lạc với phụ huynh xem lý do vì sao trẻ nghỉ học, như thế sẽ làm cho phụ huynh thấy cô giáo rất là thân thiện, rất quan tâm đến con em mình, cho con em mình đến trường lớp là điều tốt cần phải cho cháu đến trường thường xuyên để trẻ học được những điều hay, điều mới lạ của cuộc sống, những điều trẻ chưa từng trải nghiệm..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> III. Kết quả: -. Sau một thời gian thực hiện các biện pháp thì đạt được kết quả như sau: Trẻ thích tham gia các trò chơi do cô tổ chức Thích cùng cô làm đồ dùng đồ chơi Đến nay đã có khoảng 70% trẻ ham thích đến lớp, đòi bố mẹ đưa đến trường, lớp; Bên cạnh đó, trẻ lại giao tiếp tốt hơn, và hiểu được những lời cô dạy hơn.. IV. Kết luận: Kinh nghiệm giúp cho trẻ dân tộc thiểu số ham thích đến trường là một vấn đề rất khó. Đòi hỏi ở cô giáo phải thật sự yêu thương gần gũi trẻ. Luôn tạo tình cảm cho trẻ giao lưu trò chuyện với cô, nghe hiểu lời nói của cô. Giúp trẻ thấy được tình cảm của cô với mình, sự gần gũi trong các hoạt động hàng ngày ở lớp. Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài của mình thì tôi thấy đã đạt được kết quả mong đợi. Trong quá trình thực hiện cũng có nhiều thuận lợi.  Thuận lợi: - Là giáo viên trực tiếp đứng lớp nên việc thực hiện đề tài của mình được dễ dàng hơn - Trẻ đa số rất thích gần gũi, trò chuyện với cô, nên việc sử dụng chung ngôn ngữ giữa cô và trẻ tốt hơn, trẻ dễ hiểu lời cô hơn. Bên cạnh đó cũng gặp không ít những khó khăn  Khó khăn: - Vì mới được phân công vào lớp dạy nên thời gian để thực hiện đề tài, áp dụng đề tài nghiên cứu không có nhiều nên những nội dung trong đề tài còn thực hiện chưa được tốt, chưa được khai thác hết và còn kém hiệu quả. - Trong quá trình thực hiện, giữa cô và trẻ còn chưa hiểu nhau, vì trẻ chưa rành Tiếng Việt - Sự phối hợp với phụ huynh và cô giáo chưa tốt vì đa số phụ huynh chưa có hay không có số điện thoại để liên lạc hay nhà ở rất xa trường. - Bản thân là giáo viên mới nên cũng chưa biết hết địa chỉ nhà của trẻ trong lớp.  Trên đây là tất cả những nội dung đề tài nghiên cứu “Giúp trẻ dân tộc thiểu số ham thích đi học” và kết quả đạt được trong thời gian thực hiện, tôi mong được sự ủng hộ của đồng nghiệp và các cấp lãnh đạo.. V. Phụ lục:.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> TT. NỘI DUNG. I. II.. Lý do chọn đề tài Nội dung đề tài. TRANG 1. 1.. Đặc điểm của lớp. 1. 2.. Đặc điểm về cô. 1. 3.. Nội dung được lựa chọn trong đề tài. 2. a. Môi trường hoạt động của cô và trẻ. 2. b. Tạo tình huống hấp dẫn trong các giờ học. 2. c. Tạo cho trẻ sự trải nghiệm, khám phá. 3. d. Tập làm diễn viên. 3. e. Phối hợp với phụ huynh. 4. III.. Kết quả. 5. IV.. Kết luận. 5. V.. Phụ lục. 6.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> PHÒNG GD VÀ ĐT TÂY TRÀ TRƯỜNG MN 28/8. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: GIÚP TRẺ DÂN TỘC THIỂU SỐ HAM THÍCH ĐẾN TRƯỜNG. Giáo viên: Phan Thị Thanh Thúy Năm học: 2013-2014.

<span class='text_page_counter'>(8)</span>

×