Luận văn Kinh tế ĐỘC QUYỀN: Đo lường mức độ hài lòng của doanh nghiệp đối với chuẩn mực kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp (VAS 17) tại địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh cho phù hợp TPP khi Việt Nam gia nhập hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bìn
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (779.78 KB, 66 trang )
BỘ CƠNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CƠNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường
Đo lường mức độ hài lòng của doanh nghiệp đối với
chuẩn mực kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp (VAS
17) tại địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh cho phù hợp
TPP khi Việt Nam gia nhập hiệp định đối tác kinh tế
chiến lược xun Thái Bình Dương
Chủ nhiệm đề tài:
Thành viên:
TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 20
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chuẩn mực kế toán số 17 - Thuế thu nhập doanh nghiệp được ban hành theo
Quyết định số 12/2005/QĐ-BTC ngày 15/02/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính
được hướng dẫn Theo thơng tư số 20/2006/TTBTC về cơ bản đã làm thay đổi bản
chất của thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN). Đây là lần đầu tư Việt Nam có một
chuẩn mực kế tốn quy định và hướng dẫn một cách đầy đủ, cụ thể và chi tiết phù
hợp với thơng lệ kế tốn quốc tế về các nguyên tắc và phương pháp kế toán thuế
Thu nhập doanh nghiệp. Tuy nhiên trên thực tế các doanh nghiệp tại Việt Nam vẫn
gặp nhiều khó khăn khi áp dụng chuẩn mực kế toán thuế TNDN bởi lẽ sự phức tạp,
rắc rối, khó hiểu của chuẩn mực khi ứng dụng vào thực tiễn và việc kế toán cung
cấp số liệu chưa thật sự thuyết phục đối với nhà đầu tư hoặc quản lý. Trước đây
thuế TNDN là khoản nợ mà Doanh nghiệp có trách nhiệm phải trả cho Nhà nước
được hạch toán khấu trừ vào phần Lợi nhuận chưa phân phối, thì hiện nay thuế
TNDN lại được quy định là một khoản chi phí thuế. Điều này cũng dẫn đến cách
phản ánh số liệu vào Sổ kế toán, trình bày Báo cáo tài chính cũng khác trước và
đặc biệt là trình bày khoản chi phí thuế này trên Báo cáo tài chính hợp nhất.
Theo Richter Quinn (2004), Kế tốn và thơng tin tài chính có nguồn gốc từ các
nước đang phát triển gặp rất nhiều khó khăn trong vấn đề đạt được sự tin tưởng.
Sự tồn tại song song giữa Chuẩn mực kế toán và Chế độ kế tốn cũng là những
cản trở cho q trình hội tụ kế toán (Nguyen Cong Phuong & Tran Dinh Khoi
Nguyen, 2012). Ngồi ra, quy trình soạn thảo và ban hành chuẩn mực kế toán chưa
chuyên nghiệp (Adam và Đỗ Thùy Linh, 2005), bên cạnh đó việc ứng dụng các
chuẩn mực kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp đã phức tạp lại còn bị chi phối việc
bởi rất nhiều nhân tố ảnh hưởng trực tiếp khác. Vì vậy từ cơ sở lý luận đến thực
tiễn tại các doanh nghiệp Việt Nam đặc biệt khó khăn, điều này xảy ra ở các doanh
nghiệp vừa và nhỏ. Ở Việt Nam hiện nay tỷ lệ các doanh nghiệp vừa và nhỏ
2
chiếm tỷ lệ khá cao, vì thế khi ứng dụng chuẩn mực sô 17 vẫn chưa được áp dụng
rộng rãi và đồng bộ trong các doanh nghiệp.
Vì vậy, việc đo lường mức độ hài lòng của Doanh nghiệp đối với Chuẩn mực
kế toán “Thuế TNDN” tại địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh cho phù hợp TPP khi
Việt Nam gia nhập hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên thái Bình Dương
nhằm đưa ra phương hướng, giải pháp và giải quyết những rào cản trong việc ứng
dụng thuế thu nhập doanh nghiệp là hết sức cần thiết, vì thế sẽ nâng cao được vai
trị của thơng tin kế tốn, báo cáo tài chính của doanh nghiệp sẽ trung thực và hợp
lý từ đó giúp các đối tượng bên trong và bên ngoài đưa ra được quyết định kịp thời
và đúng đắn. Bên cạnh đó sẽ giải quyết định những bất cập đã và đang xảy ra hiện
nay ở các Doanh nghiệp Việt Nam là vấn đề cần thiết, cấp bách, có ý nghĩa thiết
thực.
Để đáp ứng yêu cầu trên, tác giả lựa chọn đề tài “Đo lường mức độ hài lịng
của Doanh Nghiệp về Chuẩn Mực kế tốn thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn
thành phố Hồ chí Minh cho phù hợp TPP khi Việt Nam gia nhập hiệp định đối tác
kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương ”. Kết quả mong đợi sẽ đóng góp thêm
vào lý luận và là cơ sở đưa ra các giải pháp hoàn thiện VAS 17 tại việt Nam.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu, đo lường và đánh giá mức độ hài lòng của các
doanh nghiệp đối với chuẩn mực kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp thơng qua
xác định các nhân tố tác động tính hữu ích của VAS 17 đối với các doanh nghiệp
để giúp các nhà làm luật tham khảo và hoàn thiện hệ thống chuẩn mực thuế TNDN
trong việc chuẩn bị gia nhập TPP.
Mục tiêu cụ thể:
+ Thư nhất: Nghiên cứu chuẩn mực kế tóan thuế thu nhập doanh nghiệp trên cơ
sở lý luận và đánh giá chuẩn mực kế toán (VAS 17).
+ Thứ hai: Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu ích của VAS 17 của
Việt Nam
+ Thứ ba: Đo lường mức độ hài lòng của doanh nghiệp với VAS 17
+ Thứ tư: Gợi ý một số định hướng xây dựng và áp dụng VAS 17
3. Phƣơng
pháp
nghiên
cứu Phƣơng pháp định
tính
- Phƣơng pháp so sánh và đối chiếu đƣợc sử dụng. Để nghiên cứu, tìm hiểu
các quy định pháp luận hiện nay về chuẩn mực kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp
và Chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS 12). Trên cơ sở đó tác giả phân tích tổng hợp,
đánh giá, so sánh để tìm ra những hạn chế và ưu điểm của VAS 17
- Phƣơng pháp phỏng vấn trực tiếp. Tác giả sẽ có cuộc phỏng vấn trực tiếp
đối với các doanh nghiệp trong các lĩnh vực quản lý tài chính, kế tốn, kiểm tốn
thơng tin khảo sát tập trung vào các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu ích của VAS
17.
- Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp. Sau khi đã có được nguồn dữ liệu từ
các phương pháp so sánh, đối chiếu, khảo sát thực nghiệm, phỏng vấn trực tiếp.
Tác giả lập bảng phân tích, tổng hợp các dữ liệu trên.
Phƣơng pháp định lƣợng
-
Phƣơng pháp thống kê mô tả. Xây dựng bảng câu hỏi rộng rãi cho tất cả các đối
tượng sử dụng VAS 17 sau đó thống kê kết quả khảo sát. Phần này tác giả sử dụng
phương pháp thơng kê mơ tả trong trương trình SPSS trên số liệu thống kê và đọc
kết quả thu thập được
-
Phƣơng pháp thống kê định lƣợng: dùng để kiểm định, chứng minh hoặc loại
bỏ các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu ích của VAS 17 tại VIệT NAM. Phương
pháp kiểm định: Tác giả sẽ sử dụng mơ hình hồi quy tuyến tính để kiểm định sự
tương quan của các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu ích của VAS 17 tại Việt Nam
trong việc đo lường mức độ hài lòng của DN đối với VAS 17. Phần này sẽ sử dụng
phần mềm SPSS để tính hệ số Cronbach Anpha để đánh giá độ tin cậy và EFA để
đánh giá giá trị của các thang đo và xây dựng, viết hàm hồi quy tuyến tính đa biến.
Việc này sẽ là cơ sở để đưa ra các giải pháp hoàn thiện VAS 17 để nâng cao mức
độ hài lòng của DN khi vận dụng VAS 17 vào thực tiễn và nâng cao tính hữu ích
của VAS 17.
4. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các mức độ hài lòng của Doanh nghiệp đối với
VAS 17 tạị các doanh nghiệp địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh.
5. Những đóng góp của đề tài
Kết quả nghiên cứu đã đóng góp nhất định về mặt lý luận và thực tiễn cho cơ sở
hoàn thiện VAS 17 và vận dụng vào thực tiễn.
Về mặt lý luận.
Đề tài đã làm sáng tỏ về mặt lý luận đối với VAS 17 để làm cơ sở cho việc ứng
dụng vào thực tiễn đem lại sự hài lòng cho doanh nghiệp
Về mặt thực tiễn
- Đánh giá mức độ hài lòng của doanh nghiệp trên địa bàn TPHCM khi vận dụng
VAS 17.
- Xác định các nhân tố tác động đến tính hữu ích của VAS 17 để đem lại sự hài lòng
cho doanh nghiệp khi vận dụng VAS 17
- Gợi ý một số định hướng xây dựng và áp dụng VAS 17.
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHUẨN MỰC KẾ TOÁN THUẾ THU
NHẬP DOANH NGHIỆP
1.1 Một số khái niệm chính sách kế tốn, chuẩn mực kế tốn, thuế thu nhập doanh
nghiệp
1.1.1 Chính sách kế toán:
Theo Chuẩn mực kế toán số 29 định nghĩa: Chính sách kế tốn là các ngun tắc, cơ sở
và phương pháp kế toán cụ thể được doanh nghiệp áp dụng trong việc lập và trình bày
báo cáo tài chính.
Theo chuẩn mưc kế tốn số 21 “Trình bày báo cáo tài chính”: Chính sách kế tốn bao
gồm những ngun tắc, cơ sở và các phương pháp kế toán cụ thể được doanh nghiệp áp
dụng trong quá trình lập và trình bày báo cáo tài chính. Doanh nghiệp phải lựa chọn và
ap dụng chính sách kế tốn cho việc và lập trình bày báo cáo tài chính phù hợp với quy
định của từng chuẩn mực kế tốn
Chính sách kế tốn là những nguyên tắc, khi doanh nghiệp lập báo cáo tài chính phải
tn thủ các ngun tắc của kế tốn. Bên cạnh đó chính sách kế tốn cịn là những lựa
chọn. Chuẩn mực kế toán cho phép doanh nghiệp lựa chọn các phương pháp kế toán
khác nhau cho phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp. Việc lựa chọn chính sách kế
tốn khác nhau sẽ làm thay đổi thơng tin trình bày trên báo cáo tài chính.
1.1.2 Chuẩn mực kế toán:
Ở mỗi quốc gia, chuẩn mực kế toán được tổ chức có thẩm quyền ban hành nhằm mục
đích đảm bảo chất lượng các thơng tin tài chính cung cấp cho người đầu tư tài chính và
cho các đối tượng quyền lợi liên quan khác. Đến cuối thế kỷ 20 hầu hết các quốc gia
đều thiết lập hệ thống kế toán của mình.
Theo điều 8 Luật kế tốn: Chuẩn mực kế toán gồm những nguyên tắc và phương pháp
kế toán cơ bản để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính.
Như vậy chuẩn mực kế toán là những quy định và hướng dẫn các nguyên tắc, nội dung,
phương pháp và thủ tục kế toán cơ bản nhất, chung nhất làm cơ sở ghi chép và lập báo
cáo tài chính nhằm đạt được sự đánh giá trung thực, hợp lý.
Theo quan điểm kế tốn quốc tế, chuẩn mực kế tốn chính là những qui định, hướng
dẫn cần được tôn trọng khi thực hiện các cơng việc kế tốn và khi trình bày các thơng
tin trong các báo cáo tài chính sao cho đảm bảo tính minh bạch của các báo cáo tài
chính.
Một số quốc gia khác ban hành chuẩn mực kế toán dưới thức những nguyên tắc và thủ
tục cơ bản liên quan đến việc ghi nhận, đnáh giá và trình bày thơng tin trên báo cáo tài
chính. Một số quốc gia khác vừa có những các quy định kế tốn cụ thể như hệ thống tài
khoản, báo cáo tài chính thống nhất vừa có các chuẩn mực dưới dạng các nguyên tắc
và thủ tục cơ bản trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính
Chuẩn mực kế tốn có thể được xây dựng và ban hành dưới nhiều hình thức khác nhau.
