Tải bản đầy đủ (.doc) (86 trang)

Chất thơ trong tiểu thuyết tự lực văn đoàndoc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (314.31 KB, 86 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành khố luận này, ngồi sự cố gắng của bản thân, tơi có sự
hướng dẫn tận tình, chu đáo của thầy giáo Lê Văn Tùng, sự góp ý chân tình
của các thầy cơ giáo trong tổ văn học Việt Nam hiện đại, sự động viên và giúp
đỡ của người thân, bạn bè.
Với tình cảm chân thành nhất, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới
thầy giáo hướng dẫn, tập thể các thầy cô trong tổ văn học Việt Nam hiện đại,
gia đình và bạn bè.
Cơng trình nghiên cứu này, mặc dù đã rất cố gắng nhưng chắc chắn
khơng tránh khỏi những khiếm khuyết. Vì vậy, tơi rất mong sự thơng cảm, góp
ý của các thầy cơ và các bạn để khố luận này hồn chỉnh hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Vinh, tháng 5 năm 2010
Sinh viên
Nguyễn Thị Phượng

1


A.

PHẦN MỞ ĐẦU

I. Lý do chọn đề tài
Thành tựu hiện đại hố văn học Việt Nam có thể kể trên nhiều phương
diện. Nhưng trong đó hiện đại hố về mặt thể loại được coi là thành tựu hội tụ
các thành tựu khác. Qua hiện đại hoá về mặt thể loại có thể nhìn ra xu hướng
hiện đại hố ở các mặt khác. Q trình hiện đại hố thể loại đã cho thấy một
quy luật đầy năng động của hệ thống thể loại trong văn học hiện đại mà biểu
hiện nổi bật nhất là hiện tượng thâm nhập lẫn nhau giữa các thể loại, tạo ra
những khả năng vô tận của nghệ thuật hiện đại trong việc phản ánh thế giới


hiện thực mới. Tìm hiểu chất thơ có mặt trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn là
muốn hiểu rõ thêm, sâu hơn quy luật trên qua một hiện tượng cụ thể.
Tiểu thuyết hiện đại phôi thai từ cuối thế kỷ XIX (tiểu thuyết “thầy
Lazarô Phiền” của Nguyễn Trọng Quản - xuất bản lần đầu ở Gia Định, 1887).
Tuy đã biểu hiện một khuynh hướng văn xuôi mới, khác với văn xuôi chữ Hán
trung đại song phải đến đầu những năm 20 thế kỷ trước tiểu thuyết hiện đại
mới đặt được nền móng đầu tiên bởi “Tố Tâm” của Hồng Ngọc Phách.
Nhưng rồi phải chờ đến tiểu thuyết Tự lực văn đoàn cái nền móng ấy mới thực
sự vững chắc và định hình thể loại cho tiểu thuyết.
Sự phát triển của thể loại cũng để lại dấu ấn trong tác phẩm của các nhà
văn mỗi tác giả sáng tác trên rất nhiều thể loại khác nhau, không chuyên vào
một thể loại nào khác. Chẳng hạn, Khái Hưng và Nhất Linh vừa viết truyện
ngắn vừa viết tiểu thuyết, lại tham gia viết phê bình, thậm chí Khái Hưng cịn
viết kịch. Hay như Vũ Trọng Phụng vừa “ơng vua phóng sự” ở Bắc Kỳ, đồng
thời cũng là cây bút viết tiểu thuyết già dặn. Có một loạt tác giả vừa làm thơ
đồng thời lại là tác giả của truyện ngắn, tiểu thuyết: như Thế Lữ - người mở
đầu cho giai đoạn thơ mới nhưng cũng là tác giả của truyện ngắn, tiểu thuyết
như Xuân Diệu, Lưu Trọng Lư, Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh…

2


Trong bước phát triển nhảy vọt này có một thể loại nhanh chóng giữ
một vai trị, một vị trí đặc biệt trong văn học dân tộc và tiến gần đến mẫu mực
của nghệ thuật, của văn học thế giới, đó là tiểu thuyết. Thể loại này đã lôi cuốn
rất nhiều tác giả, nhiều nhà văn và nhờ thế mà nhiều truyện ngắn, tiểu thuyết
được đánh giá ngang tầm với những truyện ngắn, tiểu thuyết có tầm cỡ trên
thế giới.
Tìm hiểu đặc điểm độc đáo của tiểu thuyết hiện đại như hiện tượng chất
thơ thâm nhập vào văn xuôi tiểu thuyết thì tiểu thuyết Tự lực văn đồn có thể

cho ta một trường hợp phong phú và rõ nét hơn nhiều so với văn xuôi hiện
thực phê phán. Nghĩa là xét ở góc nhìn hiện tượng chất thơ thâm nhập văn
xi thì văn xi sáng tác theo chủ nghĩa lãng mạn rõ là có ưu thế hơn, chân
trời nghệ thuật rộng mở hơn văn xuôi theo chủ nghĩa hiện thực phê phán.
Vấn đề mà chúng tôi nghiên cứu ở đây là chất thơ trong văn xuôi. Đây
là một trong những biểu hiện của tính năng động thể loại của văn học hiện đại.
Hiện tượng này là một trong những vấn đề mới mẻ, thu hút sự quan tâm của
nhà nghiên cứu. Tuy nhiên, việc nghiên cứu chất thơ trong văn xuôi, đặc biệt
là tiểu thuyết Tự lực văn đoàn chưa được quan tâm và chú ý mà mới chỉ dừng
lại ở nhận xét chung, những quan niệm về nghệ thuật con người.
Hiện đại hóa văn học đã đi qua một thế kỷ và nay đang tiếp tục, dường
như công cuộc này khơng có giới hạn cuối cùng văn xi và văn xi tiểu
thuyết nói riêng, các thể loại khác nói chung trong văn học Việt Nam cùng
thời với chúng ta đang tiếp tục thể hiện các quy luật của hiện đại hoá. Và quy
luật sự thâm nhập lẫn nhau giữa các thể loại đến văn học hôm nay càng phong
phú, phức tạp và cũng đã thấy nhiều tranh cãi. Trở lại với một thành tựu hiện
đại hố văn xi tiểu thuyết củaTự lực văn đồn người làm khố luận muốn
tìm cho mình một bài học kinh nghiệm, một nhận thức cụ thể và sinh động để
góp phần tự giải thích những đổi mới về thể loại đang diễn ra ngày nay.
Với đề tài này, chúng tơi chưa có điều kiện tìm hiểu toàn bộ tiểu thuyết
của tác giả Tự lực văn đoàn mà chỉ đi sâu vào khảo sát chất thơ trong tiểu
3


thuyết của Nhất Linh và Khái Hưng trong phạm vi của một khố luận tốt
nghiệp Đại học, chúng tơi mong rằng với đề tài này sẽ góp phần vào việc tìm
hiểu và giảng dạy tiểu thuyết Tự lực văn đồn trong nhà trường hiện nay.
II. Lịch sử vấn đề
Chỉ tồn tại trong 10 năm, nhưng từ khi ra đời cho đến nay, tiểu thuyết
Tự lực văn đoàn đã trở thành tiêu điểm chú ý của giới nghiên cứu và phê bình

