Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Thành lập bản đồ địa chất biển đông và các vùng kế cận tỷ lệ 1 :1 000 000 thuyết minh bản đồ địa chất biển đông và các vùng kế cận tỷ lệ 1 1 000 000

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (416.05 KB, 59 trang )

Bộ Khoa học và Công nghệ Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam
Chơng trình KC. 09 Liên đoàn Địa chất Biển


Đề tài
Thành lập bản đồ địa chất Biển Đông và các vùng
kế cận tỷ lệ 1/1.000.000


Chuyên đề

Thuyết minh bản đồ địa chất biển đông
và các vùng kế cận tỷ lệ 1/1.000.000

tác giả:
GS.TS. Trần Nghi







6439-11
30/7/2007


Hà Nội, 2006


1



Mở đầu



Bản đồ địa chất Biển Đông và các vùng kế cận tỷ lệ 1/1.000.000 đợc
khoanh định trong khung tọa độ: 4
0
30 23
0
30 vĩ tuyến Bắc và 100
0
00
118
0
00 kinh tuyến Đông. Nội dung chủ yếu đợc thể hiện là địa chất vùng biển,
các vùng duyên hải bao quanh Biển Đông gồm: Nam Trung Quốc, Việt Nam,
Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Brunei Darusalam và Philippin
(đảo Palawan).
Trải qua lịch sử gần một thế kỷ điều tra nghiên cứu Biển Đông, trong đó
nghiên cứu điều tra và đánh giá những đặc điểm địa chất và tiềm năng khoáng
sản là nội dung hết sức quan trọng, đến nay chúng ta đã có đợc nguồn t liệu
rất phong phú, làm cơ sở cho những nhận thức khoa học và đặc điểm cấu trúc
địa chất của vùng biển Việt Nam và tiềm năng đa dạng về dầu khí và các loại
khoáng sản khác đang tiềm ẩn trong lòng đất của Biển Đông.
Cho đến nay việc thành lập các bản đồ địa chất tổng hợp cho các vùng
biển và đại dơng đang là nhiệm vụ phức tạp và đòi hỏi những đầu t lớn về
nhiều mặt. Chính vì vậy, và những lý do khác nữa, nhiều quốc gia có biển ở khu
vực Đông Nam á nói riêng và trên thế giới nói chung cha tiến hành công việc
này. Đối với Biển Đông hiện đã có bản đồ địa chất tỷ lệ nhỏ (1/2.000.000) do

Trung Quốc xuất bản (Explanation for atlas of Geology and Geophysics of
South China sea, 1987) và công trình của các nhà địa chất Việt Nam (Trần Văn
Trị, Nguyễn Biểu và nnk, 2005).
Trên Bản đồ địa chất biển Nam Trung Hoa tỷ lệ 1/2.000.000 (1987) các
tác giả Trung Quốc đã trình bày chủ yếu là các thành tạo địa chất trớc
Kainozoi chung cho cả phần các lục địa bao quanh, lẫn các thềm lục địa và biển
ven kế cận, chỉ riêng phần phía Đông của trũng nớc sâu có thể hiện các thành
tạo do giãn đáy. Cách trình bày này cha thể hiện đợc đặc trng cơ bản của
địa chất vùng Biển Đông chính là địa chất Kainozoi.
Bản đồ địa chất khoáng sản Biển Đông Việt Nam và kế cận (Trần Văn
Trị, Nguyễn Biểu và nnk, 2005) trình bày địa chất vùng biển gồm các phân vị
địa tầng Kainozoi đợc tổ hợp theo chiều thẳng đứng, trong đó ranh giới các
phân vị địa tầng Đệ Tam bị che phủ (nằm dới) đợc thể hiện lên bản đồ là
đờng giao tuyến giữa hình chiếu đứng của phân vị đó với bề mặt đáy biển. Mỗi
phân vị đợc vẽ trên bản đồ bằng màu khác nhau và cùng với ký hiệu bằng chữ
để thể hiện khoảng tuổi của chúng. Thêm vào đó là khái niệm tuổi của móng
trớc Kainozoi bằng ký hiệu chữ ghi trớc ký hiệu tuổi của phân vị. Riêng vùng
trũng nớc sâu có vỏ Trái đất kiểu đại dơng đợc phân định với ký hiệu BN
2

Q
2
, với chỉ dẫn Pliocen Holocen, bazan đại dơng. Nguyên tắc thành lập này
đợc phỏng theo một số bản đồ địa chất biển tỷ lệ lớn và trung bình đã đợc
công bố ở Anh, Nhật Bản, Mỹ. Dễ dàng nhận thấy bản đồ này đã chú ý trình
bày đặc điểm địa chất Kainozoi của vùng Biển Đông. Tuy nhiên, việc trình bày
địa chất cho vùng đáy biển trũng nớc sâu cha ứng dụng đợc lý thuyết giãn

2
đáy (spreading) và dùng các dị thờng từ sọc dải đại dơng để xác định tuổi của

vỏ đại dơng mới tạo ở đáy biển.
Thực hiện chủ trơng của Nhà nớc, tập thể lớn các nhà khoa học ở Đại
học Khoa học Tự nhiên (Hà Nội), Liên đoàn Địa chất biển, Viện khoa học và
Công nghệ Việt Nam, Viện Dầu khí Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu thành
lập Bản đồ địa chất Biển Đông và các vùng kế cận tỷ lệ 1/1.000.000 và Bản
đồ địa chất tầng nông Pliocen- Đệ tứ Biển Đông và các vùng kế cận tỷ lệ
1/1.000.000 trong khuôn khổ Đề tài KC.09-23 (2005 - 2007) thuộc chơng trình
Điều tra cơ bản và nghiên cứu ứng dụng công nghệ biển, KC.09.
Cơ sở t liệu, số liệu và các tài liệu khác có liên quan đợc sử dụng rất
lớn và phong phú, là kết quả điều tra, khảo sát và nghiên cứu từ năm 1922 đến
nay của Việt Nam; của các tổ chức Quốc tế; của nhiều chơng trình hợp tác hai
bên và nhiều bên của nhiều nớc trên thế giới và của nhiều nhà khoa học nớc
ngoài. Trong đó, quan trọng hàng đầu là: Các kết quả điều tra thăm dò dầu khí;
Các tài liệu của CCOP; Các kết quả nghiên cứu của các đề tài địa chất - địa vật
lý thuộc các chơng trình nghiên cứu biển của Nhà nớc từ năm 1978 đến nay;
Các kết quả điều tra tổng hợp và chuyên đề về địa chất - địa vật lý của các
chơng trình hợp tác quốc gia và quốc tế; Các kết quả nghiên cu điều tra của
các nớc lân bang. Tuy nhiên, mức độ nghiên cứu, điều tra ở các khu vực còn
cha đồng đều, còn những mảng trống cần đợc nghiên cứu nh: vùng lòng
chảo nớc sâu, vùng các quần đảo xa bờ, một số vùng trên các thềm lục địa bao
quanh. Những hiểu biết về địa chất các móng cố kết trớc Kainozoi, về thành
phần vật chất của các thành tạo địa chất, về đặc điểm kiến trúc nội tại của vỏ
phủ Kainozoi và móng cố kết của nó, v.v còn ít ỏi. Những tồn tại vừa nêu thúc
bách mở ra những chơng trình nghiên cứu mới trong các giai đoạn sắp tới và
trong tơng lai.

3
Phần I
bản đồ địa chất biển đông và các vùng kế cận
tỷ lệ 1/1.000.000

I.1. NGuyêN TắC Và PHơNG PHáP THàNH LậP
I.1.1. nguyên tắc thành lập
1/ Đối với các vùng duyên hải và hệ thống các đảo và quần đảo gần bờ
(trên thềm lục địa), các thành tạo địa chất (địa tầng, magma) đợc trình bày
theo nguyên tắc truyền thống là dùng màu và ký hiệu chữ để thể hiện về tuổi,
và dùng ký hiệu nét đen và màu để thể hiện thành phần vật chất của các thành
tạo địa chất lộ ra trên bề mặt địa hình đất liền và đáy biển.
2/ Đối với vùng đáy biển các thềm lục địa bao quanh, các khối quần đảo
xa bờ và các khu vực lân cận của sờn lục địa, nơi có thành tạo trầm tích và
trầm tích phun trào Kainozoi có bề dày lớn tạo nên các bồn trũng qui mô khác
nhau và các kiến trúc ngăn cách chúng, các kiến trúc Kainozoi trải đè lên móng
uốn nếp cổ hơn, bản đồ đợc thành lập theo nguyên tắc phân chia các tổ hợp
phân vị địa tầng theo chiều thẳng đứng bao quát toàn bộ mặt cắt Kainozoi hiện
còn bảo tồn ở các khu vực lập bản đồ. Các phân vị tổ hợp này đợc thể hiện
bằng màu và ký hiệu chữ về tuổi thành tạo trên bản đồ. Nguyên tắc này đợc
lựa chọn phỏng theo một số bản đồ địa chất biển tỷ lệ lớn và trung bình đợc
thành lập ở các nớc Anh, Nhật Bản, Mỹ,
3/ Đối với vùng đáy biển nớc sâu có vỏ Trái đất kiểu đại dơng, nguyên
tắc thành lập bản đồ địa chất đợc lựa chọn là: phân chia vỏ đại dơng mới tạo
theo khung tuổi đợc xác định bằng dị thờng từ đại dơng sọc dải, làm cơ sở
cho việc tổ hợp các phân vị địa tầng của lớp phủ đại dơng theo mặt cắt đứng
của địa tầng. Các đá magma xâm nhập lộ trên mặt cắt đợc dùng màu để thể
hiện thành phần và tuổi kết hợp với những ký hiệu bằng chữ.
I.1.2. Phơng pháp thể hiện các nội dung địa chất trên bản đồ
vùng biển
1/ Khoanh vẽ các đơn vị địa chất chính
Các đơn vị địa chất chính khoanh vẽ trên bản đồ là tổ hợp các phân vị địa
tầng cơ bản có chung diện tích theo phơng thẳng đứng. Diện phân bố các tổ
hợp phân vị địa tầng cơ bản trong không gian rất khác nhau. Ranh giới ngoài
cùng mỗi phân vị địa tầng cơ bản trùng với đờng 0m đẳng dày.

