Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

THUYẾT MINH BẢN ĐỒ CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT KIẾN TẠO, ĐỚI PHÁ HỦY TỶ LỆ 1:50.000 TỈNH QUẢNG NGÃI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 44 trang )

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
VIỆN KHOA HỌC ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN

THUYẾT MINH BẢN ĐỒ
CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT - KIẾN TẠO, ĐỚI PHÁ HỦY
TỶ LỆ 1:50.000 TỈNH QUẢNG NGÃI

Trong khuôn khổ Đề án
"Điều tra, đánh giá và phân vùng cảnh báo nguy cơ trượt lở đất đá
các vùng miền núi Việt Nam"

HÀ NỘI - NĂM 2020


BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
VIỆN KHOA HỌC ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN

Tập thể tác giả: ThS. Nguyễn Văn Đạt (Chủ biên), ThS.
Nguyễn Văn Tình, ThS. Nguyễn Hồng Quang, ThS. Vũ
Hồng Đăng, TS. Dương Mạnh Hùng và nnk.

THUYẾT MINH BẢN ĐỒ
CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT - KIẾN TẠO, ĐỚI PHÁ HỦY
TỶ LỆ 1:50.000 TỈNH QUẢNG NGÃI
Trong khuôn khổ Đề án
"Điều tra, đánh giá và phân vùng cảnh báo nguy cơ trượt lở đất đá
các vùng miền núi Việt Nam"

CHỦ TRÌ NHIỆM VỤ

CHỦ NHIỆM ĐỀ ÁN



ThS. Nguyễn Hồng Quang

TS. Trịnh Xuân Hòa

VIỆN KHOA HỌC ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN

HÀ NỘI - NĂM 2020


MỤC LỤC
MỤC LỤC ........................................................................................................................i
DANH MỤC HÌNH, ẢNH ............................................................................................ iii
DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ......................................................... iii
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................4
CHƯƠNG I ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI ...........................6
I.1. Vị trí địa lý, đơn vị hành chính .............................................................................6
I.2. Địa lý tự nhiên ......................................................................................................6
I.2.1. Địa hình .........................................................................................................6
I.2.2. Khí hậu ..........................................................................................................8
I.2.3. Thủy văn ........................................................................................................9
I.3. Kinh tế - Xã hội ..................................................................................................12
CHƯƠNG II NGUYÊN TẮC THÀNH LẬP, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP THỂ
HIỆN BẢN ĐỒ CẤU TRÚC ĐỊA CHÂT - KIẾN TẠO, ĐỚI PHÁ HỦY TỶ LỆ
1/50.000 TỈNH QUẢNG NGÃI ....................................................................................14
II.1. Nguyên tắc thành lập bản đồ cấu trúc địa chất - kiến tạo, đới phá hủy tỷ lệ
1:50.000 tỉnh Quảng Ngãi .........................................................................................14
II.1.1. Nguyên tắc và quan điểm phân vùng kiến tạo ...........................................14
II.1.2. Nguyên tắc phân chia các đơn vị phức hệ thạch kiến tạo. .........................14

II.2. Nội dung thể hiện trên Bản đồ cấu trúc địa chất - kiến tạo, đới phá hủy tỷ lệ
1:50.000 tỉnh Quảng Ngãi .........................................................................................15
II.2.1. Các nội dung nền địa chất ..........................................................................15
II.2.2. Các nội dung cấu trúc - kiến tạo và đới phá hủy........................................15
II.2.3. Các nội dung hiện trạng trượt lở đất đá .....................................................16
II.3. Phương pháp thể hiện ........................................................................................16
CHƯƠNG III KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT - KIẾN TẠO, ĐỚI
PHÁ HỦY TỈNH QUẢNG NGÃI ................................................................................17
III.1. Các phân vị địa chất khu vực tỉnh Quảng Ngãi ...............................................17
III.1.1. Địa tầng .....................................................................................................17
III.1.2. Magma xâm nhập......................................................................................19
III.2. Các yếu tố cấu trúc kiến tạo, đới phá hủy ........................................................23
III.2.1 Vị trí kiến tạo tỉnh Quảng Ngãi .................................................................23
III.2.2. Các đơn vị cấu trúc tỉnh Quảng Ngãi .......................................................25
III.2.3. Các phức hệ thạch kiến tạo .......................................................................30
III.2.4. Đặc điểm hệ thống đứt gãy, đới phá hủy ..................................................32
II.2.5. Đặc điểm uốn nếp.......................................................................................36
CHƯƠNG IV MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC YẾU TỐ CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT - ĐỚI
PHÁ HỦY VỚI CÁC HIỆN TƯỢNG TAI BIẾN ĐỊA CHẤT TỈNH QUẢNG NGÃI
i


....................................................................................................................................... 37
KẾT LUẬN ................................................................................................................... 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 42

ii


DANH MỤC HÌNH, ẢNH

Hình 1. Sơ đồ hành chính tỉnh Quảng Ngãi ....................................................................7
Hình 2. Vị trí tỉnh Quảng Ngãi trên bình đồ kiến tạo Việt Nam và khu vực (Trần Văn
Trị và nnk, 2009) ...........................................................................................................24

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Lượng mưa trung bình tháng nhiều năm tại các trạm đo mưa trên địa bàn Quảng
Ngãi (Nguồn: Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quảng Ngãi) ...............................9
Bảng 2. Lượng mưa mùa lũ, mùa kiệt và tỷ lệ so với lượng mưa năm tại các trạm đo
mưa trên địa bàn Quảng Ngãi (Nguồn: Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quảng
Ngãi) ..............................................................................................................................10

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu/Chữ viết tắt
UBND

Giải thích

CSDL

Cơ sở dữ liệu

ĐB

Đơng Bắc

ĐN

Đơng Nam

TB


Tây Bắc

TB-ĐN

Tây Bắc - Đông Nam

TN

Tây Nam

TP

Thành phố

TX

Thị xã

ĐVL

Địa Vật lý

ĐCTV

Địa chất thủy văn

ĐCCT

Địa chất cơng trình


ĐKT

Địa Kỹ thuật

TBĐC

Tai biến địa chất

TKT

Thạch kiến tạo

BĐĐCMN

Bản đồ Địa chất Miền Nam

CVĐC

Công viên Địa chất

Ủy ban nhân dân

iii


MỞ ĐẦU
Tỉnh Quảng Ngãi là một tỉnh thuộc khu vực ven biển miền trung của Việt Nam.
Về đặc điểm cấu trúc kiến tạo khu vực tỉnh đã được nghiên cứu và đề cập đến qua một
số các cơng trình nghiên cứu trước đây, trước hết là một số cơng trình nghiên cứu của

các nhà địa chất Liên đoàn BĐĐCMN, trong quá trình đo vẽ thành lập các tở bản đồ địa
chất tỷ lệ 1:200.000, 1:500.000, 1:50.000 cũng như các dề án thăm dị, tìm kiếm khống
sản, các cơng trình nghiên cứu chuyên đề. Đặc biệt là các nghiên cứu địa chất Quăng
Ngãi gần đây của Nguyễn Xuân Bao và nnk, của các nhà khoa học Viện Khoa học Địa
chất và Khoáng sản phục vụ lập hồ sơ thành lập CVĐC Lý Sơn - Sa Huỳnh. Trong tỉnh
đề tài điều tra, nghiên cứu về TLĐĐ cũng đã được triển khai hoàn thành năm 2014 do
các nhà địa chất Viện Địa chất, VHLKHVN thực hiện tại 6 huyện miền núi. Kết quả của
dề tài này đã bước đầu ghi nhận mối quan hệ của các hiện tượng tai biến địa chất với
các yếu tố địa chất - kiến tạo. Bên cạnh đó, vị trí kiến tạo khu vực Tỉnh Quảng Ngãi
trong sơ đồ kiến tạo cấu trúc địa chất toàn lãnh thổ Việt Nam cịn có nhiều quan điểm
khác nhau. Trong phạm vi nghiên cứu đó là điều tra và thành lập bản đồ hiện trạng tỷ lệ
1:50.000 khu vực Quảng Ngãi, tập thể tác giả chủ yếu sử dụng quan điểm phân chia các
đơn vị kiến tạo của Trần Văn Trị và Nguyễn Xuân Bao năm 2008 (theo tài liệu Địa chất
và tài nguyên Việt Nam) thống nhất sử dụng theo đề cương thuyết minh toàn đề án:
“Điều tra, đánh giá và phân vùng cảnh báo nguy cơ trượt lở đất, đá các vùng miền núi
Việt Nam”.
Trong quá trình điều tra và thành lập bản đồ hiện trạng trượt lở đất đá tỷ lệ 1/50.000
khu vực tỉnh Quảng Ngãi, theo Hợp đồng th khốn chun mơn số
79/2019/HĐTKCM-TL của Viện trưởng Viện KH Địa chất và Khoáng sản ký ngày
08/04/2019 giao nhiệm vụ cho Trung tâm Công nghệ ĐVL - ĐKT, do TS. Dương Mạnh
Hùng chủ trì thực hiện cơng tác “Điều tra và thành lập Bản đồ hiện trạng trượt lở đất đá
tỉnh Quảng Ngãi tỷ lệ 1:50.000”, “Bản đồ cấu trúc địa chất - kiến tạo, đới phá hủy tỷ lệ
1:50.000 tỉnh Quảng Ngãi” là một trong những sản phẩm đi kèm nhằm làm sáng tỏ cấu
trúc địa chất đới phá hủy khu vực nghiên cứu, nhằm khoanh định, phân chia chính xác
hơn các khối cấu trúc khác nhau, với diện phân bố các đối tượng thạch học, địa tầng,
magma khác nhau, cũng như các đới phá hủy, các hệ thơngs đứt gãy khác nhau và đánh
giá vai trị của chúng trong môi quan hệ với các hiện tượng trượt lở trong tỉnh.
Đến nay, công tác thành lập Bản đồ cấu trúc địa chất - kiến tạo, đới phá hủy tỷ lệ
1:50.000 tỉnh Quảng Ngãi đã được hoàn thành dựa trên các cơ sở tài liệu sau:
- Sơ đồ Địa chất 1:50.000 tỉnh Quảng Ngãi nguồn Đề án “Tư vấn, hỗ trợ xây dựng,

phát triển công viên địa chất Lý Sơn - Sa Huỳnh và xây dựng hồ sơ trình Unesco công