Một số quốc gia như Pháp, Tây Ba Nha, Đức, chuẩn mực kế toán quy định chi tiết về
cách xử lý các nghiệp vụ kế toán, mẫu biểu BCTC, Pháp có tổng hoạch đồ kế tốn
(Plan comptable General) được ban hành và áp dụng thống nhất cho tất cả các doanh
nghiệp bao gồm hệ thống tài khoản kế toán thống nhất, các phương pháp đánh giá và
mẫu biểu BCTC. Một số nước như khối Anglo-Saxon như Anh, Hoa Kỳ, Australia,
chuẩn mực kế toán bao gồm những nguyên tắc và thủ tục cơ bản liên quan đến việc ghi
nhận, đánh giá và trình bày thơng tin BCTC. Các doanh nghiệp có thể linh hoạt trong
việc thực hành kế tốn nhưng phải đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc của chuẩn mực
Chuẩn mực kế tốn có những vai trị như sau:
Bảo đảm chất lượng thơng tin kế tốn thơng qua việc xây dựng và ban hành các quy
định dựa trên một nền tảng các nguyên tắc chung
Giải quyết sự khác biệt giữa các quan điểm các bên về kế toán như gồm người lập,
người sử dụng, người kiểm tra
Tăng cường độ tin cậy của thông tin dưới gốc độ người sử dụng, khi cá c báo cáo tài
chính được lập trên một hệ thống chuẩn mực chung áp dụng cho các doanh nghiệp.
Cung cấp cơ sở cho kiểm toán viên để xác định tính trung thực và hợp lý của báo cáo
tài chính.
Cung cấp cơ sở cho nhà nước và các bên khác trong việc sử dụng thơng tin kế tốn.
1.1.3 Thuế thu nhập doanh nghiệp:
Hiện nay trên thế giới có rất nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm thu nhập tùy
theo mục đích của các nhà nghiên cứu. Tuy nhiên đại diện cho lý thuyết về bổ sung tài
sản, tăng thêm tiềm lực kinh tế mà không quan tâm đến tính thường xuyên của thu
nhập G.Schamt coi thu nhập là khả năng kinh tế sẽ được bổ sung trong một khoản thời
gian nhất định
Định nghĩa cổ điển chi phí (Barton, 1982): Chi phí là giá trị của nguồn lực được sử
dụng để tạo ra thu nhập trong kỳ. Theo định nghĩa này, thuế TNDN khơng phải là chi
phí, vì nó không phải được chi ra để thực hiện doanh thu
Định nghĩa của IASB: Chi phí là sự giảm đi của tài sản/tăng lên của nợ phải trả làm
giảm vốn chủ sở hữu nhưng không phải là phân phối lợi nhuận. Thuế TNDN thỏa mãn
định nghĩa hiện đại của chi phí.
Các nhà kinh tế học cho rằng thuế là chi phí. Theo Chuẩn mực kế tốn của Australia
“Chi phí là sự tiêu dùng, mất đi của tài sản hay sự tăng lên của khoản nợ phải trả của
doanh nghiệp, đưa tới kết quả làm giảm lợi nhuận trong kỳ báo cáo”, theo định nghĩa
này thì chi phí khơng cần tham gia q trình tạo ra lợi nhuận, do đó thuế thu nhập
doanh nghiệp là chi phí.
Mặc dù có nhiều lý luận chưa thống nhất, nhưng đa số các ý kiến hiện nay cho rằng
thuế TNDN là khoản chi phí
Nhà kinh tế R.M.Hais và H.C.Simons (Haig-Simons) người Anh cho rằng: Thu nhập là
tổng đại số của các giá trị thị trường, quyền lợi được hưởng dưới dạng tiêu dùng và
những thay đổi về giá trị trong tổng các quyền sở hữu trong khoảng một thời gian nhất
định.
Paul.A.Samuelson, nhà kinh tế học người Mỹ cho rằng “thu nhập là tổng số tiền kiếm
được hoặc thu góp được trong khoản thời gian nhất định.
Thuế thu nhập doanh nghiệp theo luật thuế : Là loại thuế trực thu đánh trực tiếp vào
thu nhập chịu thuế của cơ sở sản xuất kinh doanh sau khi đã trừ đi các khoản chi phí
liên quan đến việc tạo ra thu nhập chịu thuế của cơ sở sản xuất kinh doanh
Qua các định nghĩa trên có thể thấy thu nhập là tổng giá trị mà chủ thể nhận được trong
nền kinh tế xã hội thơng qua q trình phân phối thu nhập quốc dân trong khoảng một
thời gian nhất định khơng phân biệt nguồn gốc hình thành từ đâu.
Trong đề tài này tác giả nghiên cứu đo lường mức độ hài lòng của các doanh nghiệp
đối với chuẩn mực kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp cụ thể đo lường tính hữu ích
của VAS 17 đối với các doanh nghiệp và tìm hiểu các nhân tố tác động đến việc vận
dụng VAS 17. Vì vậy để làm rõ được mục tiêu này tác giả đã đi sâu vào nghiên cứu cụ
thể chuẩn mực kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp VAS 17.
1.2 Sự hình thành và phát triển chuẩn mực kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp (VAS
17).
1.2.1 Chuẩn mực kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp (VAS 17)
Tăng tính minh bạch đã trở thành phương châm đối với kế tốn tài chính và kế tốn
thuế trong thập kỷ qua. Tuy nhiên các chuyên gia tài chính kế tốn và thuế ln phải
đối mặt với một mê cung của các yêu cầu liên quan đến thuế thu nhập. Các yêu cầu báo
cáo tài chính trở nên phức tạp hơn khi kế tốn tài chính và chính sách thuế khác nhau
dẫn đến chênh lệch tạm thời hoặc vĩnh viễn. Về phía kế tốn, sự phức tạp phân bổ thuế
theo Chuẩn mực Kế tốn cho mục đích tính tốn và báo cáo. Về phía thuế mà các quy
tắc hợp nhất cho kế tốn tài chính và các mục đích thuế ln khác nhau. Vì rất nhiều ly
do đó mà Chuẩn mực kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp được ra đời. Việt Nam đã
xác định và lựa chọn xu hướng vận dụng IAS 12 khi xây dựng chuẩn mực kế tốn Việt
Nam về thuế thu nhập (VAS17) theo cách có chọn lọc. Vì vậy, chuẩn mực kế tốn thuế
thu nhập doanh nghiệp (chuẩn mực kế toán số 17) được ban hành trong đợt 4 theo
quyết định số 12/2005/QĐ- BTC ngày 15/02/2005 và được hướng dẫn thi hành theo
thông tư số 20/2006/TT-BTC ngày 20/03/2006 cũng đã giải quyết được nhiều khó
khăn cho các doanh nghiệp trong cơng tác kế tốn thuế TNDN. Trong giai đoạn hiện
nay, thị trường chứng khoán Việt Nam đang phát triển nhưng chưa ổn định, các nhà
đầu tư ln thận trọng xem xét tình hình hoạt động của doanh nghiệp khi ra quyết định
đầu tư. Điều đó cho thấy báo cáo tài chính minh bạch, rõ ràng sẽ thu hút được nhà đầu
tư hơn. Các khoản chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế sẽ tạo ra
thuế thu nhập hoãn lại và được trình bày trên bảng cân đối kế tốn (theo quy định của
chuẩn mực kế tốn số 17), chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp, chi phí thuế thu nhập
hỗn lại trên bảng báo cáo kết quả hoạt động .