Phơng pháp khoanh vẽ các đơn vị địa chất trên bản đồ là dựa theo cơ sở
có chung diện tích theo phơng thẳng đứng của các phân vị địa tầng cơ bản (E,

4
N
1
và N
2
Q). Chu vi của mỗi tổ hợp phân vị địa tầng cơ bản chung đó chính là
ranh giới các đơn vị địa chất trên bản đồ.
Trên bản đồ địa chất Biển Đông và các vùng kế cận trình bày 3 tổ hợp
các phân vị địa tầng là: 1- ENQ (gồm các phân vị địa tầng có tuổi Paleogen,
Neogen và Đệ tứ); 2 - NQ (gồm các phân vị địa tầng có tuổi Neogen và Đệ tứ); 3
N
2
Q (gồm các phân vị địa tầng có tuổi Pliocen và Đệ tứ).
2/ Phơng pháp biểu diễn đứt gãy trên bản đồ
Phần lớn các đứt gãy chính có mặt trên Biển Đông đều là các đứt gãy đã
trải qua nhiều giai đoạn hoạt động trong suốt lịch sử hình thành và phát triển
của Biển Đông. Tuy nhiên, việc phân tách và thể hiện chúng trên bản đồ tỷ lệ
1/1.000.000 theo tuổi của từng giai đoạn hoạt động trong khi việc phân tách
tuổi của các tập trầm tích cha đủ phủ kín toàn bộ diện tích nghiên cứu làm
cho việc phân chia tuổi của một số đứt gãy không đợc thể hiện trên bản đồ.
Các đứt gãy trên bản đồ Địa chất Biển Đông đợc vẽ bằng màu đỏ, bề
dày của nét vẽ khác nhau phản ánh quy mô và cấp của đứt gãy. Kiểu đứt gãy
thuận đợc thể hiện bằng nét gạch vuông góc với phơng phát triển của đứt
gãy. Cánh chứa nét gạch trùng với cánh hạ thấp của đứt gãy. Kiểu đứt gãy
nghịch đến chờm nghịch trong đới hút chìm thể hiện bằng các tam giác đặc với
cạnh đáy nằm trùng với phơng vị đờng phơng trên mặt đứt gãy. Cánh chứa
tam giác đặc trùng với cánh chuyển động đi lên của đứt gãy. Kiểu đứt gãy trợt

bằng trái thể hiện hai nửa mũi tên xoay ngợc chiều kim đồng hồ, trong khi đó
hai nửa mũi tên xoay thuận chiều kim đồng hồ thể hiện đứt gãy trợt bằng
phải. Tuổi của các giai đoạn hoạt động kiến tạo chính của đứt gãy đợc thể hiện
bằng chữ cái.
Các đứt gãy có quy mô phát triển nhỏ và đóng vai trò thứ yếu, không
khống chế các hoạt động kiến tạo cũng nh cấu trúc bồn trầm tích cũng nh các
đứt gãy nội tầng trầm tích thì không đợc biểu diễn trên bản đồ này.
Số hiệu các đứt gãy trên bản đồ đợc đánh số theo nguyên tắc sau: chữ số
La mã đầu tiên biểu diễn cấp đứt gãy, chữ cái tiếp theo viết tắt tên bồn trầm
tích và cuối cùng là chữ số ả rập chỉ thứ tự đứt gãy. Thứ tự của đứt gãy đợc
đánh theo nguyên tắc đứt gãy chính yếu trong phạm vi bồn đánh số 1, các đứt
gãy khác đánh theo thứ tự từ trái qua phải, từ trên xuống dới. Trong trờng
hợp các đứt gãy phân đoạn thì các đoạn khác nhau của cùng một đứt gãy đợc
phân biệt bằng các chữ cái La tinh viết thờng liền sau số thứ tự của đứt gãy.
Ví dụ II-SH1a là đứt gãy cấp II trong bồn Sông Hồng, phân đoạn a.







5
I.2. địa tầng


Theo đặc điểm phân bố các thành tạo địa tầng trong không gian và theo thời
gian trên bản đồ địa chất Biển Đông và các vùng kế cận, để tiện theo dõi các
phân vị địa tầng đợc trình bày theo hai nhóm tuổi là trớc Kainozoi và
Kainozoi.

I.2.1. Các thành tạo địa tầng trớc Kainozoi
Các thành tạo địa tầng trớc Kainozoi ở Biển Đông và các vùng kế cận gồm
các đá biến chất cao Tiền Cambri, các đá trầm tích, núi lửa Phanerozoi lộ ra
nhiều nơi ở ven biển, hải đảo, cũng nh phát hiện ở các giếng khoan thăm dò.
Neoarkei (NA)
Phức hệ Kan Nack gồm các đá biến chất khu vực sâu tớng granulit,
nhiều nơi bị biến chất chồng tớng amphiolit và đá phiến lục phân bố ở ven
biển Nam Quảng Ngãi và Bình Định đợc xếp tuổi Arkei (Nguyễn Xuân Bao,
Trần Tất Thắng, 1979). Các đá của phức hệ gồm chủ yếu là granulit mafic hai
pyroxen, gneis biotit hypersthen, plagiogneis biotit granat saphirin, gneis
biotit silimanit granat cordierit, đôi nơi có xen các lớp mỏng hoặc thấu
kính đá hoa calciphyr, amphilbolit (Trịnh Văn Long trong Tống Duy Thanh, Vũ
Khúc, 2005).
Proterozoi hạ - trung (PP - MP)
Các đá proterozoi hạ- trung ở miền trung Việt Nam loạt sông Re gồm
gneis amphileol, amphileolit, plagiogneis hai mica, đá phiến thạch anh biotit
granat silimanit, gneis biotit đôi nơi có disten hoặc silimanit (Trịnh Văn
Long trong Tống Duy Thanh và nnk, 2005). Các đá này lộ ra nhiều nơi ở vùng
núi và ven biển các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định. Tuổi gneis ở lu vực sông Re
theo SHRIMP U-Pb là 2541 55 triệu năm (Trần Ngọc Nam, 2004) ứng với
Paleoproterozoi Neoarkei muộn.
Mesoproterozoi (MP)
Các đá gnei, migmatit, đá phiến plagioclas- hornblend, amphilolit lộ ra
dọc vùng TN đảo Hải Nam, dày trên 6000m, có tuổi đồng vị U-Pb là 1463, 1756
triệu năm và cả vùng biển đảo Hoàng Sa ở giếng khoan dầu khí gặp đá gneis lai
tính có tuổi Rb-Sr là 1465 triệu năm đợc xếp vào Mesoproterozoi.
Neoproterozoi (NP)
Các loại đá phiến thạch anh- mica, quartzit, metaandesito bazan,
metaryolit, đá vôi tái kết tinh có bề dày trên 1800m lộ ra nhiều nơi ở Đông Nam
Quảng Đông, các vùng ven biển phía đông bắc bán đảo Lôi Châu, Guangzhou

v.v đợc xếp vào Sini có tuổi đồng vị Rb Sr là 828 triệu năm (Ma L. F,
2002).

6
ở đảo Hải Nam còn có quaczit, đá phiến mica, đôlômit, quặng sắt, cuội
kết băng hà đợc xếp vào Neoproterozoi và cát kết chứa sắt, cuội kết băng hà
xếp và Sini, nằm dới trầm tích Cambri hạ. Khu vực bắc và tây bắc vịnh Thái
Lan thuộc tỉnh Chonburi, Radong, Surat Thani có gneis, amphibolit, quartzit,
đá hoa rải rác nhiều nơi đợc xếp chung vào tiền Cambri (Escap, 1993)
Neoproterozoi Cambri hạ (NP -
1
)
Dọc ven biển Trung Bộ, nh Lạch Trờng, Sầm Sơn ở Thanh Hóa, Tam
Kỳ ở Quảng Nam, Bình Sơn, Sơn Tịnh ở Quảng Ngãi, v.v lộ ra đá phiến thạch
anh mica, quăczit, metavolcanic có thành phần từ mafic trung tính đến felsic,
đá phiến silic có bề dày 500 1180m. Các đá trầm tích và trầm tích núi lửa
sinh biến chất phân bố nhiều nơi, đặc biệt là ở địa khối Kon Tum có ranh giới
dới và ranh giới trên đều là quan hệ đứt gãy. Địa tầng này có chứa các di tích
Seaphomorphida, Monosphaeritae indet, Protoleiosphaeridium sp,
Protosphaeridium sp, Macroptyeho sp, Trachysphaeridium sp; .v.v có tuổi
Cambri sớm (Trịnh Văn Long, Tống Duy Thanh, Vũ Khúc và nnk, 2005).
Một số nơi ở đông nam Quảng Đông Trung Quốc lộ ra đá phiến thạch
anh mica, cát kết dạng quartzit, gneis micmatit có tuổi đồng vị 778 và 548
triệu năm đợc xếp vào Sini, nằm dới trầm tích Cambri có hóa thạch Trilobit.
Cambri ()
Các trầm tích đợc xếp vào Cambri gồm cát kết, đá phiến sét, đá phiến
đen, đá vôi lộ ra nhiều nơi ở Quảng Đông, đặc biệt là các vùng ven biển
Yangdong, Yangjiang, bán đảo Hailing v.v có bề dày chung 600 2500m
chứa Obolus taianesis, Lingula cf. liui, Palaeobolus cf. rotulus, Protospongia sp.
ở ven biển cực nam đảo Hải Nam nh Sanya, Tengqiao còn có đá phiến sét vôi

silic, cát kết chứa Xystridura hainanensis, X. orientalis, Tawuia dalensis (

2
),
quặng phosphat, mangan (Ma L. F., 2002).
ở rìa tây bắc vịnh Thái Lan, các đá cát kết, cuội kết, đá phiến sét đợc
xếp tuổi Cambri lộ rải rác một số nơi dọc đồng bằng ven biển Surat Thani.
Cambri Ordovic hạ ( O
1
)
Một số nơi ở đông Thanh Hóa nh Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Hòn
Nẹ v.v lộ ra đá phiến sét vôi, đá phiến sét serixit, cát kết bột kết dạng quăczit,
đá vôi phân lớp có bề dày 1200 1600m kéo dài ra vịnh Bắc Bộ theo phơng
Đông Bắc chứa Calvinella walcotti, Tsinania sp., Billingsella tonkiniana thuộc
Cambri thợng, Asaphopsis jacobi, Isotelus sp. thuộc Ordovic hạ v.v (Trần
Văn Trị và nnk, 1977; Phan Kim Ngân, 1998).
Dọc Trung Trung Bộ một số diện lộ ở tây Đà Nẵng, Quảng Nam, bắc
Quảng Ngãi, Bình Định, v.v gồm đá phiến sericit thạch anh, quăczit, đá
phiến đen, andesit porphyrit, đá hoa Cambri Ordovic hạ (Trần Tính và nnk,
1998) chứa các dạng bào tử Protospaeridium sp., Archaechys tuephaeridium sp.,
Tasmanites sp., bề dày trung bình khoảng 2000m, nằm không chỉnh hợp trên
các thành tạo Neoproteoroi Cambri hạ và dới trầm tích Ordovic Silur (Vũ
Khúc, Bùi Phú Mỹ, 1990).
Vùng duyên hải Kampot đông nam Campuchia lộ ra quăczit, đá phiến

7
đợc xếp vào Cambri Ordovic nằm dới các trầm tích Đevon (ESCAP, 1993).
Ordovic trung Silur (O
2
S)

Các trầm tích lục nguyên xen lẫn ít đá núi lửa ryolit porphyr, andesit và
tuf của chúng bao gồm các phân vị Ordovic, Ordovic thợng Silur hạ, Silur hạ
trung có bề dày lớn trên 2500m chứa Didymograptus abnormis, Gbytograptus
teretiusculus, (O
2-3
), Monograptus sp; Cyrtograptus sp., Pristiograptus sp v.v
(S
1-3
). ở Đông Nam Quảng Đông, Quảng Tây, lộ ra cát kết, cuội kết, đá phiến
sét, đá vôi chứa Encrinurioides, Tryplasma sp., Plasmopora, Eospirifer (O
3
-S) ở
Hải Nam (Ma L. F. 2002).
Trên quần đảo Cô Tô và ven biển Quảng Ninh kéo dài sang Đông Nam
Trung Quốc (Trần Văn Trị và nnk, 1997) lộ ra cát kết tuf xen kẽ bột kết, đá
phiến sét dạng nhịp flish, turbidit bề dày lớn 1600 2500m theo phuơng ĐB
TN chứa Monograptus ex gr, pandus, Demirastrites sp., v.v Pristograptus sp.,
(O
3
-S
2
). ở Bắc Trung Bộ gồm cát bột kết xen kẽ đá phiến sét dạng nhịp có nơi
lẫn andesit, đá phiến silic có bề dày trên 3000m chứa Cydopyge sp., Nileus sp.,
Diplograptus sp., Monograptus sp., Pristiograptus sp., v.v có tuổi Ordovic
Silur sớm (Đovjikov A. E và nnk, 1965) nằm không chỉnh hợp trên các trầm tích
Cambri Ordovic hạ (Nguyễn Quang Trung và nnk, 1995).
Silur thợng (S
3-4
)
Trầm tích Silur thợng lộ ra hạn chế ở Kiến An nam Hải Phòng, Quảng