văn học. Trong tổ chức Tự lực văn đồn, có một thành viên của nhóm có một
cuộc đời chính trị rất phức tạp. Vì thế, việc đánh giá trào lưu văn học này có
nhiều điểm khơng thống nhất.
Trước năm 1945: trong các cơng trình của Trương Chính (Dưới mắt tơi,
1939), Vũ Ngọc Phan (Nhà văn hiện đại, 1942), Dương Quảng Hàm (Việt
Nam văn học sử yếu, 1942). Và một số bài phê bình của Lê Thanh (Ngày nay
số 126 tháng 9/1938), Trần Thanh Mai (Phong Hố tháng 2/1934 và Sơng
Hương 5/1941). Giai đoạn này tiểu thuyết Tự lực văn đoàn cịn được đánh giá
chung chung và có phần đơn giản. Các cơng trình trên bước đầu mới chỉ nêu
lên một số đóng góp của tiểu thuyết Tự lực văn đồn về tư tưởng và nghệ
thuật. Chẳng hạn, tư tưởng đấu tranh giải phóng cá nhân, nghệ thuật tả cảnh và
miêu tả tâm lý nhân vật.
Từ sau 1945 đến 1975: Tiểu thuyết Tự lực văn đoàn được nghiên cứu
sâu hơn. Nhưng do tình hình khách quan, việc đánh giá trào lưu văn học này
được chia làm hai khu vực:
Ở miền Nam, với các cơng trình tiêu biểu của Nguyễn Văn Xung (Bình
giảng về Tự lực văn đồn, 1958), Phan Thế Ngũ (Việt Nam văn học sử giản
ước tân biên, tập III, 1960), Dỗn Quốc Sỹ, (Về Tự lực văn đồn 1960), Thanh
Lãng (Phê bình văn học thập kỷ 32, tập III, 1972). Ở các cơng trình này, việc
đánh giá nghiêng về xu hướng khen nhiều hơn chê. Phần lớn các tác giả đều
đề cao Tự lực văn đoàn ở tiểu thuyết luận đề và nghệ thuật tả cảnh, miêu tả
tâm lý nhân vật.

4


Ở miền Bắc, có các cơng trình văn học sử tiêu biểu của nhóm Lê Q
Đơn (Lược thảo lịch sử văn học Việt Nam, tập III, 1958), Bạch Năng Thi
-Phan Cự Đệ (Văn học Việt Nam 1930 - 1945, 1961) và các bài phê bình của
Nguyễn Đức Đàn, Nam Mộc... các cơng trình đều chủ yếu tập trung phê bình

nội dung xã hội của các tác phẩm trên phương diện tư tưởng, chính trị, đạo
đức. Về nghệ thuật, các tác giả chủ yếu xem xét dưới góc độ của phương pháp
sáng tác: vấn đề điển hình hố, cá tính hố nhân vật, miêu tả tâm lý nhân vật.
Sau năm 1975, nhất là thời kỳ đổi mới, trong khơng khí đánh giá lại các
hiện tượng văn học, nhiều tác phẩm của Tự lực văn đoàn được in lại, nhiều bài
nghiên cứu chuyên luận mới ra đời. Năm 1988, trường Đại học Tổng hợp Hà
Nội đã tổ chức một hội nghị chuyên đề đánh giá lại các hiện tượng văn học
quá khứ mà văn xi Tự lực văn đồn là một hiện tượng tiêu biểu. Các nhà
nghiên cứu lý luận và phê bình văn học: Hà Minh Đức, Phan Cự Đệ, Trương
Chính, Nguyễn Hồnh Khung, Lê Thị Đức Hạnh... đã có một cách nhìn mới
về văn xi Tự lực văn đồn.
Giáo sư Hà Minh Đức cho rằng: “Tự lực văn đoàn với nhiều tiền đề văn
học xã hội mới đã tạo nên những giá trị mới trong văn học” [6 -16].
Phan Cự Đệ khẳng định: “Tiểu thuyết Tự lực văn đồn có công lớn
trong việc đổi mới nền văn học vào những năm 30 của thế kỷ, đổi mới từ quan
niệm xã hội cho đến việc đẩy nhanh các thể loại văn học trên con đường hiện
đại hố làm cho ngơn ngữ trở nên trong sáng và giàu có hơn” [5 - 27].
Trương Chính cũng cho rằng: “Tự lực văn đồn có một vai trò rất lớn
trong sự phát triển văn học nước ta những năm 30” (Tự lực văn đoàn – báo
giáo viên Nhân dân số đặc biệt 27, 28, 29,30,31/1/1989).
Nguyễn Hoành Khung nhận định tổng quát: “Văn học lãng mạn với sự
chối bỏ mạnh mẽ kiểu tư duy nghệ thuật cũ khuôn sáo, hướng văn học đi vào
con người cụ thể đã mở đường cho sự giải phóng cá tính sáng tạo và góp phần
quyết định đem lại sinh khí cho văn học” [14 - 8].
Trong chuyên luận: “Tự lực văn đoàn - con người và văn chương” GS.
Phan Cự Đệ viết: “Một số tác phẩm của Tự lực văn đoàn đề cao tinh thần dan
5


tộc, những khách chinh phu trong thơ Thế Lữ, trong tiểu thuyết “Đơi bạn,

“Đoạn tuyệt”... có tinh thần u nước, yêu dân, có thái độ phủ nhận cái chế độ
thối nát đương thời, tuy lý tưởng của họ còn mơ hồ, yếu ớt và đậm màu sắc cải
lương chủ nghĩa. Tự lực văn đoàn chủ trương cải cách xã hội một cách hợp
pháp. Họ không đánh thẳng vào một số kẻ thù của dân tộc, tuy nhiên lúc có
điều kiện họ cũng đả kích một cách bóng gió, xa xơi bọn thực dân Pháp trong
các tranh biếm hoạ... Tự lực văn đồn có một hồi bão về một nền văn hố dân
tộc và thực sự đã đóng góp lớn cho nền văn học dân tộc. Hoạt động văn
chương lúc đó là chuyện sang trọng, thiêng liêng, là lý tưởng sống của một lớp
người. Khơng làm được cách mạng thì làm văn chương, gửi tâm sự yêu nước
vào lòng yêu quê hương, yêu tiếng Việt. Cho nên người ta đã đi vào văn
chương với tất cả niềm say mê và tâm huyết của mình. Tự lực văn đồn đã
góp phần rất quan trọng vào việc cách tân văn học, xây dựng một nền văn học
Việt Nam hiện đại” [24 - 14].
Ở một vị thế khác, với tư cách là một cộng tác viên thân thiết của Tự lực
văn đoàn, nhà thơ Huy Cận phát biểu trong Hội thảo về văn chương Tự lực
văn đoàn (1989) như sau: “Tự lực văn đoàn đã góp phần lớn vào nghệ thuật
tiểu thuyết, vào tính hiện đại của tiểu thuyết, đóng góp vào tiếng nói và câu
văn của dân tộc với lối văn trong sáng và rất Việt Nam” [24 - 15]. Trong
những “đóng góp lớn lao” đó có sự góp phần của sự thâm nhập của chất thơ
vào văn xuôi tiểu thuyết.
Qua đây ta thấy rất nhiều học giả, nhà nghiên cứu lý luận và phê bình đã
có một số ý kiến về chất thơ hoặc những đặc điểm đó gần gũi chất thơ trong
tiểu thuyết Tự lực văn đoàn. Nhưng là các ý kiến nhận định, đánh giá rải rác
trong khi nghiên cứu các đề tài khác... cịn đi vào tìm hiểu, khảo sát “chất thơ
trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn” như một đối tượng chun biệt thì chưa có.
III. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu vấn đề: “Chất thơ trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn” là
quan tâm tới đặc trưng loại hình của chất trữ tình trong tiểu thuyết Tự lực văn