Việt Nam đã xây dựng các CMKT VIệT NAM dựa trên các CM của IASB (bản năm
2003). Hệ thống chuẩn mực quốc tế về kế toán (IASs/IFRSs) được soạn thảo bởi hội
đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB). Chuẩn mực kế tốn quốc tế được soạn thảo
và cơng bố theo quy trình rất chi tiết và chặt chẽ đảm bảo chất lượng của các chuẩn
mực và đảm bảo tính thực thi cao. IASs/IFRSs được sử dụng rộng rãi ở khắp thế giới
châu âu và châu á như Singapore, Hồng Kông, Úc và nhiều quốc gia khác. Hệ thống
Chuẩn mực kế tốn quốc tế khơng có sự bắt buộc mang tính hình thức. IAS đã đưa ra
rất chi tiết các định nghĩa, phương pháp, cách trình bày và những thơng tin bắt buộc
phải trình bày trong các báo cáo tài chính. Tuy nhiên IAS không bắt buộc phải sử dụng
chung mẫu báo cáo tài chính, hệ thống tài khoản, các hệ thống chứng từ, sổ sách kế
tốn nhưng IAS có bộ khung khái niệm và tính thống nhất cao giữa các chuẩn mực.
1.2.2 Quy trình thiết lập VAS có thể đƣợc khái quát nhƣ sau
Sơ đồ 1.1: Quy trình thiết lập VAS
Dịch các CMKT quốc tế
Lựa chọn các CMKT phù hợp với VN
Thảo luận theo tổ và nhóm
Hội thảo và lấy ý kiến từ các bộ, nghành có liên quan
Lập dự thảo đầu tiên
Lập dự thảo thứ hai
Dự thảo cuối cùng
Hội kế tốn quốc gia xem xét lại
Phê chuẩn và cơng bố chuẩn mực
Nguồn: Chu (2004), Figure 9.1, p. 276
1.2.3 Tổ chức ban hành chuẩn mực kế toán Việt Nam
Các chuẩn mực kế tốn Việt Nam được ban hành bởi Bộ tài chính với sự tư vấn
của Hội kế toán và kiểm toán Việt Nam và Hội đồng Quốc gia về Kế toán.
1.2.3.1
Bộ tài chính
Theo luật kế tốn số 03, Bộ tài chính được giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về kế
toán và Bộ tài chính là đơn vị soạn thảo và ban hành các chuẩn mực kế toán Việt
Nam. Các chuẩn mực kế tốn Việt Nam được ban hành dưới hình thức Quyết định
của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Vụ Chế độ Kế toán và kiểm toán là cơ quan giúp cho
Bộ Trưởng Bộ Tài Chính.
Bộ trưởng bộ tài chính đã thành lập Ban chỉ đạo nghiên cứu, soạn thảo Chuẩn mực
Kế tốn Việt Nam do thứ trưởng Bộ tài chính là trưởng ban. Các thành viên của
Ban chỉ đạo, ngoài đại diện Bộ tài chính, cịn có đại diện Bộ kế hoạch và Đầu tư,
Ngân hàng Nhà nước, Hội Kế toán và Kiểm toán giúp và giảng viên của các trường
đại học. Giúp việc cho Ban chỉ đạo trong việc nghiên cứu và soạn thảo là tổ soạn
thảo Chuẩn mực kế toán Việt Nam, chủ yếu gồm các chuyên viên của Vụ Chế độ
Kế toán và Kiểm toán Việt Nam thuộc Bộ tài Chính.
1.2.3.2
Hội đồng Quốc gia về Kế tốn.
Được thành lập năm 1999, với nhiệm vụ là tư vấn cho Bộ Trưởng Bộ Tài Chính về
chiến lược, chính sách phát triển và các vấn đề khác có liên quan đến kế tốn, kiểm
tốn. Hội có 16 thành viên là đại diện Bộ tài chính, Hội Kế tốn và kiểm tốn Việt
Nam, Phịng thương mại và Cơng Nghiệp Việt Nam, các bộ, nghành và các trường
đại học.
1.2.3.3
Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam
Thành lập 1994, là tổ chức nghề nghiệp của các tổ chức, cá nhân làm nghề kế toán
và kiểm toán tại Việt Nam. Hội tham gia ý kiến với Bộ Tài Chính trong q trình
soạn thảo các chuẩn mực kế toán Việt Nam cũng như các văn bản pháp quy khác
về kế tóan, kiểm tốn.
1.3
Chuẩn mực kế toán (IAS 12.)
Lịch sử phát triển của IAS 12
4-1978
Bản dự thảo E13 về kế toán thuế TNDN được ra mắt
1-1979
Chính thức ban hành IAS 12
1-1989
Tiếp tục Bản dự thảo E33 kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp
1994
Phiên bản năm 1979 được chỉnh sửa lại
10-1994
Bản dự thảo E49 về thuế TNDN tiếp tục chỉnh sửa bổ sung IAS 12
phiên bản 1994
10-1996
Chuẩn mực kế toán thuế TNDN (IAS 12), phiên bản 1996 được
ban hành,
1-1998
Ngày 1/1/1998 có hiệu lực IAS 12 phiên bản 1996
10-2000
IAS 12 phiên bản năm 2000 được ban hành.
1-2001
IAS 12 phiên bản 2000 có hiệu lực
Các chuẩn mực kế toán quốc tế IASs được soạn thảo bởi Ủy ban chuẩn mực kế
toán quốc tế (IASC), IASC được thành lập năm 1973 tại Ln Đơn với mục đích
đạt được sự thống nhất về các nguyên tắc kế toán giữa các doanh nghiệp và các tổ
chức khác về báo cáo tài chính. Chuẩn mực kế tốn quốc tế về thuế thu nhập doanh
nghiệp (IAS 12): Được ban hành lần đầu tiên vào tháng 7/1979 trên cơ sở bản dự
thảo và được cơng bố chính thức vào tháng 4/1978. Cho đến nay thì IAS 12 vẫn
tiếp tục được điều chỉnh, cập nhật và bổ sung. IAS 12 được soạn thảo bởi Ủy ban
chuẩn mực kế toán quốc tế (IASC). Năm 1998 IASC ban hành được 34 chuẩn mực
kế toán quốc tế. Năm 2001, IASC được thay thế bằng Hội đồng chuẩn mực kế toán
quốc tế (IASB) với việc kế thừa và phát triển thêm các chuẩn mực kế tốn tồn cầu
có chất lượng cao và hệ thống chuẩn mực kế tốn quốc tế hiện nay gồm 4 phần
chính đó là: Khn mẫu lý thuyết cho việc lập và trình bày BCTC; Các chuẩn mực
kế toán quốc tế IASs; Các chuẩn mực về BCTC quốc tế IFRSs; Hướng dẫn, giải
thích các chuẩn mực kế toán IFRIC/SIC. Các chuẩn mực kế toán đã ban hành vẫn
thường xuyên được bổ sung, cập nhật và điều chỉnh nội dung nhằm đem lại chất
lượng hơn cho BCTC. Năm cuối năm 2014, IASC và IASB đã điều chỉnh và ban
hành được 40 chuẩn mực kế toán quốc tế, trong đó 9 IFRSs và 31 IASs. Trong đó
IAS 12 đã được sửa đổi, bổ sung rất nhiều lần cho tới thời điểm hiện nay.