Bình gồm sạn kết, cát bột kết, đá phiến sét vôi, đá vôi sét phân lớp bề dày
không đầy đủ 600 1100m chứa Retziella weberi, Nikiforovaena ferganesis cf.,
sinicus, v.v (Tống Duy Thanh và nnk, 2005) nằm không chỉnh hợp trên các
trầm tích Ordovic Sulur (Nguyễn Xuân Dơng và nnk, 1996).
Silur - Đevon (S-D)
Các trầm tích đợc xếp chung vào Silur Devon gồm có phylit, đá phiến
sét sericit carbonat, lộ ra ở vùng duyên hải tỉnh Chanthaburi, graywack, cát
kết bột kết có chứa bút đá lộ ra ở một số vùng phía đông Surat Thani và
Nakhon Sithamarat tiếp giáp với các rìa đông bắc và tây bắc vịnh Thái Lan
(ESCAP, 2001) cha xác định rõ quan hệ địa tầng và bề dày của chúng.
Devon hạ (D
1
), Devon hạ - trung (D
1-2
)
Các trầm tích lục nguyên đợc xếp vào Đevon hạ - trung phân bố hạn chế
ở ven biển đông nam Trung Quốc nhng lại phổ biến ở nhiều vùng ven biển và
hải đảo Quảng Ninh, Hải Phòng, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. Thành phần
chính của chúng là cát kết hạt thô màu đỏ nâu, phân lớp trung bình, xen kẽ
những lớp mỏng đá phiến sét bột kết có bề dày 800 1400m chứa
Yunnanolepidoid (Euryspirifer sf. tonkinensis), Colpodexylon,
Rhynocarcinosoma dosonesis, Ptychopteria (Actinopteria)., v.v có tuổi khoảng
Silur Devon muộn (Tống Duy Thanh và nnk, 2005), Lingula aff, loulanensis,
L. cf. cornea, v.v ở Bình Trị Thiên thuộc Đevon hạ, nằm không chỉnh hợp trên
các trầm tích Ordovic Silur.

8
Devon trung thợng (D
2-3
)

Các trầm tích đợc xếp vào Devon trung thợng có thành phần chính
là đá vôi, đôlômit xen lẫn đá phiến sét vôi, đá phiến silic đôi nơi có mangan lộ
ra ở ven biển, hải đảo tây bắc vịnh Bắc Bộ, đông nam Quảng Đông, Quảng
Ninh, Tây Nam Bộ có bề dày chung 800 1200m, thờng chuyển tiếp trên
Đevon hạ. Hóa thạch trong các trầm tích này rất phong phú gồm Syringopora
eifeliensis, Thamnopora aff. polyforata, Caliopora battersbyi, Amphipora
ramosa, v.v ở Thủy Nguyên, A.laxeperforata, A. mangkaensis, Nanicella
gallowayi, Palmatolepis subrecta, P. triangularis, P. minuta, v.v có mặt ở vùng
vịnh Hạ Long, Vân Đồn, Trà Bàn thuộc Quảng Ninh có tuổi Đevon giữa muộn
(Tống Duy Thành và nnk, 2005).
Vùng duyên hải và một số đảo ở đảo Kiên Giang, Tây Nam Bộ lộ ra cát
kết thạch anh xen kẽ bột kết, đá phiến sét chứa các di tích thực vật
Taeniocrada sp., Psylophyton sp., v.v đợc xếp vào Đevon trung thợng
(Nguyễn Ngọc Hoa và nnk, 1995).
Devon thợng Carbon hạ (D
3
-C
1
)
ở đảo Cát Bà, đá vôi phân lớp mỏng xen kẽ đá phiến silic vôi cấu tạo
sọc dải có bề dày khoảng 500m đợc xếp vào Đevon thợng Cacbon hạ bị các
trầm tích cacbonat Carbon Permi nằm không chỉnh hợp trên (Ngô Quang
Toàn, 1994). Hóa thạch Trùng lỗ gồm các đới Quasiendothyra, Chernyshinella
Palaospirolectammina và Răng nón gồm tập hợp gracilis sigmoidalis
gonioclymeniae, duplicata (Đoàn Nhật Trởng và nnk, 2003; Tạ Hòa Phơng và
nnk, 2005) chứng tỏ tính liên tục từ Đevon thợng sang Carbon hạ ở vùng này.
Các đá cát kết, đá phiến sét silic, đá phiến sét vôi, lớp mỏng đá vôi lộ
rải rác ở vùng đồng bằng ven biển Kampot giáp Hà Tiên cũng đợc xếp vào
Đevon Carbon (ESCAP, 1993).
Carbon (C)

Dọc duyên hải miền đông bán đảo MaPacca các thành tạo đá vôi, đá
phiến sét, bột kết, ryolit, andesit dacit có bề dày 1500m ranh giới dới và trên
của chúng không rõ, chứa Productus sp., Philipoia sp., Archaedicus kareli,
Quasiendothyra sp., v.v xếp chung vào Carbon, chủ yếu là Carbon hạ (Lee C.
P. et al, 2004).
Carbon Permi trung (C-P
2
)
Trầm tích Carbon Permi hạ - trung có đặc trng là đá vôi chiếm u
thế, khá đồng nhất, phân bố rộng trên nhiều nơi ở đông nam Trung Quốc, bán
đảo Đông Dơng đến đảo Palawan Tây Nam Philippin. Đặc biệt nhiều đảo ở các
vịnh Hạ Long, Bái Tử Long gồm đá vôi, đôlômit, đá vôi trứng cá phân lớp dày,
xen những lớp mỏng đá phiến silic vôi có bề dày chung khoảng 1000m.
Trầm tích carbonat Paleozoi thợng ở Vịnh Hạ Long nói riêng và cả rìa
tây bắc Vịnh Bắc Bộ nói chung chứa các hệ tầng Trùng lỗ đặc trng từ
Chernyshinella, Dainella, v.v đến Cancellina, Neoschwagerina Verbeckina có
tuổi Carbon đến Permi giữa (Nguyễn Văn Liêm, 1985). Khu vực tây bắc vịnh
Thái Lan ở một số vùng ven biển và hải đảo thuộc các tỉnh Chanthaburi,

9
Radong, Chonburi, Suratthani. v.v lộ ra đá vôi, đá phiến, cát kết chứa
foraminifera tuổi Paleozoi muộn (ESCAP, 2001).
Permi (P)
ở vùng ven biển Hà Tiên, đá vôi, đá phiến sét vôi chứa các phức hệ
Trùng lỗ Misellina, Afghanella, Conodofusulina, v.v có tuổi Permi sớm giữa
(Nguyễn Đức Tiến, 1970; Trơng Công Đợng và nnk, 1998), có bề dày không
đầy đủ khoảng trên 130m và quan hệ kiến tạo với các thành tạo nằm dới và
nằm trên.
Trong khi đó, ở đông bắc bán đảo Malacca, trầm tích Permi đa dạng hơn,
ngoài đá vôi là chính còn xen lẫn đá phiến sét, cát bột kết chứa Parafusulina,

Pseudofusulina, Schawagerina (Lee C. P. và nnk, 2004).
Permi thợng (P
2
)
Dọc vùng Bãi Cháy Hòn Gai, dải đá phiến silic sắp lớp mỏng xen kẽ đá
phiến sét silic, đá phiến sét bột kết chứa Productus gratiosus, Glomospira,
Nankinella, v.v tuổi Permi muộn có quan hệ kiến tạo với các trầm tích xung
quanh (Đovjikov A. E và nnk, 1965; Nguyễn Văn Liêm, 1985).
Vùng tây bắc Móng Cái kéo dài sang đông nam Trung Quốc đá phiến sét
silic, đá vôi, đá phiến sét bột kết phân bố thành dải hẹp trên vài trăm mét kéo
dài theo phơng đông bắc tây nam cũng đợc xếp vào Permi thợng.
Trias trung (T
2
)
Các đá Trias trung có sự phân dị về thành phần lớn gồm đá vôi phân lớp
trung bình ở phần cao (nh đông bắc Thanh Hóa), đá vôi, ryolit, tuf của chúng
phân bố theo phơng tây bắc - đông nam lộ ra nhiều nơi ở dọc ven biển Nghệ
Tĩnh, bắc Quảng Bình, Bình Định cũng nh một số nơi trên các quần đảo Nam
Du, Bà Lụa, Hải Tặc ở Tây Nam Bộ, Chanthaburi, v.v Các thành tạo này lộ
không đầy đủ, bề dày thay đổi từ 200m đến 700m, thờng nằm không chỉnh
hợp trên các thành tạo cổ hơn. Cơ sở định tầng theo cổ sinh là Balatonites cf.
balatonicus, Cuccoceras sp., Costatoria curvirostris, Leiophyllites sp.,
Endothyranella hoangmaiensis, v.v có tuổi Anisi (Vũ Khúc và nnk, 2000).
Trias thợng Nori Ret (T
3
n-r)
Các trầm tích lục nguyên gồm cuội kết, cát kết, vỉa hoặc thấu kính than
đá qui mô công nghiệp, xen kẽ đá phiến sét bột kết tớng lục địa, vũng vịnh
có tuổi Trias muộn, chủ yếu là Nori Ret nằm không chỉnh hợp trên các thành
tạo cổ hơn phân bố rải rác ở đông nam Quảng Đông, Quảng Tây, Quảng Ninh,

Nghệ An, Quảng Nam v.v Trầm tích này chứa phức hệ thực vật nổi tiếng nh
Taeniopteris jourdi, Dictyophyllum nathorsti, Clathropteris meniscioides, v.v
cũng nh động vật nớc lợ ven biển Estheria, Gervillia cf. inflata, v.v có tuổi
Nori Ret (Vũ Khúc và nnk, 2000).
Jura hạ - trung (J
1-2
)
Dọc ven biển Hà Cối Móng Cái Quảng Ninh kéo qua Dongxinh, Qinsha
Quảng Tây, trầm tích lục địa vụn thô, màu đỏ dày trên 1500m chứa Coniopteris
sp., Anomozamites sp., Tutuella cf., kui T. cf, nuculiformis, v.v có tuổi Jura