6



đoàn, đồng thời thấy được sự tác động qua lại giữa hai thể loại như một quy
luật thể hiện tính năng động thể loại của văn học Việt Nam hiện đại.
Trong khi thực hiện đề tài này chúng tôi đã sử dụng các phương pháp
nghiên cứu sau đây:
+ Phương pháp phân loại
+ Phương pháp phân tích, tổng hợp.
+ Phương pháp so sánh, đối chiếu.
Bên cạnh đó để thấy được quá trình sáng tạo độc đáo của các nhà văn
thì chúng tôi đã tiến hành soi chiếu những nhận xét của những nhà nghiên cứu
vào tiểu thuyết Tự lực văn đoàn. Để từ đó cố gắng vận dụng những hiểu biết
của mình về lý luận mong muốn lý giải và phân tích để hiểu được thêm một
phương diện giá trị của tiểu thuyết Tự lực văn đồn.
Đặc biệt, để có cơ sở nghiên cứu vấn đề này, chúng tôi sử dụng quy luật
về tính năng động nghệ thuật của văn học hiện đại biểu hiện qua sự phát triển
thể loại.
IV. Phạm vi đối tượng nghiên cứu
Với đề tài này, chúng tôi nghiên cứu chất thơ trong các tác phẩm “Đoạn
tuyệt”, “Lạnh lùng”, “Đôi bạn”, “Bướm trắng” của Nhất Linh; “Hồn bướm mơ
tiên”, “Nửa chừng xn”, “Trống mái”, “Gia đình”, “Thốt ly”, “Thanh đức”
của Khái Hưng và “Gánh hàng hoa”, “Đời mưa gió” của Nhất Linh và Khái
Hưng viết chung. Ngồi ra, cịn có “Con đường sáng” của Hồng Đạo. Đây là
một trong những tác phẩm của tiểu thuyết Tự lực văn đoàn thấm đẫm chất thơ.
Cùng với việc khai thác chất thơ ở phương diện nội dung chúng ta cũng khai
thác chất thơ từ những phương diện nghệ thuật trong tiểu thuyết Tự lực văn
đồn.
V. Đóng góp của đề tài
Do mục đích thực hiện đề tài này, chúng tơi một mặt muốn chứng minh
tính năng động nghệ thuật của văn học hiện đại, là quy luật phổ biến, mặt khác

làm cho độc giả có cái nhìn phổ biến tồn diện, đa chiều trong việc tiếp nhận
văn học ở góc độ thể loại. Phải thấy được sự thâm nhập tác động qua lại lẫn
7


nhau giữa các thể loại để thấy được sự độc đáo đa dạng của thể loại văn học
hiện đại. Đồng thời qua đề tài này chúng ta có thể đi đến kết luận: Thành tựu
của tiểu thuyết Tự lực văn đoàn (hai tác giả tiêu biểu là Nhất Linh và Khái
Hưng). Tuy chỗ này hay chỗ kia chưa thực sự xuất sắc lắm về mặt nghệ thuật
nhưng là những hiện tượng nghệ thuật thực sự mới mẻ đánh dấu một bước
trưởng thành cho văn xuôi và tiểu thuyết Việt Nam hiện đại.
VI. Cấu trúc khóa luận.
Ngồi phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo. Nội dung chính của
khố luận gồm 3 chương:
Chương 1: Về sự thâm nhập lẫn nhau giữa các thể loại trong văn học và
sự có mặt của chất thơ trong văn xuôi
Chương 2: Chất thơ trong nội dung chủ đề và cảm hứng của tiểu thuyết
Tự lực văn đoàn.
Chương 3: Chất thơ trong một số phương diện nghệ thuật của tiểu
thuyết Tự lực văn đoàn.

8


B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: VỀ SỰ THÂM NHẬP LẪN NHAU GIỮA CÁC
THỂ LOẠI TRONG VĂN HỌC VÀ SỰ CÓ MẶT CỦA
CHẤT THƠ TRONG VĂN XUÔI
1.1. Sự thâm nhập lẫn nhau giữa các thể loại, hiện tượng phổ biến trong
lịch sử văn học nhân loại

Khái niệm thể loại
Thể loại, một trong những quan niệm quen thuộc và ổn định của lý luận
cũng như trong thực tiễn sáng tạo, là các dạng thức tổ chức tác phẩm, quy tụ
những hình thức nhìn nhận và phản ánh đời sống.
Chúng ta đều biết rằng tác phẩm văn học là sự thống nhất trọn vẹn của
các yếu tố đề tài, chủ đề, nhân vật, kết cấu, cốt truyện, lời văn. Nhưng sự
thống nhất ấy lại được thực hiện theo những quy luật nhất định. Thể loại tác
phẩm văn học là khái niệm chỉ quy luật loại hình của tác phẩm trong đó ứng
với một loại nội dung nhất định có một loại hình thức nhất định tạo cho tác
phẩm một hình thức tồn tại chỉnh thể.
Trong thể loại tác phẩm văn học bao giờ cũng có sự thống nhất quy định
lẫn nhau của các loại đề tài, chủ đề, cảm hứng, hình thức nhân vật, hình thức
kết cấu và hình thức lời văn. Chẳng hạn, nhân vật kịch, nhân vật trữ tình, kết
cấu thơ trữ tình và lời thơ, luật thơ...Sự thống nhất này lại do những phương
thức chiếm lĩnh đời sống khác nhau quy định, thể hiện những quan điểm thẩm
mỹ khác nhau đối với hiện thực, mang những khả năng khác nhau trong tái
hiện đời sống. Bởi vì các phương thức ấy ứng với các hình thức hoạt động
nhận thức của con người hoặc trầm tư, hoặc chiêm nghiệm, hoặc qua các biến
cố liên tục, hoặc qua xung đột, mâu thuẫn, hoặc qua các sự thật sinh động...
Đến lượt mình, các thể loại tạo cho nó một kênh giao tiếp với người đọc. Giáo
tiếp thơ khác với giao tiếp kịch, giao tiếp bằng tiểu thuyết khác với giao tiếp
bằng các thể loại ký. Mỗi kiểu giao tiếp như vậy lại đòi hỏi những ngôn ngữ
và phương tiện riêng, truyền thống và kinh nghiệm riêng. Chính vì vậy mà
9


thông tin về thể loại tác phẩm là rất cần thiết đối với sáng tác và tiếp nhận văn
học. Không phải ngẫu nhiên mà sau nhan đề tác phẩm người ta thường thông
báo ngay tên thể loại tác phẩm: “Epghêni ônêghin”- Tiểu thuyết bằng thơ,
“Vườn anh đào”- Hài kịch bốn hồi, “Sau luỹ tre” - Tiểu thuyết, “Dưới bóng

hồng lan” - Truyện ngắn, “Đây thôn Vĩ Dạ”- Thơ. Hoặc xa xưa hơn, tên thể
loại trở thành một bộ phận không tách rời của tên tác phẩm “Bình ngơ đại
cáo”, “Hịch tướng sĩ”, “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”, “Hoàng Lê Nhất Thống
Chí”, “Chinh phụ ngâm”... ở đây, nói tới thể loại là nói tới một cách tổ chức
tác phẩm, một kiểu tái hiện đời sống và một kiểu giao tiếp nghệ thuật.
Thể loại văn học là một hiện tượng loại hình của sáng tác và giao tiếp
văn học, hình thành trên cơ sở sự lặp lại có quy luật của các yếu tố tác phẩm.
Nhưng thể loại tác phẩm không đơn giản là loại hình và lặp lại. Bản chất của
sáng tạo nghệ thuật là tính độc đáo và khơng lặp lại. Sự vận động cuộc sống
cũng luôn luôn sản sinh và biến động các giới hạn phản ánh, đổi mới các kênh
giao tiếp và làm cho chúng tác động vào nhau, đan bện vào nhau trong các tác
phẩm nghệ thuật độc đáo. Vì vậy, đối với từng tác phẩm văn học cụ thể có tầm
cỡ, thể loại là tồn bộ các phương thức tổ chức, phản ánh và giao tiếp độc đáo
của nó như một hệ thống chỉnh thể. Sự phân loại thể loại cũng như phân loại
đề tài, chủ đề, cảm hứng, nhân vật, phân loại kết cấu, phân loại lời văn, dầu
quan trọng đến đâu thì cũng chỉ là vấn đề có tính thứ hai, có tính ước lệ, nhằm
hệ thống hoá các sự vật bề bộn.
Vấn đề có tính thứ nhất ở đây là hình thức tồn tại chỉnh thể của tác
phẩm. Một hình thức như vậy trên thực tế đa dạng hơn bất cứ hệ thống phân
loại nào. Người sáng tác, khi xây dựng tác phẩm, khơng đơn giản là làm cho
tác phẩm của mình giống với các mẫu mực có trước. Rõ ràng, muốn nhận thức
đặc điểm thể loại của một tác phẩm có giá trị, người ta vừa phải có tri thức về
các quy luật lặp lại của thể loại, lại vừa phải biết nhận ra tính độc đáo trong sự
vận dụng, sáng tạo thể loại của tác giả.