1.4
Chuẩn mực kế toán thuế thu nhập (VAS 17)
1.4.1 Nội dung đầy đủ chuẩn mực kế toán thuế thu nhập (Xem phụ lục 2.1 đính
kèm)
1.4.2 Phƣơng pháp tính thuế thu nhập hỗn lại phải trả và tài sản thuế thu nhập
hoãn lại
Thuế thu nhập hoãn lại phải trả”
Thuế thu
nhập hoãn
lại phải
=
Tài sản thuế thu nhập hoãn
lại
Tổng chênh
lệch tạm thời
chịu thuế
phát sinh
trong năm
Tổng chênh lệch
Tài sản thuế thu
nhập hoãn lại
x
Thuế suất
thuế thu nhập
doanh nghiệp
hiện hành
{ tạm thời được
=
khấu trừ trong
năm
Thuế suất thuế
Giá trị được khấu trừ
+
chuyển sang năm sau
của các khoản lỗ tính
thuế và ưu đãi thuế
chưa sử dụng
}
x
thu nhập doanh
nghiệp hiện hành
Xác định các khoản “Chênh lệch tạm thời”
Phân biệt “Chênh lệch tạm thời” và “Chênh lệch vĩnh viễn” giữa lợi nhuận kế toán
và thu nhập chịu thuế (Xem phụ lục 1...
- Các khoản chênh lệch tạm thời: là chênh lệch phát sinh do sự khác biệt về thời
điểm doanh nghiệp ghi nhận thu nhập hoặc chi phí và thời điểm pháp luật về thuế
quy định tính thu nhập chịu thuế hoặc chi phí được khấu trừ khỏi thu nhập chịu
thuế.
Ví dụ ghi nhận thu nhập vào một năm nhưng thuế thu nhập được tính ở một năm
khác, hoặc ghi nhận chi phí vào một năm nhưng chi phí đó chỉ được khấu trừ vào
thu nhập chịu thuế ở một năm khác.
- Các khoản chênh lệch vĩnh viễn: là chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập
chịu thuế phát sinh từ các khoản doanh thu, thu nhập khác, chi phí được ghi nhận
vào lợi nhuận kế tốn nhưng lại khơng được tính vào thu nhập, chi phí khi xác định
thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.
Ví dụ: Thu nhập từ cổ tức được chia là khoản thu nhập không chịu thuế và được
loại trừ toàn bộ ra khỏi thu nhập chịu thuế khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp
phải nộp. Tiền phạt không được pháp luật về thuế cho phép khấu trừ khi xác định
thu nhập chịu thuế.
Xác định “Chênh lệch tạm thời chịu thuế”
(1) Chênh lệch tạm thời chịu thuế: Là các khoản chênh lệch tạm thời làm phát sinh thu
nhập chịu thuế khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp trong tương
lai khi giá trị ghi sổ của các khoản mục tài sản hoặc nợ phải trả liên quan được thu
hồi hay được thanh toán. Chênh lệch tạm thời chịu thuế phát sinh khi:
+ Giá trị ghi sổ của tài sản lớn hơn cơ sở tính thuế của tài sản đó;
+ Giá trị ghi sổ của nợ phải trả nhỏ hơn cơ sở tính thuế của nó.
(2) Xác định giá trị các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế:
+ Đối với tài sản: Chênh lệch tạm thời chịu thuế là chênh lệch giữa giá trị ghi sổ
của tài sản lớn hơn cơ sở tính thuế của tài sản đó.
+ Đối với nợ phải trả: Chênh lệch tạm thời chịu thuế là chênh lệch giữa giá trị ghi
sổ của khoản nợ phải trả nhỏ hơn cơ sở tính thuế của khoản nợ phải trả đó.
(3) Một số trường hợp làm phát sinh chênh lệch tạm thời chịu thuế:
+ Chênh lệch tạm thời chịu thuế phát sinh từ việc một khoản chi phí chỉ được ghi
nhận trong các năm sau nhưng đã được khấu trừ vào thu nhập chịu thuế trong năm
hiện tại.
Ví dụ: Thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ theo kế tốn dài hơn thời gian sử
dụng hữu ích do cơ quan thuế xác định dẫn đến chi phí khấu hao TSCĐ theo kế
tốn trong những năm đầu nhỏ hơn chi phí khấu hao được khấu trừ vào thu nhập
chịu thuế do cơ quan thuế xác định..
+ Chênh lệch tạm thời chịu thuế phát sinh từ việc điều chỉnh tăng các khoản mục
thuộc vốn chủ sở hữu: Khi áp dụng hồi tố thay đổi chính sách kế tốn hoặc điều
chỉnh hồi tố sai sót trong các năm trước theo quy định của Chuẩn mực kế toán số
29 “Thay đổi chính sách kế tốn, ước tính kế tốn và các sai sót”, trường hợp các
khoản mục thuộc vốn chủ sở hữu được điều chỉnh tăng, làm phát sinh khoản chênh
lệch tạm thời chịu thuế, doanh nghiệp phải ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải
trả.
Xác định các khoản “Chênh lệch tạm thời được khấu trừ”:
(1) Chênh lệch tạm thời được khấu trừ: Là các khoản chênh lệch tạm thời làm phát
sinh các khoản được khấu trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh
nghiệp trong tương lai khi giá trị ghi sổ của các tài sản hoặc nợ phải trả liên quan
được thu hồi hay được thanh toán. Chênh lệch tạm thời được khấu trừ phát sinh
khi:
+ Giá trị ghi sổ của tài sản nhỏ hơn cơ sở tính thuế của tài sản đó;
+ Giá trị ghi sổ của nợ phải trả lớn hơn cơ sở tính thuế của nó.