4


nhận cơng viên địa chất tồn cầu, 2019.
- Bản đồ Địa chất và Khống sản tỷ lệ 1:50.000 nhóm tờ Măng Xim (Nguyễn
Thành Tín và nnk., 1997);
- Bản đồ Địa chất và Khống sản tỷ lệ 1:50.000 nhóm tờ Quảng Ngãi (Thân Đức
Duyện và nnk., 1999);
- Bản đồ Địa chất và Khống sản tỷ lệ 1:50.000 nhóm tờ Ba Tơ (Dương Văn Cầu
và nnk., 2004);
- Bản đồ Địa chất và Khống sản tỷ lệ 1:50.000 nhóm tờ Trà My - Tắc Pỏ (Thái
Quang và nnk., 2004);
- Bản đồ Địa chất và Khoáng sản Quảng Ngãi tỷ lệ 1:200.000 (Nguyễn Văn Trang
và nnk., hiệu đính, xuất bản năm 1997).
- Bổ sung các kết quả điều tra hiện trạng trượt lở đất đá tỷ lệ 1:50.000 tỉnh Quảng
Ngãi, kết quả giải đoán ảnh Viễn thám chi tiết tỉnh Quảng Ngãi. Cùng các tài liệu địa
chất khu vực như: Địa chất Việt Nam, phần miền Bắc (Trần Văn Trị, 1977); Địa chất và
Tài nguyên Khoáng sản Việt Nam (Trần Văn Trị, 2009).
“Bản đồ cấu trúc địa chất - kiến tạo, đới phá hủy tỷ lệ 1:50.000 tỉnh Quảng Ngãi”
và bản Báo cáo thuyết minh kèm theo được thành lập nhằm mục tiêu là cung cấp cơ sở
tài liệu về cấu trúc địa chất - kiến tạo, đới phá hủy phục vụ cho việc phân vùng cảnh báo
nguy cơ trượt lở đất, đá ở tỉnh Quảng Ngãi; góp phần hồn thành mục tiêu chung của
Đề án “Điều tra, đánh giá và phân vùng cảnh báo nguy cơ trượt lở đất, đá các vùng miền
núi Việt Nam”.

5



CHƯƠNG I
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI
I.1. Vị trí địa lý, đơn vị hành chính
Tỉnh Quảng Ngãi nằm ở duyên hải Nam Trung Bộ, có tọa độ địa lý 14o32’-15o25’
vĩ Bắc, 108o06’-109o04’ kinh Đơng. Phía bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi trên ranh giới các
huyện Bình Sơn, Trà Bồng; phía nam giáp tỉnh Bình Định trên ranh giới thị xã Đức Phổ,
huyện Ba Tơ; phía tây, tây bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi và tỉnh Kon Tum trên ranh giới
các huyện Trà Bồng, Sơn Tây và Ba Tơ; phía tây nam giáp tỉnh Gia Lai trên ranh giới
huyện Ba Tơ; phía đơng giáp biển Đơng, có đường bờ biển dài gần 130 km, với 5 cửa
biển chính là Sa Cần, Sa Kỳ, cửa Đại, Mỹ Á và Sa Huỳnh.
Quảng Ngãi là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, có diện tích tự
nhiên 5.155,8 km2, trong đó diện tích phần đất liền khoảng 5145,4 km2 (Theo Niên giám
thống kê năm 2018). Kể từ ngày 01/02/2020, tỉnh Quảng Ngãi có 13 đơn vị hành chính
cấp huyện, gồm 11 huyện, 1 thành phố và 1 thị xã (TP. Quảng Ngãi, TX. Đức Phổ, các
huyện Trà Bồng, Bình Sơn, Sơn Tây, Sơn Hà, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Minh Long, Nghĩa
Hành, Mộ Đức, Ba Tơ và huyện đảo Lý Sơn); 173 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 148
xã, 17 phường và 8 thị trấn (Theo Nghị quyết số 867/NQ-UBTVQH14 của Ủy ban
Thường vụ Quốc hội).

I.2. Địa lý tự nhiên
I.2.1. Địa hình
Quảng Ngãi là tỉnh thuộc duyên hải Trung Trung Bộ với đặc điểm chung là núi lấn
sát biển, địa hình có tính chuyển tiếp từ địa hình đồng bằng ven biển ở phía đơng đến
địa hình miền núi cao ở phía tây. Miền núi chiếm khoảng 3/4 diện tích tự nhiên tồn
tỉnh, đồng bằng nhỏ hẹp chiếm 1/4 diện tích tự nhiên. Giống như các tỉnh miền Trung
khác, địa hình Quảng Ngãi nhìn chung có dạng đẳng thước và được chia thành 4 vùng
rõ rệt: vùng núi, vùng trung du, vùng đồng bằng và vùng bãi cát ven biển.
- Vùng núi: Tiếp giáp phía đơng Trường Sơn, bao gồm chủ yếu ở cả 5 huyện miền
núi là Trà Bồng (Cả huyện Tây Trà cũ), Sơn Hà, Sơn Tây, Minh Long, Ba Tơ. Quảng
Ngãi là một trong những tỉnh có nhiều rừng núi cao trùng điệp. Vùng rừng núi có diện

tích khoảng 3.910 km2, chiếm 2/3 diện tích đất đai trong tỉnh. Núi rừng tạo thành hình
vịng cung, hai đầu nhô ra sát biển, ôm chặt lấy đồng bằng. Ở phía tây bắc và tây nam
sơng Trà Khúc, các khối núi đều có bề mặt đỉnh cao từ (1.000-1.500) m, như núi Cà
Đam cao 1.413 m, núi Đá Vách cao 1.115 m, núi U Bò cao 1.100 m, núi Cao Muôn cao
1.085 m. Ở vùng thấp hơn núi thường có độ cao (400-600) m, cịn ở vùng giáp đồng
bằng, núi chỉ cao (200-300) m.
6


Hình 1. Sơ đồ hành chính tỉnh Quảng Ngãi
- Vùng trung du: Đất đai được cấu tạo tại chỗ, thường bị bào mịn từ cao xuống
thấp, có nhiều gị đồi, lắm sỏi đá. Đất ở vùng này thường là đất xám, đất bạc màu, đất
đen (Diện tích 1.770 ha, chiếm 0,3% diện tích đất đai tồn tỉnh), dùng để trồng cây lương
thực và cây công nghiệp ngắn ngày. Diện phân bố chủ yếu ở rìa phía tây, tây bắc, tây
7


nam các huyện đồng bằng Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Nghĩa Hành, Mộ Đức và thị
xã Đức Phổ. Bề mặt địa hình nhấp nhơ có hướng nghiêng chung về phía đơng.
- Vùng đồng bằng: Đồng bằng Quảng Ngãi nhỏ hẹp nhưng khá đa dạng về hình
thái. Diện tích khoảng 1.506,8 km2, trong đó chỉ có 136,7 km2 được bồi đắp phù sa
thường xuyên hàng năm bởi 4 hệ thống sơng chính: sơng Trà Bồng, sơng Trà Khúc,
sơng Vệ và sơng Trà Câu. Càng đi về phía nam đồng bằng càng hẹp lại, chỉ còn là một
rẻo dọc bờ biển. Địa hình bề mặt đồng bằng Quảng Ngãi khá bằng phẳng, nghiêng thoải
về phía đơng, độ cao từ (2-30) m.
- Vùng bãi cát ven biển: Có diện hẹp với diện tích khoảng 2.446,8 ha. Địa hình
vùng bãi cát ven biển Quảng Ngãi có đặc điểm chung giống như các khu vực khác ở
miền Trung là sự hiện diện của các dải cát cao song song với đường bờ giữ vai trị như
những đê cát chắn sóng tự nhiên, bảo vệ phần đất phía sau các cồn cát. Ngồi ra, vùng
cát ven biển Quảng Ngãi cịn có kiểu địa hình thấp rất đặc trưng, đó là dạng đầm lầy cửa

sơng bị bồi lấp (liman) và các đầm phá ven biển (lagoon). Bề mặt địa hình nhiều nơi
bằng phẳng, trải trên diện rộng (Đức Phổ, Mộ Đức, bắc Bình Sơn) là những nơi có bãi
cát điển hình nhất.
I.2.2. Khí hậu
Hồn lưu gió mùa cùng với địa hình đã tạo nên chế độ mưa mang nét đặc trưng
riêng của Quảng Ngãi. Tổng lượng mưa trung bình năm phổ biến ở đồng bằng từ (2.2002.500) mm, ở trung du, thung lũng thấp và vùng núi từ (3.000-3.600) mm, vùng đồng
bằng ven biển phía nam dưới 2.000 mm.
Mùa mưa: Vùng có lượng mưa lớn của Quảng Ngãi thuộc các huyện miền núi phía
tây như Tây Trà. Trà Bồng, Sơn Hà, Minh Long và Ba Tơ, với tổng lượng mưa từ 2.300
mm đến trên 2.600 mm, với tâm mưa là Ba Tơ 2.641 mm. Vùng mưa ít nhất của tỉnh
nằm ở phía đông dọc theo dải đồng bằng ven biển, có tổng lượng mưa dưới 1.650 mm,
có lượng mưa ít nhất là Sa Huỳnh với 1.114 mm. Những nơi còn lại lượng mưa từ
(1.700-2.000) mm. Lượng mưa trong năm tập trung chủ yếu từ tháng 9 đến 12, chiếm
(70-80) % tổng lượng mưa năm. Mưa chỉ tập trung cao vào (3-4) tháng cuối năm nên dễ
gây lũ lụt, ngập úng. Có đợt mưa liên tục (5-7) ngày liền, kèm theo thời tiết giá lạnh, gió
bấc, gây nhiều ách tắc cho sản xuất và sinh hoạt.
Mùa ít mưa: Từ tháng 1 đến tháng 8 ở vùng đồng bằng, thung lũng thấp và hải đảo,
lượng mưa chỉ chiếm (20-30)% tổng lượng mưa năm, vùng núi đạt tỷ lệ (30-35)% tổng
lượng mưa năm do có mùa mưa phụ từ tháng 5 đến tháng 8. Từ tháng 2 đến tháng 4 là
thời kỳ mưa ít nhất trong năm. Do vậy mà ở địa phương người ta xem từ tháng 1 đến
tháng 8 là mùa nắng, cùng cảm giác nóng bức.
8