10


“Từ điển thuật ngữ văn học” định nghĩa: “Thể loại văn học là dạng thúc
của tác phẩm văn học, được hình thành và tồn tại tương đối ổn định trong quá

trình phát triển lịch sử của văn học, thể hiện ở sự giống nhau về cách thức tổ
chức tác phẩm, về đặc điểm của các loại hiện tượng đời sống được miêu tả và
tính chất của mối quan hệ của nhà văn đối với các hiện tượng đời sống ấy” [16
- 299].
Thể loại văn học trong bản chất phản ánh những khuynh hướng phát
triển vững bền, vĩnh hằng của văn học và các thể loại văn học tồn tại là để giữ
gìn, đổi mới thường xuyên các khuynh hướng ấy. Do đó mà thể loại văn học
ln ln vừa mới vừa cũ, vừa biến đổi vừa ổn định. Vì vậy khi tiếp cận cần
tính đến thời đại lịch sử của văn học và những biến đổi, thay thế của chúng.
Sự thâm nhập ảnh hưởng qua lại giữa các thể loại là hiện tượng phổ
biến từ xa xưa, xuất hiện từ thời cổ đại. Chẳng hạn, văn học Hy Lạp cổ đại tất
cả các thể loại đều viết bằng thơ. Hiện tượng “mượn” hình thức thể loại khác
để viết tác phẩm thuộc thể loại này không phải do quy luật tự thân của mỗi thể
loại có nhu cầu tăng trưởng năng lực sáng tạo của mình và tìm đến với nhau
theo nguyên lý cộng sinh của văn học hiện đại. Xét từ bình diện sinh thành,
hiện tượng “mượn” hình thức thể loại của văn học Trung đại là một sự sáng
tạo bất đắc dĩ. Tâm lý người xưa thích sáng tác thơ cho nên họ đã dùng thơ
làm hình thức chuyển tải một câu chuyện, một cốt truyện. Hay có thể nói đây
là hiện tượng ký sinh thể loại.
Mỗi thể loại có con đường phát triển riêng với yêu cầu định hình đặc
trưng và mở rộng khả năng nghệ thuật củ thể loại nhưng cũng thấy rõ sự cộng
sinh giữa chúng. Mỗi thể loại tự phong phú lên và gia tăng khả năng biểu hiện
thế giới trong quá trình thâm nhập, tiếp nhận và chuyển hoá này. Sự ảnh
hưởng thâm nhập tạo ra các khu trung gian thể loại, tạo ra những “thể ghép”
làm phong phú rất nhiều cho mặt bằng thể loại.
Sự thâm nhập ảnh hưởng qua lại giữa các thể loại còn xảy ra trương hợp
một yếu tố, một tính chất thuộc đặc trưng thể loại này lại có mặt trong tác
11



phẩm thuộc thể loại khác. Chẳng hạn, hiện tượng thâm nhập văn xuôi vào thơ
đưa lại cho thơ mới một thành công rực rỡ trong văn học hiện đại nửa đầu thế
kỷ XX. Về sau đã tạo ra một loại thơ mới gọi là thơ - văn xuôi. Hay sự pha
trộn thơ và kịch tạo nên kịch thơ. Đặc biệt sự thâm nhập chất thơ vào văn xuôi
thể hiện rõ trong các sáng tác của tiểu thuyết Tự lực văn đồn, xây dựng một
nền tiểu thuyết có kết cấu và cốt truyện chặt chẽ, lối kể chuyện duyên dáng,
hấp dẫn, ngôn ngữ trong sáng gợi cảm và giàu chất thơ.
Như vậy, để hiểu rõ sự thâm nhập ảnh hưởng qua lại giữa các thể loại
phong phú đa dạng như thế nào thì ta xét 3 trường hợp sau để qua đó thấy
được trường hợp chất thơ trong thuyết Tự lực văn đoàn thuộc trường hợp nào?
1.1.1 Trường hợp một: Nội dung tác phẩm thuộc thể loại này lại được
viết bằng hình thức thể loại khác
Hiện tượng các thể loại thâm nhập lẫn nhau không chỉ xuất hiện trong
văn học hiện đại mà văn học thế giới đã xuất hiện từ thời cổ đại. Ví như, văn
học Hy Lạp cổ đại tất cả các thể loại đều viết bằng thơ. Do đó Arixtốt khi
nghiên cứu nghệ thuật văn học cổ Hy Lạp mới có cơng trình “Nghệ thuật thi
ca”. Đến thời trung cổ, thời Phục hưng, bi kịch vẫn được dịch bằng thơ.
Văn học Phương Đơng nói chung và văn học Việt Nam cổ trung đại nói
riêng, văn tế có thể viết bằng thể phú. Chẳng hạn, “Văn tế nghĩa sĩ Cần
Giuộc”, có thể viết bằng song thất lục bát, như “Văn tế thập loại chúng sinh” Nguyễn Du, và rất nhiều thể khác: kịch thường là kịch hát trước hết bằng văn
vần để hát chèo, tuồng; truyện có thể được viết bằng thơ: truyện thơ Nôm Việt
Nam, tiêu biểu là “Truyện Kiều” - Nguyễn Du.
Như vậy, hiện tượng các thể loại thâm nhập lẫn nhau thời Trung đại
không hiếm, các hiện tượng có mặt trong nhau, làm phương tiện của nhau.
Tuy vậy, hiện tượng “mượn” hình thức thể loại khác để viết tác phẩm thuộc
thể loại này không phải do quy luật tự thân của mỗi thể loại có nhu cầu tăng
trưởng năng lực sáng tạo của mình và tìm đến với nhau theo nguyên lý cộng
sinh của văn học hiện đại. Xét từ bình diện sinh thành, hiện tượng “mượn”
12



hình thức thể loại của văn học Trung đại là một sự sáng tạo bất đắc dĩ. Phải
chăng, do quan niệm nghệ thuật của ngày xưa, nghệ thuật là phải biến cuộc
sống thành thơ, thi vị hoá, mỹ lệ hoá ngơn ngữ đời sống mới là nghệ thuật.
Nói như thế có nghĩa là văn xi nghệ thuật đến chậm hơn chăng?
Văn học Trung đại Việt Nam sử dụng nhiều thể loại như hịch, chiếu,
cáo, thư, văn tế... Ngay tên gọi của từng thể loại chúng ta biết được chức năng
chúng đảm nhận. Mỗi thể loại có chức năng riêng và cuộc sống độc lập của
nó.
Văn học Trung đại kéo dài trong suốt 10 thế kỷ dưới thời kỳ xây dựng
quốc gia phong kiến độc lập. Sáng tác văn thơ thời kỳ này mang đặc trưng “thi
dĩ ngơn chí”, “văn dĩ tải đạo”. Người sáng tác thông qua tác phẩm văn chương
để nói lên cái chí của mình. Thời kỳ Trung đại Việt Nam văn chương không
được lưu hành rộng rãi. Nó chỉ bó hẹp trong phạm vi bộ phận vua chúa quan
lại, những nhà Nho trí thức... hay những bậc quân tử. Họ thường mang tư
tưởng lớn “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Cho nên cái “chí” ở đây là
cái “chí” của những bậc quân tử, những người có địa vị cao trong xã hội, cịn
tầng lớp bình dân cũng có sáng tác nhưng khơng được coi trọng, không được
xuất bản.
Sáng tác văn thơ thời kỳ này người ta quan tâm nhiều hơn đến các thể
văn hành chức. Văn xuôi nghệ thuật chưa được chú ý, chưa ở vào vị trí chủ
yếu. Thơ ca được phát triển vì phù hợp với tâm lý của bộ phận sáng tác lúc
bấy giờ thích sáng tác thơ ca để ngâm vịnh. Nhưng thơ ca sáng tác mang tính
quy phạm nghiêm ngặt. Dường như người sáng tác chỉ có việc lựa chọn những
câu chữ cho phù hợp theo phân mẫu đã định sẵn. Thơ càng sử dụng nhiều điển
tích, điển cố, càng chuẩn, càng đúng luật thì được đánh giá cao. Nếu như làm
trái những điều đó thì bị coi là “làm loạn” trong thơ ca. Điều này làm hạn chế
khả năng sáng tạo độc lập của cá nhân nên họ ít có những đột phá trong nghệ
thuật. Do vậy, hiện tượng cộng sinh thể loại trong văn học Trung đại Việt Nam
chưa có điều kiện phát sinh nảy nở. Chẳng hạn trong sáng tác văn xuôi, tác giả

