Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Tài liệu COO- Nhân vật số 2 và những hiểu lầm không đáng có ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (264.51 KB, 8 trang )

COO- Nhân vật số 2 và những hiểu
lầm không đáng có



Trong các doanh nghiệp lớn, COO (Chief Operating Officer) thường là người
có vị trí quan trọng thứ hai và đóng vai trò như cánh tay phải đắc lực của CEO (Chief
Excutive Offier). Thế nhưng cho đến nay vẫn chưa có được định nghĩa rõ ràng về công
việc và vai trò của nhân vật này. Xung quanh vị trí COO đôi khi còn có rất nhiều hiểu
lầm không đáng có.
Khi Larry Ellison, nhà sáng lập và CEO của Oracle và COO (Chief Operating
Officer- Giám đốc điều hành) - Ray Lane, quyết định “đường ai nấy đi” vào năm 2000
thì sự kiện này đã gây chấn động giới kinh tế. Phóng viên của trang Forbes.com David
Einstein đã phải giật tít “Lane thực sự ra đi hay ông ta bị đuổi?” trên tờ báo danh tiếng
kia và thật sự mong biết được nguyên do tại sao nhân vật thứ hai của hãng, sau
Ellison, lại bất ngờ dọn sạch văn phòng sau 8 năm gắn bó. Rồi tiếp theo, CNET
News.com đã chêm thêm dòng bình luận thế này “Câu chuyện chia tay của Lane tại
một trong những công ty công nghệ mạnh nhất thế giới có một phần nguyên do từ tính
tham lam, xấc xược, phản bội và cả kiến thức tài giỏi của ông ta nữa”. Đọc đến đây,
hẳn ta sẽ đặt ra 2 câu hỏi. Thứ nhất: Tại sao Lane lại dời bỏ vị trí COO của mình, có
phải do môi trường làm việc không phù hợp? Và thứ hai: Tại sao sự kiện này lại giống
như trong một vở kịch vậy? Các lãnh đạo chẳng phải thay đổi chỗ làm hàng ngày sao?.
Và câu chuyện này có thật sự hấp dẫn, như những câu chuyện thuộc thâm cung bí sử
của ngày xưa?
Thực tế thì vai trò của COO đã thực sự thay đổi. Thông qua các cuộc nói
chuyện chuyên sâu với rất nhiều COO hay CEO có quan hệ làm việc mật thiết với
COO,
Nathan Bennett and Stephen A. Miles đã đưa ra cái nhìn sâu sắc về đề tài này.
Hai ông rằng bi kịch tan rã bộ đôi CEO-COO không chỉ tạo nên các tít lớn trên các
trang báo, mà trong hầu hết trường hợp, phần thiệt thòi thuộc về COO. Bài viết này sẽ
viết về những thành công cũng như sai lầm của các COO, đồng thời phân tích những