Bảng 1. Lượng mưa trung bình tháng nhiều năm tại các trạm đo mưa trên địa bàn Quảng
Ngãi (Nguồn: Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quảng Ngãi)
Tháng
Trạm
Trà Bồng


I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

Cả năm

102,2 38,8 49,4 72,9 243,2 238,3 213,1 218,5 301,1 801,3 803,9 375,2 3.458,0

Châu ổ


86,6 34,0 17,5 19,2

Giá vực

69,7 25,0 35,0 82,9 193,4 162,2 103,9 119,5 334,8 829,8 904,2 454,3 3.314,6

Sơn Hà

80,0 33,8 41,0 74,7 208,9 181,9 155,7 174,8 305,0 699,0 725,9 304,7 2.985,4

87,5 129,2

54,3 106,4 286,8 563,1 522,1 240,3 2.147,0

Sơn giang

108,6 45,2 55,0 77,8 212,4 201,2 157,0 190,1 296,5 767,5 923,6 436,5 3.471,3

Trà Khúc

102,9 33,1 38,7 33,6 103,8

95,8

62,6 123,4 301,0 628,7 542,2 277,7 2.343,6

Quảng Ngãi

112,0 35,9 40,8 35,4 105,4 100,2


75,6 131,2 296,7 649,9 561,4 283,9 2.428,4

Cổ Luỹ

60,2 23,2 18,0 16,8 132,1 107,6

60,0

89,9 235,9 430,0 433,4 200,5 1.807,7

Ba Tơ

135,2 60,2 61,3 79,3 200,0 181,3 108,4 164,9 328,9 759,5 887,5 519,1 3.485,6

An Chỉ

111,4 35,5 41,1 31,7 104,0

98,6

75,7 122,9 271,1 666,7 607,1 302,0 2.467,6

Sông Vệ

96,6 14,7 13,8 11,4

55,6 144,8

39,6 113,5 257,1 539,8 497,8 241,7 2.026,4


Mộ Đức

70,9 25,6 21,8 32,3

76,5

65,2

30,9

73,1 255,9 577,6 470,2 257,0 1.957,0

Đức Phổ

55,2 16,3 22,5 25,8

55,7

55,5

21,4

55,1 233,7 551,8 517,7 216,8 1.827,5

Sa Huỳnh

51,7 10,7 17,8 21,5

67,9


84,7

37,5

55,1 241,2 488,5 438,5 198,0 1.713,1

Minh Long

127,8 43,1 51,7 64,2 179,7 148,3 100,5 157,5 318,3 733,3 786,5 528,7 3.239,7

Theo thời gian sự biến động của mưa năm ở vùng nghiên cứu khá lớn. Nguyên
nhân là do khu vực này chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão và các nhiễu động thời tiết từ
biển Đông làm cho lượng mưa hàng năm khơng ổn định. Năm mưa nhiều có thể gấp 34 lần năm mưa ít, năm 1996, 1998 và năm 1999 là năm mưa nhiều và đều khắp vùng
nghiên cứu, năm 1999 đạt 5.095 mm tại Giá Vực, 4.557,7 mm tại Sơn Hà, 6.520 mm tại
Ba Tơ, 5.157 mm tại Sơn Giang và 3.947 mm tại Quảng Ngãi. Nhưng năm 1982 là năm
mưa ít nhất với lượng mưa đo được ở tại Giá Vực 1.299 mm, tại Sơn Hà 2.007,9 mm,
tại Trà Bồng 2.671,2 mm, tại Ba Tơ 1.952,6 mm, tại Sơn Giang 1.975,6 mm và 1.373,9
mm tại Quảng Ngãi.
I.2.3. Thủy văn
Trên bình diện địa hình, vùng Quảng Ngãi có 4 con sơng lớn là Trà Bồng, Trà
Khúc, Sơng Vệ và Trà Câu. Các con sơng này có đặc trưng chung là đều có hướng chảy
vĩ tuyến hoặc á vĩ tuyến, phân bố khá đều trên vùng đồng bằng Quảng Ngãi.
I.2.3.1. Sơng Trà Bồng
Nằm ở phía bắc tỉnh, bắt nguồn từ dãy núi phía tây của huyện Trà Bồng, chảy qua
9


huyện Bình Sơn ra biển tại cửa Sa Cần. Sơng dài khoảng 45 km, hướng chảy cơ bản từ
tây sang đông, đoạn cửa sông hướng rẽ hướng nam-bắc. Phần lớn sơng chảy qua vùng
địa hình rừng núi có độ cao (200-1.300) m, phần còn lại chảy trong vùng đồng bằng xen

đồi trọc và bãi cát. Phía thượng nguồn của sơng Trà Bồng có nhiều phụ lưu gồm nhiều
sơng suối như suối Nun, suối Cà Đú, sơng Trà Bói ở các xã Trà Thủy, Trà Giang. Đoạn
gần cửa sơng cịn có những vùng có độ cao (10-40) m. Sơng Trà Bồng có 5 nhánh cấp
I. Ở vùng hạ lưu cịn có các nhánh sông suối nhỏ chảy ngược, hợp nước vào sơng chính
trước khi đổ ra biển. Lưu vực sơng Trà Bồng bao gồm hầu hết huyện Trà Bồng và huyện
Bình Sơn. Diện tích lưu vực khoảng 697 km2.
Bảng 2. Lượng mưa mùa lũ, mùa kiệt và tỷ lệ so với lượng mưa năm tại các trạm đo
mưa trên địa bàn Quảng Ngãi (Nguồn: Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quảng
Ngãi)

Trạm

Mùa mưa (Tháng 9-12)
Lượng mưa
Lượng mưa
năm (mm)
Tỷ lệ (%)
(mm)

Mừa khô (Tháng 1-8)
Lượng mưa
(mm)

Tỷ lệ (%)

Trà Bồng

3.458,0

2.281,5


65,98

1176,5

34,02

Châu ổ

2.147,0

1.612,3

75,10

534,7

24,92

Giá vực

3.314,6

2.523,1

76,12

791,6

23,88


Sơn Hà

2.985,4

2.034,5

68,15

950,9

31,85

Sơn giang

3.471,3

2.424,0

69,83

1047,3

30,17

Trà Khúc

2..343,6

1.749,7


74,66

593,9

25,34

Quảng Ngãi

2428,4

1.791,9

73,79

636,5

26,21

Cổ Luỹ

1.807,7

1.299,8

71,91

507,8

28,10


Ba Tơ

3.485,6

2.495,0

71,58

990,6

28,42

An Chỉ

2.467,6

1.846,9

74,84

620,8

25,16

Sông Vệ

2.026,4

1.536,4


75,83

490,0

24,17

Mộ Đức

1.957,0

1.560,7

79,75

396,3

20,25

Đức Phổ

1.827,5

1.520,0

83,17

307,5

16,83


Sa Huỳnh

1.713,1

1.366,2

79,75

346,9

20,25

Minh Long

3.154,7

2.281,9

72,33

872,8

27,68

I.2.3.2. Sông Trà Khúc
Nằm ở gần giữa tỉnh, sông Trà Khúc là sơng lớn có lượng nước dồi dào nhất so
với các sơng khác trong tồn tỉnh. Ở thượng nguồn sơng có 3 nguồn chính:
Nguồn thứ nhất từ vùng Giá Vụt phía tây huyện Ba Tơ, chảy theo hướng nam-bắc,
đến địa hạt huyện Sơn Hà, gọi là sông Rhe. Nguồn thứ hai bắt nguồn từ vùng đông Kon