13


Trung đại nhiều lúc cũng bộc lộ cảm xúc của mình trước sự kiện được kể bằng
những câu văn mềm mại réo rắt có chất thơ. Hoặc khi diễn tả những cảm xúc
và tâm trạng bất hạnh của mình, nhân vật trong các tác phẩm ngâm cũng có
nhắc đến thời gian và sự kiện làm nền cho tình cảm:
“Thuở trời đất nổi cơn gió bụi
Khách má hồng lắm nỗi truân chuyên ”
(Chinh phụ ngâm)
Đến thế kỷ XXIII, sự phát triển của bộ phận văn học chữ Hán mạnh về
văn xuôi hơn là về thơ. Cả thơ chữ Hán lẫn văn xuôi chữ Hán giai đoạn này
đều tăng cường nội dung hiện thực, chất liệu hiện thực, đều cố bám sát cuộc
sống, đồng thời vươn lên mức độ hoàn thiện về phương diện nghệ thuật.
Cịn bộ phận văn học chữ Nơm mặc dù chưa có văn xi nghệ thuật mà
chỉ có thơ nhưng thơ Nôm giai đoạn này không dừng lại ở những thể tài lớn có
khả năng bao quát sâu rộng cuộc sống. Thành tựu chủ yếu của bộ phận văn
học chữ Nơm là “truyện thơ” hay cịn gọi “truyện Nơm”. Vậy đây có phải là
hiện tượng cộng sinh thể loại giữa truyện và thơ hay không? Thực ra đây
không phải là hiện tượng cộng sinh thể loại mà chỉ là hiện tượng ký sinh thể
loại trong văn chương. “Truyện Kiều” - Nguyễn Du là trường hợp tiêu biểu
cho hiện tượng ký sinh thể loại. Tâm lý của người xưa thích sáng tác thơ cho
nên họ đã dùng thơ làm hình thức để chuyển tải một câu chuyện, một cốt
truyện. Hay có thể nói đây là hiện tượng ký sinh vào thơ. Truyện chưa tìm
được hình thức văn xi phù hợp để thể hiện, trong khi nhà Nho trung đại lại
“thiên tính thơ” hơn là mê văn xi, họ đành “trao thân gửi phận” câu chuyện
của mình cho hình thức thơ. Như vậy xét từ góc độ sinh thành đây là một hiện
tượng ký sinh thể loại, nhưng khi truyện được thể hiện qua thơ trong tác phẩm,
tính truyện và tính thơ có sự cộng hưởng để cùng thực hiện một chức năng
nghệ thuật.

Vì vậy, có thể nói văn học Trung đại chưa có hiện tượng cộng sinh thể
loại, nếu xét từ quan điểm quan phương chính thống về thể loại. Tuy nhiên,
14


khi xét ở thực tế sáng tạo, thực ra cũng có những yếu tố dự báo hiện tượng
cộng sinh thể loại. Ví như trong thơ Nơm của Hồ Xn Huơng có sự phá cách,
“nổi loạn” ở việc cách tân thể thơ Đường luật đưa những yếu tố tự sự vào
trong thơ
“Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi
Này của Xuân Hương mới quệt rồi”
(Mời trầu)
Hay:
“Khéo khéo đi đâu lũ ngẩn ngơ
Lại đây cho chị dạy làm thơ
Ong non ngứa nọc châm hoa rữa
Dê cỏn buồn sừng húc dậu thưa”
(Mắng học trò dốt 1)
Hay trong thơ Tú Xương, ông đưa lời ăn tiếng nói hàng ngày vào trong
thơ, thậm chí cả tiếng chửi:
“Cha mẹ thói đời ăn ở bạc
Có chồng hờ hững cũng như khơng”
(Thương vợ)
Nhìn chung “cộng sinh thể loại” chưa phải là hiện tượng mang tính quy
luật phổ biến trong văn chương Trung đại. Hiện tượng này chỉ đến văn học
hiện đại mới xuất hiện và đó là một trong những thành tựu đặc sắc mà trong
quá trình phát triển không ngừng văn học hiện đại đã đạt được về thể loại.
1.1.2. Trường hợp hai: Thể loại đều có nhu cầu tự nguyện kết hợp với
nhau thành thể loại thứ ba - thể ghép, khu trung gian
“Từ điển tiếng Việt” định nghĩa: “Cộng sinh là sự hợp lại hai hoặc

nhiều cơ quan khác nhau để cùng sinh sống” [20 - 250].
Như vậy, hiện tượng cộng sinh có thể hiểu là hiện tượng của các yếu tố
khác nhau hợp lại tạo ra một yếu tố khác. Cách hiểu này là cách hiểu chung
15


cho mọi hiện tượng của thế giới, trong đó và trước hết đúng hoàn toàn với các
hiện tượng vật chất hữu cơ. Chẳng hạn, Ngựa kết hợp với Lừa tạo thành con
La, hay ghép Cam với Chanh tạo thành loại cây có cả hai tính chất ngang
nhau.
Nhưng ở các hiện tượng tinh thần thì lại khơng hồn tồn như thế. Tuy
nhiên vẫn có trường hợp như thế: kịch kết hợp với thơ tạo ra kịch thơ, sự thâm
nhập của văn xuôi vào thơ tạo ra thể thơ văn xuôi. Chẳng hạn, “Giọt sương
hoa” của Phạm Văn Hạnh, “Chơi giữa mùa trăng” của Hàn Mặc Tử...Ở đây
chất văn xuôi không làm mất đi chất thơ mà cịn làm “lạ hố”, phong phú
thêm thế giới thơ. Ở một chiều ngược lại thơ cũng ảnh hưởng đến văn xi và
kịch. Có thể nhận thấy khá rõ chất thơ trong nhiều vở kịch của Đoàn Phú Tứ
như “Mơ hoa”, “Xuân tươi”...và những trang tiểu thuyết Tự lực văn đoàn hấp
dẫn người đọc. Hay văn xuôi Thạch Lam, nhiều truyện ngắn của Thanh Tịnh,
Hồ Dzếnh man mát chất thơ. Cịn với “Phấn thơng vàng”, “Toả nhị Kiều” của
Xuân Diệu, người ta có thể nghĩ đến sự xuất hiện một dạng “văn xi thơ”.
Ngồi ra ta cịn thấy sự thâm nhập của tiểu thuyết và phóng sự, phóng sự mở
đường cho tiểu thuyết và cũng để lại ấn tượng rất rõ trong tiểu thuyết. Khơng
ít tác phẩm được định danh là phóng sự và thực sự trong đó dù phần tư liệu
ngun dạng vẫn cịn giữ nguyên sự tươi mới sắc cạnh thì cũng đã thấy khá rõ
những tổng hợp, hư cấu, phân tích tạo nên chất tiểu thuyết. Điều này thể hiện
khá rõ trong một số phóng sự của Vũ Trọng Phụng như “Cơm thầy cơm cô”,
“Kỹ nghệ lấy Tây”, “Cạm bẫy người”... Khi tiểu thuyết phát triển chín muồi,
vẫn tồn tại loại tiểu thuyết đậm chất phóng sự như “Ngoại ơ”, “Ngõ hẻm” của
Nguyễn Đình Lạp.