câu hỏi liên quan như: Trong hoàn cảnh nào thì hai người có vai trò quan trọng nhất
doanh nghiệp (CEO và COO) có thể làm việc chung? Những tình huống nào sẽ nảy
sinh mâu thuẫn và hiểu nhầm giữa CEO và COO?
Hiểu những gì làm nên một COO giỏi là điều vô cùng cần thiết, vì hiệu quả làm
việc của COO liên quan đến tương lai của doanh nghiệp. Và như đã đề cập trước đó,
ngày càng có nhiều doanh nghiệp sử dụng vị trí COO, tuy nhiên kéo theo đó sự hiểu
lầm về vị trí này cũng ngày càng nhiều.
Không có quan điểm thống nhất về COO
Nếu bạn bắt đầu tìm hiểu nghiêm túc về vị trí COO, ngay tức thì bạn sẽ nhận ra
một điều: Hầu như không có một định nghĩa chuẩn mực nào về nó. Mọi người nói về
vai trò và thành công của COO với giọng điệu hết sức khác nhau. Do vậy, nghiên cứu
về COO là công việc khó khăn, hầu như không thể kết luận và rất khó để so sánh một
COO này với một COO khác.
Chuyên viên bán hàng hay marketing vốn đã trau dồi các kỹ năng thương mại
trọng một công ty sẽ có thể “mang” theo nó khi chuyển sang một công ty khác, ngay
cả khi công ty mới kinh doanh ngành công nghiệp khác hẳn công ty cũ. Cũng như vậy,
các lãnh đạo thuộc lĩnh vực tài chính hay nguồn nhân sự được đào tạo và thực hành
theo chuẩn mực nhất định. Tuy nhiên, đối với “nghề” COO, rất khó khẳng định: một
người thành công ở vị trí COO tại công ty này sẽ thành công ở công ty khác, vì mỗi
công ty cần đến COO có các kỹ năng khác nhau. Đó là chưa kể, ngay tại một công ty,
tại mỗi thời kỳ vai trò COO lại thay đổi mỗi khác. Maynard Webb, COO của eBay sẽ
miêu tả cho chúng ta điểm khác nhau giữa ông và người tiền nhiệm “Vị COO đầu tiên
của eBay là Brian Swette làm việc chẳng giống công việc hiện tại của tôi chút nào.
Brian là chuyên gia bán hàng và marketing. Ông luôn yêu cầu các đơn vị kinh doanh
báo cáo trực tiêp với mình, và chẳng dành chút thời gian nào làm những công việc của
tôi hiện giờ”
Khó xác định chính xác môi trường giúp các COO hoạt động hiệu quả. Chúng
ta chỉ có cảm tưởng chung rằng: COO là người có ảnh hưởng nhất đến hoạt động thúc
đẩy kinh doanh của doanh nghiệp, họ xuất hiện dưới rất nhiều dạng tại mọi công ty, và
mọi họat động của doanh nghiệp đều không thể thiếu họ. Chúng ta cũng thấy rằng: 2 tổ

chức giống nhau nhưng một tổ chức có thể có COO, còn tổ chức kia thì không.
Hiện tại vẫn chưa có mô tả thống nhất về công việc COO phải làm và thậm chí
mọi người cũng chưa đồng nhất với nhau cả về chức danh nữa. Thông thường, các
công ty thường gọi COO là những người quản lý “thập cẩm” tất cả các lĩnh vực thuộc
về hoạt động doanh nghiệp như sản xuất, marketing và bán hàng, nghiên cứu và phát
triển. Tại một số hãng, COO đóng vai trò là “Quý ông đối nội” còn CEO là “Quý ông
đối ngoại”. Ở một số hãng khác, COO chỉ được chỉ định trong những hoàn cảnh đặc
biệt. Ví dụ, vào mùa hè năm 2005, Microsoft đã đề cử Kevin Turner từ Wal-Mart vào
vị trí COO vốn bỏ khuyết từ rất lâu rồi với hy vọng Turner sẽ sử dụng kinh nghiệm
bán hàng phong phú của mình giúp Microsoft tăng doanh số bán các sản phẩm tiêu
dùng. Cuộc điều tra gần đây nhất về công việc COO đã chỉ ra rằng có khác biệt căn
bản giữa công việc COO tại các công ty tùy thuộc vào quyền điều khiển, quyền ra
quyết định, cấu trúc phân cấp báo cáo…
Tại sao chức danh COO lại có thể đa dạng và quan trọng đến vậy? Câu trả lời
nằm ở sự khác biệt tầm nhìn giữa các công ty, cụ thể hơn là định hướng vai trò COO.
Nếu các chức danh khác được xác định trước hết trong mối liên hệ giữa công việc và
cấu trúc trong tổ chức, thì vai trò của COO lại được xác định trong mối liên hệ với cá
nhân CEO.
Và như chúng ta sẽ xem xét dưới đây, mối liên hệ COO-CEO rất đa dạng.
Trong nhiều trường hợp, COO có thể giúp CEO thực hiện mục đích đề ra. Thỉnh
thoảng, COO còn được hy vọng sẽ giúp CEO điều hành doanh nghiệp hiệu quả hơn.
Thông thường thì COO luôn là người hoàn thành các kế hoạch do CEO đề ra. Theo đó,
CEO đóng vai trò là “lực hút” COO
7 dạng COO
Nếu vai trò của COO được xác định liên quan trước tiên đến CEO và không có
CEO nào giống CEO nào, thì điều này cũng có nghĩa rằng công việc COO không hề
đơn giản. Điểm làm nên sự khác biệt vai trò giữa các COO nằm ở động cơ thúc đẩy
người đứng đầu doanh nghiệp (CEO) bổ nhiệm vị trí này. Theo đó sẽ có 7 nguyên
nhân cơ bản giải thích tại sao công ty quyết định bổ nhiệm vị trí COO. Chúng ta cũng
sẽ nhận thấy 7 nguyên nhân này không phản ánh được tất cả thực tế, nhưng chúng