10


Tum và huyện Sơn Tây, với các suối lớn nhỏ hợp nước với nhau chảy theo hướng tâyđông xuống Sơn Hà, gọi là sông Rinh (Đắk Rinh). Nguồn thứ ba bắt nguồn từ tây nam
huyện Sơn Hà giáp giới huyện Sơn Tây, chảy theo hướng TN-ĐB, gọi là sông Xà Lị
(Đắk Sêlơ).
Ba sơng chính từ các hướng khác nhau cùng hợp nước ở các xã Sơn Trung, Sơn
Hải, phía đơng nam huyện lỵ Sơn Hà, và đoạn sông này người ta thường gọi là sông Hải
Giá. Từ Hải Giá sông chảy theo hướng tây nam - đông bắc đến Thạch Nham (giáp giới
3 huyện Sơn Hà, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa) thì thốt khỏi núi non, một đoạn nữa đến thơn
Hưng Nhượng xã Tịnh Đơng về sau thì hướng chảy cơ bản là tây - đơng, tuy nhiên vẫn
có nhiều đoạn sông quanh gấp khúc (do vậy được gọi là sông Trà Khúc).
Sơng Trà Khúc có độ dài khoảng 135 km, trong đó có khoảng 2/3 chiều dài sơng
chảy qua vùng núi và rừng rậm, có độ cao (200-1.000) m, phần còn lại chảy qua vùng
đồng bằng. Bởi hợp lưu từ nhiều hướng khác nhau, nên sơng có dạng hình cành cây, có
9 phụ lưu cấp I, 5 phụ lưu cấp II, 6 phụ lưu cấp III và 2 phụ lưu cấp IV.
Sơng Trà Khúc có diện tích lưu vực khoảng 3.240 km2, bao gồm phần đất của các
huyện Sơn Hà, Tư Nghĩa, một phần huyện Ba Tơ, Minh Long, Sơn Tịnh và Trà Bồng,
Tây Trà, có một phần nguồn nhỏ thuộc địa phận tỉnh Kon Tum.
I.2.3.3. Sông Vệ
Bắt nguồn từ rừng núi phía tây của huyện Ba Tơ. Sơng chảy theo hướng tây nam đông bắc, giữa các huyện Nghĩa Hành, Tư Nghĩa, Mộ Đức đổ ra biển Đông tại cửa Cổ
Lũy và cửa Đức Lợi. Sông dài khoảng 90 km, trong đó có 2/3 chiều dài chảy trong vùng
núi có độ cao (100-1.000) m. Sơng có 5 phụ lưu cấp I, 2 phụ lưu cấp II. Các phụ lưu
không lớn, đáng kể là:
- Sông Liên: bắt nguồn từ vùng núi tây nam huyện Ba Tơ, chảy theo hướng tây
nam - đông bắc, hợp nước với sông Tô ở thị trấn Ba Tơ.
- Sông Tà Nô hay sông Tô: chảy từ đồng Bia xã Ba Tơ có độ cao trên 200 m, theo
hướng tây - đơng, hợp với sơng chính cách huyện lỵ Ba Tơ 18 km về phía hạ lưu.
- Sông Mễ: chảy từ vùng núi Mum, phần tiếp giáp giữa 2 huyện Ba Tơ và Minh
Long theo hướng TB-ĐN, hợp lưu tại khoảng làng Tăng xã Ba Thành, dài khoảng 9 km.

Sơng Vệ có diện tích lưu vực 1.260 km2, bao gồm địa hạt các huyện Ba Tơ, Minh
Long, Mộ Đức, Nghĩa Hành và một phần nhỏ diện tích của huyện Tư Nghĩa. Độ cao
trung bình lưu vực khoảng 170 m, mật độ lưới sông 0,79 km/km2
I.2.3.4. Sông Trà Câu
Bắt nguồn từ vùng núi Ba Trang (huyện Ba Tơ), với độ cao 400 m. Dịng sơng
chính chủ yếu chảy theo hướng tây - đông, đoạn trên thường gọi là sông Vực Liêm. Ở

11


cuối nguồn, sông Trà Câu nhập lưu với sông Thoa tại Sa Bình, xã Phổ Minh, huyện Đức
Phổ, rồi đổ ra cửa Mỹ Á cách đó khoảng 2,5 km.
Sơng Trà Câu có diện tích lưu vực 442 km2, chiều dài sông khoảng 32 km; chiều
dài lưu vực 19 km và chiều rộng bình quân lưu vực 14 km. Đây là con sông nhỏ nhất
trong các con sông kể trên, nước thường cạn kiệt về mùa khô.
Lưu vực sông Trà Câu bao gồm một phần phía đơng và đơng nam huyện Ba Tơ,
các xã Phổ Phong, Phổ Thuận, Phổ Nhơn huyện Đức Phổ.

I.3. Kinh tế - Xã hội
Theo niên giám thống kê tỉnh Quảng Ngãi năm 2018, dân số của tỉnh Quảng Ngãi
tính đến năm 2018 là 1.272.827 người, mật độ dân số là 246,9 người/km2. Dân cư trong
tỉnh phân bố rất không đồng đều, chủ yếu tập trung ở khu vực đồng bằng gồm: thành
phố Quảng Ngãi và 6 huyện, thị xã ven biển (Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Nghĩa
Hành, Mộ Đức, Đức Phổ) và huyện đảo Lý Sơn. Mật độ dân số ở thành phố Quảng Ngãi
là 1.635,3 người/km2, huyện đảo Lý Sơn là 1.901,6 người/km2; ở các huyện đồng bằng
ven biển mật độ khoảng 542,9 người/km2; còn các huyện miền núi mật độ rất thấp,
khoảng 68,9 người/km2. Có 84,94% dân cư sinh sống ở nơng thơn, 15,06% sống ở thành
thị. Cơ cấu dân số nông thôn/thành thị thay đổi nhanh theo hướng giảm dân số tại vùng
nông thơn. Tổng số lao động tồn tỉnh năm 2018 là 763.537 người, chiếm 59,99% dân
số; trong đó, lao động nam chiếm 51,25%, lao động nữ chiếm 48,75%.

Về kinh tế, tỉnh Quảng Ngãi nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung được
Chính phủ chọn khu vực Dung Quất để xây dựng nhà máy lọc dầu đầu tiên của cả nước,
góp phần đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế tỉnh theo
hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hoá.
Năm 2019, Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) ước đạt
55.102 tỷ đồng tăng 6,7% so với năm 2018, đạt kế hoạch năm. Trong đó, khu vực cơng
nghiệp - xây dựng ước đạt 29.162,9 tỷ đồng, tăng 7,3%; khu vực dịch vụ ước đạt
16.948,8 tỷ đồng, tăng 7,3%; khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản ước đạt 8.990,3 tỷ
đồng, tăng 3,5% so với năm 2018. GRDP khơng tính sản phẩm lọc hóa dầu ước đạt
37.710,5 tỷ đồng, tăng 10,3% so với năm 2018.
GRDP bình quân đầu người đạt 67,4 triệu đồng/người, tương đương 2.868
USD/người, vượt kế hoạch (Kế hoạch: 2.682 USD). Về cơ cấu kinh tế: công nghiệp xây dựng chiếm tỷ trọng 53,64%; dịch vụ 29,17%; nông, lâm nghiệp và thủy sản
17,19%.
Trên địa bàn tỉnh có nhiều cơ sở văn hố - phúc lợi như trường học, bệnh viện,
trạm y tế, cấp nước sạch... được chú trọng đầu tư phát triển. Tuy vậy mức độ và chất
12


lượng đáp ứng của hệ thống các cơ sở văn hoá - phúc lợi chưa đồng đều giữa các vùng.
Về y tế, năm 2017, tồn tỉnh hiện có tổng số 154/184 (83,7%) xã, phường, thị trấn
đạt chuẩn quốc gia về y tế; tăng số giường bệnh/vạn dân lên 27,3; tăng tỷ lệ người dân
tham gia đóng bảo hiểm y tế lên 88,23%. Tập trung khắc phục hậu quả, xử lý môi trường,
khám bệnh, cấp thuốc và tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh sau đợt lũ cuối
năm 2017.
Về giáo dục - đào tạo, năm 2017, có 100% xã và 13/13 huyện, thành phố, thị xã
duy trì bền vững kết quả đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi; 183/184 xã
đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở và phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi.
Quảng Ngãi có điều kiện giao thơng khá thuận lợi cả về đường bộ, đường sắt và
đường thuỷ. Ngoài tuyến đường sắt Bắc-Nam, hệ thống quốc lộ qua địa phận Quảng
Ngãi gồm có:

- Quốc lộ 1 đoạn qua Quảng Ngãi đã được nâng cấp, mở rộng, đặc biệt có xây
dựng các cầu lớn, dáng nét hiện đại là cầu Trà Khúc II và cầu sông Vệ (đều nằm phía
đơng cầu cũ, cách khoảng 100 m). Quốc lộ 1 đoạn qua TP. Quảng Ngãi và huyện Sơn
Tịnh được dẫn theo phía đơng.
- Quốc lộ 24 xây dựng trên nền Tỉnh lộ 5 cũ, xuyên qua Ba Tơ, nối với tỉnh Kon
Tum hoàn thành với mặt đường trải nhựa, các cầu cống được xây dựng mới. Quốc lộ
24B nối TP. Quảng Ngãi với cảng Sa Kỳ cũng được xây dựng. Từ các nền đường đã có
trước kia, đường từ Quốc lộ 1 đoạn Bình Sơn - Trà Bồng, Sơn Tịnh - Sơn Hà - Sơn Tây,
TP. Quảng Ngãi - Nghĩa Hành - Minh Long, đều được rải nhựa. Đáng chú ý là cầu treo
ở miền núi được xây dựng bắc qua sông Rinh (1998). Tuyến đường băng qua đèo dốc
cao, địa hình phức tạp như tuyến Sơn Hà - Sơn Tây được xây dựng thành công (1999).
Đặc biệt, đường dọc bờ biển, đường dọc núi cũng đều có phương án xây dựng. Các
huyện lỵ, thị tứ hầu hết đều có đường thâm nhập nhựa dẫn từ tỉnh lỵ về. Từ huyện lỵ, có
các đường chính đi về các xã. Hầu hết các xã trong tỉnh, kể cả các xã ở miền núi, đều có
đường ơ tơ đến được trung tâm xã.
Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, các tuyến đường đi qua vùng miền núi,
trung du thường bị sạt lở vào mùa mưa lũ nên dẫn đến tắc đường, nghẽn mạch giao
thông.