Khơng phải bao giờ cộng sinh cũng đều tạo ra thể mới, áp dụng nguyên
lý sinh học: cộng sinh hai cá thể cho ca thể thứ ba, cá thể thứ ba có thể là loại
mới. Ví dụ: Ngựa kết hợp với Lừa tạo thành con La, nhưng cá thể thứ ba có
thể mang “gien” trội của A hoặc B. Trong cộng sinh thể loại, ví dụ chất thơ
thâm nhập vào truyện (văn xuôi) theo nguyên lý cộng sinh nhưng tác phẩm ra
16


đời vẫn là truyện (gien trội).Tuy vậy, rất nhiều trường hợp khơng hồn tồn là
A + B tạo ra C, mà chỉ là A + B để có một A , có một chất mới (chứ chưa phải
tiểu thuyết). Nói rộng hơn, hiện tượng pha trộn ngơn ngữ văn hố vùng này
với vùng khác nhưng vẫn giữ được nền tảng của vùng bản địa...
Như vậy, yếu tố được tạo ra bởi hiện tượng cộng sinh phong phú, đa
chức năng hơn so với các yếu tố tạo ra nó. Trong quá trình thâm nhập đó cả
hai yếu tố cùng có lợi và nếu chúng tách riêng từng yếu tố thì chúng vẫn có
khả năng tồn tại một cách độc lập.
Nền văn học Trung đại do chịu ảnh hưởng của hệ ý thức phong kiến và
các tôn giáo Trung đại nên văn học Trung đại là một nền văn học yên tĩnh
trong xã hội yên tĩnh. Tư duy nghệ thuật Trung đại là kiểu tư duy khn mẫu,
mang tính phục cổ. Đó là kiểu tư duy tuân thủ các quy tắc nghệ thuật mang
tính tiền định, khơng thừa nhận những sáng tạo vượt ra ngoài Barie nghệ thuật.
Đến văn học hiện đại, tồn bộ hệ thống mở, tính năng động chi phối cả hệ
thống và chi phối cả thể loại, phương thức và quan niệm thể loại cũng thay
đổi. Đầu những năm 30 là cả một cuộc cách mạng về thể loại. Từ những mẫu
gốc của thể loại văn học phương Tây đi qua ý thức sáng tạo về nhà văn Việt
Nam làm cho hệ thống thể loại ln ln có sự biến hố cả chiều sâu lẫn chiều
rộng.
Mỗi thể loại có con đường phát triển riêng với yêu cầu định hình đặc
trưng và mở rộng khả năng nghệ thuật của thể loại, nhưng cũng thấy rõ sự
cộng sinh giữa chúng. Các thể loại này thường xuyên có sự thâm nhập lẫn

nhau trong tiến trình văn học. Mỗi thể loại tự phong phú lên và gia tăng khả
năng biểu hiện thế giới trong q trình thâm nhập, tiếp nhận và chuyển hố
này, sự ảnh hưởng thâm nhập lẫn nhau tạo ra các khu trung gian thể loại, tạo ra
những “thể ghép” làm phong phú rất nhiều cho mặt bằng thể loại. Nói cách
khác, hoạt động tích cực này tạo ra bội số cơng năng thể loại. Mỗi thể loại
khơng chỉ là nó mà rộng hơn, giàu có hơn bản thân nó. Chẳng hạn như sự ảnh
hưởng lẫn nhau giữa văn xuôi và thơ. Vào giai đoạn khởi phát Thơ mới, văn
17


xuôi mở một cuộc “xâm lăng tràn vào thơ, phá phách tan tành” (chữ dùng của
Hoài Thanh). Đây cũng là dấu tích cuộc di chuyển của văn xi vào trung tâm
của văn học và ảnh hưởng mạnh đến các thể loại khác. Nhưng cuộc “xâm
lăng” ấy là hợp quy luật và để lại nhiều hệ quả tích cực cho việc kiến thiết mơ
hình câu “Thơ mới”. Nó góp phần tạo ra sự mạch lạc trong sáng của lối thơ
điệu nói, tính lơgic của mạch thơ, tăng yếu tố tự sự cho thơ và sản sinh ra
những câu thơ “suy lý”, ngắt dòng, vắt dòng độc đáo.
“Cũng như xa quá nên ta chỉ
Thấy núi yên như một miếng bìa”
(Xuân Diệu)
Hoặc:
“Trời cao xanh ngắt. Ơ kìa!
Hai con hạc trắng bay về bồng lai”
(Thế Lữ)
Sự thâm nhập của văn xuôi vào thơ tạo ra thể thơ văn xi, một loại
hình được kết hợp còn tiếp tục sự sống như một thể độc lập trong nhiều thập
kỷ sau. Hiện tượng đối thoại trong thơ là một biểu hiện của sự thâm nhập của
văn xuôi vào thơ. Chẳng hạn, bài thơ “Chùa Hương” của Nguyễn Nhược Pháp
là bài thơ trữ tình trên cơ sở tự sự: có thời gian, sự kiện và xuất hiện rất nhiều
đối thọai. Đó là những lời đối đáp giữa mẹ và bố cơ gái:

Mẹ cười: “Thầy nó trơng
Chân đi đơi dép cong
Con tôi xinh xinh quá!
Bao giờ cô lấy chồng?”
Lời người đối thoại giữa cô bé và người đọc:
“Em tuy mới mười lăm
Mà đã lắm người thăm
Nhờ mối mai đưa tiếng
Khen tươi như trăng rằm”
18


Đối thoại giữa mẹ cô bé và chàng trai:
“Chàng ngồi bên me em
Me hỏi chuyện làm quen:
“Thưa thầy đi chùa ạ?
Thuyền đông giời ôi chen!”
Chàng thưa vâng thuyền đông
Rồi ngắm giời mênh mông
Xa xa mờ núi biếc
Phơn phớt áng mây hồng”
Đối thoại giữa chàng trai và người tiểu đồng:
“Chàng hai má đỏ hồng
Kêu với thằng tiểu đồng
Mang túi thơ bầu rượu
Mai ta vào chùa trong”
Như vậy, hiện tượng văn xuôi thâm nhập vào thơ đã đưa lại cho thơ mới
một thành công rực rỡ trong văn học hiện đại nửa đầu thế kỉ XX. Ở bước khởi
đầu của thơ mới “văn xuôi đã mở một cuộc xâm lăng tràn vào thơ phá phách
tan tành hệ thống thơ cũ” (Hoài Thanh). Do đó, nó ảnh hưởng mạnh mẽ đến

các thể loại khác. Về sau đã tạo ra một loại thơ mới gọi là thơ - văn xuôi. Thơ
- văn xuôi không cần tiết tấu, nhịp điệu, vần, chỉ cần chú ý tứ thơ. Chất thơ
của thơ văn xuôi được tạo nên bởi cấu tứ và suy tưởng giàu sức khêu gợi, bất
ngờ, chất triết lý thâm thuý, thơ mộng. Văn xuôi có nhu cầu mở rộng đặc tính
của mình để chất thơ tràn vào, văn xuôi chất thơ như cần thêm sinh khí mới để
hình thành một loại văn xi trữ tình độc đáo với những tên tuổi như Thạch
Lam, Thanh Tịnh, Xuân Diệu, Hồ Dzếnh...
Văn học hiện thực phê phán trong khi phân tích tàn nhẫn cái hiện thực
thù địch với con người vẫn khơng từ chối chất thơ. Phóng sự mở đường cho
tiểu thuyết và để lại dấu ấn rõ trong tiểu thuyết, điều này thể hiện khá rõ trong
19


một số phóng sự của Vũ Trọng Phụng: “Cơm thầy cơm cơ”, “Cạm bẫy
người”, “Kỹ nghệ lấy Tây”, “Lục xì”... khi tiểu thuyết phát triển chín muồi
vẫn tồn tại một loại tiểu thuyết đậm chất phóng sự như “Ngõ hẻm”, “Ngoại ơ”
của Nguyễn Đình Lạp.
Ngồi ra, ta nhận ra sự thâm nhập lẫn nhau phong phú để hình thành
những thể loại mới. Tiểu thuyết tự truyện “Những ngày thơ ấu” - Nguyên
Hồng, “Sống nhờ” - Mạnh Phú Tứ, là một dạng hố thân của hồi ký, tiểu
thuyết “Sống mịn” - Nam Cao, là cuốn tiểu thuyết theo đúng nghĩa tiểu thuyết
và mang đậm thể loại tự truyện. Những truyện ngắn của Ngun Hồng, Nam
Cao, Thạch Lam: “Cơ hàng xén”, “Chí Phèo”, “Người đàn bà tàu”... có khá
nhiều chất tiểu thuyết được dồn nén trong khn khổ truyện ngắn.
Tóm lại, giữa các thể loại có sự thâm nhập lẫn nhau tạo thành hiện
tượng cộng sinh thể loại. Đây là biểu hiện của tính năng động thể loại trong
văn học hiện đại. Tuy nhiên mức độ và sự thâm nhập lẫn nhau giữa các thể ở
từng hiện tượng văn học, từng tác phẩm văn học là rất khác nhau. Sự thâm
nhập này thể hiện khá rõ trong trào lưu văn học lãng mạn 1932 - 1945, đặc
biệt là tiểu thuyết Tự lực văn đoàn.