10
sớm giữa (Vũ Khúc và nnk, 2000) nằm không chỉnh hợp trên các trầm tích cổ
hơn.
Một số nơi vùng ven biển Quảng Đông có trầm tích biển gồm cát bột
kết xen kẽ đá phiến sét, đôi nơi có andesit, ryolit, than đá. ở Khánh Hòa trầm
tích lục nguyên Jura biển chứa nhiều hóa thạch hai mảnh vỏ Solenomya
hoahuynhensis, Eosteomya dilatata, Burmesia cf. japonica, v.v (Vũ Khúc, Bùi
Phú Mỹ, 1990).
Jura trung (J
2
)
Trầm tích lục nguyên gồm cát bột kết, xen kẽ dạng nhịp không đều với
sét bột kết có bề dày thay đổi 250 600m nằm chuyển tiếp trên các trầm tích
Jura hạ phân bố ở Đông Bắc Quảng Ninh, Đông Nam Quảng Tây và một số nơi
ở Đông Nam Trung bộ.
Jura thợng (J
3
)
Trầm tích lục địa vụn thô màu đỏ đợc xếp vào Jura thợng, phân bố

hạn chế ở rìa Tây Bắc vịnh Bắc Bộ và duyên hải Quảng Đông có
Cupressinocladus gracilis Brachyphyllum f. obesum. Trong khi đó, các đá núi
lửa lại phát triển rộng rãi hơn sẽ mô tả ở phần sau.
Jura thợng - Creta (J
3
- K)
Các thành tạo Jura thợng Creta cũng có sự phân dị lớn gồm các đá
trầm tích lục địa vụn thô và các loạt núi lửa tơng phản, phát triển rộng rãi ở
rìa Tây Bắc Biển Đông và các miền lân cận, kể cả một số vùng biển hiện tại.
Dọc khu vực Đông Bắc và Tây Nam vịnh Thái Lan trên một số đảo và
ven biển Việt Nam, Campuchia, Thái Lan lộ ra cát kết hạt thô, sắp lớp dày, xen
kẻ bột kết, lớp mỏng hoặc thấu kính sét bột kết, cấu tạo phân lớp xiên chéo bề
dày không đầy đủ > 300m.
Đặc biệt ở đảo Borneo, một số vùng thuộc Sarawak Sabah, Malaysia,
các thành tạo Jura Creta bao gồm đá phiến sét, đá phiến vôi, đá phiến Silic
chứa trùng tia Meyenella sp., Archaeodictyomitra vulgaris, Thanarla conica,
.v.v xen lẫn dung nham núi lửa mafic có bề dày lớn đến 3000m (Lee C.P. et al,
2004).
Kreta (K)
Trầm tích lục địa vụn thô, màu đỏ có chứa thạch cao, phân bố hạn chế trong
các trũng có tuổi từ Kreta sớm (K
1
) đến Kreta muộn (K
2
) ở Đông Nam Trung
Quốc, miền Trung Việt Nam, có bề dày khoảng 500m, đôi nơi còn xen ryolit,
dacit và tuf của chúng.
I.2.2. địa tầng Kainozoi
Trên bản đồ địa chất Biển Đông và các vùng kế cận, các thành tạo địa tầng
Kainozoi đợc phân chia thành 3 tổ hợp phân vị địa tầng có đặc điểm mặt cắt

đứng và phân bố trên bình đồ khác nhau. Cụ thể là:
- Tổ hợp phân vị ENQ

11
- Tổ hợp phân vị NQ
- Tổ hợp phân vị N
2
Q
Các phân vị địa tầng hợp phần của các tổ hợp đợc phân định gồm:
- Pliocen - Đệ tứ (N
2
Q): Trầm tích cát bột sét lẫn sạn bở rời, than bùn,
trầm tích núi lửa chứa sinh vật; trầm tích turbidit biển sâu và sờn lục địa xen
kẹp tuff và bazan.
- Miocen thợng (N
1
3
): Cát kết xen bột kết, sét kết nguồn gốc sông, châu
thổ chứa than nâu; biển nông xen kẹp tuf, bazan và đá vôi ám tiêu.
- Miocen trung (N
1
2
): Trầm tích cát kết, bột kết, sét kết nguồn gốc sông,
châu thổ chứa than nâu, trầm tích bột sét kết biển nông xen kẹp tuf, bazan và
đá vôi ám tiêu.
- Miocen hạ (N
1
1
): Trầm tích cát kết, bột kết, sét kết nguồn gốc sông,
châu thổ chứa than nâu, trầm tích bột sét kết biển nông xen kẹp tuf, bazan.

- Oligocen (E
3
): Trầm tích cát sạn kết, cát kết và bột kết nguồn gốc sông,
châu thổ, bột kết, sét kết bitum nguồn gốc vũng vịnh, biển nông, đầm hồ.
- Eocen (E
2
): Cuội tảng kết, cát kết và bột sét kết nguồn gốc sông - lũ, hồ
lục địa và nón quạt cửa sông
- Paleocen (E
1
): Cuội tảng kết xen cát kết, bột sét kết nguồn gốc sông - lũ,
hồ lục địa.
Diện phân bố các trầm tích từ Paleocen đến Đệ tứ chiếm xấp xỉ
1327000km
2
. Chúng tập trung chủ yếu ở khu vực sau: Các bồn trũng Kainozoi
trên thềm lục địa, các địa khối quần đảo Hoàng Sa Macclesfield và Trờng Sa
Reed Bank và khu vực bao quanh trũng nớc sâu Biển Đông.
Thành phần trầm tích từ dới lên có xu thế mịn dần. Dới cùng là các
trầm tích. Dới cùng là các trầm tích hạt thô tớng sông, lũ, nằm phủ trên các
móng có thành phần thạch học và tuổi khác nhau. Nhiều nơi chúng phủ trực
tiếp trên các đá magma axit tuổi Mesozoi nh ở bồn Cửu Long, bồn cửa sông
Châu Giang, bồn Nam Côn Sơn. Có nơi chúng phủ trên các móng biến chất tuổi
Indosini, hoặc trên các trầm tích cổ hơn. Chuyển tiếp liên tục lên phía trên là
các trầm tích cuội sạn, cát kết, bột kết hạt mịn tớng sông hồ lục địa và nón
quạt cửa sông. Trên cùng của các tập trầm tích ứng với khoảng tuổi Paleogen
chủ yếu là cát sạn kết xen bột kết, cát kết có nguồn gốc sông, châu thổ, bột kết
sét kết chứa bitum nguồn gốc đầm hồ, vũng vịnh, biển nông. Các thành tạo này
chiếm phần trung tâm của các bồn trầm tích Kainozoi kể trên. Đa số các mặt
cắt địa chấn cho thấy chúng nằm trong các cấu trúc địa hào hoặc bán địa hào bị

khống chế bởi các đứt gãy thuận đợc hình thành vào đầu quá trình tách dãn
Biển Đông. Bề dày của các trầm tích cổ nhất này thay đổi từ khoảng 1 km tới
vài km tùy theo từng khu vực.
Các trầm tích NQ chiếm tổng diện tích 2242000 km
2
, trong đó phần phủ
trực tiếp trên các móng magma, trầm tích, trầm tích biến chất có tuổi trớc
Kainozoi chiếm diện tích trên 915000 km
2
. Trên các mặt cắt địa chấn dầu khí
cho thấy các thành tạo trầm tích NQ hình thành kế tiếp các trầm tích oligocen
với một vài gián đoạn nhỏ. Chúng là sản phẩm của quá trình mở rộng phạm vi
bồn trũng trong bối cảnh sụt lún sau tạo rift, vì vậy diện phân bố của chúng mở
rộng vợt ra khỏi rìa các bồn trũng Oligocen. Từ dới lên trên, thành phần

12
trầm tích biến đổi không nhiều. Trong toàn bộ địa tầng, chủ yếu là cát kết, bột
kết sét kết. Các trầm tích ứng với Miocen sớm, thành phần chủ yếu là cát bột
kết sét kết có nguồn gốc aliuvi, châu thổ; bột kết, sét kết biển nông tớng thềm
lục địa xen kẹp tuff, bazan. Nhiều nơi phát triển các ám tiêu san hô. Chuyển
tiếp lên phần trên, tơng ứng với khoảng tuổi Miocen giữa là các trầm tích cát
bột kết sét kết tớng châu thổ, chứa than nâu. Phần trầm tích tơng ứng với
khoảng tuổi Miocen muộn là các trầm tích lục nguyên chuyển tiếp sang tớng
sét bột biển nông và trầm tích carbonat. Bề dày của tập trầm tích này dao động
trong khoảng 1-3 km.
Các trầm tích N
2
Q phủ kín toàn bộ Biển Đông với diện tích khoảng
2600000 km
2

. Riêng phần trầm tích NQ phủ trực tiếp trên các móng khác nhau
về thành phần thạch học và tuổi chiếm khoảng 360000 km
2
và phân bố chủ yếu
ở vùng ven bờ biển và vên các đảo lớn. Trầm tích đặc trng chủ yếu là cuội sạn
tớng proluvi, nón quạt và aluvi và các trầm tích bở rời, trầm tích núi lửa chứa
sinh vật.

I.3. các thành tạo magma

Các thành tạo magma (xâm nhập và phun trào) đợc thể hiện trên bản
đồ địa chất Biển Đông và các vùng kế cận bao gồm nhiều loại đá có thành phần
vật chất, nguồn gốc thành tạo và tuổi khác nhau. Chúng đợc phân thành hai
nhóm theo tuổi thành tạo và đặc điểm phân bố là các thành tạo trớc Kainozoi
và Kainozoi.
I.3.1. Các thành tạo magma trớc Kainozoi
Các thành tạo đá magma lộ ra vùng ven biển và hải đảo ở Biển Đông
Việt Nam và các vùng kế cận đợc phân chia ra các tổ hợp núi lửa và xâm nhập
lấy tên thành phần chính của các đá và tuổi của chúng.
Gabroamphibolit Neoproterozoi (
2
)
ở vùng Phù Mỹ, Bình Định, miền Trung Việt Nam, nhiều thể nhỏ
gabroamphibolit có bề rộng thờng vài chục mét, kéo dài trên vài trăm mét
xuyên cắt các đá biến chất cao Tiền Cambri. Tuổi đồng vị Sm Nd của các đá
này là 678 triệu năm đợc xếp vào Neoproterozoi (Osanai Y. et al, 2003).
Granit Neoproterozoi (
2
)
Thể granit hai mica có dạng gneis dạng batolit có bề rộng 2 - 8 km kéo

dài trên 60km theo hớng á vĩ tuyến từ nam tỉnh Quảng Nam ra vùng Dung
Quất, Quảng Ngãi.
Các đá thuộc loạt vôi kiềm quá bão hòa nhôm. Tuổi đồng vị theo Rb Sr
là 530 triệu năm (Hurley P.M., Faibrain H.W., 1972) và theo U Pb zircon là
1324, 772, 337 (Trịnh Văn Long trong Tống Duy Thanh và nnk, 2005), xuyên

13
chỉnh hợp với các đá biến chất Meso Neoproterozoi.
Dunit, Peridotit, Pyroxenit Paleozoi sớm (
3
)
Một số thể đá siêu mafic kích thớc bé từ vài chục đến vài trăm mét lộ ra
ở Quảng Nam miền Trung Việt Nam và Quảng Đông Trung Quốc phần lớn bị
biến đổi mạnh. Ranh giới của chúng thờng tiếp xúc kiến tạo hoặc xuyên cắt
các thành tạo Meso proterozoi hoặc Neoproterozoi Cambri hạ và có nơi bị
trầm tích Đevon phủ không chỉnh hợp lên trên.
Granit Paleozoi giữa muộn (
3
)
Các thể granit gneis có kích thớc một vài kilomet lộ ra ở bắc bán đảo
Leizhou, xuyên chỉnh hợp các đá biến chất Sini ở cực đông nam Quảng Tây và
Quảng Đông có tuổi đồng vị Rb Sr là 465 triệu năm và U Pb là 420 triệu
năm (Ma L.F. et al, 2002). ở tây Đà Nẵng lộ ra granit hai mica dạng porphyr có
hạt lớn ở trung tâm ở ven rìa biểu hiện rõ dạng gneis và cả các pha trẻ hơn là
granit hạt vừa, granit pegmatit, granit aplit xuyên cắt trầm tích Cambri
Orđovic hạ, bị trầm tích Đevon phủ trên (Đào Đình Thục, Huỳnh Trung và nnk,
1995) có tuổi đồng vị U Pb zircon là 407, 418 triệu năm (Carter A. et al, 2001).
Granit paleozoi muộn (
1
4