13


CHƯƠNG II
NGUYÊN TẮC THÀNH LẬP, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP THỂ HIỆN
BẢN ĐỒ CẤU TRÚC ĐỊA CHÂT - KIẾN TẠO, ĐỚI PHÁ HỦY
TỶ LỆ 1/50.000 TỈNH QUẢNG NGÃI
II.1. Nguyên tắc thành lập bản đồ cấu trúc địa chất - kiến tạo, đới phá hủy tỷ
lệ 1:50.000 tỉnh Quảng Ngãi
II.1.1. Nguyên tắc và quan điểm phân vùng kiến tạo
Vấn đề phân vùng kiến tạo khu vực tỉnh Quảng Ngãi nói riêng, Việt Nam nói chung

cũng như trên tồn lãnh thổ Đơng Nam Á đã được nhiều nhà địa chất chú ý nghiên cứu
và phân chia các cấu trúc chính, để làm sáng tỏ vị trí, bản chất cũng như mối quan hệ
giữa chúng trong bình đồ cấu trúc kiến tạo thế giới. Trước khi học thuyết kiến tạo mảng
ra đời, các cấu trúc địa chất khu vực được xem là kết quả của quá trình vận động nâng
hạ vỏ trái đất do các chế độ và vận động kiến tạo quyết định tới q trình tích tụ trầm
tích và đặc thù của các yếu tố cấu trúc. Tuy nhiên khi học thuyết kiến tạo mảng ra đời,
mỗi đơn vị cấu trúc địa chất khu vực được xem xét và nghiên cứu trong khơng gian vận
động của kiến tạo thành tạo tồn cầu. Mỗi tiến trình vận động kiến tạo thành tạo một
khu vực nhất định của trái đất được gắn liền với một giai đoạn vận động của các mảng
liên quan do sự tách giãn hay va chạm cũng như tương tác giữa các mảng với nhau, dẫn
đến các quá trình thành tạo trầm tích và hoạt động magma tương ứng.
Trong khn khổ đề án “Điều tra, đánh giá và phân vùng cảnh báo nguy cơ trượt
lở đất đá các vùng miền núi Việt Nam”, thuyết minh “Bản đồ Cấu trúc địa chất - Kiến
tạo, đới phá hủy tỉnh Quảng Ngãi” được xây dựng dựa trên nguyên tắc và quan điểm
phân vùng kiến tạo mảng mà trong đó khu vực tỉnh Quảng Ngãi cũng như tồn bộ lãnh
thổ Đơng Nam Á là phần đông nam của mảng thạch quyển Âu - Á, tiếp giáp với mảng
thạch quyển Ấn Độ - Australia ở phía tây nam và mảng Thái Bình Dương ở phía đông.
Theo Trần Văn Trị (2009), cấu trúc địa chất Việt Nam được phân chia thành các
đơn vị cấu trúc - kiến tạo chính bao gồm: Các địa khu lục địa tiền Cambri tái biến cải
trong Phanerozoi, giữa các địa khu này là các đơn vị kiến tạo hệ tạo núi đa kỳ
Neoproterozoi - Mezozoi sớm. Trong đó hệ tạo núi đa kỳ này được phân chia làm 2 phân
hệ là Neoproterozoi - Paleozoi sớm Việt - Trung và phân hệ tạo núi đa kỳ Paleozoi Mezozoi sớm Đơng Dương(trong đó có khu vực tỉnh Quảng Ngãi). Nằm chồng lên các
cấu trúc kiến tạo cố kết đó là các trũng nội lục Paleozoi muộn Kainozoi. Sau cùng là các
trũng nội lục Kainozoi nằm chồng lên các móng đa nguồn.
II.1.2. Nguyên tắc phân chia các đơn vị phức hệ thạch kiến tạo.
Phức hệ thạch kiến tạo là một đơn vị của bản đồ cấu trúc, chúng đại diện cho một
14


giai đoạn nhất định của hoạt động kiến tạo thành tạo địa chất khu vực. Vì vậy khi phân

chia các đơn vị Phức hệ thạch kiến tạo cần tuân thủ nguyên tắc:
- Nguyên tắc trật tự thời gian: Mỗi khu vực vỏ trái đất được hình thành trong suốt
lịch sử phát triển trái đất vì vậy Phức hệ thạch kiến tạo cũng được phân chia theo trật tự
thời gian từ cổ đến trẻ.
- Nguyên tắc thành hệ địa chất: mỗi giai đoạn hoạt động kiến tạo thành tạo địa chất
khu vực có những đặc trưng khác nhau về tính chất, đặc điểm và bản chất của các lớp
thành tạo trầm tích cũng như đặc điểm biến chất, biến dạng cho mỗi giai đoạn. Tương
tự, thành phần, tính chất và đặc điểm hoạt động của các thể magma xâm nhập và phun
trào cũng có những đặc trưng riêng cho mỗi giai đoạn phát triển của cấu trúc địa chất
tương ứng.
- Nguyên tắc bất chỉnh hợp kiến tạo: mỗi chu kỳ hay giai đoạn hoạt động kiến tạo
thành tạo được ghi nhận bởi sự thay đổi trạng thái hoạt động của lớp vỏ trái đất có thể
tách dãn, va chạm tạo núi hay hút chìm... Sự thay đổi trạng thái hoạt động được ghi nhận
rõ nét qua các dấu hiệu bất chỉnh hợp kiến tạo giữa các lớp trầm tích hay các phân vị địa
tầng. Các bất chỉnh hợp địa tầng là dấu hiệu chính xác để phân chia các Phức hệ thạch
kiến tạo cũng như các thành hệ kiến tạo của chúng.

II.2. Nội dung thể hiện trên Bản đồ cấu trúc địa chất - kiến tạo, đới phá hủy
tỷ lệ 1:50.000 tỉnh Quảng Ngãi
II.2.1. Các nội dung nền địa chất
Bản đồ cấu trúc địa chất - kiến tạo, đới phá hủy (viết tắt Bản đồ CTĐC - ĐPH)
được thành lập trên cơ sở bản đồ nền địa hình tỷ lệ 1:50.000, bản đồ nền địa chất tỷ lệ
1:50.000 và cần thể hiện các yếu tố chủ yếu sau:
- Các yếu tố nền địa hình (các đường đồng mức địa hình, điểm độ cao, vị trí và tên
các địa danh, ranh giới hành chính, đường giao thơng, mạng lưới thủy văn....). Nhằm
giảm bớt các yếu tố không cần thiết, yếu tố nền địa hình chỉ nêu các yếu tố chính và
được loại bỏ bớt một số ký hiệu như khu dân cư, yếu tố thảm phủ thực vật, ranh giới
phân chia thủy văn, lưu vực thu nước, các đường đồng phức phụ, điểm độ cao cũng được
giảm tối đa tránh nhầm lẫn với các yếu tố địa chất - cấu trúc khác.
- Các yếu tố nền địa chất: đặc điểm cấu trúc địa chất như ranh giới địa chất, tuổi,

thế nằm đất đá, nếp uốn, đứt gãy,....
II.2.2. Các nội dung cấu trúc - kiến tạo và đới phá hủy
Bản đồ CTĐC - ĐPH tỉnh Quảng Ngãi tỷ lệ 1:50.000 được thành lập trong khuôn
khổ Đề án “Điều tra, đánh giá và phân vùng cảnh báo nguy cơ trượt lở đất đá các vùng
miền núi Việt Nam” nhằm phục vụ công tác điều tra và phân vùng nguy cơ trượt lở đất
15


đá khu vực tỉnh Quảng Ngãi vì vậy các nội dung cấu trúc, kiến tạo và đới phá hủy chính
cần thể hiện như sau:
- Đới cấu trúc kiến tạo được phân chia dựa trên bình đồ cấu trúc kiến tạo toàn Việt
Nam với các ranh giới các miền cấu trúc là các đứt gãy sâu phân đới;
- Các phức hệ thạch kiến tạo; Các nếp uốn chính;
- Các hệ thống đứt gãy và đới phá hủy theo các dạng tài liệu thu thập.
II.2.3. Các nội dung hiện trạng trượt lở đất đá
Các nội dung hiện trạng trượt lở đất đá cần được thể hiện các yếu tố thể hiện vị trí,
quy mơ và kiểu trượt lở đất đá theo quy định tại “Quy định kỹ thuật công tác điều tra và
thành lập bản đồ hiện trạng trượt lở đất đá các vùng miền núi Việt Nam tỷ lệ 1/50.000”
ban hành kèm theo Quyết định số 2321/QĐ - BTNMT ngày 20 tháng 11 năm 2013 của
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

II.3. Phương pháp thể hiện
Các nội dung, yếu tố trên bản đồ CTĐC - ĐPH được thể hiện như sau:
- Các yếu tố địa hình được thể hiện theo quy định của bản đồ địa hình, nhưng trên
bản đồ sẽ lược bỏ hay giảm bớt những ký hiệu về địa hình ít quan trọng. Đường đồng
mức địa hình sẽ lược bỏ bớt chỉ giữ lại các đường đồng mức chính. Đường đồng mức
địa hình thể hiện bằng đường nâu nhạt. Dòng nước, mặt nước thể hiện bằng màu xanh
lam.
- Các phân vị địa chất là cơ sở để phân chia các Phức hệ thạch kiến tạo được thể
hiện trên bản đồ CTĐC - ĐPH qua yếu tố ranh giới địa chất và tuổi thành tạo.