chiếm đa số trong các doanh nghiệp hiện nay.
Người thực hiện
Vai trò thường thấy của một COO là lãnh đạo thực hiện các chiến lược do Ban
giám đốc đề ra. Đây là phần việc trước đây thuộc CEO nhưng giờ được chia sẻ qua
cho COO. Quản trị những công ty lớn tầm cỡ toàn cầu đôi khi cần phải có 2 người
cùng làm, và đó là lý do người ta sắp đặt vị trí COO chịu trách nhiệm lo công việc
hàng ngày.
Đây cũng là lý do giải thích vì sao ta thường thấy xuất hiện vị trí COO ở những
ngành kinh doanh tập trung chuyên môn vào hoạt động (như ngành hàng không hay
công nghiệp ô tô) hay tại các tổ chức hoạt động theo nhu cầu thị trường và có độ cạnh
tranh khốc liệt (như các công ty công nghệ cao). Ví dụ, tại Seagate Technology, CEO
Bill Watkins bổ nhiệm COO David Wickersham để giữ doanh nghiệp luôn hoạt động
đúng hướng. Không phải do Watkins thiếu khả năng lãnh đạo, mà thực tế ông muốn
san sẻ bớt trách nhiệm CEO của mình cho “cánh tay phải” giữ vị trí COO, điều ông
học được từ người tiền nhiệm Stephen Luczo. Nhưng nhu cầu quản trị một công ty
công nghệ có vốn 8 tỷ US$ luôn hiện hữu và bằng cách giao cho COO lãnh đạo công
việc hoạt động hàng ngày, Seagate cho phép Watkins tập trung vào thách thức chiến
lược dài hạn mà công ty đang phải đối mặt. CEO Watkins rõ ràng muốn “ngẩng đầu”
nhìn tương lai, trong khi giao cho COO “nhìn xuống” tập trung v ào chi tiết hoạt động
hàng ngày cần thiết..
Lãnh đạo thay đổi tổ chức
Microsoft đã có ý định thay đổi tổ chức khi thuê Kevin Turner về làm việc cho
mình. Trong những trường hợp này, nhiệm vụ của COO là dẫn dắt những dự án mang
tính chiến lược đặc biệt như cải tổ, thay đổi tổ chức hay giải quyết những vấn đề nảy
sinh do mở rộng doanh nghiệp quá nhanh so với kế hoạch đặt ra. Trong trường hợp
người được ủy quyền COO không có được tầm nhìn chiến lược rộng như vị tổng giám
đốc doanh nghiệp, thì vị “chuyên gia thay đổi tổ chức” COO sẽ có quyền hạn tương tự
như
Người thực hiện như đã đề cập ở phần trên. Đây là lý do giải thích tại sao Ray
Lane đã chọn Oracle làm “bến đỗ”. Larry Ellison đã “dụ dỗ” Lane từ công ty tư vấn

Booz Allen Hamilton và giao cho ông nhiệm vụ thay đổi bộ phận Bán hàng và
Marketing vốn đang làm ăn rất bết. Nỗ lực của Lane đã tỏ ra hiệu quả khi doanh số
bán hàng của Oracle từ 1 tỷ US$ tăng gấp 10 lần, lên 10 tỷ US$, trong đó lợi nhuận
thuần tăng gấp 3 lần. Tương tự, CEO của AirTran Joe Leonard đã tuyển dụng COO
Robert Fornaro để xoay chuyển tình thế vốn đang rất nguy ngập của doanh nghiệp.
Theo như lời Leonard thì AirTran đã “ngàn cân treo sợi tóc” và phải nỗ lực bằng mọi
giá mới tránh khỏi phá sản.
Nhà tư vấn

×