)
ở Bắc Trung Bộ, có thể granit ở Đồng Hới, Quảng Bình gồm grano điorit,
granit biotit, granit hai mica xuyên cắt trầm tích Silur, Devon có tuổi đồng vị K
Ar là 297, 377 triệu năm (Nguyễn Xuân Tùng và nnk, 1991) và nam Quảng
Đông bằng U Pb là 269 307 triệu năm (Ma L.F. et al, 2004).
ở ven biển Sầm Sơn, Thanh Hóa, khối granit hai mica hạt vừa lộ ra trên
bờ biển, trong đó chứa các thể tù là đá phiến mica, quarzit với kích thớc khác
nhau có nơi trên vài mét.
Đặc điểm hóa học của granit này thuộc loại vôi kiềm, cao kali, rất giàu
nhôm.
Granit Trias (
4
3
)
Tổ hợp granit giàu nhôm thờng tạo thành các khối kích thớc lớn, trong
đó khối Hải Vân từ trong đất liền kéo ra biển miền trung Việt Nam. Đặc trng
thạch học là granit biotit chiếm chủ yếu và granit biotit muscovit chiếm tỷ lệ
ít hơn.
Tổ hợp granit cao nhôm thuộc loại vôi kiềm, cao kali, quá bão hòa
nhôm với tỷ số đồng vị
87
Sr/
86
Sr = 0.71452 0.74877 và
Nd
(t)=-8.2-13.3 (Nguyễn
Xuân Bao và nnk, 2001) phản ánh nguồn gốc vỏ của chúng.
Các khối granit này xuyên cắt và gây sừng hóa các trầm tích núi lửa
Trias hạ - trung và bị trầm tích chứa than Trias thợng phủ bất chỉnh hợp trên
và có tuổi đồng vị K-Ar là 236; 234; 225 triệu năm (Huỳnh Trung, 1980; Phan

Lu Anh và nnk, 1995) nên đợc xếp vào Trias sớm - giữa.
ở đông nam Trung Quốc (bao gồm cả Hải Nam) nhiều thể granit loại này
cũng thờng có kích thớc lớn xuyên cắt các trầm tích Paleozoi trung thợng
và có tuổi đồng vị U Pb là 245 triệu năm, Rb Sr là 231; 224; 217 triệu năm
(Ma l, F; và nnk, 2002). ở Đông Bắc và Tây Bắc vịnh Thái Lan, các thể granit

14
biotit, granit 2 mica có tourmalin, granitdiorit cũng đợc xếp giả định vào Trias
(ESCAP, 2001; Lee và nnk, 2004).
Các tổ hợp núi lửa felsic Trias giữa (T
2
)
Các đá núi lửa chủ yếu là thành phần felsic thờng phân bố liên quan với
các trầm tích Trias trung. ở Đông Bắc Bắc Bộ, Bắc và Trung Trung Bộ nh Đèo
Ngang, Phớc Lý, Quy Nhơn , tổ hợp ryolit, ryodacit có kiến trúc porphyr,
tớng phun nổ gồm các loại tuf của phun trào thành phần felsic và các mảnh
vụn porphyr thạch anh, ryodacit, thủy tinh axit, felspat kiềm Đặc điểm hóa
học của tổ hợp này thuộc kiểu kiềm kali, dao động giữa bão hòa và quá bão hòa
nhôm, thuộc loại vôi kiềm.
ở Tây Nam Bộ, tổ hợp đá núi lửa có thành phần felsic á kiềm lộ ra ở Hòn
Ngang, Nam Du, núi Cọp, dọc bờ biển Mũi Nai, Hà Tiên đến Bãi ớt, vịnh Hòn
Heo, quần đảo Bà Lụa phủ không chỉnh hợp trên đá vôi Permi. Các đá núi lửa
gồm aglomerat hỗn tạp, tảng kết, dăm cuội kết tuf chuyển lên đá núi lửa thành
phần felsic á kiềm, cát kết tufogen, xen trầm tích lục nguyên và silic.
Granit á núi lửa Trias giữa (
5
)
Các đá granit á núi lửa biểu hiện không nhiều, kích thớc nhỏ, có quan
hệ xuyên cắt gây sừng hóa các đá núi lửa Trias giữa, quan sát đợc ở Kỳ Anh,
Quy Nhơn, gồm có điorit thạch anh, granitdiorit, granit biotit, granit felspat

kiềm có dạng porphyr với kiến trúc đá đặc trng granophyr, khảm và spherolit.
Tổ hợp granotioid á núi lửa này thuộc loạt vôi kiềm, kiểu kiềm kali,
quá bão hòa nhôm, gần gũi với granit kiểu A. Tuổi đồng vị theo Rb Sr của
granit ở đèo Cù Mông có giá trị 211 triệu năm (Lassere và nnk, 1974) đợc xếp
vào Trias giữa.
ở rìa đông bắc và tây bắc vịnh Thái Lan cũng gặp các đá núi lửa, á núi
lửa ryolit, ryodacit, granit á núi lửa nh ở một số vùng phía đông bán đảo
Malacca (Lee C. P., và nnk, 2004).
Tổ hợp andesit dacit ryolit Jura muộn Kreta sớm (J
3
-K
1
)
Các đá núi lửa tổ hợp này phát triển nhiều nơi ở đông nam Trung Quốc,
cũng nh đông nam Trung Bộ Việt Nam cả trên đất liền và vùng biển hiện tại.
ở khu vực miền đông Quảng Đông tổ hợp núi lửa này còn đợc chia ra
tập hợp tuf vụn màu đỏ tía, ryolit Jura trung (J
2
), ryolit dacit, andesit, vụn núi
lửa có xen lẫn cát bột kết chứa thạch cao, quặng đồng Kreta hạ (K
1
). Chiều dày
của tập hợp đá núi lửa Jura thợng ở đây đạt đến 6500m, tuổi đồng vị Rb Sr
là 148, 157 triệu năm, của Kreta hạ dày 575m, trong khi ở đảo Hải nam lại có
cả bazan, ryolit, trachyandesit Kreta hạ dày đến 4700m, có tuổi đồng vị Rb Sr
là 121, 109, 98 triệu năm (Ma L.F và nnk, 2002).
ở đông nam Trung Bộ tổ hợp núi lửa tuổi này lộ ra nhiều nơi, trong đó
vùng ven biển Nha Trang, Phan Thiết, v.v chủ yếu là andesit bazan, andesit
chuyển dần lên là dacit, ryolit và tuf (Belouxov A. và nnk, 1984). Tổ hợp đá núi
lửa này còn gặp ở một số lỗ khoan thăm dò, khai thác dầu khí ở thềm lục địa

Nam Việt Nam (Nguyễn Hiệp và nnk, 2006).

15
Tổ hợp đá núi lửa ở đông nam Trung Bộ thuộc loạt vôi kiềm cao kali
bão hòa đến quá bão hòa nhôm với các nguyên tố đất hiếm nhìn chung nằm
trong trờng cung lục địa có tuổi đồng vị của các đá núi lửa này là 100, 128
triệu năm Kreta sớm (Nguyễn Xuân Bao và nnk, 2001; Vũ Nh Hoàng và nnk,
2003).
Điorit granodiorit granit Kreta sớm (
5
2
)
Tổ hợp magma này phân bố nhiều nơi ở Nam Trung Bộ, Nam Bộ, Côn
Đảo, gồm các thể xâm nhập nhiều pha với thành phần biến thiên từ gabro
diorit, diorit, granodiorit đến granit và các đá mạch.
Đặc điểm hóa học có sự biến thiên lớn đối với SiO
2
= 54-77%, phần lớn
thuộc loại á kiềm, thuộc loạt vôi kiềm bão hòa nhôm. Tuổi đồng vị của các đá
xâm nhập này là 96, 118 triệu năm (Vũ Nh Hùng và nnk, 2003) hoặc biến
thiên từ 157 70 triệu năm theo K Ar, 92-109 triệu năm theo Rb Sr đợc
xếp vào Kreta sớm (Nguyễn Xuân Bao và nnk, 2001).
Dọc vùng biển rìa đông bắc và tây bắc vịnh Thái Lan, tổ hợp granodiorit,
diorit, granit biotit, granit 2 mica phân bố một số nơi ở Chanthaburi, Pattani,
Naratiwat, v.v cũng đợc xếp chung vào Kreta (ESCAP, 2001).
Granit Kreta muộn (
5
3
)
ở đông bắc Quảng Đông, đảo Hải Nam Trung Quốc, Nam Trung Bộ Việt

Nam ở phần đất liền và ngoài biển, các thể xâm nhập granitoid phân bố nhiều
nơi.
ở Quảng Đông bao gồm granit porphyr, granit biotit, monzogratnit,
porphyr thạch anh, syenit thạch anh tạo thành những thể xâm nhập xuyên cắt
các đá núi lửa Jura Kreta hạ và các thành tạo cổ hơn, có tuổi đồng vị dao động
trong khoảng 88-55 triệu năm theo Rb Sr (Ma L. F và nnk, 2004).
ở miền Nam Trung Bộ (vùng Cà Ná), các thể xâm nhập granit biotit,
granit 2 mica sáng màu, hạt nhỏ đến trung bình cấu tạo khối với kiến trúc nửa
tự hình, có khi dạng porphyr bị phá hủy, phong hóa tạo thành những khối nhô
lởm chởm dọc bờ biển. Đặc điểm hóa học của tổ hợp granit này thuộc loại giàu
nhôm, thuộc loạt vôi kiềm cao kali, bão hòa đến quá bão hòa nhôm.
Về quan hệ địa chất, các đá xâm nhập granitoid này xuyên cắt các đá núi
lửa felsic giàu nhôm tuổi Kreta và có tuổi đồng vị theo Rb Sr dao động trong
khoảng 71 86 triệu năm ứng với Kreta muộn (Nguyễn Xuân Bao và nnk,
2001).
Tổ hợp đá núi lửa spilit Kreta (K)
Một số nơi thuộc miền Trung và Đông bắc Sabah và đảo Banggi có tổ hợp
đá spilit gồm cả dung nham, vụn núi lửa xen kẽ đá silic (chert) có bề dày hàng
nghìn mét đợc xếp vào Jura muộn Kreta, chủ yếu là Kreta theo các di tích
Trùng tia (Lee C. P và nnk, 2004).

16
Tổ hợp đá siêu mafic Kreta Paleogen (
6
)
Tổ hợp này gồm đá serpentitnit, peridotit, dunit, pyroxenit tạo thành những
khối nhỏ thờng phân bố trong các vùng đá spilit ở đông bắc Sabah, đảo
Malawi đợc xếp vào Kreta Paleogen (Lee C. P, và nnk, 2004).
I.3.2. Các thành tạo magma Kainozoi
Các thành tạo magma Kainozoi bao gồm chủ yếu là các đá phun trào bazan.