- Đới cấu trúc - kiến tạo chính khu vực tỉnh Quảng Ngãi được xác định là các vùng
được phân biệt bởi các ký hiệu nét kẻ khác nhau.
- Các yếu tố nếp uốn chính được thể hiện trên Bản đồ CTĐC - ĐPH qua các trục
nếp uốn theo quy định thể hiện ký hiệu địa chất của bản đồ địa chất tỷ lệ 1:50.000 và
được đánh số thứ tự theo dãy số tự nhiên màu đen trên bản đồ.
- Yếu tố đứt gãy và đới phá hủy, thế nằm đất đá được thể hiện theo Quy chuẩn kỹ
thuật về lập bản đồ Địa chất khống sản tỷ lệ 1:50.000 phần đất liền (Thơng tư
23/2012/TT-BTNMT ngày 28/12/2012). Các yếu tố đứt gãy được xác định bổ sung thêm
qua cơng tác giải đốn ảnh viễn thám được thể hiện màu tím nhằm nổi bật và dễ quan
sát.
- Các yếu tố hiện trạng trượt lở đất đá được thể hiện bằng các ký hiệu theo quy
định tại “Quy định kỹ thuật công tác điều tra và thành lập bản đồ hiện trạng trượt lở đất
đá các vùng miền núi Việt Nam tỷ lệ 1/50.000” (QĐ số 2321/QĐ-BTNMT ngày
20/11/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường).
16


CHƯƠNG III
KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT - KIẾN TẠO,
ĐỚI PHÁ HỦY TỈNH QUẢNG NGÃI
III.1. Các phân vị địa chất khu vực tỉnh Quảng Ngãi
Trên phạm vi tỉnh Quảng Ngãi, công tác điều tra, lập bản đồ địa chất đã được hoàn
thiện với tỷ lệ 1/200.000, gồm các tờ: Quảng Ngãi, Hội An, Măng Đen-Bồng Sơn. Bản
đồ địa chất và khoáng sản tỷ lệ 1/50.000 bao phủ hầu hết diện tích tỉnh Quảng Ngãi gồm
các nhóm tờ: Măng Xim (Nguyễn Thành Tín, 1997); Quảng Ngãi (Thân Đức Duyện,
1999); Ba Tơ (Dương Văn Cầu, 2004); Trà My-Tắc Pỏ (Thái Quang, 2004).
Tham gia vào cấu trúc địa chất tỉnh Quảng Ngãi bao gồm các phân vị địa chất chủ
yếu sau :
III.1.1. Địa tầng
Theo các tài liệu hiện có, trên phạm vi tỉnh Quảng Ngãi có các phân vị địa tầng có

tuổi từ Paleoproterozoi muộn đến Kainozoi bao gồm:
- Phức hệ Kan Nack (PPkn): Lộ ra ở nửa ĐN diện tích huyện Ba Tơ, bao gồm các
đá biến chất cao đến tướng granulit gồm: gneis 2 pyroxen, đá phiến cordierit silimanit,
amphibolit, gneis biotit-hornblend, đá phiến thạch anh granat silimanit, ít quartzit, đá
hoa, calciphyr.
- Phức hệ Ngọc Linh (PP-MPnl): Lộ khá rộng rãi tại địa phận các huyện Ba Tơ,
Minh long, Sơn Hà, Nghĩa Hành và Đức Phổ. Thành phần thạch học gồm amphibolit,
gneis amphibol, gneiss biotit amphibol và nhóm đá phiến kết tinh đá phiến thạch anh
biotit, quartzit, đá phiến biotit hornblend, đá phiến biotit graphit, đá hoa và calciphyr.
- Phức hệ Khâm Đức - Núi Vú (NP-Є1kv): Các đá của phức hệ Khâm Đức - Núi
Vú lộ ra ở phía tây Trà Bồng, núi Sang (xã Trà Lãnh), núi Tà Ớt (xã Trà Khê), tạo thành
các dải rộng (3-8) km, kéo dài theo phương á vĩ tuyến hàng chục kilômét. Tổng diện lộ
khoảng 593 km2. Thành phần đá của phức hệ tầng gồm: 1) Phần dưới: đá phiến thạch
anh biotit amphibol, gneis biotit amfibol, amphibolit, đá phiến thạch anh plagioclas
biotit silimanit granat, gneis biotit, plagiogneis biotit, đá phiến thạch anh mica nhiễm
graphit, xen lớp mỏng quarzit mica, phiến thạch anh mica granat, xen các thấu kính, vỉa
đá hoa; 2) Phần trên: đá phiến thạch anh biotit silimanit, phiến thạch anh felspat 2 mica
silimanit, xen lớp mỏng quarzit mica, gneis 2 mica. Các đá của hệ tầng bị vò nhàu, uốn
lượn mạnh, phát triển các nếp uốn đảo, tạo nên phương cấu trúc chung Tây-Tây Bắc,
Đơng-Đơng Nam, với góc dốc thoải 30o-40o. Chiều dày của hệ tầng thay đổi từ (450500) m.
- Hệ tầng A Vương (Є-O1av): Trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, các đá hệ tầng A
17


Vương lộ ra ở thượng nguồn sông Trà Bồng tạo thành dải kéo dài theo phương vĩ tuyến,
chạy dọc sông Trà Bồng, diện lộ khoảng 14,0 km2. Thành phần thạch học của hệ tầng
gồm: 1) Phần dưới: đá phiến thạch anh - sericit, quarzit, đá phiến sét vôi silic, xen thấu
kinh, lớp mỏng đá phiến actinolit, epydot clorit, phiến silic, phiến sét than; 2) Phần trên:
đá phiến sericit xen ít đá phiến sét chứa than. Các đá của hệ tầng nằm xen kẽ, phân nhịp,
hướng cắm về nam, góc dốc (60-70)o, có tiếp xúc kiến tạo với hệ tầng Khâm Đức và bị

phủ chỉnh hợp bởi hệ tầng Suối Cát. Tuổi của hệ tầng được xếp vào Cambri-Ordovic.
Chiều dày của hệ tầng thay đổi từ (700-750) m.
- Hệ tầng Suối Cát (O-Ssc): Các đá của hệ tầng Suối Cát lộ thành dải chạy dài theo
bờ sông Trà Bồng, diện lộ khoảng 8,0 km2, dạng vịng cung từ Núi Róc tới suối Cà Đa,
phủ chỉnh hợp trên hệ tầng A Vương. Phương cấu trúc chung đơng-tây, cắm về nam,
góc dốc (60-70)o. Thành phần đá của hệ tầng gồm: 1) Phần dưới: cuội kết cơ sở đa
khoáng, đá phiến thạch anh sericit clorit chứa mangan hàm lượng trên 40%; 2) Phần
trên: phiến sét sericit chứa than, phiến sét than, đá phiến thạch anh sericit có mangan
xen kẽ. Chiều dày của hệ tầng từ (600-650) m.
- Hệ tầng Bình Sơn (J1-2bs): Các đá trầm tích hệ tầng Bình Sơn vùng Quảng Ngãi
phân bố ở khu vực Bình Sơn - An Điềm, ga đường sắt Bình Sơn và quanh huyện lỵ Bình
Sơn, tạo thành một bồn trũng trầm tích, bề rộng khoảng 2,5 km, kéo dài khoảng 5,5 km,
theo phương ĐB-TN, hai cánh thoải 10o tới 20o. Phía bắc của bồn trũng trầm tích bị hệ
đứt gãy á vĩ tuyến sông Trà Bồng làm biến vị mạnh, tạo nên các nếp uốn nhỏ và thế nằm
trở nên dốc đứng. Ở rìa phía tây bồn trũng trầm tích bị khống chế bởi đứt gãy phương
kinh tuyến làm đá dập vỡ nát, biến vị mạnh. Thành phần đá của hệ tầng gồm: cuội kết
cơ sở hạt vừa đến thô, sạn kết hạt vừa, cát kết hạt vừa đến mịn, sét bột kết, bột kết màu
đỏ và có di tích thực vật. Cấu tạo phân lớp. Tuổi của hệ tầng được xác lập vào Jura sớmgiữa, chiều dày của hệ tầng khoảng 420 m.
- Hệ tầng Ái Nghĩa (N1an): Các thành tạo lục nguyên hệ tầng Ái Nghĩa vùng Quảng
Ngãi phân bố ở khu vực Vạn Tường, Ba Làng An, nằm dưới phun trào bazan. Thành
phần thạch học của hệ tầng gồm: cuội sạn kết xen cát kết màu trắng, cát bột kết xen các
lớp bột sét kết, cát sạn kết màu trắng loang lổ vàng đỏ. Cấu tạo phân lớp. Tuổi của hệ
tầng được xếp vào Neogen sớm, với giá trị tuyệt đối là 5,93-6,31 triệu năm. Chiều dày
của hệ tầng thay đổi từ (7-27) m.
- Hệ tầng Đại Nga (βN13đn): Các đá bazan hệ tầng Đại Nga vùng Quảng Ngãi phân
bố chủ yếu ở phía đơng, đơng bắc Bình Sơn và rải rác ở một vài nơi khác. Thành phần
đá của hệ tầng gồm: 1) Bazan - augit - olivin: cấu tạo đặc sít hoặc lỗ hổng, hạnh nhân,
kiến trúc porphyr nghèo ban tinh, nền kiến trúc gian phiến; 2) Bazan - augit - olivin plagioclas: cấu tạo khối, đặc sít hoặc lỗ hổng, hạnh nhân, kiến trúc porphyr giàu ban
18