1.1.3. Trường hợp ba: Hiện tượng một yếu tố, một tính chất thuộc
đặc trưng thể loại này lại xuất hiện trong tác phẩm thuộc thể loại khác
Như chúng ta đã biết, thơ vốn là một thể loại được đánh giá cao phục vụ
đời sống tinh thần của con người. Thể loại thơ ca mang những đặc trưng riêng
nhưng trong q trình vận động khơng ngừng của thời gian, thể loại này đã có
nhưng biến đổi ngày càng phong phú.
Tâm lý người xưa thường yêu thích sáng tác thơ ca cho nên thơ ca
Trung đại khá thịnh hành. Truyện Nôm phản ánh cuộc sống bằng phương thức
tự sự, thông qua sự trình bày miêu tả có tính chất hồn chỉnh vận mệnh một
nhân vật và trên cơ sở ấy là sự phát triển có tính chất hồn chỉnh một tính cách
nhân vật. Truyện Nơm có kết cấu khác với các tác phẩm trữ tình, trong đó chỉ
có diễn biến tâm trạng của nhân vật trữ tình. Với tác phẩm “Truyện Kiều” của
20


Nguyễn Du, truyện Nôm đánh dấu sự trưởng thành của bút pháp tự sự, vì nó là
sản phẩm sáng tạo kết hợp cốt truyện có sẵn với khả năg tự sự của lục bát. Ở
truyện Nôm, tác giả phải “sáng tạo lời kể cố định”, lời thoại cho nhân vật, lời
than, lời bình cho mình. Cốt truyện của “Truyện Kiều” được vay mượn từ tiểu
thuyết “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân, do đó nó chịu ảnh
hưởng trực tiếp nghệ thuật dựng truyện của tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc và nó
được cấu tạo như mọi tiểu thuyết chương hồi nói chung. Trong mỗi chuyện có
đầy đủ các thành phần của cốt truyện, có giới thiệu, thắt nút, phát triển, cao trào,
mở nút, kết thúc.
Khác với “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân là tiểu
thuyết chương hồi, “Truyện Kiều” là một tác phẩm truyện thơ, tức truyện kí
sinh trong thơ nên Nguyễn Du quan tâm tới việc miêu tả hành động và sự kiện
của nhân vật, đồng thời đi sâu vào khai thác tâm lý của nhân vật. Do đó, chỉ
đến thời kỳ văn học hiện đại, đặc biệt từ thập kỷ XXX trở về sau hiện tượng
cộng sinh thể loại của văn xuôi và thơ phát triển mạnh mẽ, tiêu biểu phong

trào thơ mới.
Đến với thơ mới, lần đầu tiên trong thơ không chỉ là dịng cảm xúc của
nhân vật trữ tình trước một sự kiện nào đó của đời sống mà nó mang dáng dấp
của một câu chuyện. Câu chuyện đó đầy đủ cốt truyện, nhân vật và hệ thống
chi tiết sự kiện như một tác phẩm văn xuôi. Bài thơ “Lời kỹ nữ” của Xuân
Diệu là cả một câu chuyện có chuyển của sự kiện. Đây là một cơ gái có nghề
nghiệp vốn dĩ bị mọi người khinh bỉ. Cô gái nhạy cảm với vẻ sáng lạnh của
thiên nhiên, nghe thấu buốt nỗi giá băng ngoài trời đất suốt xương da mà run
lên niềm cô đơn đến rợn ngợp.
“Em sợ lắm. Giá băng tràn mọi nẻo
Trời đầy trăng lạnh lẽo suốt xương da”
“Lời kỹ nữ” của Xuân Diệu đem đến cho chúng ta một câu chuyện
trong một đem trăng rằm, sau một “cuộc yêu đương gay gắt” giữa người kỹ nữ
và khách làng chơi, người kỹ nữ cảm thấy cô đơn, trống trải, thậm chí có phần
21


tha thiết nài nỉ, van xin người khách ở lại với cô thêm chút nữa. Nhưng người
khách mặc lời cầu xin của cô gái tội nghiệp, khách vẫn ra đi không chút bận
tâm. Câu chuyện là cả một tâm trạng của người kỹ nữ cô đơn, lạnh lẽo, cô chỉ
là một kẻ qua đường trong phút chốc của khách làng chơi và sau đó khơng cịn
ai nhớ đến cơ nữa.
Bài thơ “Ơng đồ” của Vũ Đình Liên kể chuyện và tả cảnh theo trình tự
thời gian. Đó là một bài thơ có cốt truyện hẳn hoi nhưng từ trong câu chuyện
được kể lấp lánh ánh nhìn, âm vang giọng nói của nhân vật trữ tình. Sự cố kết
hợp giữa sự và tình ấy được diễn tả thật dung dị và kiệm lời bằng thể thơ ngũ
ngôn. Năm khổ thơ giàu tính tạo hình của điện ảnh mà giữa các cảnh là những
khoảng trắng mông lung :
“Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già

Bày mực tàu giấy đỏ
Trên phố đông người qua”
Trong thơ mới còn xuất hiện yếu tố độc thoại rất nhiều. Đối thoại vốn là
đặc trưng của văn xi tự sự, cịn trữ tình đặc trưng là độc thoại. Bài “Chùa
Hương” của Nguyễn Nhược Pháp là bài thơ trữ tình trên cơ sở tự sự : Có thời
gian sự kiện và xuất hiện nhiều đối thoại. Đối thoại giữa mẹ và bố cô gái, đối
thoại giữa cô bé với người đọc, đối thoại giữa mẹ cô bé và chàng trai, đối thoại
giữa chàng trai và người tiểu đồng…
Như vậy, hiện tượng thâm nhập văn xuôi vào thơ đưa lại cho thơ mới
một thành công rực rỡ trong văn học hiện đại nửa đầu thế kỷ XX. Nó ảnh
hưởng mạnh mẽ đến các thể loại khác. Về sau đã tạo ra một loại thơ mới gọi là
thơ - văn xuôi, không cần tiết tấu, nhịp điệu, vần,chỉ cần ý tứ thơ. Chất thơ của
thơ văn xuôi được tạo nên bởi cấu tứ và suy tưởng giàu sức khêu gợi, bất ngờ,
chất triết lý thâm thuý, thơ mộng.
Sự pha trộn thơ và kịch tạo nên “Kịch thơ” có sự sống độc lập và sự tồn
tại thăng trầm sau này. Đó là thành tựu tổng hợp của sự lai ghép “Thơ mới” và
22


kịch nói. Sự phối hợp giữa thơ và kịch này cũng biến hố khá tinh vi. Có
những vở kịch thơ vẫn lấy tính kịch và xung đột làm trọng tâm như :“Lý
Chiêu Hoàng” (Phan Khắc Hoan), “Quán Thăng Long” (Lưu Quang Thuận)…
Nhưng có những vở kịch chỉ giữ một tuyến kịch mờ nhạt mà chú trọng đến
một bài thơ trữ tình, chẳng hạn vở “Bóng giai nhân” của Nguyễn Bính và Yến
Lan.
Phóng sự và tiểu thuyết là thể loại mới mẻ của văn học hiện đại, do đó
nó cũng mang những đặc trưng của văn học hiện đại, một trong những đặc
điểm nổi bật đó là tính năng động của thể loại mà biểu hiện của nó là hiện
tượng cộng sinh thể loại.
Giữa tiểu thuyết và phóng sự cũng vậy, chính tác động qua lại lẫn nhau,