Chúng phân bố rộng rãi ở vùng trũng nớc sâu Biển Đông, các vùng duyên hải
và thềm lục địa Tây Biển Đông, vùng đảo Hải Nam và các quần đảo Hoàng Sa
và Trờng Sa.
Hoạt động núi lửa Kainozoi ở khu vực Biển Đông đã bắt đầu từ 32 triệu năm
trớc đây (Oligocen muộn) và kéo dài cho tới ngày nay. Các thành tạo núi lửa
chủ yếu là các đá bazan ở Biển Đông trong Kainozoi phần lớn đã bị chôn vùi
trong các tầng trầm tích hoặc đang nằm dới mặt nớc biển từ vài chục đến vài
nghìn mét. Còn trên lục địa phun trào bazan có tuổi Miocen - Đệ Tứ tạo nên
những trùm phủ rộng lớn ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, rải rác ở Trung Bộ
và Tây Bắc Việt Nam. Trong phạm vi vùng ven biển và thềm lục địa Việt Nam
hoạt động núi lửa Kainozoi muộn có sự phân bố khá rộng rãi ở nhiều vùng khác
nhau nh Hoa Đà, Tuy Phong, Phú Quý thuộc tỉnh Bình Thuận; Gò Nhàn, Ba
Làng An, đảo Lý Sơn, Vĩnh Linh, Cửa Tùng, Cồn Cỏ thuộc các vùng ven biển
Trung bộ và Bắc Trung bộ. Chúng còn đợc bảo tồn dới dạng các chóp núi lửa
có độ cao 70 -150m và đờng kính 1 - 3 km.
Trong các mặt cắt địa tầng bazan Kainozoi đã đợc nghiên cứu ở nớc ta
thờng bao gồm nhiều lớp có thành phần khác nhau xen kẹp, nhiều khi lặp đi
lặp lại, luân phiên nhau nhng nhìn chung về thành phần thạch học chúng có
xu thế tăng dần độ kiềm cao về cuối. Nghiên cứu chi tiết cột địa tầng các trờng
bazan, nhất là tài liệu lỗ khoan cho thấy có thể phân biệt hai pha phun trào
chính.
Pha thứ nhất đợc đặc trng bởi kiểu phun trào theo khe nứt tạo các
platobazan rộng lớn và chiếm phần lớn khối lợng phun trào có thành phần
chủ yếu là tholeit và tholeit olivin. Các đá của pha này có kiến trúc aphyr hoặc
porphyr không điển hình chiếm u thế, ban tinh thờng là clinopyroxen và
plagiocla hiếm olivin. Các đá pha muộn có diện phân bố hạn chế, tập trung
xung quanh các núi lửa (dơng và âm). Pha này đợc đặc trng bởi thành phần
bazan kiềm cao thờng có kiến trúc porphyr rất điển hình, ban tinh thờng là
olivin, ít hơn là clinopyroxen và plagiocla. ở rất nhiều nơi chúng có cấu tạo lỗ
rỗng, dạng bọt. Đặc biệt bazan kiềm cao pha muộn còn đợc đặc trng bởi sự có

mặt thờng xuyên, nhiều khi với số lợng rất lớn các bao thể manti nh
lerzolit-spinel, lerzolit-granat, harburgit, verlit, pyroxenit và các megacryst
augit, olivin và plagiocla. Pha này hoạt động theo kiểu phun trung tâm để lại
nhiều cấu trúc núi lửa dạng chóp, dạng phễu (maar) nhiều nơi có mật độ rất lớn
nh ở Xuân Lộc, Phú Quý, Lý Sơn

17
Từ các kết quả phân tích tài liệu tuổi phóng xạ, đặc điểm phân bố, thành
phần và các đặc điểm khác, bazan Kainozoi muộn Việt Nam có thể đợc chia
thành 3 nhóm tuổi (N.X.Hãn và nnk., 1996):
Nhóm 1: Mioxen - Plioxen sớm (

N
1
- N
2
1
) có tuổi từ 17.6 tr.n đến 3.2 tr.n.
Ranh giới giữa nhóm 1 và nhóm 2 gần trùng với ranh giới Plioxen sớm và
Plioxen muộn (3.4 tr.n) và có lẽ gồm một khoảng thời gian khá rộng từ 3.4 - 3.5
tr.n đến 3.2 tr.n (hoặc 3 tr.n)
Nhóm 2: Plioxen muộn - Pleistoxen giữa (

N
2
2
- Q
I-II
) có khoảng tuổi từ 3.2
tr.n (hoặc 3 tr.n) đến 0.24 tr.n

Nhóm 3: Holoxen (

Q
IV
): Mới chỉ ghi nhận đợc ở Đảo Tro, có thời gian hoạt
động vào năm 1923. Ngoài ra, trong các tài liệu lịch sử (Đại Nam nhất thống
chí và Minh đô sử) có ghi nhận hoạt động núi lửa ở khu vực ven biển Hòa Đa,
Tuy Phong (Bình Thuận) vào những năm 1880.
Trên phạm vi bồn trũng nớc sâu Biển Đông các thành tạo bazan đại dơng
đợc sinh thành trong giai đoạn giãn đáy từ 32 triệu năm đến 15,5 tr.n trớc
đây chúng phân bố rộng rãi khắp dới lớp phủ mỏng của trầm tích biển sâu
(Yan et al, 2005). Theo các tài liệu hiện có (Taylor and Hayes, 1983; Jin, 1989;
Pautot et al, 1990) ở khu vực phụ bồn phía Đông của trũng nớc sâu Biển Đông
phát hiện đợc các loạt đá bazan kiềm tuổi tuyệt đối từ 11 tr.n đến 3,5 tr.n,
bazan tholeit tuổi tuyệt đối 9,7 14tr.n và Trachy bazan tuổi 8 6 tr.năm.
Thuộc phạm vi bồn trũng Cửa sông Châu Giang (Paarl River Mouth Basin)
phát hiện đợc các đá bazan có tuổi tuyệt đối từ 45,1 tr.n đến 17,1 tr.n, đá
andezit tuổi 35,5 tr.n, các đá dacit và tuf của chúng tuổi 43 tr.n đến 27 tr.n và
các đá ryolit và tuf của chúng tuổi 32 tr.n đến 33,6 tr.n (Li and Liang 1994;
Zou et al, 1995).
Trên rìa phía Nam của bồn trũng nớc sâu Biển Đông cũng phát hiện đợc
các đá bazan kiềm, bazan olivin, bazan bọt có tuổi Pliocen và porphyrit andezit
có tuổi 14,7 tr.n (Kudrass et al 1986; Bellon et al - 1991). Điều đáng chú ý là
cùng với các đá vừa nêu còn phát hiện đợc các đá magma xâm nhập và phun
trào tuổi từ Trias giữa đến Jura muộn.

I.4. kiến tạo
I.4.1. Kiến tạo khu vực
Trên bình đồ kiến trúc hiện đại của hành tinh Biển Đông Việt Nam là
thành viên của chuỗi biển rìa đa sinh Tây Thái Bình Dơng. Chuỗi biển rìa này

nằm trong miền chuyển tiếp giữa đại lục Âu - á và đại dơng Thái Bình Dơng
- một trong những đai động kỳ vĩ hiện thời của Trái đất.
Là một bộ phận mới đợc hình thành từ Kainozoi của thạch quyển Âu- á
Biển Đông thể hiện là một kiến trúc kiểu huỷ hoại - mới tạo có vỏ kiểu đại
dơng khá điển hình. Đáy Biển Đông đợc bao quanh bởi các kiến trúc kiến tạo
chủng loại khác nhau: Về phía Đông là hệ các cung đảo Đài Loan và Philippin;

18
về phía Bắc là đai núi lửa - pluton rìa lục địa Cathaysia (Nam Trung Quốc); về
phía Tây là tập đoàn các kiến trúc uốn nếp kiểu lục địa có tuổi khác nhau của
bán đảo Đông Dơng và bán đảo Malaca; về phía Nam là hệ cung đảo - tiểu lục
địa Palawan và Borneo (Kalimantan) và Calamian (Palawan - Mindoro).
Trên bình đồ kiến trúc hiện đại Biển Đông bao gồm các yếu tố kiến trúc
sau (L.D.Bách, 1985, L.D.Bách, N.G.Thắng, 1990, 1992): 1. Trũng nớc sâu
(đồng bằng biển thẳm) có vỏ kiểu đại dơng ở phần trung tâm; 2. Các vi lục địa
có vỏ lục địa bị huỷ hoại: Hoàng Sa - Maclessfield Bank (HS-MB) ở phần Bắc và
Trờng Sa- Reed Bank ở phần Nam của trũng nớc sâu; 3. Hệ thống các rìa và
thềm lục địa bao quanh phía bắc, phía Tây và phía Nam.
1/ Trũng nớc sâu chia thành 3 á bồn: Tây Bắc, Đông và Tây Nam (K.Ru
& Pigott, 1986) khác nhau bởi quy mô, phơng và tuổi dãn đáy. Đặc biệt ở phần
trung tâm Biển Đông tồn tại một dãy núi ngầm có phơng đông tây, đợc coi là
tâm giãn đáy đã ngừng hoạt động, trên đó có các đá phun trào bazan sau giãn
đáy. Vỏ kiểu đại dơng ở đây đợc xác định chủ yếu theo các tài liệu địa vật lý
(từ, trọng lực và địa chấn), tuổi của vỏ đợc xác định bằng giải đoán dị thờng
từ dạng dải là 32 23 tr.n. ở phụ bồn phía tây bắc; 32 15,5 tr.n. ở phụ bồn
phía đông (Hayes và Taylor, 1980); 20 - 16 tr.n. ở phụ bồn phía tây nam (Briais
và nnk, 1989,1993). Trong các bồn này phát triển các đứt gãy trợt bằng, đóng
vai trò là các đứt gãy chuyển dạng có phơng BN (ứng với phơng giãn đáy BN)
và TB - ĐN (cùng phơng giãn đáy và có tuổi trẻ hơn (Jolivet và nnk, 1992).
Bồn tây nam có dạng nêm mở rộng về đông bắc, thắt lại về tây nam, cắt vào

phần thềm lục địa Nam Việt Nam.
2/ Các vi lục địa thể hiện trên mặt là các quần đảo xa bờ tập trung ở các
rìa Bắc (Hoàng Sa, Maclessfied Bank) và Nam (Trờng Sa, Luconia, Reed
Bank) của trũng nớc sâu. Các phần lộ trên thờng bị phủ bởi các lớp vụn san
hô và mùn chứa guano tơng đối mỏng, có nơi có phun trào bazan tuổi Pliocen -
Đệ Tứ (q.đ. Hoàng Sa, Reed Bank, Penghu). Lót dới các thành tạo này là các
trầm tích và phun trào bị biến dạng, uốn nếp tuổi trớc Đệ Tam (ở quần đảo
Hoàng Sa có móng uốn nếp Tiền Cambri - Hutchison, 1989; Wang, 1989), ở
vùng Reed Bank lót dới các trầm tích Kainozoi là các thành tạo molas nguồn
lục địa - biển nông màu đỏ tuổi Jura - Creta. Cấu trúc nội tại của các mảnh lục
địa này bao gồm các bồn trũng dạng địa hào và các nâng dạng địa lũy thờng
kéo dài theo phơng ĐB -TN, ít hơn có phơng BN. Trầm tích Kainozoi lấp đầy
các địa hào có chiều dày đôi khi khá lớn (2000 m).
Ranh giới các kiến trúc này
thờng là các đứt gãy thuận. Riêng khối Luconia (Luconian Shoal) nằm kề phía
Bắc Borneo có cấu trúc tơng đối ổn định với các thành tạo nớc nông ven bờ và
thềm (chủ yếu là cacbonat), chỉ ra móng kiểu lục địa lót dới khối này (Luconia
- Balingian province của Hutchison, 1992; Miri Miogeosynclinal Zone của
Haile, 1969). Cấu tạo móng kiểu rìa lục địa thụ động của khối tơng tự rìa lục
địa Nam Trung Quốc (Hutchison, 1992 ).
3/ Các rìa lục địa kế cận thể hiện trên bình đồ kiến trúc hiện đại bao
gồm: phía Bắc là miền uốn nếp Caledoni Việt - Trung (Caledonit Cathaysia) bị
biến cải bởi sinh núi hội tụ kiểu And (đai núi lửa - pluton rìa) trong Mezozoi;
phía Tây là miền uốn nếp kết dựng đa kỳ Paleozoi - Mezozoi địa khối Indosinia
và đai núi lửa - pluton rìa tuổi Mezozoi muộn Đà Lạt. Ranh giới giữa chúng là