(2) Xác định giá trị các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ:
+ Đối với tài sản: Chênh lệch tạm thời được khấu trừ là chênh lệch giữa giá trị ghi
sổ của tài sản nhỏ hơn cơ sở tính thuế của tài sản đó.
+ Đối với nợ phải trả: Chênh lệch tạm thời được khấu trừ là chênh lệch giữa giá trị
ghi sổ của khoản nợ phải trả lớn hơn cơ sở tính thuế của khoản nợ phải trả đó.
(3) Một số trường hợp làm phát sinh chênh lệch tạm thời được khấu trừ:
+ Chênh lệch tạm thời được khấu trừ phát sinh từ việc ghi nhận doanh thu trong các
năm sau nhưng thuế thu nhập được tính trong năm hiện tại.
Ví dụ: Trường hợp doanh nghiệp có khoản doanh thu nhận trước về tiền cho thuê
nhà hoặc cơ sở hạ tầng trong nhiều năm. Khoản doanh thu nhận trước này được ghi
nhận vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh một năm bằng số tiền nhận trước
chia cho tổng số thời gian thuê nhưng doanh nghiệp thực hiện nộp thuế thu nhập
doanh nghiệp cho toàn bộ số tiền nhận trước ngay trong năm thu được tiền.
+ Chênh lệch tạm thời được khấu trừ phát sinh từ việc ghi nhận một khoản chi phí
trong năm hiện tại nhưng chỉ được khấu trừ vào thu nhập chịu thuế trong năm sau:
Ví dụ: Chi phí phải trả về sửa chữa lớn TSCĐ được ghi nhận trong năm hiện tại
nhưng chỉ được khấu trừ vào thu nhập chịu thuế khi các khoản chi phí này thực tế
phát sinh trong các năm sau; hoặc doanh nghiệp áp dụng phương pháp khấu hao
nhanh cho TSCĐ nhưng chi phí khấu hao chỉ được chấp nhận khấu trừ cho mục
đích tính thuế thu nhập trong năm theo phương pháp khấu hao đường thẳng.
+ Chênh lệch tạm thời được khấu trừ phát sinh từ việc điều chỉnh giảm các khoản
mục thuộc vốn chủ sở hữu: Khi áp dụng hồi tố thay đổi chính sách kế tốn hoặc
điều chỉnh hồi tố sai sót trong các năm trước theo quy định của Chuẩn mực kế tốn
số 29 “Thay đổi chính sách kế tốn, ước tính kế tốn và các sai sót”, trường hợp số
dư đầu năm của khoản mục “Lợi nhuận chưa phân phối” được điều chỉnh, làm phát
sinh khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ, doanh nghiệp phải điều chỉnh số dư
đầu năm của khoản mục “Tài sản thuế thu nhập hoãn lại”.
1.4.3 Tài khoản sử dụng
Tài khoản 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp
Tài khoản 821 – “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp”
Tài khoản 8211 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành;
Tài khoản 8212 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hỗn lại.
Tài khoản 347: Thuế thu nhập hoãn lại phải trả
Tài khoản 243: Tài sản thuế thu nhập hoãn lại
1.4.4 Chứng từ sử dụng
- Bảng xác định chênh lệch tạm thời chịu thuế (Biểu số 01 – Thông tư 20/2006 - Phụ
lục 2.2)
- Bảng xác định thuế thu nhập hoãn lại phải trả (Biểu số 02 - Thông tư 20/2006)
- Bảng xác định chênh lệch tạm thời được khấu trừ (Biểu số 03- Thông tư 20/2006 Phụ lục 2.2)
- Bảng xác định chênh lệch tạm thời được khấu trừ chưa sử dụng (Biểu số 04- Thông
tư 20/2006 - Phụ lục 2.2 )
- Bảng xác định tài sản thuế thu nhập hoãn lại (Biểu số 05 -Thông tư 20/2006 - Phụ
lục 2.2)
- Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp
- Phiếu chi, Giấy nộp tiền, Ủy nhiệm chi....
1.4.5 Phƣơng pháp hạch tốn
(1) Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
1- Hàng quý, khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp theo quy định
của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, kế toán phản ánh số thuế thu nhập doanh
nghiệp tạm phải nộp Nhà nước vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành,
ghi:
Nợ TK 8211– Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
Có TK 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp.
Khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp vào NSNN,
ghi: Nợ TK 3334 - Thuế thu nhập doanh
nghiệp
Có các TK 111, 112,…
2 - Cuối năm tài chính, căn cứ vào số thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế phải nộp,
kế toán ghi:
+ Nếu số thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế phải nộp trong năm lớn hơn số thuế
thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp, kế toán phản ánh bổ sung số thuế thu nhập
doanh nghiệp còn phải nộp, ghi:
Nợ TK 8211– Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
Có TK 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp.
Khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp vào NSNN,
ghi: Nợ TK 3334 - Thuế thu nhập doanh
nghiệp
Có các TK 111, 112,…
+ Nếu số thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế phải nộp trong năm nhỏ hơn số thuế
thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp, thì số chênh lệch kế tốn ghi giảm chi phí số
thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành, ghi:
Nợ TK 3334 – Thuế thu nhập doanh nghiệp
Có TK 8211– Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành.
3 - Trường hợp phát hiện sai sót khơng trọng yếu của các năm trước liên quan đến
khoản thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của các năm trước, doanh nghiệp được
hạch toán tăng (hoặc giảm) số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của các năm
trước vào chi phí thuế thu nhập hiện hành của năm phát hiện sai sót.
+ Trường hợp thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của các năm trước phải nộp
bổ sung do phát hiện sai sót khơng trọng yếu của các năm trước được ghi tăng chi
phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của năm hiện tại, ghi:
Nợ TK 8211 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
Có TK 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp.
Khi nộp tiền, ghi:
Nợ TK 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp
Có các TK 111, 112…
+ Trường hợp số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được ghi giảm do phát hiện
sai sót khơng trọng yếu của các năm trước được ghi giảm chi phí thuế thu nhập
doanh nghiệp hiện hành trong năm hiện tại, ghi:
Nợ TK 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp
Có TK 8211 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
4 - Cuối năm tài chính, kế tốn kết chuyển chi phí thuế thu nhập hiện hành, ghi:
+ Nếu TK 8211 có số phát sinh Nợ lớn hơn số phát sinh Có, thì số chênh lệch ghi:
Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 8211– Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành.
+ Nếu TK 8211 có số phát sinh Nợ nhỏ hơn số phát sinh Có, thì số chênh lệch ghi:
Nợ TK 8211– Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh.