tinh, nền kiến trúc gian phiến; 3) Bazan - pyroxen, bazan - plagioclas - pyroxen: cấu tạo
khối, đặc sít, lỗ hổng, kiến trúc porphyr; 4) Sét cát, cát sét hạt mịn đến rất mịn, gắn kết
yếu, phân lớp mỏng xen kẽ trong lớp phủ bazan. Tuổi của hệ tầng được xếp vào Neogen
sớm, với giá trị tuyệt đối là 1,5-4,9 triệu năm.
- Hệ tầng Túc Trưng (βN2-Q1tt): Thành phần đá của hệ tầng gồm: Bazan olivin augit, bazan olivin, bazan olivin - augit - plagioclas, cấu trúc porphyr, với nền kiến trúc
gian phiến. Chiều dày của lớp phủ bazan dao động từ (10-31) m.
- Hệ Đệ Tứ (Q): Đồng bằng Quảng Ngãi thuộc kiểu đồng bằng ven biển được hình
thành trên đới nâng tân kiến tạo, nên các trầm tích Đệ tứ có bề dày khơng lớn, là vùng
chuyển tiếp giữa lục địa và biển, các trầm tích ở đây có sự chuyển hướng khá mạnh và
rõ nét, tạo nên sự đa dạng của địa tầng. Diện phân bố rộng khoảng 1.294,0 km2. Sự hình
thành các tầng trầm tích có nguồn gốc và tuổi khác nhau liên quan chặt chẽ với dao động
mực nước đại dương. Các nhà địa chất đã phân ra 24 phân vị địa tầng xác định theo tuổi
và nguồn gốc và 2 phân vị không phân chia cho vùng này. Thành phần trầm tích sơng,
sơng - lũ tích, sườn tích - lũ tích, biển, đầm lầy,.. gồm cuội, tảng, khối, dăm, sạn sỏi hạt
thô, bột, cát, sét hạt nhỏ.
III.1.2. Magma xâm nhập
Trong phạm vi tỉnh Quảng Ngãi, hoạt động magma xâm nhập khá phong phú và
đa dạng về thành phần thạch học, từ siêu mafic cho tới axit và kiềm. Các thành tạo
magma xâm nhập vùng Quảng Ngãi có tuổi từ Proterozoi đến Kainozoi, có 7 giai đoạn
phát triển magma lớn. Mỗi giai đoạn xuất hiện một hoặc nhiều phức hệ, có phức hệ phân
dị dài, nhiều pha. Tổng diện lộ các thành tạo magma xâm nhập khoảng 1.485 km2.
- Phức hệ Tà Ma (γMPtm): Các đá xâm nhập magma phức hệ Tà Ma phát triển
mạnh và gắn bó chặt chẽ về khơng gian với loạt sông Rhe, tổng diện lộ khoảng 253 km2,
gồm 3 khối magma lớn:
Khối Tà Ma là tên làng của người Hrê nằm gần sông Rhe, cách huyện lỵ Sơn Hà
khoảng 15 km về phía nam, phân bố thành dải kéo dài theo phương ĐB-TN, chúng
xuyên chỉnh hợp qua các đá gneis loạt sông Rhe dưới dạng tiêm nhập theo mặt gneis và
gây migmatit hóa mạnh các đá loạt này, có ranh giới rất khơng rõ ràng với các đá gneis
và có hình thù kỳ dị, hai đầu nhọn hình lưỡi mác.

Khối Hải Giá nằm tại cầu Hải Giá, cách huyện lỵ Sơn Hà khoảng 10 km về phía
đơng nam, kéo dài theo phương ĐB-TN.
Khối Thạch Nham bắt đầu từ đập Thạch Nham, kéo dài xuống phía nam, cách
thành phố Quảng Ngãi 16 km về phía tây, chúng xuyên chỉnh hợp với các đá gneis loạt
sông Rhe, tạo thành các dải lớn, rộng (1-2) km, kéo dài theo phương TB-ĐN.
19


Ngồi ra, có 2 khối nhỏ lộ ra ở Phước Giang, núi Vát (xã Ba Tiêu, huyện Ba Tơ)
và các khối vệ tinh nằm rải rác trong vùng.
Thành phần thạch học các khối đá đồng nhất, gồm: đá gneisogranit, granit biotit,
granit 2 mica sáng màu, cấu tạo gneis điển hình với các vệt dải biotit màu đen nằm xen
lẫn, uốn lượn, vân vũ rất đẹp. Xuyên cắt các đá phiến kết tinh của phức hệ Ngọc Linh
nên tuổi của phức hệ được xếp vào Proterozoi giữa.
- Phức hệ Phù Mỹ (ʋNPpm): Các thành tạo magma xâm nhập phức hệ Phù Mỹ có
tổng diện tích lộ khoảng 9,0 km2, gồm 3 khối lớn, phân bố chủ yếu ở Làng Ranh, Nước
Lác (huyện Sơn Hà) và huyện Minh Long. Ngồi ra, cịn có các khối nhỏ nằm rải rác
nhiều nơi trong vùng. Các đá phức hệ Phù Mỹ có thành phần từ siêu mafic đến mafic,
phổ biến là đá: gabro, gabropyroxenit bị amphibol hóa, horblendit, pyroxenit có olivin,
pyroxenit bị amphibol hóa. Đá có màu đen, đen phớt lục, ở ven rìa các khối có cấu tạo
dạng dải, vào dần trung tâm khối có cấu tạo định hướng, có khi dạng khối, kiến trúc
dạng porphyr.
- Phức hệ Ngọc Hồi (νNP-Є1nh): Các đá magma phức hệ Ngọc Hồi vùng Quảng
Ngãi lộ ra trong diện phân bố của phức hệ Khâm Đức - Núi Vú, tổng. Có 2 khối lớn:
khối Suối Rang và khối đèo Thanh Trà, phân bố ở chân cầu Suối Rang (huyện Sơn Hà)
và đỉnh đèo Thanh Trà (huyện Bình Sơn). Ngồi ra, cịn nhiều khối nhỏ nằm ở vùng đèo
Gió và các nơi khác trong vùng. Các đá phức hệ Ngọc Hồi có thành phần từ siêu mafic
đến mafic, gồm các đá: gabro, gabropyroxenit, pyroxenit bị amphibol hóa, gabro 2
pyroxen,... Các đá có màu đen, xám đen phớt xanh, cấu tạo định hướng mạnh tới phiến
hóa. Kiến trúc hạt biến tinh, dạng porphyr. Tuổi của phức hệ được xếp vào Proterozoi

muộn - Cambri sớm.
- Phức hệ Chu Lai (γPZ1cl): Các thành tạo magma phức hệ Chu Lai lộ ra ở phía
bắc đứt gãy Sơn Hà - Thanh Trà. Tổng diện lộ khoảng 219 km2, có 2 khối đặc trưng cho
phức hệ:
Khối Đồng Tranh, nằm cách huyện lỵ Trà Bồng khoảng 10 km về phía đơng bắc,
kéo dài theo phương vĩ tuyến 17 km.
Khối núi Cương, nằm về phía đơng bắc huyện lỵ Sơn Hà khoảng 15 km, lộ ra
dưới dạng thấu kính dẹt, bề rộng khoảng 2,5 km, kéo dài khoảng 15 km theo phương
ĐB-TN.
Các đá magma xâm nhập phức hệ Chu Lai có thành phần axit, bao gồm các đá:
gneisogranit biotit, granit migmatit, gneisogranit 2 mica.
- Phức hệ Bình Khương (ζPZ1bk)
Các đá của phức hệ thuộc loại cao kiềm, giàu granat, bao gồm các đá
monzoosyenit thạch anh granat, monzonit thạch anh granat, syenit granat. Đá có màu
20


xám đen phớt trắng, bị phong hóa có màu xám trắng đốm đen. Cấu tạo gneis điển hình,
kiến trúc ban biến tinh.
- Phức hệ Trà Bồng (O-Stb): Các thành tạo magma xâm nhập phức hệ Trà Bồng lộ
ra 2 khối lớn ở Trà Bồng, Gò Ka (xã Ba Động, huyện Ba Tơ) và 3 khối nhỏ ở Tam Hội,
Đá Chồng (xã Bình Đơng và Bình Thuận, huyện Bình Sơn), Tàu Yên (xã Sơn Thủy,
huyện Sơn Hà), tổng diện lộ khoảng 183 km2. Đây là phức hệ magma có tính phân dị
dài, có thành phần từ bazơ đến axit gồm có 3 pha xâm nhập thực thụ: 1) Pha 1 gồm có
đá diorit, diorit thạch anh màu xám tối, hạt nhỏ đến trung không đều, cấu tạo gneis; 2)
Pha 2 gồm có đá granodiorit biotit hornblend, tonalit biotit hornblend và granit biotit
hornblend hạt trung không đều, màu xám trắng sọc đen, cấu tạo gneis; 3) Pha 3 gồm có
đá granit, granit biotit có hornblend hạt nhỏ màu xám trắng, cấu tạo gneis, kiến trúc tàn
dư nửa tự hình hoặc biến tinh và pha đá mạch gồm có đá diorit porphyrit, spesartit, màu
xám đen phớt lục, cấu tạo dạng gneis hoặc định hướng, kiến trúc tàn dư porphyr.