19
đới đứt gãy Sông Hồng (sutur zone - L.D.Bách, 1982, 1984; Hutchison, 1989,
1992) với hoạt động tách dãn (rift) và tách giãn - trợt bằng trong Kainozoi.
Phần kéo dài của các kiến trúc này về phía Biển Đông bị phủ chồng bởi hệ

thống các bồn trũng đa sinh Kainozoi thềm lục địa có chiều dày trầm tích lớn.
Ranh giới phía Đông là cung đảo núi lửa Philippin đang hoạt động. Cung đảo
núi lửa này ngăn cách với Biển Đông bởi hẻm vực sâu Manila, đợc xem là đới
hút chìm cắm về Đông. Cắt qua trung tâm quần đảo (từ Luzon đến Minda nao)
theo phơng BTB - NĐN là hệ thống đứt gãy trợt bằng trái (Philippin Fault
Zone). Ophiolit Zambales ở phần ven bờ Tây Luzon đợc coi là di chỉ vỏ đại
dơng của Biển Đông tuổi có thể là Eocen muộn (Schweller, Karig, 1979). Phần
nội cung đảo núi lửa đợc đánh dấu bởi các nón phun trào Đệ Tứ - Hiện Đại kéo
thành một dải từ các đảo Mindoro và Marinduque qua trung tâm Luzon đến
đảo Babuan. Cung Luzon có hoạt động tích cực ít nhất là từ Miocen muộn
(Hutchison, 1982). Phần cực Đông Bắc (khu vực đảo Đài Loan) có cấu trúc
phức tạp nằm trên đới va chạm cha kết thúc giữa hệ thống cung đảo - máng
Ryukyus - Manila và thềm lục địa Nam Trung Quốc (Suppe et al., 1981) cùng
với nâng tạo núi hiện đại (5 mm/n - Wu, 1978), cắt qua phần trung tâm đảo
theo phơng á kinh tuyến là một loạt các nghịch chờm - trựơt bằng lớn cắm về
Đông Nam thể hiện hoạt động của kiến tạo nén ép trợt dọc theo chúng. Tốc độ
hội tụ (convergence) hiện đại giữa mảng Biển Philippin ở phía Đông và rìa lục
địa Nam Trung Quốc ở phía Tây đạt khỏang 70 km/ tr.n. (Seno, 1977). Cung
núi lửa Luzon có xu hớng kéo dài về phía Bắc qua các đảo giữa Luzon và Đài
Loan cho đến các dãy núi rìa Đông đảo Đài Loan. Sát cạnh phía Đông các đảo
đó là hào Bắc Luzon (Luzon Trough), nơi có dòng nhiệt dị thờng cao và cấu
trúc kiểu tách giãn. Philippin, do đó, mới đợc di chuyển đến phía Đông Biển
Đông ở vị trí gần hiện nay vào Miocen.
Phía Nam - Tây Nam trũng Biển Đông đợc bao bọc bởi các tổ phần khác
nhau của thềm lục địa Sunda, các đảo Borneo, Calamian, Palawan và Mindoro.
Trong cấu trúc đảo Borneo đóng vai trò quan trọng là các đai ophiolit-melange
(hỗn tạp vỏ kiểu đại dơng và cung đảo núi lửa), đặc biệt là Đờng Lupar
(Lupar Line) cắt qua trung tâm đảo và phân chia móng Tây Borneo cùng các
trầm tích thềm lục địa của đới Kuchin phủ trên ở Tây và Nam với các trầm tích
nớc sâu bị biến vị uốn nếp mạnh của cái gọi là Địa máng Tây Bắc Borneo.

Quá trình hút chìm các phức hệ đại dơng của Paleozoi Biển Đông xuống gầm
thạch quyển Sundaland đã làm sản sinh các lăng trụ bồi kết (loạt Rajang
Crocker) còn đợc bảo tồn trong kiến trúc các bồn trũng tiền duyên vào đầu
Miocen sớm. Kế tiếp là sự và chạm của các tiểu lục địa Trờng Sa, Luconia với
Borneo Palawan tạo nên đới uốn nếp chờm phủ vào cuối Miocen - đầu Pliocen.
Tại đây còn một số khối có móng lục địa nhỏ hơn nh Kelabit Hinglands và
Long Bawan, Segama, Mangkalibat bị phân chia bởi các đới khâu. Đảo
Palawan gồm 2 phần khác biệt bị chia bởi đứt gãy Vịnh Ulugan: phần Bắc gắn
với Calamian và Mindoro, phần Nam là tổ phần của cung đảo Sabah-Palawan
gồm các thành tạo ophiolit, cung đảo và các trầm tích kiểu lăng kính tăng
trởng tuổi KZ. Ngoài khơi phía TB đảo phát triển các bồn trũng quy mô khác
nhau kiểu bồn trớc cung bị ép giữa các khối Reed Bank và Bắc Palawan
(Hutchison, 1992). Phần ĐN đảo này là bồn biển ven Sulu.

20
Các rìa lục địa của Biển Đông thể hiện chủ yếu là các thềm lục địa qui mô
khác nhau và các kiến trúc tổ hợp của chúng. Bao quanh Biển Đông phát triển
miền thềm lục địa rộng lớn và tơng đối liên tục, bao gồm phần phía Bắc là
thềm lục địa Bắc Biển Đông (Nam Trung Quốc), phía Tây là thềm lục địa Việt
Nam, thềm này mở rộng và nối với thềm Sunda ở Vịnh Thái Lan, Nam Việt
Nam kéo dài sang các đảo Borneo và Palawan.
Hệ thống thềm lục địa Biển Đông là đới giáp nối giữa một bên là tập đoàn
các kiến trúc kiểu lục địa gồm nhiều thế hệ uốn nếp đợc hình thành từ Tiền
Cambri đến Mezozoi muộn Kainozoi sớm đang trải qua quá trình huỷ hoại
khác nhau trong bối cảnh địa động lực nội mảng và rìa mảng, và một bên là tập
đoàn các kiến trúc kiểu chuyển tiếp bao gồm các kiến trúc kiểu đại dơng mới
tạo trong Kainozoi và các thế hệ kiến trúc kiểu lục địa bị huỷ hoại, biến cải và
lôi cuốn vào quá trình phát triển kiểu biển rìa ở nơi chuyển tiếp giữa đại lục và
đại dơng.
Đặc điểm chung nhất của thềm lục địa đang xét là lớp vỏ lục địa đa sinh

của nó bị căng dãn và thoái hoá ở các mức độ khác nhau và hình thành một
chuỗi các trũng sụt lún dạng địa hào bù trừ nguồn rift phát triển theo thời đoạn
và từ các kiến trúc địa hào - bán địa hào nội lục tách biệt tơng đối với nhau
vào các giai đoạn đầu đến trở thành các kiến trúc sụt lún trên thềm và rìa thềm
lục địa trong các giai đoạn sau. Các trũng sụt lún đợc lấp đầy đền bù bởi các
thành tạo trầm tích - phun trào có tuổi từ Eocen (và cổ hơn) đến Hiện tại đã tạo
nên một bề mặt bằng phẳng, kiểu đồng bằng tích tụ rộng lớn, hơi nghiêng hay
sụt bậc về phía trung tâm trên toàn bộ thềm lục địa trải dài bao bọc vùng Biển
Đông. Ngợc lại, địa hình của bề mặt móng uốn nếp đa sinh lót dới các thành
tạo trầm tích KZ có chiều dầy thay đổi khác nhau trên thềm lục địa lại thể hiện
một bức tranh hết sức phân dị và rất phức tạp.
4/ Thềm lục địa Bắc Biển Đông (Việt - Trung)
Thềm Bắc Biển Đông là phần kéo dài tiếp tục của các kiến trúc rìa lục địa
Đông Bắc Việt Nam và Đông Nam Trung Quốc - đai uốn nếp Cathaysia, sau đó
bị đè chồng lên bởi đai núi lửa -pluton rìa lục địa kiểu And - es hoạt động từ
Jura giữa đến Creta và bị phân rã trong Kainozoi.
Trên thềm này phát triển các bồn trầm tích Kainozoi là: bồn Beibu Wan
(Lôi Châu Bạch Long Vĩ), bồn Cửa sông Châu Giang (PRMB), bồn
Qiongdongnan (QDNB) hay Nam Hải Nam, bồn Tây Nam Đài Loan, trong đó
bồn PRMB có quy mô lớn hơn cả. Móng trớc Đệ tam của các trũng này là các
đá trầm tích biến chất tuổi Paleozoi và các đá trầm tích và magma tuổi
Mezozoi. Tuổi của một số đá magma phát hiện trong các giếng khoan ở vùng
này nằm trong khoảng Creta: 130-70,5 tr.n. (Li et Rao, 1994).
Mặt cắt trầm tích trong các bồn này thờng bắt đầu bằng các thành tạo vụn
thô tớng sông hồ lục địa có tuổi Paleocen-Eocen đến Oligocen trung (các hệ
tầng Shenhu, Wenchang, Enping, Baoan ứng với các tập địa chấn có ranh giới
từ Tg đến T7 ở bồn PRMB), đôi nơi có mặt cả các thành tạo Creta muộn (He Q.
and Zhang,1986, Wu Jinmin, 1988, Wang Shanshu, 1982. K.Ru and Pigott,
1986; Pigott and K.Ru, 1994 ) phủ trên móng kết tinh. Trớc Kainozoi Quan
sát thấy một bất chỉnh hợp địa tầng khu vực ở ranh giới Oligocen muộn với các


21
thành tạo trớc đó và thành phần các thành tạo cùng với môi trờng trầm đọng
cũng có sự thay đổi từ lục địa sang tớng biển ngày một xa bờ và sâu hơn. Hệ
thống đứt gãy phát triển, chủ yếu là các đứt gãy thuận có phơng ĐB-TN cắt
qua các thành tạo móng và trầm tích KZ phủ trên, nhiều nơi đến Pliocen, tạo
nên các địa hào và bán địa hào bị tách biệt một phần hay hoàn toàn bởi các đới
nâng dạng địa luỹ.
5/ Thềm lục địa Tây Biển Đông (Việt Nam)
Thềm lục địa Tây Biển Đông trải trên móng uốn nếp đa sinh, có cấu trúc
phức tạp và phân bố không đều: Phần phía Bắc rộng lớn bao gồm vịnh Bắc bộ
giáp nối với thềm lục địa Bắc Biển Đông và chuyển tiếp với địa khối QĐ. Hoàng
Sa Maccleofield thông qua loạt các kiến trúc địa hào và địa luỹ hẹp có phơng
kinh tuyến và ĐB TN. Thềm này thắt lại ở khu vực từ Đà Nẵng đến Phan
Rang, nơi một vách sờn dốc hình thành dọc theo đới đứt gãy kinh tuyến Hải
Nam - Eo biển Sunda cắt từ độ sâu đáy biển 300 - 400 đến 500m cắm xuống đến
độ sâu 800 - 900m phía Nam đến 1200m và sâu hơn. Tiếp tục về phía Nam,
thềm này có sự mở rộng và nối với thềm Sunda.
Móng uốn nếp của thềm lục địa Tây Biển Đông bao gồm các phức hệ thạch
kiến tạo của địa khối Indosinia và các đới uốn nếp của Paleo- và Meso Tethys.
Chúng đợc sinh thành trong lịch sử tiến hoá từ Tiền Cambri sớm đến Mezozoi.
Vỏ phủ trầm tích Kainozoi đợc hình thành chủ yếu trong hai bồn trũng qui mô
lớn là Sông Hồng ở phía Bắc và Phú Khánh ở phía Nam. Hai bồn trũng này
đợc sinh thành dọc theo hai đới đứt gãy lớn của khu vực Đông Nam á: đới đứt
gãy Sông Hồng (hay còn gọi là đới cắt trợt AilaoShan Sông Hồng) phơng TB
ĐN và đới đứt gãy Hải Nam Eo biển Sunda (hay là đứt gãy kinh tuyến 109
0
)
phơng á kinh tuyến.
6/ Thềm lục địa Nam Biển Đông (Sunda)