1.4.6 Chi phí thuế thu nhập hỗn lại
Thuế thu nhập hoãn lại phải trả
1 – Trường hợp thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh từ các giao dịch trong năm
được ghi nhận vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hỗn lại: Cuối năm tài
chính, kế toán căn cứ “Bảng xác định thuế thu nhập hoãn lại phải trả” để ghi nhận
thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh từ các giao dịch trong năm vào chi phí
thuế thu nhập doanh nghiệp hỗn lại:
1.1 - Nếu số thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm lớn hơn số thuế thu
nhập hỗn lại phải trả được hồn nhập trong năm, kế tốn chỉ ghi nhận bổ sung số
thuế thu nhập hỗn lại phải trả là số chênh lệch giữa số thuế thu nhập hoãn lại phải
trả phát sinh lớn hơn số được hoàn nhập trong năm, ghi:
Nợ TK 8212 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hỗn
lại Có TK 347 – Thuế thu nhập hoãn lại phải trả.
1.2 - Nếu số thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm nhỏ hơn số thuế thu
nhập hoãn lại phải trả được hồn nhập trong năm, kế tốn chỉ ghi giảm (hồn nhập)
số thuế thu nhập hỗn lại phải trả là số chênh lệch giữa số thuế thu nhập hoãn
lại phải trả phát sinh nhỏ hơn số được hoàn nhập trong năm, ghi:
Nợ TK 347 – Thuế thu nhập doanh nghiệp hỗn lại phải trả
Có TK 8212 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại.
2 – Trường hợp thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh từ việc áp dụng hồi tố thay
đổi chính sách kế tốn hoặc điều chỉnh hồi tố các sai sót trọng yếu của các năm
trước: Cuối năm tài chính, kế tốn căn cứ “Bảng xác định thuế thu nhập hoãn lại
phải trả” đã được lập làm căn cứ ghi nhận hoặc hoàn nhập thuế thu nhập hoãn lại
phải trả phát sinh từ các giao dịch được điều chỉnh vào lợi nhuận chưa phân
phối của các năm trước.
- Trường hợp phải điều chỉnh tăng thuế thu nhập hoãn lại phải trả, ghi:
Tăng số dư Nợ đầu năm TK 4211 - Lợi nhuận chưa phân phối năm trước
(Nếu TK 4211 có số dư Nợ), hoặc
Giảm số dư Có đầu năm TK 4211 - Lợi nhuận chưa phân phối năm trước
(Nếu TK 4211 có số dư Có)
Tăng số dư Có đầu năm TK 347 – Thuế thu nhập hoãn lại phải trả.
- Trường hợp phải điều chỉnh giảm thuế thu nhập hoãn lại phải trả, ghi:
Giảm số dư Có đầu năm TK 347 – Thuế thu nhập hỗn lại phải
trả
Tăng số dư Có đầu năm TK 4211 - Lợi nhuận chưa phân phối
năm trước
(Nếu TK 4211 có số dư Có), hoặc Giảm số dư Nợ đầu năm TK 4211 Lợi nhuận chưa phân phối năm trước (Nếu TK 4211 có số dư Nợ)
1.4.7
Tài sản thuế thu nhập hoãn lại
1 – Trường hợp tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh từ các giao dịch được ghi
nhận vào chi phí thuế thu nhập hỗn lại: Cuối năm tài chính, kế tốn căn cứ “Bảng
xác định tài sản thuế thu nhập hoãn lại” đã được lập làm căn cứ ghi nhận hoặc
hoàn nhập tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh từ các giao dịch được ghi nhận
vào chi phí thuế thu nhập hoãn lại:
1.1 - Nếu tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm lớn hơn tài sản thuế thu
nhập hỗn lại được hồn nhập trong năm, kế tốn ghi nhận bổ sung giá trị tài sản
thuế thu nhập hoãn lại là số chênh lệch giữa số tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát
sinh lớn hơn số được hoàn nhập trong năm, nếu chắc chắn rằng trong tương lai
doanh nghiệp có đủ lợi nhuận tính thuế để thu hồi tài sản thuế thu nhập hoãn lại
được ghi nhận trong năm hiện tại, ghi:
Nợ TK 243 – Tài sản thuế thu nhập hỗn lại
Có TK 8212 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại.
1.2 - Nếu tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm nhỏ hơn tài sản thuế thu
nhập hỗn lại được hồn nhập trong năm, kế toán ghi giảm tài sản thuế thu
nhập hoãn lại là số chênh lệch giữa số tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh nhỏ
hơn số được hoàn nhập trong năm, ghi:
Nợ TK 8212 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hỗn lại
Có TK 243 – Tài sản thuế thu nhập hoãn lại
2 – Trường hợp tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh từ việc áp dụng hồi tố chính
sách kế tốn hoặc điều chỉnh hồi tố sai sót trọng yếu của các năm trước: Cuối năm
tài chính, kế tốn căn cứ “Bảng xác định tài sản thuế thu nhập hoãn lại” đã được
lập làm căn cứ ghi nhận hoặc hoàn nhập tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh từ
các giao dịch được điều chỉnh vào lợi nhuận chưa phân phối của các năm trước:
2.1 - Trường hợp phải điều chỉnh tăng tài sản thuế thu nhập hoãn lại, ghi:
Tăng số dư Nợ đầu năm TK 243 – Tài sản thuế thu nhập hỗn lại
Tăng số dư Có đầu năm TK 4211 - Lợi nhuận chưa phân phối năm trước
(Nếu TK 4211 có số dư Có), hoặc
Giảm số dư Nợ đầu năm TK 4211 - Lợi nhuận chưa phân phối năm trước
(Nếu TK 4211 có số dư Nợ)
2.2 - Trường hợp phải điều chỉnh giảm tài sản thuế thu nhập hoãn lại, ghi: Tăng
số dư Nợ đầu năm TK 4211 - Lợi nhuận chưa phân phối năm trước (Nếu TK
4211 có số dư Nợ), hoặc
Giảm số dư Có đầu năm TK 4211 - Lợi nhuận chưa phân phối năm trước (Nếu TK
4211 có số dư Có)
Giảm số dư Nợ đầu năm TK 243 – Tài sản thuế thu nhập hỗn lại
3) Kế tốn thuế thu nhập hỗn lại phải trả và tài sản thuế thu nhập hoãn lại trên báo
cáo tài chính hợp nhất đối với các khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên kết
và các khoản vốn góp vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm sốt (Xem phụ lục...)
