Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

De thi GHKIITViet lop 31314

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (782.91 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>HỌ VÀ TÊN: …………………………………….Lớp 3……. ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2013 - 2014 MÔN: TIẾNG VIỆT (Đọc) - Lớp 3 Giám thị. Giám khảo. Điểm. Nhận xét của thầy (cô) giáo. A. PHẦN I: ĐỌC HIỂU – ĐỌC THÀNH TIẾNG I. Đọc hiểu: Đọc thầm bài sau trong thời gian 10 phút CÔ CHỔI RƠM Trong họ hàng nhà chổi thì có cô chổi Rơm vào loại xinh xắn nhất. Cô có chiếc váy vàng óng không ai đẹp bằng. Áo của cô cũng bằng rơm thóc nếp vàng tươi, được tết săn lại, quấn từng vòng quanh người, trông cứ như áo len vậy. Tuy bé nhưng chổi Rơm rất được việc. Ngày hai lần chị Thùy Linh mang chổi ra quét nhà. Chỉ quét nhà thôi, còn sân vườn đã có loại chổi khác cứng hơn. Chị rất quý chổi Rơm. Chị đã nhờ bà đóng cho chiếc đinh sau cánh cửa. Mỗi lần quét nhà xong, chị treo chổi Rơm lên đấy vừa đỡ ấm chổi, lại gọn nhà. Thế là những lần lao động mệt nhọc, chổi Rơm được nằm yên ngủ một giấc ngon lành. ( Tài liệu tham khảo hướng dẫn tập làm văn miêu tả lớp 4 và 5 / 33 ) Khoanh tròn vào chữ a, b hoặc c trước ý trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi dưới đây: (5đ) 1. Chổi Rơm được tả như thế nào? a. Bình thường. b. Xấu nhất. c. Xinh xắn nhất. 2. Cô chổi Rơm có chiếc váy như thế nào? a. Vàng óng. b. Vàng tươi. c. Vàng sộm. 3. Chị Linh dùng chổi Rơm để làm gì? a. Quét vườn. b. Quét sân. c. Quét nhà. 4. Sau giờ lao động mệt nhọc chổi Rơm làm gì? a. Được đi chơi. b. Được nằm ngủ. c. Được giải trí. 5. Trong bài chổi rơm được nhân hóa bằng cách nào? a. Tả chổi Rơm bằng từ chỉ người b. Tả chổi Rơm bằng những từ chỉ hoạt động c. Tả chổi Rơm bằng những từ chỉ người, chỉ hoạt động, chỉ đặc điểm 6. . Câu “ Chị rất quý chổi Rơm ” thuộc mẫu câu gì? a. Ai là gì?. b. Ai thế nào? c. Ai làm gì?.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> 7. Tìm 4 từ chỉ đặc điểm có tiếng “ xinh ”: …………………………………………………………. 8. Đặt một câu theo mẫu Ai thế nào? …………………………………………………………………………………………………………… II. Đọc thành tiếng (5 đ) Đọc thành tiếng 1 trong 2 bài sau: Mỗi bài chia làm 2 đoạn, đọc 1.5 phút 1. Tiếng đàn – Tiếng Việt 3, tập 2, trang 54,55 2. Hội đua voi ở Tây Nguyên – Tiếng Việt 3, tập 2, trang 60 3. Rước đèn ông sao– Tiếng Việt 3, tập 2, trang 71.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> HỌ VÀ TÊN: …………………………………….Lớp 3……. ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2012 - 2013 MÔN: TIẾNG VIỆT (Viết) - Lớp 3 Giám thị. Giám khảo. B. PHẦN II: BÀI VIẾT I. Chính tả: (10đ) 1. Bài viết:. Điểm. Nhận xét của thầy (cô) giáo. Hội đua thuyền. II. TẬP LÀM VĂN: Viết một đoạn văn ngắn 7-10 câu kể lại một buổi biểu diễn văn nghệ mà em đã được xem..

<span class='text_page_counter'>(4)</span>

<span class='text_page_counter'>(5)</span> HƯỚNG DẪN CHẤM TIẾNG VIỆT LỚP 3 HỘI ĐUA THUYỀN. Mặt sông vẫn bập bềnh sóng vỗ. Đến giờ đua, lệnh phát ra bằng ba hồi trống dõng dạc. Bốn chiếc thuyền đang dập dềnh trên mặt nước lập tức lao lên phía trước .Bên bờ sông, trống thúc tiếp,người xem la hét, cổ vũ.Các em nhỏ được bố công kênh trên vai cũng hò reo vui mừng. Bốn chiếc thuyền như bốn con rồng vươn dài, vút đi trên mặt nước mênh mông. HƯỚNG DẪN CHẤM I: Đọc (10đ) 1.Đọc hiểu(5đ): Từ câu 1 đến câu 6 mỗi câu 0,5 điểm. Câu 7,8 mỗi câu 1 điểm. Đáp án: 1. 2. 3. 4. 5. 6. c. a. c. b. c. b. 7. 8. 2. Đọc tiếng(5đ): - Đọc đúng to rõ ràng, diễn cảm (5đ) - Đọc đúng, to rõ ràng, ngắt nghỉ đúng (4,5đ) - Đọc đúng, to rõ ràng (3,5đ) - Cứ phát âm sai 2 tiếng trừ (0,5đ) II. Chính tả (Viết chính tả 10 điểm) -GV đọc bài cho HS nghe 3 lần và hướng dẫn HS viết đúng một số từ ngữ khó trong bài: bập bềnh, dõng dạc, dập dềnh, công kênh, vươn, … -Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ đúng đoạn văn. (8đ) -Viết sai 2 lỗi trừ 1 điểm. Chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ, trình bày bôi xoá bẩn trừ 1 điểm toàn bài. III. Tập làm văn (10đ).

<span class='text_page_counter'>(6)</span> - Viết được một đoạn văn ngắn theo yêu cầu khoảng 7-10 câu, viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, sinh động, có hình ảnh, không mắc lỗi chình tả, sử dụng dấu câu chính xác, chữ viết rọ ràng trình bày sạch sẽ. Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, giáo viên cho điểm chính xác công bằng..

<span class='text_page_counter'>(7)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×