Thềm này bao gồm vịnh Thái Lan, Đông Nam thềm lục địa Việt Nam, các
phần bị ngập nớc của các đảo và quần đảo phía Nam Biển Đông từ khu vực
đảo Natuna ở phía Tây Nam, qua phía Bắc các đảo Kalimantan và Palawan
đến nhóm đảo Calimian và đảo Mindoro (phía Tây Nam của QĐ Philippin).
Thềm này có cấu trúc phức tạp: đờng Lupa có dạng uốn cong nhập vào đới đứt
gãy Hải Nam-Eo biển Sunda ở phía ĐB của đảo Natuna phân chia móng uốn
nếp Alpi với đai núi lửa - pluton trên móng biến chất Paleozoi của đảo
Kalimantan. Mặt khác thềm lục địa đang xét nằm trong kiến trúc chuyển tiếp
từ đới vỏ lục địa mới đợc kết dựng sau va chạm uốn nếp vào cuối Miocen với
khối tảng vi lục địa Trờng Sa -Reed Bank (TS-RB) đợc phiêu di từ phía rìa
lục địa Việt - Trung đến trong quá trình khép kín bồn đại dơng Paleo - Biển
Đông tuổi Mesozoi muộn Kainozoi sớm dọc theo hẻm vực Palawan. Bối cảnh
kiến tạo phức tạp ấy đã tạo nên các bồn trầm tích vừa gối lên trên thềm lục địa,
vừa chồng trên các kiến trúc hẻm vực tàn d của đới hút chìm và có phần gối
lên trên một "thềm lục địa cổ" của các khối lục địa bị huỷ hoại mạnh.
Trong cấu trúc của thềm lục đại Sunda phân định đợc loạt các bồn trũng
Kainozoi là: Cửu Long, Nam Côn Sơn, Pattani, Malay Thổ Chu, Tây Natuna,
Đông Natuna, Sarawak, Sabah và bồn Bắc Palawan Calamian. Các bồn trũng
này đợc ngăn cách bởi các kiến trúc nâng qui mô khác nhau, đó là: gờ nâng

22
Côn Sơn, nền Khorat, vòm nâng Natuna. Móng uốn nếp của các bồn nằm ở các
độ sau từ 2 đến 14km. Chúng bị phủ bởi các thành tạo Kainozoi có tuổi từ
Eocen đến Đệ tứ. Móng uốn nếp này bị cắt xẻ bởi các hệ thống đứt gãy, tạo ra
cấu trúc phối khảm khối tảng điển hình. Cấu trúc khối đứt gãy ở đây đợc hình
thành trong quá trình sinh rift, đã biểu hiện mạnh mẽ từ Oligocen.
Vào nửa đầu Kainozoi các bồn trũng đặc trng bởi thành tạo trầm tích trong
chế độ lục địa gồm các hệ tầng cát kết, bột kết và sét kết xen các lớp mỏng sạn
kết. ở một số bồn trong mặt cắt còn gặp các tầng đá phun trào có thành phần
chủ yếu là bazan, bazan andezit. Các thành tạo trầm tích vào nửa cuối

Kainozoi của các bồn này sinh thành trong chế độ biển. Mặt cắt bao gồm các đá
lục nguyên và các lớp đá vôi, sét vôi và macnơ biển nông. Vắng mặt các đá phun
trào Kainozoi.
I.4.2. Kiến tạo đứt gãy
Hệ thống đứt gãy đóng vai trò quan trọng trong bình đồ kiến trúc Biển Đông
và các vùng kế cận. Căn cứ vào yêu cầu trình bày trên bản đồ tỷ lệ 1/1.000.000
và mức độ chi tiết của tài liệu hiện có, hệ thống các đứt gãy chính trên Biển
Đông đợc phân chia theo qui mô phát triển và vai trò kiến tạo của chúng đối
với các yếu tố kiến trúc kiến tạo khu vực
Theo quy mô phát triển và vai trò của chúng đối với địa động lực khu vực,
các đứt gãy chính trên Biển Đông đợc phân chia nh sau:
Đứt gãy cấp I thạch quyển, có vai trò quan trọng trong quá trình trôi trợt
của khối Đông Dơng trong Oligocen Neogen.
Đứt gãy cấp II khống chế sự hình thành các bồn Đệ Tam chính.
Đứt gãy cấp III là các đứt gãy nội bồn trầm tích.
Theo cơ chế hoạt động chủ yếu, các đứt gãy chính trên Biển Đông đợc chia
thành ba loại nh sau:
Đới hút chìm, các đứt gãy chờm nghịch và đứt gãy nghịch.
Đứt gãy thuận.
Đứt gãy trợt bằng (trợt bằng trái và trợt bằng phải).
Theo tuổi các giai đoạn hoạt động chính, các đứt gãy đợc chia thành ba
nhóm tuổi nh sau:
Các đứt gãy hoạt động mạnh trong Oligocen Neogen
Các đứt gãy hoạt động mạnh trong Neogen Pliocen
Các đứt gãy hoạt động mạnh trong Pliocen Đệ tứ
Trên phạm vi của bồn trũng nớc sâu có vỏ đại dơng mới tạo trung tâm
Biển Đông hệ thống đứt gãy chính bao gồm: các đứt gãy giới hạn đới trục giãn
đáy của Biển Đông. Chúng có phơng chủ yếu là á vĩ tuyến ở phần phía Đông
và ĐB TN ở phần phía Tây Nam. Tổ hợp với chúng là các đứt gãy chuyển
dạng (tranform faults) có phơng chủ yếu là á kinh tuyến và TB ĐN. Hệ

thống đứt gãy đang mô tả đợc sinh thành trong quá trình giãn đáy của thạch
quyển Biển Đông.
Các vi lục địa Hoàng Sa Macclesfield và Trờng Sa Reed Bank đợc
đặc trng bởi hệ thống đứt gãy qui mô trung bình, có các phơng chủ yếu là ĐB

23
TN, á kinh tuyến. Hệ thống đứt gãy này đợc sinh thành vào các thời kỳ hình
thành của móng uốn nếp trớc Kainozoi của các vi lục địa. Trong Kainozoi
chúng đợc lôi cuốn vào tái hoạt động và khống chế sự hình thành các bồn
trũng Kainozoi và các khối kiến trúc bậc cao.
Với nguồn tài liệu phong phú do đợc nghiên cứu điều tra chi tiết bức
tranh đứt gãy của thềm lục địa bao quanh Biển Đông rất sặc sỡ. ở thềm lục địa
bắc Biển Đông phát triển hệ thống đứt gãy chủ yếu có phơng ĐB TN và á vĩ
tuyến. Một số đứt gãy lớn dự đoán kéo dài từ trong lục địa ra có phơng TB -
ĐN và á kinh tuyến. Ranh giới giữa thềm lục địa bắc Biển Đông và thềm lục
địa Tây Biển Đông là đới đứt gãy qui mô hành tinh Sông Hồng (Ailaoshan
Sông Hồng) phơng Tây Bắc - Đông Nam.
Bình đồ kiến trúc của thềm lục địa tây Biển Đông đợc quy định bởi hệ
thống đứt gãy phơng kinh tuyến quy mô thạch quyển. Đới đứt gãy Hải Nam
eo biển Sunda (Lê Duy Bách, 1985). Đới đứt gãy này trải dài theo dải kinh
tuyến 110
0
, bắt đầu từ vùng biển phía Nam qua suốt sờn lục địa miền Trung
Việt Nam, rồi tiếp tục phát triển xuống phía Nam trong cấu trúc của thềm lục
địa Sunda (eo biển Sunda).
Trên phạm vi thềm lục địa Nam Biển Đông phân định đợc hệ thống đứt
gãy đẳng cấp khác nhau: TB - ĐN, ĐB - TN và á kinh tuyến. Các đứt gãy qui
mô lớn có phơng TB - ĐN nh Ba Chùa, Mae Ping (Sông Hậu) đóng vai trò
quan trọng trong sự hình thành các bồn trũng Kainozoi vùng vịnh Thái Lan.
Cấu trúc nội tại của các bồn trũng Pattani, Malay Thổ Chu, Cửu Long, Nam

Côn Sơn, T Chính Vũng Mây, Đông Natuna, Tây Natuna đều đợc giới hạn
bởi hệ thống đứt gãy khu vực và đứt gãy nội bồn.
ở phần Đông Nam Biển Đông còn bảo tồn đới đứt gãy chờm nghịch, qui mô
lớn, là di tích của đới hút chìm và va chạm của Paleo Biển Đông và hệ vi lục địa
cung đảo Borneo Palawan. Cùng phát triển với đứt gãy này là các hẻm vực
và lũng hào Palawan. Chúng là ranh giới giữa vi lục địa Trờng Sa Reed
Bank với hệ vi lục địa cung đảo Borneo Palawan.

24
Phần II
bản đồ địa chất tầng nông và các vùng kế cận
tỷ lệ 1/1.000.000
II.1. nguyên tắc thành lập và hệ thống chú giải bản đồ
II.1.1. nguyên tắc thành lập
Bản đồ các thành tạo địa chất tầng nông đợc thành lập theo
nguyên tắc tuổi và nguồn gốc của trầm tích. Các đơn vị địa chất đợc thể
hiện trên bản đồ là các tổ hợp giao diện theo phơng thẳng đứng của diện
phân bố các đơn vị địa tầng cơ bản nằm dới sâu. Do đó, bản đồ các thành
tạo địa chất tầng nông vùng biển Việt Nam là tích hợp các bản đồ địa
chất từ cổ đến trẻ (tức từ dới lên trên) và những sự kiện quan trọng
trong Pliocen - Đệ tứ. Bản đồ các thành tạo Pliocen - Đệ tứ chứa đựng
một nội dung hết sức phong phú phản ánh những đặc trng về tuổi,
thành phần thạch học, cổ sinh vật và môi trờng, thủy động lực cũng nh
đặc trng địa hoá môi trờng, sự vận chuyển và lắng đọng trầm tích, diện
phân bố vùng xâm thực phong hoá và các sản phẩm phong hoá hệ thống
đờng bờ cổ, hình thái, quy mô của bồn trũng lắng đọng trầm tích v.v.
Để thành lập đợc bản đồ các thành tạo địa chất Pliocen Đệ tứ cần
làm sáng tỏ mối quan hệ nhân - quả giữa 3 yếu tố: thành phần vật chất,
sự thay đổi mực nớc biển và chuyển động kiến tạo.
Sự thay đổi mực nớc biển trong Pliocen - Đệ tứ mang tính toàn

cầu là nguyên nhân trực tiếp còn chuyển động kiến tạo là nguyên nhân
sâu xa điều tiết thành phần trầm tích. Cả hai yếu tố đó xảy ra đồng thời
và có tính chu kỳ (tính pha). Mở đầu các chu kỳ trầm tích cơ bản là đợc
đánh dấu bởi tập trầm tích hạt thô (cuội, sạn, cát hạt lớn) phản ánh địa
hình phân cắt đứng rất rõ nét do chuyển động kiến tạo mạnh mẽ vùng
xâm thực bóc mòn nâng cao (vùng ven rìa đồng bằng, đồi núi ven biển)
tạo thành thềm sông và thềm biển. Ngợc lại ở trung tâm các bồn trũng
Kainozoi thì chuyển động sụt lún xảy ra theo từng giai đoạn (chu kỳ) và
thống nhất đối với tất cả bồn trũng cả trên lãnh thổ và dới lãnh hải nớc
ta. Bởi vậy, tập hạt thô lót đáy các chu kỳ trầm tích là phản ánh năng
lợng dòng chảy mạnh, chuyển động nâng kiến tạo ở vùng ven rìa có u
thế trội hơn chuyển động hạ lún ở các bồn trũng. Đồng pha với thời kỳ
băng hà là biển thoái toàn cầu làm cho diện tích lục địa mở rộng, diện
tích phần ngập biển bị thu hẹp. Vì vậy, diện phân bố tớng proluvi, aluvi
chiếm u thế.

×