Nội dung đầy đủ thơng tƣ 20/2006 hƣớng dẫn chuẩn mực thuế TNDN – Xem
phụ lục 2.2 đính kèm)
1.5
Chuẩn mực kế tốn thuế thu nhập quốc tế (IAS 12)
1.5.1 Nội dung cơ bản IAS 12
Mục tiêu: IAS 12 đưa ra nguyên tắc kế toán các khoản liên quan đến thuế
TNDN trong kỳ hiện tại và tương lai của hai khoản; khoản được thu hồi hay thanh
toán trong tương lai giá trị ghi sổ của các tài sản hay phải trả trong BCĐKT; các
giao dịch và các sự kiện khác trong kỳ hiện tại được ghi nhận trong BCTC của
doanh nghiệp.
Vấn đề đặt ra: IAS đưa ra nguyên tắc kế toán các khoản liên quan đến thuế
trong kỳ hiện tại và tương lai. Thu hồi (thanh toán) trong tương lai giá trị kết
chuyển của các tài sản có (nợ) trong bảng tổng kết tài sản. Các giao dịch và các sự
kiện khác trong kỳ hiện tại được ghi nhận trong báo cáo tài chính của doanh
nghiệp.
Phạm vi áp dụng: Thu nhập chịu thuế TNDN bao gồm thu nhập phát sinh ở
trong nước và nước ngoài. Thuế TNDN cũng bao gồm các loại thuế như thuế lợi
tức, các khoản thu nhập được trả từ chi nhánh, công ty liên kết, công ty liên doanh
căn cứ trên báo cáo doanh nghiệp
Hạch tốn kế tốn:
Trình bày và cơng bố thông tin:
1.5.2 Một số nội dung IAS 12 sửa đổi tính đến thời điểm hiện tại nhƣ sau:
Thứ 1: Phƣơng pháp tiếp cận trong kế tốn thuế thu nhập.
•
IAS (1979) cho phép lựa chọn một trong hai phương pháp tiếp cận kế tốn thuế thu
nhập doanh nghiệp đó là phương pháp hoãn lại (deferral) và nợ phải trả tiếp cận
báo cáo thu nhập (liability ). Phương pháp hoãn lại (Deferral method) dựa chủ yếu
trên nguyên tắc tương xứng, và do đó được xem là phương pháp tiếp cận dựa trên
báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Còn phương pháp nợ phải trả (Liability
method) dựa trên đánh giá tài sản/nợ phải trả phát sinh liên quan đến thuế phân
bổ nên được xem là phương pháp tiếp cận dựa trên bảng cân đối kế toán. Mặc dù
cả 2 phương pháp đều cho kết quả như nhau: Các khác biệt phát sinh khi:
o Các trường hợp chênh lệch thời điểm nhưng không đủ điều kiện ghi nhận tài
sản/nợ phải trả
o Thuế suất thay đổi
o Chênh lệch tạm thời không tạo ra chênh lệch thời điểm
IAS 12 (1996) cấm sử dụng phương pháp hoãn lại (Deferral method). Chỉ sử
dụng phương pháp nợ phải trả tiếp cận trên bảng cân đối kế toán. Theo đó, khoản
chênh lệch được xác định để tính thuế thu nhập hỗn lại là chênh lệch tạm thời chứ
khơng phải chênh lệch thời gian như phương pháp nợ phải trả tiếp cận báo cáo thu
nhập.
Chênh lệch tạm thời bao gồm chênh lệch thời gian và các khoản chênh lệch tạm
thời khác. Trong đó: Chênh lệch thời gian là chênh lệch giữa thu nhập chịu thuế và
lợi nhuận kế toán phát sinh trong một giai đoạn và được hoàn nhập trong một hoặc
một số giai đoạn kế tiếp. Các khoản chênh lệch tạm thời khác (không phải chênh
lệch thời gian) như: Công ty con, liên kết, liên doanh không phân chia lợi nhuận
cho công ty mẹ hoặc nhà đầu tư; Tài sản được đánh giá lại giá trị và khơng có sự
điều chỉnh cho mục đích tính thuế; Tài sản và nợ phải trả trong hợp nhất kinh
doanh được ghi nhận theo giá trị hợp lý cho phù hợp với IFRS 3 - Hợp nhất kinh
doanh nhưng khơng có sự điều chỉnh tương ứng cho mục đích tính thuế; Tài sản
hoặc nợ phải trả phi tiền tệ được đo lường bằng tiền tệ chính thức nhưng theo cơ sở
thuế lại được đo lường bằng một loại tiền tệ khác; Tài sản hoặc nợ phải trả phi tiền
tệ được trình bày theo IAS 29 - Báo cáo tài chính trong nền kinh tế siêu lạm phát;
Giá trị tài sản hoặc nợ phải trả trong ghi nhận ban đầu khác với cơ sở thuế.
Thứ hai: Ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại và thuế thu nhập hoãn lại
phải trả
-
IAS 12 gốc cho phép doanh nghiệp không ghi nhận tài sản thuế hoãn lại, thuế hoãn
lại phải trả khi có bằng chứng đáng tin cậy khoản chênh lệch thời gian khơng được
hồn nhập trong tương lai. IAS 12 sửa đổi yêu cầu doanh nghiệp ghi nhận tài sản
thuế hoãn lại, thuế hoãn lại phải trả cho tất cả các khoản chênh lệch tạm thời ngoại
trừ một số trường hợp ngoại lệ như nghiêm cấm ghi nhận tài sản thuế hoãn lại,
thuế hoãn lại phải trả phát sinh từ sự khác nhau giữa giá trị ghi sổ và cơ sở thuế của
tài sản và nợ phải trả từ ghi nhận ban đầu.
-
IAS 12 gốc yêu cầu thuế hoãn lại phải trả trong phân phối lợi nhuận của công ty
con, liên doanh, liên kết cần được ghi nhận trừ khi giả định lợi nhuận này sẽ không
được phân hối hoặc việc phân phối sẽ không làm tăng thuế phải trả. IAS 12 sửa đổi
nghiêm cấm việc ghi nhận như thế mà yêu cầu doanh nghiệp ghi nhận thuế hoãn
lại phải trả trừ khi đáp ứng được 2 điều kiện:
+ Công ty mẹ, nhà đầu tư hoặc liên doanh có khả năng kiểm sốt thời gian hồn
nhập chênh lệch tạm thời.
+ Chắc chắn chênh lệch tạm thời sẽ khơng được hồn nhập trong tương lai có thể
dự đốn được.
-
IAS 12 gốc khơng đề cập đến thuế hỗn lại phát sinh trong hợp nhất kinh doanh
do điều chỉnh theo giá trị hợp lý. IAS 12 sửa đổi cho rằng sự điều chỉnh theo giá