thâm nhập vào nhau, bổ sung, hỗ trợ cho nhau. Phóng sự ban đầu mở đường
cho tiểu thuyết, để lại những dấu ấn rõ ràng trong tiểu thuyết, có nghĩa là
những tiểu thuyết mang chất phóng sự. Chẳng hạn như các tiểu thuyết của Vũ
Trọng Phụng: “Số đỏ”, “Giông tố”… Hay tiểu thuyết của Nguyễn Đình Lạp:
“Ngõ hẻm”, “Ngoại ơ”… Nhưng sau đó tiểu thuyết thâm nhập vào phóng sự,
một phần linh hồn của mình. Điều đó có nghĩa là có những tác phẩm phóng sự
dù phần tư liệu vẫn cịn giữ ngun sự tươi mới, sắc cạnh thì cũng đã thấy
xuất hiện tính tổng hợp hư cấu, phân tích để tạo nên chất tiểu thuyết. Từ đó
hình thành nên chất tiểu thuyết trong phóng sự, thể hiện khá rõ trong các
phóng sự của Vũ Trọng Phụng như: “Cơm thầy cơm cô”, “Cạm bẫy người”,
“Kỹ nghệ lấy Tây”… Hoặc các phóng sự của Ngơ Tất Tố: “Dao cầu thuyền
tán”, “Tập án cái đình”…
Trong các thể văn xi cũng có thể nhận ra sự thâm nhập lẫn nhau
phong phú để hình thành nên thể mới. Tiểu thuyết tự truyện “Những ngày thơ
ấu” (Nguyên Hồng), “Sống nhờ” (Mạnh Phú Tư) là một dạng hoá thân của hồi
ký. “Sống mòn” - Nam Cao, là một cuốn tiểu thuyết theo đúng nghĩa tiểu
thuyết và nó đứng ở vị trí đỉnh cao thể loại đậm chất tự truyện, đến nỗi người
ta vẫn thường qua đó mà đọc ra tiểu sử Nam Cao.
23


Truyện ngắn ngay từ những tác phẩm đầu đã có tư thế xác định như một
thể văn xuôi độc lập nhưng q trình phát triển của nó gắn bó chặt chẽ với tiểu
thuyết, tiếp nhận rất nhiều ở thể này khả năng khái quát và phương thức tư
duy tổng hợp. Những truyện ngắn thuộc loại đặc sắc của Thạch Lam, Nguyên
Hồng, Nam Cao như: “Cô hàng xén”, “Người đàn bà tàu”, “Chí Phèo”… Có
khá nhiều tiểu thuyết được dồn nén trong khn khổ truyện ngắn.
Có thể nói rằng, thơng qua bút phát trữ tình và cảm xúc trữ tình của nhà
văn, truyện ngắn trữ tình đã đưa vào văn xi nghệ thuật Việt Nam một chất
thơ man mác, bàng bạc riêng. Chất thơ ấy thể hiện qua việc cái “tôi” trữ tình

bày tỏ nỗi buồn và sự cơ đơn trong cuộc đời, niềm hoài nhớ dĩ vãng được bộc
lộ qua hồi tưởng, trân trọng và nâng niu cái đẹp đã đánh mất, phát hiện ra thế
giới đa diện và ẩn sâu của nội tâm con người. Đồng thời, chất thơ còn thể hiện
qua cách kết cấu truyện gần với cấu tứ của một bài thơ trữ tình, qua việc sử
dụng ngôn từ truyện gần với ngôn ngữ thơ và tạo ra một khơng gian, thời gian
trữ tình có sức ám ảnh và khơi gợi sâu sắc.
Như vậy, văn xuôi hiện đại không chỉ chú ý đến cốt truyện, hành động,
sự kiện mà nhiều tác phẩm chú trọng chất trữ tình, chất thơ. Tiểu thuyết Tự lực
văn đoàn, tác phẩm văn học hiện thực phê phán và đỉnh cao là dòng truyện
ngắn trữ tình 1932 - 1945 là những đại diện tiêu biểu.
1.2. Chất thơ và sự thâm nhập của chất thơ vào văn xi
1.2.1. Chất thơ và vai trị của chất thơ trong văn học
Xác định chất thơ là một vấn đề rất khó. Đúng như lời nhận xét của
Nguyễn Tuân: “Định nghĩa về chất thơ cho thật chính xác và tồn thập tơi thấy
nó cũng khó như định nghĩa cho chất Uymua (kermous)”. “Nhưng khi chúng
ta đã quan niệm thơ khơng phải là một cái gì thần bí, siêu việt, thơ gắn liền với
cuộc sống, với tâm hồn con người và năng lực sáng tạo qua người nghệ sĩ thì
việc tìm hiểu chất thơ lại là cần thiết và có thể tiến hành được trên những nét
lớn dễ chấp nhận” (Hà Minh Đức) [9 - 7].

24


Đỗ Minh Tuấn từng viết: “Chất thơ của bài thơ nằm trong một cái đích rất
mơ hồ nhưng lại rất cụ thể, nó mơ hồ ở chỗ nó tan biến vào từng câu thơ, nó chảy
ra bàng bạc trong từng tác phẩm nhưng nó cụ thể ở chỗ nó tụ lại ở một điểm ngời
sáng nào đó làm cho cái bàng bạc trải rộng kia lấp lánh lên. “Điểm ngời sáng” là
nơi gặp gỡ của tất cả các câu thơ, ý thơ, là nơi ngã ba, ngã bảy toả đi các câu thơ,
đối với người làm thơ là nơi cảm xúc gặp gỡ, đối với người đọc thơ là nơi cảm
xúc toả đi. Người làm thơ mà không bắt nối các cảm xúc tinh tế và trải rộng đi

nhiều hướng của mình khi tụ lại một điểm thì người đọc thơ cứ phải đuổi bắt chất
thơ bàng bạc, chập chờn và phải sống trong trạng thái chờ đợi vô vọng, phải chịu
đựng một bước hẫng hụt trong thi ca” [9 - 7].
Hà Minh Đức cũng quan niệm: “Chất thơ gắn liền với sự rung động và
những cảm xúc trực tiếp. Thơ là ở tấm lịng nhưng cũng chính là cuộc sống,
thơ gắn liền với trí tưởng tượng và chất thơ cũng gắn liền với cái đẹp” [9 - 7,
8].
Qua các ý kiến trên, chúng ta có thể rút ra một số khái quát về chất thơ
trên các phương diện: loại hình, mỹ học, cảm hứng, ngơn ngữ:
Ở phương diện loại hình: Thơ gắn liền với phương thức biểu hiện trữ
tình, nó dành ưu thế cho cảm xúc của cái tơi trữ tình. Đối với chất thơ trong
văn xi cũng vậy. Chất thơ đó chính là tâm tình, là cảm xúc, cảm hứng của
tác giả và nhân vật. Như vậy, có nghĩa là có những đối tượng cái nên thơ
khơng được bộc lộ ra ở bên ngoài, nếu miêu tả theo cách sao chép và mơ
phỏng tự nhiên thì khó có thể tạo ra chất thơ trong tác phẩm. Nhưng nếu phát
hiện ra được một nét nào đó ẩn sâu trong bản chất của đối tượng và cung cấp
cho nó một hình ảnh đẹp, một sự giải thích, một sự tơ điểm giàu ý nghĩa thẩm
mỹ và ý nghĩa xã hội thì chất thơ sẽ xuất hiện và thấm sâu vào hình tượng.
Trên phương diện mỹ học: Chất thơ được xem là cái đẹp của tâm hồn,
của cuộc sống và cao hơn nữa nó cịn nói về cuộc sống với một lý tưởng đẹp.
Ngay khi thơ nói đến cái hùng, cái bi, cái cao cả, cái tầm thường của cuộc
sống thì cũng nhìn những cái đó dưới con mắt của cái đẹp mới có chất thơ.
25


×