- Phức hệ Đại Lộc (ργaS4-D1đl): Thành tạo magma xâm nhập phức hệ Đại Lộc lộ
ra các khối có thấu kính nhỏ cỡ (0,5-3) km2, xuyên lên các đá của hệ tầng A Vương ở
rìa đứt gãy Trà Bồng, gồm khối Nước Giọt, Trà Thạch, Trà Thủy. Thành phần đá gồm
granit biotit, granit 2 mica hạt lớn, ít hơn là granit 2 mica hạt vừa đến nhỏ. Đá sáng màu,
cấu tạo gneis đến dạng gneis, kiến trúc tàn dư nửa tự hình hoặc dạng porphyr.
- Phức hệ Bến Giằng (PZ3bg-qs): Các đá phức hệ Bến Giằng - Quế Sơn vùng
Quảng Ngãi ít phát triển, chỉ lộ ra 2 khối nhỏ ở Thiên Ấn, Đảnh Khương nằm phía đơng
của đứt gãy Huy Ba - Bình Sơn. Tổng diện lộ của phức hệ khoảng 217 km2. Phức hệ có
3 pha xâm nhập thực thụ: 1) Pha 1 diện lộ nhỏ, bị các đá pha 2 và pha 3 xuyên cắt, ranh
giới rõ ràng, bị các đá bazan và trầm tích Đệ tứ phủ lên... Thành phần thạch học gồm
các đá diorit, diorit thạch anh và monzodiorit thạch anh. Đá có màu xám đen, cấu tạo
định hướng mạnh, có nơi dạng gneis; 2) Pha 2 chiếm (60-70)% diện tích của phức hệ,
bị các trầm tích bở rời Đệ tứ và bazan phủ và bị các đá granitoid phức hệ Hải Vân xuyên
cắt. Thành phần thạch học gồm granodiorit - biotit - hornblend, granit - biotit hornblend. Đá có màu xám sáng đốm đen, cấu tạo định hướng, kiến trúc hạt trung không
đều; 3) Pha 3 diện lộ nhỏ, xuyên cắt các đá pha 1 và pha 2 và bị trầm tích Đệ tứ phủ lên
trên. Thành phần thạch học gồm granodiorit - biotit có hornblend, màu xám trắng, cấu
tạo định hướng mạnh, kiến trúc nửa tự hình hạt nhỏ và pha đá mạch lộ ra dạng mạch, bề
rộng từ vài centimét đến hàng mét, kéo dài hàng trăm mét. Thành phần thạch học gồm
granit aplit, granit porphyr và thạch anh. Đá sáng màu, hạt nhỏ, cấu tạo khối, kiến trúc
nửa tự hình hạt nhỏ, đều hạt. Tuổi của phức hệ được tạm xếp vào Paleozoi muộn.
- Phức hệ Chà Val (vaT1cv): lộ ra những thể nhỏ, với diện lộ khoảng 0,5 km2 ở
vùng Vạn Lộc (xã Đức Phú, huyện Mộ Đức), Cỏ May (xã Nghĩa Thọ, huyện Tư Nghĩa),
21


Tịnh Phong (huyện Sơn Tịnh) và tây sông Rhe. Tổng diện lộ của phức hệ khoảng 2,35
km2. Thành phần thạch học gồm các đá gabro, gabrodiorit có màu xám đen đến tối màu,
cấu tạo dạng porphyr, ban tinh lớn, với nền hạt nhỏ. Các đá của phức hệ dùng làm đá ốp
lát rất đẹp. Tuổi của phức hệ được xếp vào Trias.
- Phức hệ Hải Vân (T1hv): Các đá phức hệ Hải Vân phát triển rộng, lộ thành những

khối nhỏ vài kilômét vuông. Riêng vùng Mộ Đức, Đức Phổ, Ba Tơ lộ ra các khối lớn
trên 100 km2, tổng diện lộ khoảng 476 km2. Phức hệ có 2 pha xâm nhập thực thụ và pha
đá mạch. Thành phần đá gồm granit biotit, granit 2 mica hạt trung đến lớn granit 2 mica,
granit alaskit hạt nhỏ, granit aplit, pegmatoit, granit porphyr và thạch anh.
Các đá của phức hệ có màu xám trắng đốm đen, cấu tạo khối đến định hướng yếu,
kiến trúc dạng porphyr, các ban tinh là felspat kali màu trắng xám, với nền nửa tự hình
hạt trung đến lớn. Các đá của phức hệ đang được khai thác làm vật liệu xây dựng với
quy mô lớn. Tuổi của phức hệ được xếp vào Trias sớm.
- Phức hệ Bà Nà (ργT2bn): Ở Quảng Ngãi, các đá magma xâm nhập phức hệ Bà
Nà lộ ra 9 khối: 1) Núi Ông (xã Ba Tiêu, huyện Ba Tơ; 3,5 km2); 2) Hố Đá (xã Bình
Chương, huyện Bình Sơn; 1 km2); 3) An Điềm (xã Bình Chương, huyện Bình Sơn; 12
km2); 4) Núi Dầu (xã Tịnh Đông, huyện Sơn Tịnh; 2 km2); 5) Núi Ngang (xã Nghĩa Sơn,
Nghĩa Thắng, huyện Tư Nghĩa; 1 km2); 6) Núi Gio (xã Sơn Hạ, huyện Sơn Hà; 2 km2);
7) Núi Điệp (xã Sơn Thuỷ, huyện Sơn Hà; 1,5 km2); 8) Gò Ranh (xã Sơn Thủy, huyện
Sơn Hà; 3 km2); 9) Núi Xuân Thu (xã Thanh An, huyện Minh Long; 55 km2). Ngồi ra,
cịn những vệ tinh nhỏ nằm rải rác trong vùng, tổng diện lộ của phức hệ khoảng 97 km2.
Phức hệ có 2 pha xâm nhập thực thụ và pha đá mạch. Thành phần thạch học gồm các đá
granit 2 mica, granit biotit hạt lớn (Pha 1), granit 2 mica, granit alaskit hạt nhỏ (Pha 2),
granit aplit, pegmatoit, granit porphyr, thạch anh (Pha đá mạch). Các đá của phức hệ
sáng màu. Cấu tạo khối, kiến trúc dạng porphyr. Đặc biệt, trong đới nội và ngoại tiếp
xúc của khối có các đới greisen hóa chứa quặng hóa wolfram, thiếc. Tuổi của phức hệ
được xếp vào Trias giữa.
- Phức hệ Trà Phong (T2-3tp): Các đá magma xâm nhập nông sẫm màu cao kiềm
phức hệ Trà Phong phát triển rầm rộ ở phía Tây Trà Bồng, lộ ra ở vùng Trà Phong, Trà
Hiệp, Trà Thọ và rải rác ở vùng Măng Xim, Trà Xinh, Núi Sương, Gia Vân dưới dạng
các đai mạch sẫm màu, bề dày thay đổi (0,4-20) m, kéo dài hàng trăm mét. Thành phần
đá gồm syenit felspat kiềm pyroxen và ít hơn là shonkinit, orendit. Đá có cấu tạo khối,
kiến trúc dạng porphyr.
- Phức hệ Măng Xim (γζπT2-3mx): Các đá magma xâm nhập nông á kiềm phức
hệ Măng Xim lộ ra dưới dạng các đai mạch nằm rải rác ở vùng Măng Xim, Trà Phong,

Trà Xinh, Trà Thọ, Núi Sương (xã Trà Thanh, Trà Hiệp, huyện Trà Bồng), Gia Vân (xã
22


Trà Lãnh, huyện Tây Trà). Thành phần thạch học gồm các đá granosyenit porphyr,
syenit, syenit thạch anh felspat kiềm sáng màu, ban tinh là felspat kali kích thước vừa
đến lớn, màu hồng nổi trên nền hạt nhỏ với kiến trúc dạng porphyr.

III.2. Các yếu tố cấu trúc kiến tạo, đới phá hủy
Về kiến tạo khu vực tỉnh Quảng Ngãi đã được đề cập qua một số cơng trình địa
chất khu vực trước đây (Trần Đức Lương, Nguyễn Xuân Bao, 1982 ; Trần Văn Trị, Lê
Duy Bách, Nguyễn Văn Hoàng, 1995 ; Trần Văn Trị, 2009). Nhìn chung, các quan điểm
về phân chia kiến tạo Việt Nam nói chung và Bắc Trung Bộ nói riêng cịn nhiều điểm
khác nhau.
Các tài liệu nghiên cứu về cấu trúc kiến tạo khu vực về cơ bản đều thống nhất khu
vực tỉnh Quảng Ngãi về không gian địa chất nằm trên phạm vi của các đới cấu trúc lớn
là đới Nam-Ngãi ở phía bắc và đới Ngọc Linh ở phía nam và đới Kan Nắc ở tây nam.
Trong phạm vi Thuyết minh Bản đồ CTĐC - ĐPH trong khuôn khổ đề án “Điều
tra, đánh giá và phân vùng nguy cơ trượt lở đất đá các tỉnh miền núi Việt Nam”, việc
xác định vị trí kiến tạo trong bình đồ kiến trúc khu vực của tỉnh Quảng Ngãi, tập thể tác
giả sử dụng quan điểm kiến tạo của Trần Văn Trị năm 2009 và 2015 trong cơng trình
“Địa chất và Tài ngun Việt Nam”.
III.2.1 Vị trí kiến tạo tỉnh Quảng Ngãi
Quảng Ngãi nằm ở rìa đơng bắc của khối nâng Kon Tum, là khối cấu trúc móng
cổ thuộc rìa đơng bắc của địa khối Indosinia, chủ yếu trồi lộ móng kết tinh tiền Cambri,
được nâng lên, bóc mịn trong Paleozoi giữa. Mặt khác, vùng Quảng Ngãi là một phần
của đai núi lửa Pluton kiểu rìa lục địa tích cực trong Paleozoi muộn, bị hoạt hóa magma
kiến tạo mạnh mẽ do ảnh hưởng của va mảng Mesozoi sớm - giữa và rìa lục địa tích cực
Mesozoi muộn. Trong Kainozoi, chế độ kiến tạo nội mảng chi phối sâu sắc hoạt tính
kiến tạo của vùng, kết hợp với q trình trượt bằng, căng giãn, nâng vịm do plum hoặc

ép trồi kiến tạo kèm theo phun trào bazan do ảnh hưởng của va chạm lục địa Ấn -Úc với
lục địa Âu-Á trong chuyển động kiến tạo Hymalaya giao thoa với pha tách giãn Biển
Đông. Theo Trần Văn Trị và nnk (2009), khu vực Quảng Ngãi nằm trong 03 đới cấu
trúc kiến tạo lớn là đới Nam-Ngãi ở phía bắc và đới Ngọc Linh ở phía nam và đới Kan
Nack ở tây nam (Hình 2).

23


×